Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.13 KB, 24 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA
SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu của Tổng công ty DKVN trong những năm tới
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây đã
mang lại những tác động to lớn và những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt
động kinh tế, văn hoá, xã hội ở các nước trên thế giới. Muốn phát triển bền vững
thì bất kỳ một công ty nào cũng phải xây dựng cho mình một mục tiêu, kế hoạch
lâu dài. Mục tiêu của Tổng công ty DKVN trong những năm tới là:
+Xây dựng và đưa vào sử dụng các nhà máy chế biến dầu khí và hoá dầu để
từ đó có sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
+Xây dựng, phát triển và hiện đại hoá hệ thống phân phối các sản phẩm dầu
một cách hợp lý nhất.
+Hệ thống các đường ống dẫn khí quốc gia cần sớm xây dựng và đưa vào
vận hành có nối kết với đường ống dẫn khí xuyên ASEAN, từ đó sẽ có mạng lưới
ống dẫn khí thuận tiện trong khu vực.
+Tăng cường đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ dầu khí, đạt yêu cầu và
trình độ quốc tế thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
+Xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia và công nhân dầu khí Việt Nam đủ
mạnh về chất lượng có thể tự điều hành mọi hoạt động dầu khí trong cả nước và ở
nước ngoài.
+Tiếp tục đầu tư khoa học- công nghệ tăng hiệu quả các hoạt động dầu khí
đặc biệt trong lĩnh vực khai thác nguồn tiềm năng dầu khí tại các khu vực biển sâu,
cận biên kinh tế tăng hệ số thu hồi dầu...
2. Dự báo về nhu cầu thiết bị cho ngành dầu khí Việt Nam
Mục tiêu của Tổng công ty DKVN là phát triển toàn diện trong các lĩnh vực
lọc dầu, hoá dầu, phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu khí. TCT đang xây dựng
nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất, Quảng Ngãi với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
Công ty cũng đang lập dự án khả thi xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 với công suất
6 - 7 triệu tấn/năm tại Nghi Sơn, Thanh Hoá. Công nghiệp hoá dầu cũng là ngành
mới và chưa có điều kiện để xây dựng một liên hợp hoá dầu hoàn chỉnh. Trong


tương lai, công ty sẽ đầu tư trang thiết bị cho tổ hợp hoá dầu để sản xuất
Polyethylen, Methanol, ure.. Mặt khác, TCT cũng lập quy hoạch phát triển tổng thể
xây dựng mạng lưới phân phối bao gồm: kho tàng, bến cảng, cây xăng... phục vụ
cho hoạt động kinh doanh các sản phẩm dầu khí.
DỰ KIẾN ĐẦU TƯ CHO GIAI ĐOẠN 2002- 2010
Bảng 14
Các dự án tiếp tục
đầu tư
Tr. USD Các dự án kêu gọi
đầu tư
Tr. USD
Đầu tư còn lại của hợp
đồng PSC
500 Xây dựng nhà máy lọc
dầu số 2
1500
Các hợp đồng PSC mới ký 2200 Xây dựng nhà máy
hoá dầu
1120
Phát triển mỏ Đại Hùng 1230 Xây dựng đề án khí
tổng thể
1000
Đề án Thanh Long 500 Đề án phát triển dịch
vụ dầu khí
400
Phát triển mỏ AEDC 500 Thăm dò và phát triển
khu vực chồng lấn
500
Phát triển mỏ JVPC 500 Công trình đường ống
đưa khí vào bờ

400
Phát triển mỏ của Petronas 500 Nhà máy nhựa đường 250
Phát triển mỏ của các nhà
thầu khác
1400 Hệ thống kho tàng, bể
chứa sản phẩm dầu
400
Đề án nhà máy lọc dầu 1 1300
Đề án đưa khí vào bờ 400
Các đề án SXKD sản phẩm
dầu khí
632
Liên doanh đường ống khí
Nam Côn Sơn
400
Phát triển và khai thác khí
Lan Tây- Lan Đỏ
500
Đầu tư thiết bị cho nghiên
cứu khoa học, xây lắp
chuyên ngành
50
Tổng cộng 11.412 Tổng cộng 6250
Toàn bộ I+ II: 17.662 Triệu USD
Do việc khai thác dầu tăng, nhu cầu mua sắm thiết bị ngày càng tăng. Sau
đây là bảng nhu cầu mua sắm thiết bị năm 2002-2004 của Tổng công ty dầu khí
Việt nam.
Xem bảng 15 trang sau.

