Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.72 KB, 56 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Lê Trực.
Công ty cổ phần may Lê Trực được thành lập ngày 01/01/2000. Trước đây, công
ty là một trong ba cơ sở may của công ty may Chiến Thắng:
- Cơ sở may số 8B Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội.
- Cơ sở may số 22 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội.
- Cơ sở dệt thảm len số 115 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội.
Chính vì vậy, lịch sử hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình
thành và phát triển của công ty may Chiến Thắng có trụ sở chính đặt tại 22 Thành
Công - Ba Đình - Hà Nội.
Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công
ty dệt may Việt Nam, được thành lập từ ngày 2 tháng 3 năm 1968, tiền thân của nó
là xí nghiệp may Chiến Thắng. Xí nghiệp có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực - Ba
Đình - Hà Nội và giao cho cục vải sợi - may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ
tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu
kế hoạch của Cục vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.
Tháng 5 năm 1971, xí nghiệp may Chiến Thắng chính thức chuyển giao cho Bộ
Công Nghiệp Nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu. Cũng
từ đó xí nghiệp bắt đầu khôi phục và phát triển, làm quen dần với cơ chế thị
trường.
Ngày 25 tháng 8 năm 1992, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp
may Chiến Thắng thành Công ty may Chiến Thắng. Đây là sự kiện đánh dấu một
bước trưởng thành về chất của xí nghiệp đó là tính tự chủ sản xuất kinh doanh
được thực hiện đầy đủ trong chức năng hoạt động mới của công ty.
Ngay sau đó, tháng 3 năm 1994, xí nghiệp thảm len Xuất khẩu Đống Đa thuộc
Tổng công ty dệt may Việt Nam được sát nhập vào công ty may Chiến Thắng, từ
đây chức năng và nhiệm vụ của công ty được nâng lên.
Ngoài ra công ty còn liên kết với nhiều hãng Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore....
mở rộng và phát triển công nghệ sản xuất.


Trong những năm tiếp theo, công ty có những biến đổi lớn về chất, tăng trưởng
và phát triển, không chỉ lao động cần cù mà trong từng sản phẩm đã bao hàm giá
trị chất xám kết tinh từ suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức của công ty. Lực lượng sản xuất của công ty đã đổi mới hoàn toàn. Công ty
đã đầu tư 12,96 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và 13,998 tỷ đồng cho mua sắm máy
móc thiết bị.
Ngày 01/01/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của công ty may
Chiến Thắng đó là sự kiện cơ sở may số 8B Lê Trực tách ra thành lập công ty cổ
phần may Lê Trực : Công ty được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo luật công ty (do Quốc Hội thông qua
ngày 20/12/1990 và một số điều luật được Quốc Hội khoa IX kỳ họp thứ 5 thông
qua ngày 22/06/1994).
Hiện nay, công ty cổ phần may Lê Trực là một công ty hoạt động độc lập trực
thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, thành lập theo quyết định 68/1999 QĐ -
BCN do Bộ Công Nghiệp cấp ngày 20/10/1999. Giấy phép kinh doanh số 058429
do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 24/12/1999.
Công ty có tên giao dịch quốc tế : LETRUC GARMENT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : LEGASTCO.
Trụ sở chính : Số 8B Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội.
Điện Thoại : (04) 8233870 - (04) 7338007.
Fax : 84.4733721 .
Ngành nghề kinh doanh : Hàng may mặc.

Công ty cổ phần may Lê Trực là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày
được cấp giấy phép kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và
con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và luật công ty. Nguồn vốn của công
ty được hình thành từ ba nguồn chính : Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong
công ty và các nguồn khác. Công ty hiện có hơn 1000 máy móc thiết bị các loại và
hơn 800 cán bộ công nhân viên với mặt bằng diện tích hơn 15.000 m2.
Công ty cổ phần may Lê Trực tuy mới hoạt động riêng được gần 5 năm nhưng

