THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
XĂNG DẦU B12
I. Khái quát chung về công ty xăng dầu B-12
1. Quá trình hình thành công ty xăng dầu B12- Quảng Ninh:
Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng ninh (Tiền thân của Công ty xăng dầu
B12) được thành lập và chính thức hoạt động ngày 27/06/1973. Là công trình
đường ống dẫn dầu đầu tiên ở Việt nam do Liên xô (cũ) giúp ta xây dựng nhằm
tiếp nhận vận chuyển xăng dầu phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước và phát triển kinh tế xã hội.
Từ năm 1975 trở lại đây, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế của cả nước &
khu vực, công trình đường ống dẫn dầu luôn được đầu tư mở rộng cả về quy mô và
cấp độ. với hệ thống trên 200 Km đường ống và 5 kho chứa có tổng dưng tích
146.000M3 trải dài trên 5 tỉnh & thành phố công ty xăng dầu B-12 thực sự giữ một
vị trí quan trọng trong PETROLIMEX Việt nam . bởi công ty có nhiệm vụ phải
tiếp nhận vận chuyển toàn bộ xăng dầu cho các nhu cầu kinh tế quôc phòng tại
khu vực phía bắc đồng thời trực tiếp cung ứng xăng dầu cho các nhu cầu kinh tế
tiêu dùng trên địa bàn tuyến ống đi qua. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ dự trữ
quốc gia một lượng xăng dầu nhất định & kinh doanh , Dầu mỡ nhờn , GAS.
Trong công cuộc đổi mới đất nước đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây khi nhà
nước chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN thì ngành XD nói chung &
công ty xăng dầu B-12 nói riêng cũng chuyển đổi một cách căn bản. Từ chỗ, xăng
dầu nhập khẩu theo kế hoạch chủ yếú từ Liên xô (cũ) theo hiệp định hoặc nghị
định thư giữa hai nhà nước được chuyển sang nhập khẩu theo cơ chế thị trường,từ
đó ngành XD thay đổi chế độ hạch toán & theo đó công ty Xăng Dầu B-12 cũng
thay đổi chế độ hạch toán từ hạch toán báo sổ sang chế độ hạch toán kinh tế độc
lập trong tổng hạch toán chung của toàn nghành xăng dầu với tổng số vốn như
sau.
+ Tổng số vốn đầu tư ban đầu : 877.770 ngàn đồng
Trong đó : - Vốn ngân sách : 843.705 ngàn đồng
- Vốn tự bổ xung : 34.065 ngàn đồng
+ Tổng số vốn hiện tại (01/01/2002) : 126.194.357 ngàn đồng
Trong đó : - Vốn ngân sách : 48.214.856 ngàn đồng
- Vốn tự bổ xung : 77.947.790 ngàn đồng
- Vốn khác 31.710 ngàn đồng
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh
của công ty.
2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty xăng dầu B12:
Là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ( Bộ thương
mại) - Công ty xăng dầu B-12 có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận toàn bộ lượng xăng dầu nhập khẩu tại Cảng dầu B12, với khối
lượng trên 1.200.000 m
3
/năm chiếm trên 80 % nhu cầu nhập khẩu của phía bắc &
gần 1/4 sản lượng xăng dầu nhập khẩu toàn quốc.
- Tổ chức điều chuyển (vận chuyển xăng dầu bằng đường ống) toàn bộ số
lượng xăng dầu nhập khẩu tới các công ty khu vực trong nghành với khối lượng
bình quân là: 700.000m
3
/năm đến 800.000m
3
/năm, khối lượng điều chuyển chiếm
70% tổng khối lượng Công ty xuất ra hàng năm (Số liêụ năm 2001).
Trực tiếp kinh doanh xăng tại 68 cửa hàng bán lẻ và hệ thống trên 100 đại lý
xăng dầu phục vụ các nhu cầu kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng trên địa
bàn 3 tỉnh (Quảng ninh - Hải dương - Hưng yên ) và một số tỉnh, Huyện, Thành
phố khác có kho xăng dầu và đường ống đi qua với sản lượng 175.000-
200.000M
3
/năm. Xuất điều động nội bộ ngành cho các phương tiện thuỷ thuộc các
công ty xăng dầu trên địa bàn Thanh Hoá Nghệ An & Quảng Bình đồng thời tổ
chức tái xuất sang Trung Quốc với khối lượng khoảng trên 220.000 M
3
Tổ chức bảo quản lượng xăng dầu dự trữ nhà nước tại kho của công ty bình quân
khoảng 52.000m
3
/tháng.
