Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.25 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN
TỚI.
2.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.1 Định hướng phát triển chung.
Với phương châm hướng sự thịnh vượng của khách hàng và sự phát triển bền vững
của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La trong thời
gian tới là tiếp tục giữ vị trí là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng
tỉnh Sơn La .
Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La kiên trì với định hướng phát triển. Tiếp tục phát
triển mạnh mẽ đề án tái cớ cầu. Kiên về tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng : Giảm cấp
trung gian, cải cách khâu kế toán; nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu; tập trung đào tạo
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin
học, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ; bổ sung quy chế điều hành ở các chi
nhánh cấp huyện. Tăng cường tranh sự hỗ trợ về tài chính kỹ thuật của các ngân hàng trung
ương, các ngân hàng trong tỉnh và trong cả nước đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn
định và phát triển bền vững.
-Giai đoạn 2007 – 20010 phấn đấu hoàn thành việc tạo lập những tiền đề quan trọng
cho sự phát triển của các năm tiếp theo. Đến năm 2010, phấn đấu tăn tổng nguồn vốn từ 30
– 35%/năm, tổng dư nợ từ 30 – 35%/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn
chiếm tối đa 45% tổng dư nợ trong cơ sở cân đối nguồn vốn cho hợp lý. Nợ quá hạn dươI
1% tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiếu tăng 10%. Coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt
nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn trung và dài hạn để tạo thế ổn định, đồng đẩy
mạnh quan hệ đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn ủy thác đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát
triển của nền kinh tế. Chú trọng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngoài ra, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La cũng thực hiện đa dạng hóa các sản
phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng như đối tượng khách hàng để nâng cao tỷ trọng
thu nhập từ dịch vụ. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, có chính sách thích hợp để
ngăn chặn rủi ro tín dụng. Tăng cường năng lực tài chính thông qua thực hiện cơ chế lãi
suất thực dương và thực hiện chỉ huy lãi suất trung tại trụ sở chính. Kiện toàn cơ chế tài


chính đến từng người lao động.
2.1.2 Định hướng phát triển trong công tác thẩm định.
Với định hướng tìm kiếm các dự án khả thi để đẩy mạnh công tác cho vay phục vụ tốt
hơn sự phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới, công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân
hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La cần có các định hướng sau:
• Công tác thẩm định phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm phục vụ cho
hoạt động cho vay trong từng giai đoạn.
• Thẩm định tài chính phải đứng trên quan điểm người cho vay để xem xét tính khả thi hiệu
quả của dự án, gắn bó chặt chẽ lợi ích của ngân hàng với lợi ích của dự án.
• Quy trình thẩm định phải được tiến hành khoa học, hiện đai, sát với thực tế và phù hợp với
nghiệp vụ của ngân hàng. Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định để quy trình đó hợp lý
hơn, dễ thực hiện, giảm thiểu những rườm rà không rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ thẩm
định trong quá trình thực hiện công tác thẩm định. Tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng.
Tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban thực hiện công tác thẩm định.
• Nội dung thẩm định đảm bảo toàn diện. Chi tiết một cách khách quan.
• Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Các cán bộ làm công tác thẩm định
của ngân hàng sẽ phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ, chức
năng của mình.
• Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc thẩm định nhanh chính xác phù
hợp với xu hướng hội nhập và quốc tế.
• Thực hiện thẩm định các dự án một cách nhanh chóng, có chất lượng đáp ứng kịp thời
nhiệm vụ kinh doanh.
• Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay đảm bảo thực hiện đúng tiến đọ và vốn vay sử
dụng đúng mục đích. Cán bộ thẩm định phải thẩm định dự án trong từng giai đoạn từ khi
tiếp nhận hồ sơ đến khi vận hành và kết thúc dự án
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG THỜI
GIAN TỚI
2.2.1 Hoàn thiện căn cứ thẩm định.
Căn cứ thẩm định là một yếu tố quan trọng, là cơ sở cho công tác thẩm định dự án

