Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ ĐẤU GIÁ QSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.67 KB, 7 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN VẤN ĐỀ ĐẤU GIÁ QSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG
ANH
3.1. Phương hướng nhiệm vụ về Đấu giá QSD đất của Huyện trong
những năm tiếp theo:
3.1.1. Định hướng:
3.1.1.1. Đấu giá QSD đất nông nghiệp và đất có mục đích sử dụng khác:
Diện tích các loại đất này là rất lớn nằm rải rác khắp huyện tạo nguồn
thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tiến tới Huyện sẽ trực tiếp tổ chức đấu
giá quyền sử dụng đất đối với các loại đất này để tạo nguồn vốn xây dựng hạ
tầng kỹ thuật ở tầm vĩ mô hơn. Như:
- Triển khai thi công dự án: cải tạo, nâng cấp đường trục kinh tế miền
Đông; Đường quốc lộ 3 cụm công nghiệp; đường Bệnh viện Đông Anh
- Đền Sái. Chuẩn bị đầu tư các dự án đường Chợ Tó – Cổ Loa, đường
Nguyên Khê - Bắc Hồng, Z153 – Việt Hùng và các tuyến đường nội bộ
khác trong huyện.
- Hoàn thành các dự án xây dựng trường tiểu học Vân Nội, Xuân Nộn,
THCS Vân Hà. Triển khai thi công trường tiểu học Nguyên Khê, Việt
Hùng. Xây dựng mới trường THPT Bắc Thăng Long, THCS Cổ Loa,
Dục Tú… Đẩy mạnh xay dựng trường chuẩn quốc gia, dự kiến đến năm
2010 đạt 50% tổng số trường chuẩn quốc gia.
3.1.1.2. Đấu giá QSD đất các dự án xây dựng nhà ở:
Tiếp tục triển khai việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Liên
Hà. Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất bắc đường 23B, Nguyên Khê. Triển khai thực
hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất dọc đường 5 kéo dài và các khu vực
khác… tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Các dự án đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện trong giai đoạn
2006 – 2010, như sau:
1
1


- Tiếp tục hoàn thành đấu giá khu đất xây dựng nhà ở xã Liên Hà
- Hoàn thành việc đấu giá vị trí chỗ ngồi kinh doanh tại chợ Văn hoá du
lịch Cổ Loa.
- Đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở bắc đường 23B thuộc xã
Tiên Dương rộng 10 ha, giá sàn dự kiến 12 triệu đồng 1 m2.
- Đấu giá quyền sử dụng khu đất xây dựng nhà ở cho công nhân thuộc xã
Nguyên Khê rộng 2,3 ha.
- Đấu giá quyền sử dụng đất khu Trung tâm thương mại 3 ha giáp với
khu Trung tâm thương mại 2,7 ha trước.
- Đấu giá quyền sử dụng đất khu xay xát Đông Quan đi công ty Vian
rộng 4,8 ha.
- Đấu giá quyền sử dụng đất khu xay xát Đông Quan đi cổng trắng Việt
Hùng rộng hơn 5 ha.
3.1.2. Nhiệm vụ:
- Hoàn thiện công tác đấu giá trên địa bàn Huyện, nhằm tổ chức tốt hơn
các dự án đấu giá quyền sử dụng đất 5 năm tới;
- Cải thiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật
chuẩn bị cho tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất;
- Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ các cấp nhằm
nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất;
3.2. Các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện vấn đề “Đấu giá QSD đất
trên địa bàn huyện Đông Anh”:
3.2.1. Về công tác lãnh đạo:
3.2.1.1. Về tổ chức công tác lãnh đạo hiện tại:
Hiện tại, công tác đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện bởi hai cơ
quan đó là: Ban quản lý dự án huyện Đông Anh và Phòng Tài nguyên môi
trường và Nhà đất huyện Đông Anh. Nhiệm vụ và chức năng của mỗi phòng
ban đối với viếc tổ chức đấu giá như sau:
a. Ban quản lý dự án huyện Đông Anh:
2