Ngoài chức năng trên công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ đáp ứng kịp
thời nhu cầu xăng dầu trong mọi tình huống, là công cụ hữu hiệu điều tiết & bình
ổn gía cả trên thị trường tại khu vực phía bắc
*/ Đặc điểm các mặt hàng và ngành nghề kinh doanh:
+ Công ty trực tiếp kinh doanh Cảng biển (Cảng chuyên dùng).
+ Kinh doanh các loại xăng dầu, xăng Ôtô, Diezel, FO, TC-1, Z-AI, Dầu
hoả, dầu mỡ nhờn các loại.
+ Làm dịch vụ giữ hộ hàng gửi (Hàng dự trữ ) hàng của các doanh nghiệp
khác kinh doanh xăng dầu, qua Cảng và tuyến ống B12, làm dịch vụ đo lường, vận
tải sau chiết khấu.
Bảng số 1 Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đã thực hiện qua các năm
ST
T
Chỉ tiêu Đ. Vị tính Thực hiện
2000 2001 2002
1. Tổng doanh thu Tỷđồng 3.986,771 3.993,386 4078,144
2. Lợi nhuận Tỷ đồng 5,766 7,000 5,435
3. Nộp ngân sách Tỷ đồng 1.138,500 1.143,600 1.480,52
4. Thu nhập bình quân đ/ng /tháng 1.135.600 1.517.500 1.795.000
5. Nguồn vốn kinh doanh Tỷ đồng 117,97 121,95 137,31
(Nguồn :Báo cáo quyết toán tài chính các năm 2000,2001,2002)
2.2 Mạng lưới kinh doanh và tổ chức bộ máy:
*/ Mạng lưới kinh doanh của công ty:
Hình 01: Quy trình công nghệ bơm chuyển xăng dầu của công ty
nd
Tổng kho Đức Giang do công ty xăng dầu khu vực I quản lý
Tổng kho Thượng Lý do công ty xăng dầu khu vực III quản lý
Kho xăng dầu K133 do công ty xăng dầu Hà Sơn Bình quản lý
Kho xăng dầu K135 do công ty xăng dầu Hà Nam Ninh quản lý
Mạng lưới kinh doanh xăng dầu của công ty gồm có : Cảng dầu chuyên dùng ;
bến xuất nhập cho xà lan & các tàu vừa & nhỏ , các chi nhánh xí nghiệp kho trạm
cửa hàng và các bến xuất cho Ôtô dọc trên tuyến ống chính.
+ Cảng dầu B12 : Chuyên tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu từ tầu ngoại và xuất nhập
xăng dầu điều động nội bộ cho các tàu nội của ngành xăng dầu:
Cảng mềm có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng tới 30000 DWT , nối giữa
tàu với hệ thống đường ống chính trên bờ là hệ thống ống mềm đặt ngầm dưới biển
với công xuất tiếp nhận tới 2 triệu tấn/năm ngoài cảng mềm nêu trên cảng dầu B-
12 còn có hai cảng cứng có khả năng xuất nhập tàu có tải trọng từ 300 -3500 DWT
với công xuất tiếp nhận tới 1 triệu M
3
/năm
KHO CẢNG
BC
kho xd
Kho xd
kho xd
KHO XD
k130
kho xd
k135
kho xd
a318
TỔNG KHO
ĐỨC GIANG
TỔNG KHO
THƯỢNG LÝ
Hệ thống kho chứa tại cảng dầu B-12 có thể chứa được 4 loại hàng với tổng sức
chứa 37000 M
3
+ Chi nhánh , xí nghiệp, kho trạm cửa hàng và bến xuất Ôtô Stec
a/ Chi Nhánh:
- Chi nhánh xăng dầu Hải dương : Trụ sở đóng tại thị xã Hải dương.chi nhánh trực
tiếp quản lý một kho trung chuyển xăng dầu có sức chứa 7200M
3
, gần 100 Km
đường ống ngầm để vận chuyển xăng dầu cho công ty xăng dầu khu vực I ( Hà
nội ) và các công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh.