với kinh nghiệm của các thành viên Hội đồng quản trị cũng như Ban giám đốc điều
hành nên đã đạt được những thành tựu nhất định và không ngừng vươn lên tự
khẳng định mình trên thị trường. Với chất lượng sản phẩm cao, tốc độ nhanh và
đáp ứng được nhu cầu của đơn đặt hàng đúng thời hạn, công ty đã và đang ngày
càng tạo uy tín cao với khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, may mặc đang trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực
của nước ta, do đó công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hiện đại hoá dây chuyền sản
xuất, đề ra những nhiệm vụ mới và mục tiêu mới để bắt kịp với sự phát triển chung
của đất nước.
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Lê Trực trong
một số năm gần đây.
Là một công ty may nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt
hàng may mặc, chủ yếu là nhận gia công các mặt hàng may mặc của khách hàng
nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng may mặc. Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh
các ngành nghề tổng hợp mà Nhà nước cho phép.
Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài như các nước: Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật và một số nước Châu Âu... do vậy hàng năm công ty cổ phần may
Lê Trực cũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ở nước
ta.
Mục tiêu của công ty hướng tới trong hoạt động là huy động vốn có hiệu quả
cho việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng may mặc nhằm thu lợi nhuận tối đa,
tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp
vào ngân sách Nhà nước và công ty. Ngoài ra, công ty cũng đang tập trung xây
dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, hiệu quả cao theo
hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu gia công và tăng dần phương thức kinh doanh mua
vào nguyên vật liệu, bán ra thành phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó, công ty có
trách nhiệm không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Với nhiệm vụ của mình, công ty đã có những bước đi chiến lược như sau:
• Nâng cao năng lực, trình độ bộ máy quản lý, đội ngũ lao động đồng thời đầu tư

trang thiết bị công nghệ hiện đại cho quá trình sản xuất kinh doanh.
• Sản xuất các sản phẩm tinh xảo có kỹ nghệ và hàm lượng chất xám cao đảm bảo
tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ thuật tạo điều kiện nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm.
• Liên tục cải tiến, hoàn thiện công nghệ may mặc, thêu in theo sát với xu hướng
phát triển của khu vực và thế giới đồng thời mở rộng thêm nghề thủ công khác khi
có thời cơ. Mũi nhọn của sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm may mặc cao
cấp, mẫu mã đa dạng, phong phú thích ứng với thị trường trong và ngoài nước cả
về số lương lẫn chất lượng.
• Không những duy trì và phát triển thị trường đã có mà còn từng bước mở rộng thị
trường ở cả trong nước và ngoài nước thông qua công tác sáng tạo, thiết kế những
mẫu mốt mới, tìm kiếm những nguyên liệu có độ đàn hồi cao, chất lượng tốt.
Từ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động như vậy, công ty cổ phần may Lê Trực đã và
đang tham gia tích cực vào chủ trương xây dựng phát triển đất nước, đưa đất nước
từng bước đi lên ngày càng giàu mạnh.
2.1.3. Kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Lê
Trực trong những năm gần đây.
Trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị và Ban
giám đốc, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng với sự quan
tâm giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền sở tại
và các doanh nghiệp đối tác, công ty cổ phần may Lê Trực đã tìm được những thị
trường tiềm năng mới, thích ứng dần với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị
trường, từng bước ổn định sản xuất và tình hình sản xuất của công ty đã luôn vượt
kế hoạch.
Công ty đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh như vậy, công
ty đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
Thước đo cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty cổ

phần may Lê Trực, ta có thể đánh giá tình hình sản xuất sản phẩm của công ty qua
bảng sau:
Biểu số 2.1: Bảng báo cáo về số lượng sản phẩm sản xuất trong một số năm gần
đây:
Đơn vị tính : Sản phẩm
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
1. Áo Jacket các loại 385.540 430.985 480.570 854.830
2. Áo sơmi các loại 304.645 411.180 565.780 753.000
3. Áo mũ bơi 10.780 11.290 12.000 24.500
4. Váy bầu 930 1.370 1.420 1.875
5. Quần soóc 9.270 2.780 8.890 7.434
6. Quần bò 17.540 16.320 20.716 29.390
7. Quần Âu 2.100 1.840 2.205 2.470
8. Áo thể thao 6.250 6.540 6.980 7.000
9. Quần thể thao 8.515 8.740 9.150 11.567
10. Áo gió 8.740 8.975 9.064 9.470
(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Lê Trực)
Qua bảng báo cáo trên ta thấy sản lượng của công ty tăng dần qua các năm. Sản
lượng tăng chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày càng mở
rộng hơn. Đặc biệt là mặt hàng Jacket và sơ mi, số liệu trên cho thấy áo Jacket và
sơ mi của công ty đã và đang được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó, sản phẩm
các chủng loại khác cũng dần gây được uy tín với khách hàng. Điều này có nghĩa
là sản phẩm của công ty với chất lượng cao đã tạo được sự tin tưởng của khách
hàng và đang ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Vì
vậy mà lợi thế cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn. Trong những năm qua và mục
tiêu trong những năm tới công ty luôn cố gắng để số lượng sản phẩm tiêu thụ sát
với số lượng thực tế sản xuất ra và tìm các biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo sự
tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng trên cơ
sở rất chú ý đến việc áp dụng công nghệ mới, chú trọng quản lý kỹ thuật, nâng cao
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên

cạnh việc tăng số lượng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng phát
triển không ngừng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nâng cao thu nhập
người lao động.
Qua bảng này, chúng ta có thể nhìn thấy một cách cụ thể sự phát triển của công
ty cổ phần may Lê Trực trong những năm gần đây.
Biểu số 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Lê Trực.
STT Chỉ tiêu
Đơn Vị
Tính
2001 2002 2003 2004
1
Tổng doanh thu
- Doanh thu XK
- Doanh thu NĐ
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
36.003
34.179
1.824
38.554
36.574
1.980
41.546
39.156
2.390
54.090
51.140
2.950
2 Giá trị SXCN Triệu đồng 18.134 20.992 23.264 34.885

3
Nộp ngân sách
Nhà nước
Triệu đồng 224 302 361 624
4 Kim ngạch XK USD 1.224.973 1.475.600 1.934.220 2.305.008
5 Kim ngạch NK USD 5.969.474 6.813.343 6.586.700 7.934.740
6 Lợi nhuận Triệu đồng 1.035 1396 1.670 2.890
7
Thu nhập
bình quân
Nghìn/tháng 850 965 1.094 1.438
(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Lê Trực)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
liên tục phát triển là do công ty không ngừng tăng sản lượng, cải tiến máy móc
thiết bị, áp dụng công nghệ mới, chú trọng quản lý kỹ thuật và nâng cao chất lượng
sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trong và ngoài
nước. Để đánh giá được sự phát triển mạnh mẽ này của công ty ta có bảng tính sau:
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh.
Tổng doanh thu – Doanh thu xuất khẩu – Doanh thu nội địa – Nộp ngân sách.

Qua bảng trên ta thấy tốc độ phát triển doanh thu và thị trường của công ty đều
tăng qua các năm. Cụ thể tốc độ phát triển doanh thu năm 2002 so với 2001 là
107% và đến năm 2004 thì tốc độ phát triển so với năm 2001 đã tăng lên 150%.
Điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra,
cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, quan
tâm đến hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của kim ngạch xuất
khẩu cũng tăng lên đáng kể tạo đà tăng trưởng cho công ty trong những năm tiếp
theo. Công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và việc làm ổn định cho
hơn 800 cán bộ công nhân viên trong công ty. Thu nhập của họ cũng không ngừng
tăng lên qua các năm. Năm 2002/2001 tốc độ tăng là 114% nhưng cho đến năm

2004 thì tốc độ này đã đạt được 169% so với năm 2001. Riêng nộp ngân sách các
năm từ 2001 đến 2004 có xu hướng ổn định. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty rất hiệu quả và không ngừng tăng doanh thu qua các năm.
Việc tăng doanh thu và sản lượng sản phẩm đã đưa đến kết quả là lợi nhuận của
công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm và có xu hướng tăng nhanh hơn
trong những năm gần đây. Đối với công ty, lợi nhuận chính là một trong những
thước đo hiệu quả việc sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng ta có thể xem tình
hình biến động lợi nhuận của công ty trong một số năm gần đây được thể hiện ở sơ
đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Sơ đồ lợi nhuận của công ty.