đầu tư. Việc hoàn thiện cơ sở thẩm định sẽ giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả cao hơn .
Một số giải pháp hoàn thiện cơ sở thẩm định như sau:
• Thường xuyên cập nhật các quy định hướng dẫn của Nhà nước và Ngân hàng NN&PTNT
Trung ương. Có các buổi định kỹ dành cho phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định
và hướng dẫn thực hiện các quy định và hướng dẫn mới. Có sự quan tâm hơn nữa dành
thêm kinh phí cho việc quản lý các quy định và hướng dẫn để tiện cho việc tra cứu của cán
bộ thẩm định nói riêng và cán bộ Ngân hàng nói chung. Cần có nhân viên có trình độ
chuyên môn chuyên về Luật và các quy định của Nhà nước để ngiên cứu và hướng dẫn
chính xác các quy định và Luật cho cán bộ thẩm định.
• Thường xuyên cập nhật các quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương. Khi các quy
hoạch được công bố cần có sự ngiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng rãi đến tất cả cán bộ
của Ngân hàng. Các quy hoạch phát triển ngành vũng, địa phương có vài trò hết sức quan
trọng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án, vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của
Ngân hàng để hỗ trợ tốt hơn nữa cho công tác thẩm định dự án đầu tư.
• Thường xuyên cập nhật số liệu về giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, giá cả máy móc thiết
bị… từ tổng cục thống kê và các báo cáo, hướng dẫn của Ngân hàng NN&PTNT Trung
ương. Cập nhật và lưu trữ các định mức kỹ thuật, giá cả máy móc công nghệ nhập khẩu.
Cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng tài liệu sử dụng (hiệu lực, phạm vi áp dụng, do cơ
quan nào ban hành….) Tài liệu phục vụ công tác thẩm định không đảm bảo chất lượng sẽ
khiến đánh giá hiệu quả của dự án không chính xác gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy ngân
hàng cần dành nhiều sự quan tâm và kinh phí hơn nữa cho hoạt động cập nhật các tài liệu
phục vụ cho công tác thẩm định và cho các hoạt động khác của Ngân hàng.
Hoàn thiện căn cứ thẩm định là cơ sở đầu tiên cho công tác thẩm định dự án đầu tư
được chính xác và hiệu quả hơn. Ngoài những giải pháp trên cần Ngân hàng cần ngiên cứu
và tìm hiểu thêm nhiều giải pháp khác để cơ sở thẩm định là chỗ dựa vững chắc cho cán bộ
thẩm định.
2.2.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định.
Quy trình thẩm định có vai trò quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
Quy trình thẩm định quy định cán bộ thẩm định cần làm gì từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến ra
quyết định cho vay. Quy trình thẩm định Ngân hàng đang áp dụng khoa học và hợp lý. Một