NHU CẦU MUA SẮM THIẾT BỊ NĂM 2002 - 2004

Đơn vị: triệu USD
Bảng 15
TT Danh mục hàng hoá Kế hoạch
A
1
2
3
4
5
6
7
8
Vốn thu chi
Bình tách dầu, khí, nước
Mũi khoan
Xuồng cứu sinh
Hệ thống đường ống
Hệ thống dò cháy tự động
Thiết bị chữa cháy
Thiết bị văn phòng
Hệ thống thông tin, liên lạc
562,3
145,3
50
35,8
22,4
110,5
51,8
10,2
76,3

B
1
2
Vốn ODA
Máy nén khí
Hệ thống xử lý dầu
353,2
322
31,2
C
1
2
3
4
5
6
Vốn ngân sách
Cần cẩu
Sân bay trực thăng
Khu nhà ở
Thiết bị dầu giếng
Đuốc
Máy trộn, khuấy dung dịch khoan
558,8
21,2
101,3
14,1
207,7
7
207,5

( Nguồn: kế hoạch mua sắm thiết bị của TCT- DKVN)
Để việc mua sắm thiết bị đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi về chất lượng kỹ
thuật, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế đến mức tối đa những tranh
chấp có thể gây thiệt hại về vật chất cũng như uy tín của các bên tham gia. Sau đây
tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm làm hoàn thiện công tác đấu thầu mua sắm thiết
bị ở Tổng công ty DKVN trên cơ sở những tồn tại thực tế.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU
QUỐC TẾ MUA SẮM THIẾT BỊ Ở TỔNG CÔNG TY DKVN
Đấu thầu là một hoạt động phức tạp, nó chịu sự chi phối của nhiều bên tham
gia, phải trải qua nhiều bước để thực hiện. Đấu thầu là một công nghệ tiên tiến của
kinh tế thị trường cùng với quy luật vốn có của nó: cạnh tranh, cung cầu, giá cả...
những tồn tại của cơ chế bao cấp đã gây cho chúng ta nhiều khó khăn trong việc
thực hiện đấu thầu quốc tế. Từ những vướng mắc về quy trình tổ chức đấu thầu,
kiến thức hiểu biết về công nghệ đấu thầu, khả năng của các nhà thầu đến vướng
mắc trong quản lý hành chính, môi truờng pháp lý...làm công tác đấu thầu kém
hiệu quả. Vậy làm thế nào để hoàn thiện quy trình đấu thầu tại một ngành có đặc
thù riêng như ngành dầu khí ?
1. Cải tiến quy trình đấu thầu quốc tế
1.1- Rút ngắn thời gian phê duyệt dự án
 Như trong phần trên đã nói tới việc thời gian phê duyệt dự án ở TCT
thường dài gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất- kinh doanh nói chung. Để khắc
phục tình trạng này TCT cần xem xét và có giải pháp để hỗ trợ các công ty thành
viên giảm các thủ tục không cần thiết, đặc biệt trong cơ chế chỉ định thầu. Cụ thể,
TCT nâng hạn mức phê duyệt đối với các hợp đồng trong và ngoài nước để giảm
bớt thời gian phê duyệt không cần thiết đồng thời nâng cao vai trò tự quyết định và
chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên, góp phần tăng cường hiệu quả công tác
thương mại của các công ty. Trong quyết định số 4917/QĐ-VPTĐ quy định vê việc
thực hiện quy chế đấu thầu, TCT đã nâng hạn mức giá trị hợp đồng xí nghiệp liên
doanh phải trình TCT phê duyệt từ 300.000 USD lên 500.000 USD đối với hợp
đồng NK.