Bến xuất ô tô Stéc : dùng để xuất hàng cho mạnh lưới bán lẻ với 17 cửa hàng & hệ
thống đại lý của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hải dương đồng thời chi nhánh có
nhiệm vụ cung ứng đầy đủ hàng cho các nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thái
bình & Hưng yên thông qua mạng lưới bán lẻ của hai tỉnh trên.
- Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên : Trụ sở đóng tại thị xã Hưng Yên được thành lập
ngay sau khi tỉnh Hưng yên được tái lập . chi nhánh trực tiếp quản lý 32 Km đường
ống dẫn xăng dầu & 12 cửa hàng bán lẻ trực tiếp bán lẻ, bán buôn cho các nhu cầu
kinh tế tiêu dùng tại tỉnh Hưng yên .
b/ Xí nghiệp :
- Xí nghiệp xăng dầu Quảng ninh : Trụ sở đóng tại P.Hà khẩu Thành Phố Hạ
long Tỉnh Quảng ninh. Xí Nghiệp (XN) trực tiếp quản lý kho xăng dầu có sức chứa
70.000M
3
&gần 70 Km đường ống dân dầu nhằm cung cấp xăng dầu cho các tuyến
sau,01 Bến xuất Ôtô stec có khả năng xuất trên 100 xe/ngày và 11 cửa hàng xăng
dầu trực tiếp phục vụ cho các nhu cầu khu vực miền tây tỉnh Quảng ninh ngoài ra
XN còn có một kho gas & DMN cung cấp cho các nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn
tỉnh quảng ninh với sản lượng bán ra hàng năm là tấn Gas và tấn DMN.
- Xí nghiệp xăng dầu K131: có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển
xăng dầu tiếp nhận từ Quảng ninh để bơm chuyển về HảI Phòng, HảI Dương
XNXD K131 có Trụ sở đóng tại Thuỷ nguyên Hải phòng. Xí nghiệp trực tiếp
quản lý một kho trung chuyển với sức chứa 12000 M
3
một trạm bơm trung áp &
gần 50 Km đường ống dẫn XD để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho Xã hội. XN được
phân công tổ chức cung ứng trực tiếp cho huyện Thuỷ nguyên thông qua 5 cửa
hàng bán lẻ.
- Xí nghiệp xăng dầu A318 : Đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản tồn chứa
lượng hàng dự trữ quốc gia. XN có Trụ sở đóng tại Kinh môn Hải dương, Xí
nghiệp trực tiếp quản lý hệ thống bể chứa với dung tích 20000m
3
trực tiếp kinh
doanh GAS , Dầu Mỡ Nhờn thông qua 8 cửa hàng nằm trên địa bàn Huyện Đông
triều (QN.)
Trực thuộc công ty còn có 12 cửa hàng bán lẻ XD đóng khu vực miền đông
Quảng ninh bao gồm thành phố Hạ long, thị xã Cẩm phả, Tiên yên , Đàm hà, Bình
liêu Móng cái v.v.
Với hệ thống các XN CN, Cảng dầu, 68 cửa hàng trực tiếp kinh doanh XD & mạng
lưới đại lý tạo thành một mạng liên hoàn đảm bảo cho việc xuất nhập tồn chứa vận
chuyển và cung ứng XD cho toàn bộ các nhu cầu kinh tế quốc phòng cho các tỉnh
tại khu vực phía bắc.
Với chức năng nhiệm vụ & mạng lưới kinh doanh trên - Cơ cấu tổ chức và
bộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau :
+ Văn phòng công ty thực hiện chức năng quản lý tổ chức điều hành các đơn
vị thành viên hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả
chung cho công ty.
2.3.Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của công ty thuộc dạng trực tuyến chức năng
được thể hiện qua hình 02.
(Hình 02: cơ cấu bộ máy quản lý của công ty xăng dầu B12)
Ban giám đốc
Ban giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Kế toán
Phòng
QLKT
đầu tư
Phòng
Xây dựng cơ bản
Phòng tổ chức cán bộ
LĐTL
Phòng tin
học
Phòng
Thanh tra bảo vệ
Phòng kỹ thật xăng dầu
Phòng hành chính
XNXD
Quảng Ninh
Cảng
Dầu
B-12
XNXD
A318
XNXD
K131
CNXD
Hải Dương
CNXD
Hưng Yên
2.4 Tình hình lao động, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm.
•Tình hình về lao động
Hằng năm công ty không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ công
nhân viên của mình.