số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định như sau:
• Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần tuân thủ theo đúng quy trình thẩm
định do Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam quy định cho toàn bộ chi nhánh của Ngân hàng.
Quy trình tuy khá đơn giản nhưng cần thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết, không cắt
bớt các bước trong quy trình ngay cả đối với dự án nhỏ.
• Quy trình thẩm định cần được thực hiện độc lập giữa các bộ phận để đảm bảo tính
khách quan trong công tác đánh giá. Đồng thời cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả
giữa các bộ phận thực hiện công tác thẩm định và phòng thẩm định với các phòng ban liên
quan để tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình thẩm định.
• Vai trò của quy trình thẩm định cần được nâng cao hơn nữa trong nhận thức của cán bộ
thẩm định để đảm bảo quy trình luôn được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đưa ra được
các nhận định chính xác về dự án.
• Cần thường xuyên tổ chức các buổi rút kinh nghiệm của phòng thẩm định về quy trình
thẩm định đã thực hiện trong kỳ. Cần dành thêm ngân sách cho công tác nghiên cứu hoàn
thiện quy trình thẩm định.
2.2.3 Hoàn thiện phương pháp thẩm định.
Một số giải pháp để hoàn thiện phương pháp thẩm định như sau:
• Sử dụng linh hoạt các phương pháp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi dự án đều có những
đặc điểm khác nhau. Sử dụng linh hoạt các phương pháp sẽ cho hiệu quả cao nhất trong
đánh giá dự án. Ví dụ: Đối phương diện thẩm định khía thị trường của dự án. Khi thẩm
định giá cả của sản phẩm có thể sử dụng cả 2 phương pháp: Phương pháp hồi quy tương
quan để kết quả dự báo được chính xác
• Sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau trong cùng một nội dung thẩm định. Trong
dự án thường xuyên phải sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so
sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Sử dụng kết hợp các phương pháp sẽ tăng tính an toàn của các
kết quả tính toán.
Một số phương pháp phổ biến và cần thiết, cán bộ thẩm định cần áp dụng thêm
trong thẩm định:
• Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Phương pháp triệt tiêu rủi ro là một phương pháp mới và thực sự cần thiết đối với

quá trình thẩm định dự án đầu tư vì: Quá trình soạn thảo dự án đứng trên góc độ chủ quan
của người lập, thường nhìn nhận dự án với nhiều thuận lợi, nhưng khi dự án đi vào thực
tiễn thì gặp nhiều khó khăn thậm chí có dự án chấm dứt hoạt động trước thời hạn. Bất kỳ
một dự án nào cũng phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả và tính khả thi của nó.
Để đảm bảo tính hiệu quả và vững chắc của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro
có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác
động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan.
2.2.4 Hoàn thiện nội dung thẩm định.
Nội dung thẩm định sẽ quyết định công tác thẩm định dự án đầu tư có tốt hay
không. Đánh giá đầy đủ và chính xác các nội dung cần thẩm định cán bộ thẩm định mới có
thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất về dự án. Một số giải pháp hoàn thiện nội
dung thẩm định:
• Phân tích thị trường
Tất cả các dự án đầu tư được lập đều mang tính chất dự báo trong tương lai. Mỗi dự
án đầu tư được lập ra đều chưa được hoàn thiện về phân tích khía cạnh thị trường. Do vai
trò vô cùng quan trọng của phân tích khía cạnh thị trường, công tác lập dự án cần hoàn
thiện hơn nữa trong khâu phân tích thị trường về hai nội dung:
Về nội dung: cần đưa ra chính xác và cụ thể hơn nữa về sản phẩm của dự án. Xác
định thị trường tiềm năng của sản phẩm sát với thực tế. Tìm hiểu sâu và toàn diện hơn các
đối thủ cạnh tranh trong tương lai của sản phẩm và đưa ra những ưu điểm cụ thể của sản
phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trong tương lai.
Về phương pháp: Cần áp dụng thêm nhiều phương pháp trong phân tích thị trường
để nhận định và dự báo được chính xác hơn. Áp dụng kết hợp các phương pháp một cách
linh hoạt trong dự báo cầu của sản phẩm. Không ngừng bổ sung và hoàn thiện hơn các
phương pháp để công tác phân tích thị trường được chính xác hơn. Cập nhật các phần mềm
ứng dụng hỗ trợ trong khâu phân tích thị trường.
• Phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật thường rất khó đối với cán bộ thẩm định trong việc đánh giá nội
dung và độ chính xác của các báo cáo. Giải pháp tích cực nhất mà các ngân hàng thường áp
dụng là thuê các tổ chức tư vấn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để đánh giá khía

cạnh kỹ thuật của dự án tốt hay không. Ngoài ra đối với các dự án đơn giản cán bộ thẩm
định có thể dựa vào những dự án tương tự để đánh giá nội dung của khía cạnh kỹ thuật.

×