 Một điều nữa khiến cho thời gian phê duyệt dự án bị kéo dài là do hồ sơ
dự thầu không được chuẩn bị tốt khiến việc đánh giá hồ sơ gặp nhiều khó khăn (do
các tiêu chuẩn đưa ra không rõ ràng dẫn tới việc hồ sơ dự thầu chưa đạt tiêu chuẩn
như mong đợi của các chủ đầu tư). Do vậy, TCT cần chú trọng vào việc chuẩn bị
hồ sơ mời thầu, nếu thấy cần thiết có thể mời thêm chuyên gia giúp việc đề ra các
tiêu chuẩn cho phù hợp với yêu cầu của công việc. TCT cần chỉ đạo các công ty
thành viên của mình chuẩn bị hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu để trình các cấp
có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai đấu thầu các đề án lớn như tổ hợp
công nghệ công trình khí trị giá 163.000.000 USD. Việc thông qua ý kiến của TCT
trước khi đấu thầu có thể rút ngắn thời gian phê duyệt dự án do tránh được sự bất
đồng quan điểm với TCT về các chỉ tiêu xét thầu, việc cho điểm....
1.2-Thực hiện tốt các bước cơ bản trong quá trình đấu thầu
1.2.1- Bước lập hồ sơ mời thầu
Đây là một bước rất quan trọng của quy trình đấu thầu quốc tế. Thực hiện tốt
bước này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các bước sau. Khi lập hồ sơ, bên mời
thầu phải xem xét cân nhắc chặt chẽ việc lựa chọn hình thức đấu thầu hợp lý, các
yêu cầu trong hồ sơ mời thầu phải đầy đủ, hợp lý để khi mời các nhà thầu tránh
được sai sót đáng tiếc. Chẳng hạn như do hồ sơ mời thầu quá chung chung, mập
mờ gây khó hiểu cho nhà thầu, gây khó khăn cho quá trình đánh giá; khối lượng
đưa ra trong hồ sơ mời thầu sai lệch so với thiết kế. Phải nói rằng, chất lượng của
hồ sơ mời thầu là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình đánh giá hồ sơ
dự thầu kéo dài, thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định kết quả đấu thầu. Nguyên nhân
chính do cán bộ chuyên gia trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng năng lực,
thiếu kinh nghiệm, TCT thiếu kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phê duyệt.
Việc lựa chọn hình thức đấu thầu không phù hợp gây mất thời gian, tốn kém
và không đạt hiệu quả cao. Để lựa chọn một cách đúng nhất, ta phải nắm rõ ưu
nhược điểm của từng hình thức, mục đích cần đạt được trong từng cuộc đấu thầu.
Đấu thầu cạnh tranh quốc tế có các nhà thầu nước ngoài có trình độ kỹ thuật,
năng lực đấu thầu cao, chọn được công nghệ tiên tiến nhưng Văn phòng Thẩm định
thầu phải có trình độ cao trong nghiệp vụ đấu thầu nếu không dễ bị ép giá, đàm

phán ký kết hợp đồng mất nhiều thời gian. Dựa vào ưu nhược điểm của các hình
thức đấu thầu mà có sự lựa chọn hình thức cho phù hợp. Trong đấu thầu mua sắm
thiết bị phục vụ chuyên ngành, Tổng công ty DKVN nên duy trì áp dụng các hình
thức thường làm là đấu thầu quốc tế, phạm vi hạn chế vì các thiết bị đòi hỏi trình
độ công nghệ cao, giá trị lớn và TCT có khả năng xác định được các nhà cung cấp
có uy tín. Điều này giúp cho TCT tiết kiệm được thời gian và chi phí khi lập hồ sơ
mời thầu cũng như quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên cũng nên áp dụng
các phương thức đấu thầu một cách linh hoạt phù hợp với từng mục đích cụ thể để
tìm kiếm những đối tác mới, tạo thị trường mới dễ dàng so sánh trong các cuộc đấu
thầu tiếp theo.
Lập thư mời thầu phải đầy đủ, chặt chẽ và hợp lý với yêu cầu của dự án đầu
tư. Trong hồ sơ mời thầu của bên mời thầu gửi đến các nhà thầu nêu chi tiết các
vấn đề có liên quan tới yếu tố kỹ thuật, ngôn ngữ, đồng tiền thanh toán, thời gian
bảo lãnh thực hiện dự án, nêu ra mức đặt cọc. Khi trong hồ sơ mời thầu nêu rõ
những yêu cầu của bên mời thầu thì các nhà thầu sẽ nắm bắt được các yêu cầu của
chủ đầu tư. Quyết định có tham dự hay không? Điều đó giúp cho cả hai bên tiết
kiệm thời gian, công sức.
1.2.2- Thu nhận, đánh giá và xét duyệt hồ sơ dự thầu
Ngoài những nguyên tắc phải thực hiện trong thu nhận, đánh giá hồ sơ dự
thầu như bảo đảm tính công khai, không mở phong bì... thì việc thực hiện tốt các
vấn đề khác có liên quan cũng cần thiết. Bước này đóng vai trò quan trọng, mang
tính quyết định cho kết quả đấu thầu. Khi thực hiện tốt bước này mới giúp ta lựa
chọn được nhà thầu tốt nhất.
1-Xây dựng chỉ tiêu xét thầu cho phù hợp
Việc xây dựng các chỉ tiêu xét thầu là cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong công tác đấu thầu mua sắm thiết bị. Căn cứ để xác định hệ thống chỉ
tiêu xét thầu gồm: yêu cầu lựa chọn đúng thiết bị mua sắm và đảm bảo công bằng.
Việc mở gói thầu liên quan đến 3 nội dung thẩm định tài chính, kỹ thuật, thời gian.
Khi xây dựng tiêu chuẩn chỉ tiêu xét thầu cần lưu ý một số điểm sau:
+ Các yếu tố cân nhắc phải được lượng hoá chẳng hạn như yếu tố bạn hàng