Bảng số 2 Kết cấu lao động của công ty
STT Chỉ tiêu 4-1987 Hiện tại
LĐ % LĐ %
1 Tổng số lao động 1.050 1.864
2 LĐ quản lý trong tổng số LĐ 228 21,7 414 22,2
3 LĐ trực tiếp kd trong tổng số LĐ 822 78,3 1450 77,8
4 LĐ nữ trong tổng số LĐ 393 37,4 442 42,1
5 LĐ nữ trong tổng số LĐ trực tiếp KD 298 36,3 262 31,9
6 LĐ có trình độ ĐH trong tổng số LĐ 40 3,8 157 14,9
7 LĐ có trình độ ĐH trong tổng số LĐQL 40 17,8 116 50,8
8 LĐ có trình độ TH trong tổng số LĐ 215 20,5 325 30,9
9 LĐ có trình độ TH trong tổng số LĐ QL 82 33,9
10 Lao động trình độ sơ cấp, CĐ trong tổng số
LĐ
432 41,1 506 48,2
•Tình hình tiêu thụ hàng hoá
Bảng số 3. Một số hàng hoá chính của công ty
đơn vị:tỷ đồng
STT Tên sản phẩm Đ.vị Giá trị thực hiện
2000 2001 2002
1. Xăng dầu sáng M
3
1.818.957 1.877.149 2.197.497
2. Kinh doanh cảng biển VNĐ 2.498.404.4711 2.789.352.531 2.815.415.324
3. Kinh doanh dầu mỡ
nhờn
Lít 599.398.900 666.421 785.000
4. Kinh doanh Gas Tấn 882 1.016 1.114
Hiện nay, công ty đã mở rộng các cửa hàng bán lẻ với hệ thống các xí nghiệp,
chi nhánh, cảng dầu, công ty còn có 68 cửa hàng trực tiếp kinh doanh xăng dầu và
mạng lưới đại lý tạo thành một mạng liên hoàn đảm bảo cho việc xuất nhập tồn
chứa vận chuyển và cung ứng xâưng dầu cho toàn bộ các nhu cầu kinh tế quốc
phòng cho các tỉnh tại khu vực phía Bắc.
2.5. Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng kế toán công ty
Phòng kế toán công ty là một trong 9 phòng ban của công ty. Phòng kế toán
công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng kế toán Tổng công ty xăng dầu Việt
nam và ban giám đốc công ty. Vì công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có các xí
nghiệp và chi nhánh phụ thuộc, nên hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty
theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, các nghiệp vụ hạch toán (phản ánh, ghi
chép, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo...) đều được
thực hiện tại phòng kế toán công ty và tại phòng kế toán của các xí nghiệp trực
thuộc.
Việc lập báo cáo quyết toán của công ty thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán
của khối văn phòng công ty trực tiếp kinh doanh và báo cáo của các chi nhánh xí
nghiệp trực thuộc.
-Trực thuộc công ty, xí nghiệp, chi nhánh là hệ thống các của hàng bán lẻ đây
là các đơn vị hạch toán báo sổ. Các đơn vị này có hệ thống sổ sách kế toán theo dõi
chi tiết mang tính chất đăng ký chứng từ phát sinh và thống kê...Theo quy định của
công ty xí nghiệp và chi nhánh quản lý. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đây
đều được hạch toán kế toán trên hệ thống sổ kế toán tại phòng kế toán các xí
nghiệp, chi nhánh, hoặc tại phòng kế toán công ty trực tiếp quản lý.
Phòng kế toán công ty tổ chức chuyên môn hoá công tác kế toán theo các mảng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
-Kế toán vốn bằng tiền
-Kế toán hàng hoá
-Kế toán tài sản cố định và vốn chủ sở hữu
-Kế toán kết quả kinh doanh
-Kế toán công nợ
-Kế toán chi phí
-Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách
Kế toán tiền lương, BHXH và các khoản thu nhập của người lao động
Kế toán tổng hợp
Tổ chức kế toán theo mục tiêu quản lý: Kế toán tái chính và kế toán quản trị
+Kế toán tài chính: là phản ánh và ghi chép các dòng tài chính bên ngoài doanh
nghiệp về tình hình sản nghiệp, kết quả kinh doanh để lập báo cáo tài
chính theo pháp luật.