Nhìn chung về cơ bản công ty đã thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị trường
cạnh tranh khá quyết liệt về ngành may mặc hiện nay đặc biệt là may mặc xuất
khẩu. Khách hàng của công ty không chỉ giới hạn ở một lứa tuổi mà ngay từ khi
thành lập công ty đã đặt ra mục tiêu là phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Với
từng thị trường riêng biệt mà công ty có những mặt hàng riêng biệt để tăng sức
cạnh tranh. Mặt khác, công ty tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ,
nâng cao uy tín vốn có của công ty trên thị trường may mặc nói chung và thị
trường may xuất khẩu nói riêng. Trong những năm qua, công ty đã xây dựng được
một mạng lưới thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc có qui
mô lớn, tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài cho công ty.
Những phân tích khái quát trên cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường cùng với sự ra đời còn khá mới mẻ song công ty cổ
phần may Lê Trực đã từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đi
vào ổn định và phát triển. Sự tăng lên của các chỉ tiêu trong những năm gần đây đã
phần nào phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng
định những nỗ lực rất đáng khuyến khích của tập thể cán bộ công nhân viên trong
công ty.
2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty.

2.1.4.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
* Tổ chức bộ máy sản xuất:
Công ty cổ phần may Lê Trực trước đây là một trong những cơ sở may của công
ty may Chiến Thắng. Hiện nay khi tách ra thành công ty cổ phần thì công ty có trụ
sở duy nhất tại phố Lê Trực – Hà Nội với mặt bằng diện tích hơn 15000 m2. Công
ty hiện nay có 3 phân xưởng sản xuất, 1 phân xưởng cắt và 1 phân xưởng thêu với
diện tích mặt bằng gần 12000 m2, còn lại là hệ thống kho bãi, cửa hàng giới thiệu
sản phẩm và toà nhà văn phòng công ty. Hiện tại công ty có hệ thống cửa hàng đại
lý và giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc.
* Tổ chức bộ máy quản lý:
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc hình thành và hoàn thiện cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy trình sản xuất, kiểm tra các hoạt động
của doanh nghiệp trong từng khâu, từng bộ phận có vai trò hết sức quan trọng. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều phối, sự bố trí sản xuất, phương thức làm việc và
sự phát huy khả năng của các phòng ban, các bộ phận cho cùng một mục đích
chung. Do vậy, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, khoa học sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao
chất lượng sản phẩm đồng thời nâng cao vị trí và uy tín trên thị trường.
Công ty cổ phần may Lê Trực cũng đã nhiều lần cải tổ bộ máy quản trị qua quá
trình chuyển đổi sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Hiện nay, công ty tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp hai cơ cấu : “Trực tuyến –
chức năng”. Có nghĩa là phòng ban tham mưu với Hội đồng quản trị qua Ban giám
đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp Ban giám đốc điều hành đưa ra
những quyết định đúng đắn, có lợi ích cho công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Biểu số 2.6: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Lê Trực.
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
BAN GIÁM ĐỐC
CHỦ TỊCH HĐQT
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 1
Phòng kế toán tài vụ
Phòng KCS
Phòng kinh doanh
Phòng phục
vụ sản xuất
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng hành chính
Phòng bảo vệ quân sự
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Phân xưởng
cắt
Phân
xưởng
thêu
Trung
tâm
thiết
kế
Phòng kỹ
thuật
Phân
xưởng
CKT
Phòng cơ
điện
Công tác quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban, các bộ phận,
các phân xưởng thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhất định:

- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất gồm 5 thành viên (1 Chủ tịch
Hội đồng quản trị, 1 phó Hội đồng quản trị và 3 uỷ viên). Hội đồng quản trị do
đại hội cổ đông bầu ra.
- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người quản lý
điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện
pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và Đại hội cổ đông, có quan hệ chức năng với các phòng ban, các bộ
phận khác trong công ty.
Phó giám đốc ngoài nhiệm vụ thực hiện những công việc được giám đốc giao
còn quản lý phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng cắt và phân xưởng thêu.
- Phòng phục vụ sản xuất: Theo dõi, quản lý bảo quản hàng hoá vật tư, thực hiện
cấp phát vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất theo định mức của phòng xuất
nhập khẩu. Tham mưu cho giám đốc về việc theo dõi và ký kết hợp đồng gia
công, vận tải, thuế kho bãi, mua bán máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho
sản xuất. Ngoài ra còn nhiệm vụ quản lý, điều tiết công tác vận chuyển, trực
tiếp thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất.
- Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu-
chi, vay... đảm bảo các nguồn thu chi. Phụ trách công tác hạch toán kế toán, tổ
chức hạch toán kinh doanh của toàn công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổ
chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính theo các chính sách, chế độ
chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước và lập các dự án đầu tư.
Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán do kế toán trưởng
phụ trách chung. Bộ máy kế toán của công ty được thực hiện theo hình thức tập
trung để điều hành quan sát mọi hoạt động của công ty. Tại các phân xưởng không
có tổ chức hạch toán riêng mà chỉ có nhân viên thống kê thuộc tổ văn phòng làm
nhiệm vụ thu thập, kiểm tra chứng từ, thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, lập báo cáo nghiệp vụ trong phạm vi quyền hạn của mình như báo cáo về
sử dụng nguyên vật liệu, về sử dụng vật tư, về nhập khẩu hàng tồn trong phân
xưởng. Định kỳ các nhân viên này chuyển các chứng từ, báo cáo này về văn phòng
kế toán của công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ.