2
- Chuẩn bị diện tích đất đấu giá: đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng
hạ tầng kỹ thuật;
- Tổ chức đấu giá: Thông báo mời đấu giá rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, bán hồ sơ mời đấu giá, tổ chức phiên đấu giá.
b. Phòng Tài nguyên môi trường và Nhà đất huyện Đông Anh:
- Bàn giao thửa đất: sau khi Người trúng đấu giá hộp đủ tiền trúng đấu
giá đất theo quy định;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Phòng Tài nguyên môi trường
và Nhà đất có trách nhiệm hướng dẫn Người trúng đấu giá lập hồ sơ và
trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
thửa đất trúng đấu giá.
3.2.1.2. Nhận xét, và đưa ra giải pháp:
a. Nhận xét:
- Tuy việc thực hiện tổ chức đấu giá được phân công nhiệm vụ rõ ràng
cho hai Phòng, Ban như trên nhưng vẫn xảy ra sự chồng chéo;
+ Đơn cử như công tác chuẩn bị diện tích đấu giá thuộc trách nhiệm
của Ban quản lý dự án. Nhưng theo quy định thì Phòng Tài nguyên môi
trường và Nhà đất mới chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai. Điều
này giải thích vì sao có sự chậm chễ trong công tác chuẩn bị diện tích đấu giá
đặc biệt là khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Ban quản lý dự án không đủ sức
thuyết phục đối với người dân trong khi đất đai là một tài sản lớn đối với họ.
+ Trong công tác bàn giao thửa đất cũng vậy, nếu trách nhiệm chỉ liên
quan đến Phòng Tài nguyên môi trường thì không tạo ra sự tin tưởng cho
Người tham gia đấu giá. Người bán đấu giá là Ban quản lý dự án trong khi
Người giao đất lại là Phòng Tài nguyên.
- Thủ tục bàn giao giữa các giai đoạn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
giữa hai Phòng, Ban đôi khi cũng làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện đấu giá đất.
b. Đề ra giải pháp:

3
3
- Phòng Tài nguyên môi trường cũng có một chuyên viên phụ trách về
công tác giải phóng mặt bằng. Nhưng một chuyên viên là chửa đủ để
làm một khối lượng công việc lớn như vậy. Như vậy cần có sự phối hợp
giúp đỡ của các chuyên viên khác thuộc Phòng và cần thiết phải có
thêm người cùng thực hiện;
- Nâng cao sự phối hợp của hai Phòng, Ban để thực hiện tốt việc tổ chức
đấu giá quyền sử dụng đất và góp phần hoàn thành kế hoạch đề ra từng
năm bằng những chính sách, quy định rõ ràng, cụ thể của UBND huyện
Đông Anh.
3.2.2. Về chính sách quản lý đấu giá QSD đất của Huyện:
3.2.2.1. Những chính sách liên quan đến đấu giá QSD đất của Thành phố:
- Quyết định số 137/2005/QĐ-UB ngày 9/9/2005 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để
giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
3.2.2.2. Những chính sách liên quan đến đấu giá QSD đất của Huyện:
- Quyết định 110/QĐ-UB ngày 22/02/2006 của UBND huyện Đông Anh
về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất Khu nhà ở tại xã
Liên Hà huyện Đông Anh đợt 2 để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.2.3. Các giải pháp khác:
- Thành phố cần điều chỉnh lại phương thức đấu giá hiện nay. Như đối
với đất xây dựng nhà chung cư, cần đấu giá cả lô và thực hiện ít nhất là
2 vòng, còn với đất nhà vườn, biệt thự cần tiến hành từng lô nhỏ theo
nhiều vòng;
- Để chống tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thì người tham dự chỉ được
đăng ký tại phiên đấu giá, rút ngắn thời gian đấu giá từ 15 phút xuống 5
phút;
4

4
- Cần thay đổi một số phương thức đấu giá để đảm bảo công bằng và mở
rộng đối tượng tham gia. Với thửa lẻ thì giá sàn vừa phải, còn nếu cả lô
thì giá sàn phải sát giá thị trường để chống tiêu cực;
- Phải căn cứ giá đất mới năm 2006 Thành phố vừa công bố (thấp hơn
giá năm 2005 thậm chí có nơi đến 20%) để kiểm tra lại giá sàn và bước
giá tại một số dự án, kể cả những dự án chuyển tiếp từ năm 2005 cho
phù hợp với thực tế thị trường. Thí dụ: năm 2005 huyện Đông Anh đã
tổ chức đấu giá quyền sử dụng Khu đất xây dựng nhà ở tại xã Liên Hà
đợt 1 với giá sàn là 5 triệu đồng/m2, trong khi giá sàn đợt 2 căn cứ
khung giá đất năm 2006 là 3 triệu đồng/m2 giảm tới 40%;
- Mở rộng đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho những
người ở ngoài Hà Nội. Thành phố Hà Nội nên sửa quy định về số người
tham gia đấu giá, vì số lượng người tham gia đấu giá theo quy định quá
cao so với số lượng người đăng ký tham gia đấu giá thực tế;
- Trước hiện tượng cá nhân, tổ chức thông đồng bỏ giá thầu thấp, gây
thiệt hại cho Nhà nước, Huyện phải giữ bí mật tên, địa chỉ, số lượng
người tham gia đấu giá, vị trí thửa đất trước phiên đấu giá. Trong khi tổ
chức phiên đấu giá, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân có biểu hiện
“thông thầu”, thì Hội đồng đấu giá phải kiểm tra xử lý theo quy định.
Khi đó, Chủ tịch hội đồng sẽ đình chỉ, huỷ bỏ kết quả đấu giá các
trường hợp “thông thầu” và xử lý theo quy định của quy chế đấu giá.
5
5

×