+Kế toán quản trị: là phản ánh và ghi chép các dòng tài chính trong nội bộ doanh
nghiệp về tình hình giá phí, giá thành, thu nhập của từng hoạt động, từng đơn vị,
từng bộ phận cấu thành nên doanh nghiệp.
Hiện nay, do yêu cầu đổi mới trang thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ cho
công tác quản lý, để phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện để xử lý
thông tin giúp giám đốc có những quyết định ứng xử trong kinh doanh. Giám đốc
công ty đã quyết định trang bị cho phòng kế toán công ty và các phòng kế toán tại
các đơn vị trực thuộc công ty một hệ thống máy vi tính từ năm 1999 Do vậy toàn
bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán trên mạng vi tính.
2.6 Sơ lược hệ thống kế toán của công ty.
- Hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được
áp dụng theo chế độ chứng từ Bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141
TC/QĐ/CĐKT ngày1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng theo đúng hệ thống tài
khoản kế toán ban hành kèm theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày
1/11/1995của bộ trưởng bộ tài chính. Để thuận lợi cho việc quản lý công ty mở
thêm tài khoản cấp3 và cấp 4 cho những tài khoản cần theo dõi chi tiết.
-Hình thức tổ chức kế toán: phân tán (văn phòng công ty và các chi nhánh, xí
nghiệp đều hạch toán kế toán ).
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ đây là một hình
thức kế toán đang được áp dụng phổ biến rộng rãi.Ngoài ra ,vì thực hiện trên máy
vi tính nên còn có dạng nhật ký sổ cái .
+ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, kết thúc ngày 31 tháng 12
hàng năm;
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (ngoại tệ tự
do chuyển đổi USD quy theo tỷ giá hạch toán, doanh thu và các khoản phải thu,
phải trả theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng );
+ Phương pháp kế toán tài sản cố định: Hạch toán tài sản cố định theo
nguyên giá và giá trị còn lại ,phương pháp khấu hao đường thẳng (tuyến tính).
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo
giá hạch toán Tổng công ty quy định (nguồn hàng tạm nhập tái xuất theo giá đích
danh (thực tế- theo tờ khai TNTX)); hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
Quy trình tổ chức công tác kế toán (hình bên).
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
II. Thực trạng báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính của
công ty.
1. Tình hình thực tế về báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính của công
ty Xăng dầu B-12
Chứng từ gốc và
các bảng phân
bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài
chính
•
Về việc lập báo cáo tài chính - nguồn thông tin sử dụng cho việc phân tích tài
chính.
+Nguồn thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác phân tích tài chính của công
ty Xăng dầu B-12 bao gồm BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Định kỳ, hằng
năm phòng tài chính kế toán tiến hành thu thập tổng kết và lập báo cáo này. Các
báo cáo này được lập theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng cho các phó phòng và các
kế toán viên sau khi tổng hợp được số liệu của năm.
Tuy nhiên, hạn chế của công ty là việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hằng năm
chưa được công ty thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cập nhật và gây khó
khăn cho việc phân tích trong tương lai và khả năng thanh toán các khoản nợ của
công ty .
•Về nhân sự cho công tác phân tích tài chính đóng một vai trò quan trọng và có
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phân tích tài chính. Tại công ty Xăng dầu B-
12 công việc này do cán bộ phòng tài chính kế toán phụ trách chưa có một bộ phận
chuyên trách đảm nhận đây cũng là hạn chế của công ty cần phải giải quyết để có
thể nắm chắc hơn về tình hình tài chính của mình .Nhìn chung đội ngũ cán bộ của
công ty giỏi về chuyên môn nghiệp vụ kế toán nắm vững đặc điểm hoạt động kinh
doanh của công ty ,hiểu rõ môi trường kinh tế vĩ mô cũng như chính sách nhà nước
,các chính sách thuế biến động kinh tế trong và ngoài nước. Song việc phân tích tài
chính chưa được quan tâm đúng mức nên việc phân tích còn hạn chế . Theo đó
,công tác bồi dưỡng nghiệp vụ phân tích tài chính cho cán bộ đảm nhận công tấc
này chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng
phân tích .
