TÔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI
I.1> KHÁI QUÁT VỀ KHU ĐÔ THỊ MỚI
I.1.1> Khái niệm về khu đô thị mới
Hệ thống đô thị của nước ta được hình thành chủ yếu từ thời Pháp thuộc với
đặc điểm là số lượng và qui mô rất nhỏ bé. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của
đất nước hiện nay, quá trinh đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ với mục đích là
tăng số lượng, qui mô, chất lượng các khu đô thị để đáp ứng nhu cầu về ăn ở, sinh
hoạt và làm việc của người dân. Trong hoàn cảnh đó các khu đô thị mới đã lần lượt
được ra đời trong sự quản lý và qui hoạch của nhà nước.
* Khái niệm niệm khu đô thị mới (KDTM) là khu đô thị có diện tích tương
đối lớn đang được phát triển tập trung theo dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh,
đồng bộ các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình sản xuất, công trình phúc lợi
nhà ở.
Trong KDTM thường có 3 thành phần chính: Cơ sở hạ tầng, công trình sản
xuất, công trình phúc lợi và nhà ở.
Quy mô của một KDTM có thể từ 5-10 ha trở lên được sử dụng vào mục đích
kinh doanh hoăc không kinh doanh.
Các KDTM thường được gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thị mới
đang hình thành.
Trên phương diện pháp luật, KDTM phải có ranh giới và chức năng xác định,
phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê
duyệt.
I.1.2> Sự cần thiết ra đời của các khu đô thị mới
Việc hình thành các KDTM là sự cần thiết khách quan và được khẳng định
bởi 3 lí do sau:
Thứ nhất: Xây dựng các KDTM là quá trình “Từng bước xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và kỹ thuật hiện đại,
môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lí trên địa bàn cả
nước, đảm bảo cho mỗi đô thị, theo vị trí và chức năng của mình, phát huy đầy đủ
thế mạnh, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc” (Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
10/1988/QĐ-Ttg).
Thứ hai: Xây dựng các KDTM là kết quả của việc thực hiện chương trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đất nước. Biểu hiện cụ thể của đô thị
hoá là sự mở rộng đô thị hiện có và xây dựng các đô thị mới. Việc xây dựng các đô
thị mới chỉ có thể thực hiện trong điều kiện kinh tế cho phép và đặc biệt với sự đầu
tư của nước ngoài.
Thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu thực tế cải tạo, chỉnh trang những thành phố quá
chật chội, quá tải về dân số, được xây dựng thiếu quy hoạch trong những năm
trước đây.
I.1.3> Các nguyên tắc qui hoạch khu đô thị mới
Trái với ý tưởng ban đầu của các KDTM ở Anh quan niệm chỉ là chỗ ngủ khi
đi làm về. Ngày nay ý tưởng về sự cân bằng, sự phát triển song song nhà ở việc
làm và công trình công cộng càng trở nên quan trọng do đó việc qui hoach KDTM
ngày nay có một số nguyên tắc sau:
Giảm thiểu những cuộc di dân luân phiên xen kẽ (hướng tâm, li tâm) và tạo
thuân lợi cho việc giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải tại các vùng đô thị
liên quan.
KDTM có tầm quan trọng dành cho trung tâm đô thị. Không có đô thị mới
nào không có trung tâm để tạo nên hạt nhân đô thị vì lợi ích của KDTM, Những
KDTM nào có rất sớm một trung tâm đô thị lại càng nhanh chóng tạo được uy tín
và hình ảnh tốt đẹp cho riêng minh.
Khu giải trí ngoài trời ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong KDTM.
KDTM không thể bị chia cắt với thành phố hiện hữư và lân cận vì nếu không
sẽ phải xây dựng xa lộ nối liền với thành phố chính. Việc lựa chọn KDTM khá gần
với thành phố chính ngày nay được đánh giá là đúng đắn vì các thành phố khá xa
thành phố chính đều kém năng động.
Khi qui hoạch KDTM cần quan tâm đến sự phát triển tương lai do vậy phải có
được tối đa tính linh hoạt. Theo quan điểm hiện đại việc qui hoạch xây dựng các
KDTM xoay quanh các yếu tố như trong sơ đồ sau:
Công
Nghệ
Nhân văn
Môi trường
Trung tâm
* Các định chế giáo dục
* Các cơ sở viễn thông
* Các cơ sở tiếp cận thông tin
* Cơ sở kinh tế dân cư, thưong mai, giải trí
* Các cơ sở giao thông
Quản lý môi trường (MT)
* Bền vững về MT
* Xử lý và quản lý chất thải
* Giám sát môi trưòng
Cộng đồng
* Cơ sở giải trí
* Cơ sở thể thao
* Y tế
* Du lịch và trao đổi văn hoá
* Các công việc môi trường
Thành phố công nghệ
* Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
* Các dịch vụ ytế tiên tiến
* Truyền thông và giải trí
* Phần mềm và hệ thống vi tính
I.2> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
Cơ sở hạ tầng đô thị là một loại hàng hoá công cộng có tầm quan trọng về
kinh tế-xã hội và giữ vai trò không thể thiếu trong mỗi đô thị. Để có thể hiểu được
một cách khái quát về cơ sở hạ tầng em xin nêu ra một số vấn đề lý luận về cơ sở
hạ tầng đô thị.
I.2.1> Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị
Có rất nhiều khái niệm về cơ sở hạ tầng đô thị theo các quan điểm khác nhau.