Phòng kế toán có nhiệm vụ lập, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ
sách, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các công tác thu thập, xử lý thông tin
kế toán của các bộ phận có liên quan.
Phòng kế toán phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính của Bộ Tài
Chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác toàn cảnh về tình hình tài chính và
hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp với định
hướng phát triển của công ty.
Đội ngũ kế toán của công ty phải có trình độ, nghiệp vụ, có kinh nghiệm nghề
nghiệp trên 2 năm để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hiện nay bộ máy kế toán
của công ty gồm 4 nhân viên:
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
CCDC
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Thủ quỹ
(kiêm Kế toán tiền lương)
- Phòng xuất nhập khẩu : Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh ngắn
hạn, dài hạn theo hợp đồng kinh tế, ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài.
Trực tiếp tổ chức, theo dõi điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiến độ sản
xuất và giao hàng. Thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập khẩu như thủ tục xuất
nhập khẩu hàng hoá, thủ tục thanh toán tiền hàng, giao dịch đối ngoại, giao
dịch vận chuyển, giao dịch ngân hàng, thuế... Thực hiện kế hoạch các mặt toàn
công ty. Cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất, cùng phòng phục vụ sản xuất đảm
bảo cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất, thực hiện quyết toán tiền hàng vật tư
với khách hàng hải quan, cơ quan thuế và thuế nhập khẩu... Ngoài ra, còn tiếp cận
và mở rộng thị trường cho công ty bằng cách tìm thị trường tiêu thụ trong nước và
ngoài nước.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các công tác tiếp thị
giao dịch, các chiến dịch quảng cáo và nhận đặt hàng của khách hàng nội địa và
khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, đây còn là bộ phận phụ trách việc chào bán

(FOB) nghĩa là các sản phẩm được chế thử rồi đem đến các hãng để chào bán,
nếu được chấp nhận công ty sẽ sản xuất loại hàng đó. Theo dõi và quản lý các
cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm.
- Phòng hành chính : Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc về công tác hành
chính pháp chế thực hiện các công cụ quản lý toàn công ty. Tiếp nhận và quản
lý công văn, thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, trực tiếp đón khách. Tổ
chức công tác phục vụ hành chính, các hội nghị , hội thảo và công tác vệ sinh
công nghiệp. Lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình nhà
xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (điện, nước, máy vi tính....)
- Phòng bảo vệ quân sự : Có nhiệm vụ xây dựng các nội qui, quy chế về trật tự an
toàn trong công ty, bảo vệ và quản lý tài sản trong công ty. Trực tiếp đón và
hướng dẫn khách ra, vào công ty.
- Phòng KCS : Có trách nhiệm xây dựng các phương án quản lý và nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tiến hành kiểm tra nguyên phụ
liệu trước khi nhập kho, kiểm tra hàng hoá trước khi giao cho khách hàng hay
nhập kho.
- Phòng kỹ thuật : Phụ trách xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy
cách tiêu chuẩn của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật, quản lý và điều
tiết máy móc thiết bị. Nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
may mặc để ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Phòng kỹ thuật còn có
nhiệm vụ kiểm tra quy cách mẫu hàng và kết hợp với ban quản lý phân xưởng
để sửa chữa hàng bị hỏng lỗi.
- Phòng cơ điện : Có nhiệm vụ bảo quản và duy trì nguồn điện, cơ khí máy móc
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Trung tâm thiết kế : Phụ trách việc thiết kế mẫu dáng sản phẩm, trưng bày và
giới thiệu sản phẩm làm cho thị trường biết đến sản phẩm của công ty. Đồng
thời đây cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản ánh từ người tiêu dùng.
- Phân xưởng : Là nơi chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm của công ty.
Hiện nay công ty có những phân xưởng sau: Phân xưởng 1, Phân xưởng 2
PXCKT, Phân xưởng cắt và Phân xưởng thêu. Trong đó, Phân xưởng 1 và Phân

xưởng 2 chuyên sản xuất gia công hàng may mặc, PXCKT chuyên sản xuất các
loại mũ, quần áo bơi. Mỗi phân xưởng đều được tổ chức quản lý theo tổ; ngoài
các tổ tham gia trực tiếp sản xuất gia công sản phẩm còn có tổ văn phòng và
phân xưởng thêu thực hiện công đoạn thêu trong chu trình sản xuất hay nhận
gia công thêu cho các đơn vị khác khi có hợp đồng.
2.1.4.2. Đặc điểm về sản phẩm.
Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú. Ngoài các mặt
hàng truyền thống của công ty là áo sơmi, jacket, đồng phục cho cơ quan, quần áo
thể thao thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, mũ. Bên cạnh đó, công ty còn chú
trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm phát triển thêm doanh thu như ký kết
hợp đồng mua bán áo và đồng phục trẻ em.
Với tính chất sản xuất đa dạng như vậy, trong cơ chế thị trường công ty còn biết
vận dụng tiềm năng về lao động, về mặt máy móc thiết bị, trình độ công nhân vào
những nhiệm vụ sản xuất đa dạng, đảm bảo hoàn thiện chất lượng sản phẩm tạo
doanh thu cao nhất cho công ty đồng thời nâng cao vị trí cạnh tranh của công ty trên
thị trường.
2.1.4.3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ.
* Thị trường trong nước : Dân số nước ta hiện nay khoảng gần 80 triệu dân,
nhu cầu về sản phẩm may mặc là thiết yếu đang ngày càng tăng lên. Mức sống của
người dân được nâng cao, lối sống ăn mặc hiện đại, hợp thời trang đã du nhập vào
nước ta. Điều này buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm của
mình cả về kiểu dáng mẫu mã lẫn chất liệu sản phẩm. Số lượng các doanh nghiệp
sản xuất hàng may mặc ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung chiếm tỷ lệ lớn
như : công ty may Thăng Long, công ty may Chiến Thắng, công ty may 247, công
ty cổ phần may Lê Trực... ngoài ra còn có các công ty, doanh nghiệp tư nhân từ
khắp nơi có thể tồn tại với lực lượng một đơn vị từ 5 đến 10 người hoặc vài trăm
người. Chính vì vậy, nó đã gây ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cả
về chất lượng lẫn giá cả.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có nhiều loại quần áo được nhập lậu từ
Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia... về quần jean, áo phông, sơ mi với kiểu dáng

đẹp, mẫu mã phong phú, giá cả lại rẻ hơn hàng trong nước do không phải đóng
thuế khiến nhiều người Việt Nam sính hàng ngoại đã tiêu dùng chủ yếu các mặt
hàng này. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các công ty may mặc trong
nước.
* Thị trường nước ngoài : Khi các đối tác nước ngoài đến Việt Nam để ký kết
hợp dồng gia công hàng xuất khẩu, họ thường chọn những công ty lớn có uy tín về
chất lượng sản phẩm, mẫu mã kiểu dáng đẹp, đa dạng về chủng loại, màu sắc phù
hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng.
Công ty cổ phần may Lê trực luôn chú trọng đến nghiên cứu thị trường. Mặt
hàng chính của công ty là các sản phẩm may mặc bao gồm các chủng loại : áo
jacket, váy áo nữ, áo đồng phục cơ quan, áo mũ bơi, áo sơ mi xuất khẩu... Là một
trong những thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may
Lê Trực đã góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may.
Các mặt hàng của công ty phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và kích
thước, màu sắc, chất lượng luôn được chú trọng nâng cao không những khẳng định
được mình ở thị trường trong nước mà còn cả những thị trường khó tính như : Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đặc biệt là thị trường Nga, Đông Âu vốn là những thị
trường mà trước đây doanh nghiệp bỏ ngỏ. Cùng với các bạn hàng truyền thống
( khi công ty còn là cơ sở may của công ty may Chiến Thắng ) công ty không
ngừng tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước để không ngừng mở rộng
thêm thị trường. Công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ với các hãng nổi tiếng
như : Gennies fashion - Đài Loan, hãng Hadong – Hàn Quốc, hãng Leisure, Itochi,
Yongshin, Kinsho...
Chính sự nhạy bén với biến động của thị trường (sau sự kiện ngày 11/9), công ty
đã tìm được một hướng đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm thị trường mới cả
trong nước và quốc tế thông qua hoạt động của cửa hàng bán lẻ và hoạt động xuất
khẩu sang thị trường mới bảo đảm đầu ra cho sản xuất. Hơn nữa, sản phẩm may
mặc của công ty luôn được đổi mới, đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã, kích cỡ,
màu sắc, chất liệu với chất lượng sản phẩm cao, giá thành được nhiều người tiêu
dùng chấp nhận nên sản phẩm của công ty thu hút được rất nhiều khách hàng trong

và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 2.7: Thị trường hiện nay của công ty cổ phần may Lê Trực.
STT MẶT HÀNG THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
1. Áo Jacket Đức, Pháp, Nga, Nhật, Đan Mạch, Hàn Quốc, Canada, Thụy
Sỹ, Đài Loan,Việt Nam
2. Quần bò Đức, Nga, Nhật, Nauy.
3. Quần soóc Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan.
4. Quần Âu Pháp.
5. Áo sơmi Đức, Nhật. Canada, Nga, Cộng Hoà Séc, Việt Nam, Pháp,
Đài Loan, Thụy Sĩ.
6. Áo mũ bơi Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha.
7. Váy bầu Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông, Triều Tiên
8. Áo thể thao Singapore, Nhật, Thụy Sĩ.
9. Quần thể thao Singapore, Nhật, Thụy Sĩ.
10. Áo gió Đan Mạch, Nga, Đức, Thái Lan.

(Nguồn phòng kinh doanh – công ty cổ phần may Lê Trực)
Qua bảng trên, ta thấy thị trường chủ yếu của công ty là Nhật, Đức và Nga. Ở
Nhật Bản, giá nhân công rất cao nên hầu hết mặt hàng may mặc đều được Nhật
nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đối với các thị trường này
công ty chỉ làm gia công, xuất khẩu trực tiếp vì chất lượng đòi hỏi cao. Tuy nhiên,
công ty rất chú trọng đến những thị trường này vì đây là những thị trường có sức
tiêu thụ lớn, chiếm tỷ lệ đặt hàng cao nhất so với những thị trường khác.
Mặt khác, công ty cũng luôn mở rộng mạng lưới kinh doanh tiếp thị, các đại lý
giới thiệu, quảng cáo và bán sản phẩm, xúc tiến các hợp đồng sản xuất bán FOB
trong và ngoài nước, doanh thu bán FOB năm 2004 đạt 20,294 tỷ tăng 25,47% so
với năm 2003, nhờ đó công ty đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các khách
hàng tiềm năng ở những thị trường lớn khác tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của
công ty.
2.1.4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu.

Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mặc nên nguyên vật
liệu chính là vải các loại và các loại khuy, chỉ, khoá...Nguồn nguyên liệu chính này
của công ty hầu hết là nhập từ nước ngoài. Công ty luôn tìm mối liên hệ với các
đơn vị, công ty trong Tổng công ty dệt may và các ngành hữu quan để có nguồn
nguyên liệu ổn định.
Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty dệt trong nước cũng đang được đầu tư nâng
cao chất lượng mà chủng loại đa dạng, giá cả rẻ lại hơn nhiều so với nguồn nguyên
liệu nhập khẩu nên công ty có thể nhập một số loại vải có chất lượng của các công
ty dệt trong nước.
Nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định rất nhiều đến chất lượng
sản phẩm. Vì vậy, công ty luôn tìm kiếm những bạn hàng mới có khả năng cung
cấp những nguyên vật liệu ổn định, có chất lưọng cao, đa dạng về màu sắc, sức
chịu nhiệt cao... đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ngày một cao
hơn.
Để thấy rõ được điều này ta có thể theo dõi báo cáo nhập khẩu trong 3 năm
(2002 – 2004) :
Biểu số 2.8 : Báo cáo nhập khẩu.
Mặt hàng
Cộng dồn đến
tháng 12/2002
Cộng dồn đến
tháng 12/2003
Cộng dồn đến
tháng 12/2004
Số lượng
(m)
Trị giá
(USD)
Số lượng
(m)

Trị giá
(USD)
Số lượng
(m)
Trị giá
(USD)
A. Vải các loại 2.279.940 1.860.285 2.299.484 2.124.399 2.682.111 3.386.456
1. Đài Loan 1.054.000 745.250 1.175.873 815.440 1.954.324 1.345.272
2. Hàn Quốc 225.000 220.000 237.700 280.320 255.344 360.078
3. Nhật 925.000 820.525 958.504 910.250 106.721 1.123.824
4. Đức 4.200 7.800 3.800 5.800 3.740 4.980
5. Trung Quốc 9.500 3.600 18.300 7.050 29.000 1.532
6. Thái Lan 8.850 9.500
7. Việt Nam 35.745 30.000 45.245 37.375 249.760 453.624
8. Hồng Kông 6.720 1.958 8.950 2.154 9.720 2.200
9. Nga 10.925 21.652 9.554 19.015
10. Malaysia 20.145 16.920 21.896 18.540
11. Ấn Độ 35.343 30.075 37.220 33.917
12. Indonesia 40.486 42.489
B. Phụ Liệu 70.613 91.007 204.252
1. Đài Loan 15.172 17.965 51.000
2. Hàn Quốc 5.180 8.059 9.245
3. Nhật 21.034 26.115 33.760
4. Đức 2.900 1.689 1.071
5. Trung Quốc 9.820 15.032 1.825
6. Thái Lan 1.756
7. Việt Nam 1.615 2.043 48.226
8. Hồng Kông 10.495 12.478 46.751
9. Nga 2.641 1.732
10. Malaysia 2.075 6.845

11. Ấn Độ 3.819 3.524
12. Indonesia 2.005
(Báo cáo nhập khẩu các năm 2002 – 2004 của Công ty cổ phần may Lê Trực)
Qua bảng báo cáo trên ta thấy bạn hàng chính và tương đối ổn định để công ty
nhập nguyên phụ liệu là Đài Loan và mở rộng ra một số thị trường khác như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc... và một số nước ASEAN. Điều này cho thấy
nguồn nguyên phụ liệu của công ty rất dồi dào và đa dạng. Vì vậy, việc lựa chọn
nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm với chất
lượng cao và giá thành hợp lý là điều kiện hàng đầu của công ty. Tuy nhiên, nguồn
nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập từ nước ngoài nên nguồn nguyên liệu
được khai thác từ các bạn hàng trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ và cũng chỉ mới
được đặt mua trong những năm gần đây. Hiện nay, nền công nghiệp của nước ta
đang rất phát triển, chất lượng vải được sản xuất trên những dây chuyền hiện đại,
đảm bảo chất lượng, nếu so với nước ngoài thì chất lượng cũng không thua kém là
bao nhiêu. Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp may mặc nhập vải trong nước sẽ tiết
kiệm được ngoại tệ cho công ty cũng như tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế trong
nước, giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động dư thừa, tiết kiệm đưa chi
phí vận chuyển, hàng hoá được đáp ứng kịp thời góp phần giảm giá thành và tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì vậy, ngoài việc mở rộng hợp tác đối ngoại
với các bạn hàng nước ngoài, công ty cũng nên quan tâm hơn nữa đến các nguồn
nguyên liệu có chất lượng ở các bạn hàng trong nước. Như vậy, công ty sẽ tiết
kiệm được chi phí mà vẫn tăng lợi nhuận và ngày càng củng cố thị trường của
mình.
2.1.4.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của công ty cổ phần
may Lê Trực.
* Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Công ty mới đi vào hoạt động riêng từ năm 2000 nên phần lớn máy móc thiết bị
còn khá mới và hiện đại. Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mới từ các
nước có nền công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc.. để nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh sản

phẩm may mặc của công ty trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường
quốc tế.
Hiện nay, tại các phân xưởng của công ty có hàng trăm máy may công nghiệp,
máy là, máy cắt, máy thêu hiện đại. Ngoài ra, còn có những dây chuyền sản xuất
được nhập khẩu đồng loạt từ Nhật Bản, Đức.
Trong năm vừa qua, công ty đã chú trọng đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Dưới đây là bảng kiểm
kê tình hình máy móc thiết bị của công ty trong năm 2004.
Biểu số 2.9: Danh mục máy móc thiết bị của công ty năm 2004.
STT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng
1. Máy may 1 kim “BROTHER” