Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.59 KB, 5 trang )

Ngân hàng hiện đại
Chức năng tín dụng
Chức năng ủy thác
Chức năng quản lý tiền mặt
Chức năng lập kế hoạch đầu tư
Chức năng thanh toán
Chức năng tiết kiệm
Chức năng ngân hàng đầu tư bảo lãnh
Chức năng môi giới
Chức năng bảo hiểm
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG
1. Khái niệm, chức năng và vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế
1.1. Khái niệm
Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế
1.2. Chức năng
Ngân hàng hiện đại thực hiện nhiều chức năng, nó bao gồm:
- Chức năng tín dụng
- Chức năng thanh toán
- Chức năng lập kế hoạch đầu tư
- Chức năng tiết kiệm
- Chức năng quản lý tiền mặt
- Chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh
- Chức năng môi giới
- Chức năng bảo hiểm
- Chức năng ủy thác
Sơ đồ chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay
1.3. Vai trò
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và đặc biệt là sau khi Việt Nam trở


thành thành viên WTO, Ngân hàng đã phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì
khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai
trò cơ bản sau:
- Vai trò trung gian: Ngân hàng chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình,
thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào
nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.
- Vai trò thanh toán: Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc
mua hàng hóa và dịch vụ, như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và đúc tiền.
- Vai trò người bảo lãnh: Ngân hàng cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng
mất khả năng thanh toán.
- Vai trò đại lý: Ngân hàng thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ,
phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán.
- Vai trò thực hiện chính sách: Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế của chính
phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
2. Các dịch vụ của ngân hàng
Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các
dịch vụ quản lý quĩ cho công chúng, đồng thời nó cũng có nhiều vai trò khác trong nền
kinh tế. Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định
các dịch vụ tài chính của xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả
và bán chúng taij một mức giá cạnh tranh
2.1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống
- Thực hiện trao đổi ngoại tệ
- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại
- Nhận tiền gửi
- Bảo quản vật có giá
- Tài trợ các hoạt động của chính phủ
- Cung cấp các tài khoản giao dịch
- Cung cấp các dịch vụ ủy thác
2.2. Các dịch vụ ngân hàng mới phát triển

- Cho vay tiêu dùng
- Tư vấn tài chính
- Quản lý tiền mặt
- Dịch vụ thuê mua thiết bị
- Cho vay tài trợ dự án
- Bán các dịch vụ bảo hiểm
- Cung cấp các kế hoạch hưu trí
- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
- Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp
- Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn
3. Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng
Thực tế cho thấy các ngân hàng đang trải qua những thay đổi trong chức năng và hình
thức. Và những khuynh hướng ngày nay làm thay đổi ngân hàng:
- Sự gia tăng nhanh chóng của danh mục dịch vụ: Các ngân hàng ngày nay đang mở
rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ đã cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng
danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ
các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay
đổi công nghệ. Nó làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Bên
cạnh đó nó cũng tạo ra nguồn thu mới cho ngân hàng.
- Sự gia tăng cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày
càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ.
Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ
tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải
đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công
ty kinh doanh chứng khoán. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò nhưu một lực đẩy tạo ra sự
phát triển dịch vụ cho tương lai.
- Phi quản lý hóa: Cạnh tranh và quá trình mở rộng dịc vụ ngân hàng cũng được thúc
đẩy bởi sự nới lỏng các quy định – giảm bớt sức mạnh kiểm soát của chính phủ, cụ thể
Chính phủ nâng lãi suất trần đối với tiền gửi tiết kiệm nhằm cố gắng giúp công chúng có
được mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình.

- Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp sự gia tăng cạnh tranh làm tăng
chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự
nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi suất do thị trường cạnh tranh quyết định
cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu
nhiều hơn để tài trợ cho các tài sản của mình. Các ngân hàng buộc phải tìm các nguồn vốn
mới.
- Sự gia tăng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Ngân hàng nhận thấy các khoản tiền
gửi “trung thành” của họ có thể bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ. Do đó ngân
hàng cần phải phấn đấu để tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả
cho công chúng gửi tiền và phải nhạy cảm hơn với ý thức thay đổi của xã hội về vấn đề
phân phối các khoản tiết kiệm.
- Cách mạng trong công nghệ ngân hàng: Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ
nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện
tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi,
thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Ví dụ như: Máy rút tiền tự động ATM; Máy thanh toán
tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện
thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn
giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.
- Sự củng cố và mở rộng hoạt động về địa lý: Sử dụng có hiệu quả quá trình tự động
hóa và những đổi mới công nghệ đòi hỏi các hoạt động ngân hàng phải có quy mô lớn. Vì
vậy, ngân hàng cần phải mở rộng cơ sở khách hàng bằng cách mở rộng ra các thị trường
mới và gia tăng số lượng tài khoản. Kết quả là hoạt động mở chi nhánh ngân hàng diễn ra.
Hiện nay ngân hàng đang tìm cách để đạt được sự đa dạng hóa và ngân hàng không còn
muốn duy trì mô hình ngân hàng cổ điển và nhấn mạnh vai trò của nó như là các tổ chức
tài chính năng động, đổi mới và hướng về khách hàng.
- Quá trình toàn cầu hóa ngân hàng: Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân
hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mô toàn
cầu. Ngày nay các ngân hàng lớn nhất trên thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục
địa.
- Rủi ro vỡ nợ gia tăng và sự yếu kém của hệ thống bảo hiểm tiền gửi: Trong khi xu

hướng hợp nhất và bành trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều ngân hàng ít tổn thương trước
điều kiện kinh tế trong nước thì sự đẩy mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức
phi ngân hàng kèm theo các khoản tín dụng có vấn đề của một nền kinh tế luôn biến động
đã dẫn tới sự phá sản ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xu hướng phi quản lý hóa
trong lĩnh vực tài chính xảo trá hơn, nơi mà sự phá sản, thôn tính và thanh lý ngân hàng dễ
xảy ra hơn.

×