•
Về nội dung và phương pháp phân tích
Nội dung phân tài chính tại công ty còn sơ sài, mới chỉ dựa trên một số các chỉ
tiêu tài chính như tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu,doanh thu,lợi nhuận, thu nhập cán bộ công nhân viên. Như vậy mảng nội dung
phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp (phân tích diễn biến nguồn
vốn và sử dụng vốn; phân tích tình hình đảm bảo cho vốn hoạt động sản xuất kinh
doanh ... ) đều bị bỏ ngỏ. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời, khả năng
thanh toán lãi vay chưa được tính toán phân tích một cách cụ thể. Mặc dù, công ty
hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay và chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu
về hiệu quả sử dụng VLĐ, sử dụng TSCĐ đến mức nào cũng chưa được quan tâm .
Tuy nhiên, dựa trên một số mục trong thuyết minh báo cáo tài chính công ty
cũng đã lập các báo cáo chi tiết theo mẫu biểu của bộ tài chính và như vậy đã góp
phần cung cấp thêm được nhiều thông tin cho việc phân tích tài chính.
•
Về phương pháp phân tích :
Phương pháp chủ yếu được công ty sử dụng trong phân tích tài chính là phương
pháp tỷ lệ. Ngoài ra, công ty cũng đã kết hợp với việc so sánh các tỷ lệ tài chính
qua một vài năm (thường là hai năm ).
Tóm lại, để công tácphân tích tài chính thực sự phát huy vai trò trong quản trị tài
chính doanh nghiệp trước mắt công ty cần phải đổi mới nhận thức, tư duy về phân
tích tài chính .
2. Phân tích tình hình tài chính của công ty Xăng dầu B-12 thông qua các báo
cáo tài chính .
Công việc này cung cấp cho chúng ta những thông tin tài chính trong kỳ là khả
quan hay không khả quan .
a.Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn .
Nội dung phân tích này cho chúng ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn
tăng (giảm )bao nhiêu ? Tình hình sử dụng vốn như thế nào ? những chỉ tiêu nào là
chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng (giảm )nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty ? Từ
đó, có các giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của công ty. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công
ty trước hết ta lập phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
(Trang bên )
+Từ bảng phân tích có thể đánh giá khái quát như sau:
*Năm 2000 nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty tăng 268,57 tỷ đồng. Công
ty chủ yếu tìm nguồn vốn từ tăng nguồn vốn nợ phải trả nội bộ chiếm
87,37%.Trích khấu hao TSCĐ hữu hình 8,01 tỷ đồng (2,98%), tăng chiếm dụng
nhà cung cấp 2,24 tỷ đồng chiếm 0,83%, lợi thế thương mại của công ty nâng cao
tạo giá trị 2,47 tỷđồng (0,91%), chiếm dụng khác của công ty là 3,12 tỷđồng đạt
1,16%, từ quỹ đầu tư phát triển 3,29 tỷ đạt 1,22%, quỹ khen thưởng phúc lợi
1,1%(2,98 tỷ ) và từ vốn đầu tư XDCB 0,15% (0,41 tỷ ). Ngoài ra, công ty còn huy
động từ quỹ dự phòng tài chính 8,73 tỷ (3,3%) thuế và các khoản khác nộp chiếm
0,83%.
-Với tổng số vốn là 268,57 tỷ đồng này công ty đã dùng phần lớn vào việc cung
cấp tín dụng cho khách hàng là 219,51 tỷ đồng chiếm 81,73%, giảm nguồn vốn
kinh doanh 9,61 tỷ chiếm 3,99%, giảm khoản phải trả công nhân viên 10,26 tỷ
đồng (3,82%). Ngoài ra, công ty còn sử dụng vốn đầu tư TSCĐ 2,86 tỷ đồng chiếm
1,06%, tăng lượng vốn bằng tiền 3,67tỷ đồng tương đương 1,37%, dự trữ hàng hoá
tồn kho là 1,19 tỷ (0,44%) và TSLĐ khác chiếm 0,16% (0,44 tỷ ). Như vậy, tổng số
vốn huy động đã được sử dụng chủ yếu vào việc cung cấp tín dụng cho khách hàng
đây cũng là (chủ yếu là các đơn vị tuyến sau trực thuộc tổng công ty ) đây cũng là
nhiệm vụ của công ty phải chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty nó thể hiện được hiệu
quả kinh doanh của công ty.
* Năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 298,09 tỷ đồng .
- Nguồn vốn tăng huy động chủ yếu từ việc giảm cung cấp tín dụng cho khách
hàng 216,68 tỷ đồng chiếm 72,68%, giảm việc dự trữ hàng tồn kho 26,53 tỷ đạt
8,9%. Trích khấu hao TSCĐ được 15,31 tỷ đồng chiếm 5,13%, giảm TSLĐ khác
0,23 tỷ (0,28%), tiết kiệm chi phí XDCB 5,26 tỷ (1,76%), tăng chênh lệch đánh giá
lại tài sản 13,89 tỷ đạt 4,65%. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân phối đạt 1,74 tỷ
(1,704%), giảm vốn đầu tư XDCB 0,8 tỷ đồng (0,27%) ,giảm khoản thuế và các
khoản phải nộp 0,05 tỷ (0,016%) .
-Tổng nguồn vốn 298,09 tỷ đồng công ty đã sử dụng phần lớn vào việc trả nợ với
Tổng công ty 256,39 tỷ đồng chiếm 86,01 % tăng cường đầu tư vào TSCĐ 16,64
tỷ đồng (5,58%), tăng vốn bằng tiền 21,03 tỷ (7,05%). Ngoài ra, công ty còn trả
nợ các nguồn khác 3,44 tỷ (1,15%) nợ dài hạn 0,09 tỷ (0,03%).
*Năm 2002, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 299,16 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng cũng
do tăng các khoản phải trả nội bộ chiếm 45,11% (134,98 tỷ đồng ), trích khấu hao
13,97 % (41,82 tỷ ), rút vốn bằng tiền 9,74% chiếm 29,15 tỷ, người mua trả tiền
trước 22,84 tỷ (7,63%), tăng nguồn vốn kinh doanh 15,36 tỷ (5,13%). Ngoài ra,
công ty còn huy động từ việc chenh lệch đánh giá lại tài sản 10,47 tỷ đồng (3,5 %),
từ các qũy dự phòng 3,07 tỷ chiếm 13,05 %, từ quỹ khen thưởng phúc lợi 0,57 tỷ
đồng (0,19 %), giảm TSLĐ khác 0,23 tỷ (0,07%).
- Với tổng số vốn 299,16 tỷ đồng công ty đã sử dụng phần lớn vào việc cung cấp
tín dụng cho khách hàng, mặc dù tỷ trọng này có giảm so với năm 2000 đạt 144,36
tỷ đồng chiếm 48,25% và dự trữ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao 82,43 tỷ đồng đạt
27,55% ,tăng cường vào việc đầu tư vào TSCĐ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh 55,17 tỷ đồng (18,44%). Ngoài ra, còn trả nợ dài hạn 0,36 tỷ đồng (0,12%)
và phải trả các khoản khác 0,4 tỷ đồng (0,13%).
Sở dĩ, trong các năm 2000, 2001, 2002 có sự thay đổi về các khoản phải thu
phải trả, hàng tồn kho là vì trong các năm này công ty đang kinh doanh trong tình
trạng bất thường do giá cả thế giới có sự biến động mạnh, mặt khác theo sự chỉ đạo
của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam về việc đạt giá trần cho xăng dầu để ổn định
giá cả.Tuy nhiên, qua 3 năm ta thấy công ty đã cố gắng nỗ lực thực hiện quản lý
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn tăng lên đáng kể cơ sở vật chất kỹ
thuật được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty đứng vững nắm bắt kịp
thời các cơ hội kinh doanh.
b.Phân tích khả năng thanh toán
Bên cạnh việc sử dụng và huy động vốn khả năng tự đảm bảo về mặt tài
chính, khả năng thanh toán cũng cho thấy một cách khái quát về tình hình tài chính
công ty Xăng dầu B-12 .