Sau đây là một số khái niệm và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện thông tin liên lac, dịch vụ
xã hội như: đường sá, kênh mương, dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe
lửa, ô tô, cảng song, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống
dẫn xăng, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, , giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và
chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí,
rác thải môi trường đô thị… được gọi là cơ sở hạ tầng đô thị.
Theo từ chuẩn Anh - Mỹ, thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” được thể hiện trên 4 bình
diện: 1/Tiện ích công cộng: năng lượng, viễn thông, nước sạch, khí đốt, hệ thống
thu gom sử lí rác thải trong thành phố. 2/Công chánh: đường sá, các công trình xây
dựng, kênh phục vụ tưới tiêu… 3/Giao thông: Các trục và tuyến đường bộ, đường
sắt chính quy, đường sắt vận chuyển nhanh, cảng và mát bay, đường thuỷ…4/ Hạ
tầng xã hội: trường học, bệnh viện,…
Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ
tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế-xã hội của cộng đồng dân
cư đô thị.
I.2.2> Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị
Có nhiều cách để phân loại cơ sở hạ tầng đô thị. Tuỳ theo các căn cứ, có thể
phân cơ sở hạ tầng đô thị thành nhiều loại khác nhau như sau:
Thứ nhất: Về tính chất ngành cơ bản
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị
- Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội
Thứ hai: Về tính chất phục vụ
- Cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ cho sản xuất vật chất
- Cơ sở hạ tầng phục vụ về nhu cầu văn hoá tinh thần
Thứ ba: Về trình độ phát triển
- Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao
- Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển trung bình
- Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển thấp
Thứ tư: Về quy mô đô thị
- Cơ sở hạ tầng siêu đô thị
- Cơ sở hạ tầng đô thị cực lớn
- Cơ sở hạ tầng đô thị lớn
- Cơ sở hạ tầng đô thị trung bình
- Cơ sở hạ tầng đô thị nhỏ
I.2.3> Vai trò, ý nghĩa cơ sở hạ tầng đô thị
* Theo định nghĩa đô thị : “Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao,
chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng đồng bộ thích hợp,..” như
vậy ta thấy ngay vai trò rất quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với mỗi đô thị.
Sự phát triển các ngành của cơ sở hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, vai trò của cơ sở hạ tầng không
ngừng được tăng lên. Các hình thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc
xuất hiện và phát triển không những trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi
quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá.
Do đó, hình thành cơ sở hạ tầng vật chất của sự hợp tác quốc tế mới, đó là
toàn bộ các bộ phận của các hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong
nước và nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cung như các
công trình và đối tượng phối hợp với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ mội trường
xung quanh, sử dụng hợp lý các nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo
trông tin liên lạc của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, quản lý Nhà nước, các cơ quan
phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng… nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
* Việc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị một cách khoa học và hợp lý
có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì cơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát
triển bền vững của cả một quốc gia nói chung. Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại
và văn minh phải có một cơ sở hạ tầng đô thị vững mạnh, tiện lợi, hiện đại và đầy
đủ.
I.3> HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ
THỊ
Do giữ vai trò đặc biệt quan trọng và là một yếu tố cấu thành không thể thiếu
của mỗi đô thị nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt là điều mà mọi
người đều rất quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển
của khu đô thị. Sau đây là một số vấn đề lý luận về việc xem xét hiệu quả của dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
I.3.1> Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
I.3.1.1> Một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Theo NĐ 42 CP, ngày 16/7/1996 của Chính Phủ thì: “ Dự án đầu tư là tập hợp
những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng
nhất định nhằm đặt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất
lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định”.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một bộ phận trong dự án đầu tư xây
dựng cơ bản .
Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thể được xem xét trên nhiều góc độ.
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt
được những kết quả và thực hiện những muc tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt kế hoạch: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản là công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của một công cuộc đầu tư XDCB, làm tiền đề để chi ra các quyết định đầu
tư và tài trợ.
Về mặt quản lý: Dự án đầu tư XDCB là một công cụ quản lý việc sử dụng các
nguồn lực để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Theo Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ngày 08/07/1999 của Chính Phủ: Dự
án đầu tư xây dựng cơ bản là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt
được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản
phẩm dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Như vậy nói tới dự án đầu tư có xây dựng là nói tới:
- Tập hợp những đề xuất kinh tế - kỹ thuật liên quan tới việc bỏ vốn đầu tư
- Tập hợp đề xuất đó phải hướng tới làm tăng về số lượng, chất lượng sản
phẩm dịch vụ và thu lợi cao
- Tập hợp đề xuất đó được thực hiện trong khoảng thời gian xác định.
Trong khuôn khổ bài viết này em xin sử dụng khái niệm về dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng ngày 08/07/1999 của Chính Phủ
vì đây là khái niệm đang được sử dụng hợp pháp trong các dự án.
I.3.1.2> Phân loại:
Căn cứ theo tính chất, hình thức, qui mô đầu tư ngày 8/7/1999 Chính Phủ đã
ban hành Nghị định 52/1999/NĐ-CP phân chia dự án xây dựng thành ba nhóm:
* Dự án nhóm A bao gồm:
1. Các dự án thuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia,
có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng (khônng phụ thuộc qui mô vốn đầu tư).
2. Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ, khai thác chế biến khonág sản quí
hiến: vàng bạc, đá quí, đất quí ( không phụ thuộc vào qui mô dự án)
3. Dự án BOT trong nước xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị
có vốn từ 100 tỷ trở lên.
4. Dự án ODA có vốn từ 1,5 triệu USD vốn nước ngoài trở lên.