Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.09 KB, 24 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH
1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Tĩnh
* Trụ sở chính
- Tên cơ quan: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Tên gọi tắt: Ngân hàng nông nghiệp
- Tên viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural
Development.
- Địa chỉ: Số 2- Láng Hạ- Quận Ba Đình- Hà Nội
ĐT: 84 04 8313 700
Fax: 84 04 8313 717
* Chi nhánh Hà Tĩnh
- Tên cơ quan: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh
- Tên gọi tắt: Ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural
Development Ha Tinh branch.
- Tên gọi tắt bằng tiếng anh: Agribank
- Tên viết tắt tiếng anh: VBAND
- Địa chỉ: Số 01- Phan Đình Phùng- Thành Phố Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 84 039 851 077
Fax: 84 039 855 332
Webside: www.Agribank.com.vn
www.VBAND.com.vn
1.1. Lịch sử hình thành của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Năm 1976 Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
Ngày 26/03/1988 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập. Cùng
với toàn hệ thống Ngân hàng phát triển nông nghiệp toàn quốc, ngày 01/10/1988 NHPTNo
Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức hoạt động..
Thực hiện Nghị quyết của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc chia tỉnh Nghệ


Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngày 24/08/1991 thống đốc NHNN Việt Nam ra
quyết định số 115/NH-QĐ giải thể NHPTNo Nghệ Tĩnh thành lập NHPTNo Nghệ An và
NHPTNo Hà Tĩnh.
Trải qua hơn 15 năm hoạt động, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Tĩnh đã có nhiều chuyển biến và phát triển vượt bậc.
1.2. Sự phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
- Giai đoạn 1991- 1996: Đây là giai đoạn ngân hàng ổn định và chuyển hoạt động
kinh doanh theo hướng thị trường.
Sau khi thành lập NHNo Hà Tĩnh ổn định và chuyển hướng hoạt động kinh doanh
theo hướng thị trường. Ngân hàng được tái lập trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang
còn gặp nhiều khó khăn khi vừa mới thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế đang trong quá
trình đổi mới toàn diện và mạnh mẽ về mọi mặt. thực trạng đó đặt ra cho NHPTNo Hà
Tĩnh nhiệm vụ hàng đầu là:" nhanh chóng ổn định công tác tổ chức, chuyển đổi cơ chế
hoạt động kinh doanh, huy động vốn và cho vay mở rộng hoạt động tiền tệ tín dụng ngân
hàng, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh nhà phát triển".
Thời kỳ này công tác tổ chức cán bộ hết sức phức tạp: Số lượng cán bộ đông trong đó
lao động nữ chiếm 65%. Trình độ chuyên môn còn bất cập; đại học cao đặng chiếm 11%,
trung học chiếm 64%; sơ cấp chiếm 23%; chưa qua đào tạo 2%;ngoại ngữ và tin học hầu
như chưa có; năng lực tiếp thị và khả năng ứng xử với tính khắc nghiệt, nhạy cảm của cơ
chế thị trường còn nhiều hạn chế...Đây thực sự là những khó khăn cho công tác sắp xếp, bố
trí cán bộ để thực sự chuyển hoạt động kinh doanh theo cơ chế mới.
Trước khi tách tỉnh trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ có 8 NHNo hoạt động tại 8 huyện. Mỗi
chi nhánh có 2 phòng và 2 tổ công tác (phòng kế toán và phòng tín dụng, tổ ngân quỹ và tổ
hành chính nhân sự); đến ngày 04/05/1993 sau khi Hà Tĩnh được thành lập thêm thị xã
Hồng Lĩnh giám đốc NHNo Việt Nam có quyết định số 156/NHNo-QĐ về việc thành lập
chi nhánh NHNo Hồng Lĩnh trực thuộc chi nhánh NHNo tỉnh Hà Tĩnh. Chi nhánh NHNo
tỉnh bố trí 8 phòng nghiệp vụ, gồm: phòng kế hoạch và kinh doanh, phòng kế toán thanh
toán, phòng ngân quỹ, phòng nguồn vốn, phòng tổ chức cán bộ - đào tạo, phòng kiểm soát,
phòng hành chính. Nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, chi nhánh đã thành lập 42 bàn
tiết kiệm trực thuộc Hội sở và các chi nhánh huyện, thị để thực hiện chức năng huy động

nguồn vốn. Đồng thời thành lập các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và phòng giao dịch
thực hiện cho vay vốn ở những vùng kinh tế tập trung.