lâu năm, công ty thành viên. Nếu như ban tổ chức quyết định ưu tiên cho bạn hàng
quen thì sẽ ưu tiên bằng cách cộng thêm một số điểm nhất định nào đó. Như vậy,
kết quả cuối cùng sẽ đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tính ưu tiên. Chẳng hạn
trong ví dụ ở phần thực trạng, nhà thầu VSP/B&R (liên doanh với công ty thành
viên của TCT) nên khi xét thầu được cộng thêm 20 điểm ưu tiên.
+ Chỉ tiêu xét thầu được xây dựng cho từng dự án là khác nhau. Bởi vậy, hệ
thống thang điểm phải được xây dựng cho những nhóm dự án riêng biệt. TCT cần
xây dựng hệ thống thang điểm cho những nhóm dự án có những điểm tương đồng
như dự án về thiết bị cho công tác khai thác giếng khoan, dự án về thuê tàu, dự án
về mua thiết bị cho công tác dịch vụ...
Muốn thành lập hệ thống chỉ tiêu xét thầu cần tuân thủ các điều kiện:
- Tổng công ty có văn bản hướng dẫn lập một hệ thống chỉ tiêu xét thầu
chung cho toàn ngành.
- Tập huấn cán bộ làm công tác xét thầu
- Các đơn vị lên kế hoạch NK từ đó có thể lựa chọn các chỉ tiêu và cho điểm
trước khi mở gói thầu.
2- Vấn đề cho điểm
Quy chế đấu thầu chỉ đưa ra phương pháp đánh giá tiêu chuẩn trong hồ sơ
dự thầu là cách cho điểm nhưng lại không quy định cụ thể cách chấm điểm như thế
nào. Tại Tổng công ty DKVN phương thức chấm điểm dưới hai hình thức: cho
điểm bình quân và cho điểm theo thảo luận. Tuy nhiên cả hai hình thức đều có
những mặt hạn chế.
+ Hình thức cho điểm bình quân: khoảng cách cho điểm chênh lệch nhau do
cách đánh giá của các thành viên khác nhau dẫn đến kết quả chênh lệch rất lớn về
tổng số điểm của các thành viên và việc đánh giá chưa được chính xác.
+ Hình thức cho điểm theo thảo luận: về thực chất, hình thức này có những
ưu điểm nhất định như tính công khai, tạo điều kiện cho các thành viên của Hội
đồng xét thầu nêu các ý kiến của mình và những diễn giải hợp lý sẽ được công
nhận và nghe theo. Tuy nhiên trên thực tế lại không hoàn toàn đúng như vậy. Trong
các cuộc đấu thầu ở các đơn vị thành viên nếu giá trị đấu thầu lớn và có thành phần

đại diện cấp trên tham gia thì việc đánh giá các tiêu chuẩn cũng như kết quả đấu
thầu sau này phụ thuộc vào các ý kiến của cán bộ cấp trên.
Cả hai hình thức này đều có nhược điểm. Việc tìm ra một hình thức cho
điểm phù hợp còn phụ thuộc vào tính chất quan trọng của cuộc đấu thầu, sự cần
thiết của dự án.
3- Đánh giá kinh nghiệm của các nhà thầu
Việc đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu rất quan trọng bởi không chỉ dựa
vào hồ sơ dự thầu mà Hội đồng xét thầu còn dựa vào thực trạng hoạt động tài
chính, năng lực chuyên môn hiện tại của nhà thầu. Những thông tin xác thực, cập
nhật về nhà thầu có ảnh hưởng lớn như thiết bị của nhà thầu đang phục vụ tốt cho
một công ty nào đó và được công ty đó đánh giá cao. Như trong cuộc đấu thầu

×