Những ngày đầu tách tỉnh cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trụ
sở làm việc các NHPTNo huyện, thị xuống cấp, phương tiện làm việc thiếu thốn, nơi ăn ở
cho cán bộ hầu như chưa có gì.
Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo Hà Tĩnh chỉ đạt
37.8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43.3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên 16.8 tỷ. Để
mở rộng đầu tư tín dụng nhiệm vụ đạt ra với NHNo là: " tích cực huy động nguồn vốn, đặc
biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tự cân đối nguồn vốn chủ động tăng
trưởng dư nợ". Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi nhu cầu tín dụng trong giai doạn này
rất lớn, trong khi thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thấp, khối lượng tiền tệ tích
lũy để dành trong nhân dân hạn chế dẫn đến việc huy động vốn gặp khó khăn,
Ngày 27/8/1993 NHNo Việt Nam ban hành văn bản 495D/NHNo-KH " về xây
dưng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo Việt Nam",đây là
buwocs đột phá chuyển từ điều hành kế hoạch hóa tập trung sang gắn kế hoạch hóa với
kinh doanh.
Để tự cân đối nguồn vốn NHNo Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng
như: đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mở thêm mạng lưới huy động, giao kế hoạch
huy động cho từng chi nhánh và cá nhân. Tăng cường huy động vốn có kỳ hạn dài nhằm ổn
định nguồn vốn; tranh thủ các nguồn vốn ủy thác đầu tư từ nước ngoài, năm 1995: 8.6 tỷ;
năm 1996: 26.7 tỷ góp phần đa dạng hóa lạo hình đầu tư tín dụng.
Bên cạnh các hình thức huy động nguồn vốn truyền thống NHNo Hà Tĩnh đã chuyển
đổi cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn dài bằng cách phát hành kỳ phiếu có mục đích với kỳ hạn
từ 12 tháng trở lên: năm 1993 đạt 14.4 tỷ, năm 1994 đạt 97 tỷ, năm 1995 đạt 64 tỷ, năm
1996 đạt 93 tỷ, loại hình thức huy động vốn này đảm bảo ổn định nguồn vốn, chủ động về
đầu tư tín dụng.
Giai đoạn này nền kinh tế chuyển hướng phát triển theo kinh tế thị trường nên thời
kỳ này nguồn vốn huy động trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 40%, đến cuối năm
1996 đạt 219 tỷ đồng.
Giai đoạn 1995-1996 hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới, đó là việc

tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn thành hai loại hình: ở nông
thôn có mức sống dưới trung bình. Về tổ chức, NHNo đã tách ra một tổ tín dụng độc lập
chỉ đạo cho vay người nghèo ở văn phòng NHNo tỉnh và đây chính là tiền đề để ra đời
ngân hàng phục vụ người nghèo ở nông thôn thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
của Đảng và nhà nước, tiền thân của ngân hàng chính sách xã hội sau này. Nhờ những cố
gắng tích cực của NHNo Hà Tĩnh nên trong năm 1995 đã triển khai cho vay người nghèo
với tổng số hộ vay: 16270 hộ, dư nợ 15648 triệu đồng. Trong đó cho vay hộ nghèo bằng
nguồn vốn trong nước 7392 hộ dư 6833 triệu đồng, hộ nghèo vay vốn chương trình KFW
XĐGN là 6878 hộ, dư nợ 8815 triệu đồng
Thực hiện quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 1/9/1995 của Thống đốc NHNN Việt
Nam về thành lập NHNg. Ngày 1/1/1996 NHNg Hà Tĩnh ra đời song trực tiếp vẫn do
NHNo tác nghiệp. Năm 1996 đã cho 20277 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh số 25536
triệu đồng , doanh số thu nợ 1980 triệu đồng, cuối năm 1996 có 26463 hộ nghèo vay vốn
có dư nợ 30505 triệu đồng tăng 95% so với năm 1995. Vốn cho vay bước đầu đã mang lại
kết quả thiết thực giải quyêt việc làm cô nghèo thực hiện từng bước xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn. Kết quả cho vay hộ nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo gần 50% sau
tách tỉnh xuống còn khoảng 30% cuối năm 1996. NHNo Hà Tĩnh cũng đã đơn giản hóa các
thủ tục hồ sơ vay vốn, nâng dần mức dư nợ không phải thế chấp tài sản đối với hộ sản
xuất, các chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh nhằm chuyển tải vốn ngân
hàng đến hộ vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 1994 đến năm 1996 đã tổ
chức mạng lưới chuyển tải vốn gồm 19 NHNo loại 4 nhằm mở rộng điểm giao dịch trực
tiếp của NHNo và thành lập được 2002 tổ dịch vụ cho vay vốn đến hộ sản xuất với 34222
thành viên, dư nợ 15515 triệu đồng. Trong đó, thông qua tổ chức hội phụ nữ có 457 tổ với
12304 thành viên, dư nợ đạt 5763 triệu đồng, 1404 tổ tự nguyện với dư nợ 19805 thành
viên dư nợ 6405 triệu đồng, 90 tổ hưu trí với 1572 thành viên với dư nợ 2590 triệu đồng.
Đây là kết quả khởi đầu cho việc thực hiện chiến lược mạng lưới chuyển tải vốn đến hộ
sản xuất nông nghiệp nông thôn.
Tổng dư nợ hữu hiệu cuối năm 1996 đạt 198 tỷ đồng gấp 3.8 lần năm 1991. Nợ quá
hạn từ chỗ chiếm 15.91% năm 1991 xuống còn 5% năm 1996. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch
theo hướng dư nợ trực tiếp hộ sản xuất tăng từ 24% năm 1991 lên 92.4% năm 1996. Ngoài

ra đã cho 26463 hộ nghèo vay vốn với số dư nợ 35455 triệu đồng góp phần thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
- Giai đoan 1997- 2002: Giai đoạn này ngân hàng khắc phục khó khăn và tiếp tục
phát triền.
Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, giai đoạn bản lề giữa thế kỷ 20 và thế kỷ
21, thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngân hàng nói
riêng khắc phục tồn tại, hướng tới tương lai trên bước đường phát triển và hội nhập.
Thời kì này nền kinh tế Hà Tĩnh đã có bước tăng trưởng khá, GDP bình quân hàng
năm tăng 8%. Để đáp ứng nhu cầu cho vay, các ngân hàng thương mại như ngân hàng
ngoại thương, ngân hàng đầu tư áp dụng lãi suất huy động cao; bên cạnh đó kho bạc nhà
nước, ngành bưu điện huy đọng nguồn vốn cho ngân sách, các quỹ tín dụng nhân dân huy
động vốn để kinh doanh dẫn đến thị trường nguồn vốn bị cạnh tranh gay gắt, làm cho công
tác huy động vốn của NHNo hết sức khó khăn.
Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tích
cực chủ động huy động vốn bằng hình thức và kỳ hạn hấp dẫn, linh hoạt thay đổi lãi suất
để thu hút khách hàng tăng sức cạnh tranh nhưng đảm bảo đầu vào hợp lý.
Giai đoạn này NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã hoàn toàn chủ động nguồn vốn phục vụ
kinh doanh, hạ lãi suất đầu vào hợp lý đảm bảo độ chênh lệch tối thiểu 0.4%, đây là giai
đoạn đầu tiên thừa vốn điều về trung tâm điều hành: năm 1998 thừa 18 tỷ, năm 1999 thừa
30.5 tỷ, năm 2000 thừa 61.6 tỷ, năm 2001 thừa 116 tỷ, năm 2002 thừa 178 tỷ.
Nền kinh tế các nước châu Á đã thoát khỏi khủng hoảng, NHNo Việt Nam đổi tên
thành NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định hướng đầu tư tập trung cao cho lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 15, nhiệm vụ đặt ra
đối với NHNO&PTNT Hà Tĩnh là: chỉnh sửa những tồn tại về hoạt động tín dụng giai
đoạn trước đây, từng bước ổn định mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho
việc đầu tư phát triển kinh tế đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Cuối năm 1997, dư nợ là 210 414 triệu đồng. Năm 1998, dư nợ là 205 855 triệu
đồng, cuối năm 1999, dư nợ là 214 326 triệu đồng. Dư nợ bình quân trong giai đoạn này
chỉ đạt bình quân 396 triệu đồng/đầu người, trong khi đó, bình quân dư nợ toàn hệ thống
NHNo&PTNT là 1200 triệu đồng/người. Nhờ có sự kết hợp giữa trong và ngoài ngành nên

các năm đầu thời kỳ chỉnh sửa đã giảm thấp nợ quá hạn. Chỉ tính trong ba năm 1997-1999
toàn chi nhánh đã thu hồi đuợc 27.567 triệu đồng nợ bị kẹt khó đòi. Song song với việc
thực hiện giải pháp nói trên, đã thực hiện chủ trương của các bộ, ngành và ngân hàng cấp
trên để xử lý nợ tồn đọng của quá khứ để lại do nguyên nhân khách quan; đó là việc chủ
trương theo văn bản số 09/CT-NH1 ngày 27/08/1997 của NHNN Việt Nam và công văn
hướng dẫn thực hiện số 166/NHNo Việt Nam ngày 09/09/1997 của NHNo&PTNT Việt
Nam về: “Xác định lại thời hạn nợ của khoản nợ đã cho vay” kết quả đã xử lý được 2911
món vay với số tiền là 22788 triệu đồng, trong đó gia thêm thời hạn nợ 5709 triệu đồng,
chuyển cho vay ngắn sang cho vay trung hạn 15257 triệu đồng.
Thực hiện xử lý nợ theo thông tư liên bộ 03/NHNN-BTC ngày 22/11/1997 của
NHNN và bộ tài chính, đã lập thủ tục xin xoá 7961 triệu đồng nợ gốc, chủ yếu là nợ các
DNNN đã có quyết định phá sản, giải thể.
Tuy đã tập trung thu nợ và xử lý theo chính sách nói trên song giai đoạn này nợ qua
hạn vẫn còn cao. Thực hiện chủ trương về xử lý nợ tồn đọng bù đắp từ nguồn trích lập dự
phòng rủi ro theo văn bản số 48 của NHNN, văn bản 238 và 3070 của NHNo&PTNT Việt
Nam, được sự quan tâm của NHNo cấp trên, chỉ trong ba năm 1999-2001 chi nhánh đã sử
lý được 35414 triệu đồng từ nguồn rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm thấp từ 11.46% cuối
năm 1997 xuống còn 1.59% năm 2002.
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn toàn chi nhánh đã tập trung củng
cố việc chấp hành quy chế, quy định, biện pháp nghiệp vụ tín dụng, đồng thời thực hiện
nghiêm chỉnh Nghị Định 20/CP của Chính Phủ về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ
ngân hàng, đây được coi là công cụ quản lý dư nợ có hiệu quả. Ngày 4/7/2001
NHNo&PTNT Hà Tĩnh có văn bản số 662/NHN0 “Quy chế về quản lý dư nợ sau cho
vay”. Nhờ những biện pháp nói trên của toàn chi nhánh đến năm 2002 chất lượng tín dụng
được tăng cao, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, giảm thấp nợ quá hạn.
Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo quyết định 67/CP của Chính Phủ, gắn với việc thực hiện Thông tư
liên tịch 2308, 02 nhằm mở rộng và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng cho vay hộ sản
xuất kinh doanh, hộ nghèo ở thị trường nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện mở sổ đăng ký nhu cầu vay vốn của khách hàng, tổ chức họp dân tuyên

truyền cơ chế chính sách cho vay của NHNo, củng cố thành lập lại tổ vay vốn đối với hộ
sản xuất theo văn bản chỉ đạo số 480 của NHNo&PTNT tỉnh nên loại hình cho vay hộ sản
xuất kinh doanh tăng cả quy mô và tốc độ. Trong giai đoạn từ năm 1997-2002, tổng doanh
số cho vay hộ đạt 1532487 triệu đồng, trong đó có 338209 lượt hộ được cho vay, dư nợ
cuối năm 2002 đạt: 437069 triệu đồng, tăng 35.2 lần so với năm 1996.
Bên cạnh cho vay hộ sản xuất kinh doanh, công tác cho vay xoá đói giảm nghèo được
tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Từ năm 1996 đến tháng 10/2002 có 131823 lượt hộ nghèo
vay vốn với doanh số cho vay 243910 triệu đồng, doanh số thu nợ 75074 triệu đồng. số hộ
có dư nợ 79000 hộ với dư nợ 175800 triệu đồng, tăng gấp 5.7 lần năm 1996.
Để chuyển tải vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã củng cố
mở rộng mạng lưới chuyển tải vốn đến thị trường nông nghiệp, nông thôn. Kết quả cuối
năm 2002 có 3400 tổ, với 52000 thành viên vay vốn, tổng dư nợ cho vay qua tổ 200000
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 47% so tổng dư nợ hộ sản xuất kinh doanh.
Song song với việc mở rộng quy mô tín dụng đối với cho vay hộ SXKD, giai đoạn
này NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có những tích cực thay đổi cơ cấu vốn cho vay trung hạn từ
15% cuối năm 1996 lên 71% năm 2002, đây là một số cố gắng rất lớn của NHNo&PTNT
Hà Tĩnh. Tranh thủ nguồn vốn UTĐT từ 26731 triệu cuối năm 1996 lên 19266 triệu cuối
năm 2002, nhờ đó đã có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay trung hạn đối với hộ
sản xuất.
Thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại cho vay, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chủ
trương mở rộng loại tín dụng cho vay cầm cố và tiêu dùng, không giới hạn tại địa bàn
thanh thị mà mở rộng tại địa bàn nông thôn. Kết quả đã đưa dư nợ cho vay tiêu dùng 18076
triệu cuối năm 1999 lên gần 100000 triệu đồng năm 2002; dư nợ cho vay cầm cố từ 1952
triệu đồng cuối năm 1999 lên 5373 triệu đồng năm 2002.
Nhằm đầu tư khai thác thế mạnh kinh tế đồi, rừng đã khảo sát và phân loại 1200 trang
trại, thực hiện phân loại và tiến hành thiết lập quan hệ tín dụng với loại hình kinh tế này.
Đến cuối năm 2002 đã tiến hành cho vay 24 trang trại với dư nợ 3800 triệu đồng. Số trang
trại không đủ phân loại theo tiêu chí 69 tiến hành cho vay trong hộ.
Đến cuối năm 2002 toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp vay vốn NHNo&PTNT với dư nợ
112000 triệu đồng. Trong năm 1996-2002 thực hiện chương trình công nghệ hoá hiện đại

hoá nông nghiệp.
Hoạt động tín dụng giai đoạn 1997-2002 gặp nhiều khó khăn, nhất là đổ vỡ sau bước
đi chập chững ban đầu khi chuyển đổi và thích nghi với cơ chế thị trường. Tuy vậy, nhờ sự
nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ nhân viên toàn chi nhánh nên hoạt
động tín dụng đã được ổn định, đi lên và phát triển, nhất là tăng quy mô huy động vốn và
đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá loại hình đầu tư.
Giai đoạn này NHNo Hà Tĩnh chú trọng mua sắm cơ sở vật chất nhằm từng bước
hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi. Đi đôi với việc trang
bị máy móc, công tác đào tạo tin học được tiến hành đồng thời, đặc biệt từ năm 2000 đến
năm 2002 đã tuyển dụng 3 kỹ sư tin học, xây dựng một phòng đào tạo vi tính, đào tạo cho
100% cán bộ điều hành và tác nghiệp trong toàn chi nhánh vận hành và sử dụng máy vi
tính từ cơ bản trở lên. Có thể nói từ trước tới nay chưa bao giờ công tác tin học lại được
ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Tĩnh quan tâm và đào tạo có hiệu quả như giai đoạn 2000-
2002.
Đến cuối năm 2002 nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 647 tỷ đồng, tăng gấp 19.8
lần năm 1991 và phát triển có lựa chọn theo hướng đa dạng hoá, bền vững, tỷ trọng vốn
trung, dài hạn ngày càng tăng; nguồn vốn UTĐT đạt 150 tỷ đồng(năm 1991 không có);
nguồn vốn cho vay hộ nghèo 190 tỷ đồng; nguồn vốn giải ngân IFA 20 tỷ đảm bảo không
ngừng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn góp phần đa dạng hoá đầu tư tín dụng.
Từ năm 1991-2002 cho 943230 lượt hộ vay với số tiền 2635270 triệu đồng, đưa dư
nợ tín dụng thương mại đạt 560 tỷ tăng gấp 13 lần năm 1991; Trong đó dư nợ từ nguồn
vốn UTĐT đạt 150 tỷ đồng, cơ cấu đầu tư đã được chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng
cho vay trực tiếp hộ sản xuất kinh doanh(từ 24% năm 1991 tăng lên 79% năm 2002); Đa
dạng hoá loại hình đầu tư phục vụ phát triển các ngành kinh tế, thành phần kinh tế góp
phần khai thác mọi tiềm năng tự nhiên trên địa bàn Hà Tĩnh; chất lượng tín dụng được
nâng cao, nợ quá hạn từ chỗ 18.92% năm 1991 xuống 1.7% năm 2002. Bên cạnh đó đã
cho 130700 lượt hộ nghèo vay vốn số tiền 261600 triệu đưa dư nợ cuối năm 2002 đạt 190
tỷ đồng, vốn cho vay người nghèo mua sắm phương tiện sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập
giúp 14826 hộ xoá đói giảm nghèo vươn lên hoà nhập cộng đồng. Nguồn vốn cho vay trực
tiếp hộ sản xuất và người nghèo còn góp phần hạn chế nạn bán lúa non, cho vay nặng lãi

tồn tại từ bao đời nay trong nông thôn Hà Tĩnh, làm ấm lên nghĩa xóm tình làng, góp phần
khơi dậy, phục hồi, phát triển nền văn hoá trong cộng đồng làng xã.
Năm 1991 toàn chi nhánh mới chỉ có 11.2% trình độ đại học, đến năm 2002 tỷ lệ đại
học đã lên đến 40%, 2 người tốt nghiệp sau đại học, nhiều cán bộ có 2 bằng đại học, trình
độ vi tính và ngoại ngữ năm 1991 gần như không có đến năm 2002 đã có 8% cán bộ có
trình độ ngoại ngữ từ bằng A trở lên trong đó có 1 cử nhân ngoại ngữ. Trình độ vi tính đã
được phổ cập. Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ Hà Tĩnh bước đầu được cải thiện, từ
năm 1991-2000 phải trợ cấp lương, từ năm 2001 đã đủ hệ số lương theo mức tối đa TW
cho phép.
Từ ngày chia tỉnh cơ sở vật chất nhỏ bé và lạc hậu, đến cuối năm 2002 toàn bộ trụ sở
làm việc đã xây dựng kiên cố, 100% nhà làm việc NH cấp II và một số NH cấp III được
xây dựng cao tầng, với trang thiết bị nội thất hiện đại. Từ chỗ chỉ có 1 máy vi tính cũ từ
ngày thành lập, đến cuối năm 2002 về cơ bản đã trang bị đủ nhu cầu máy vi tính phục vụ
cho công tác. 100% các nghiệp vụ được thực hiện trên máy vi tính góp phần tăng năng suất
lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.

×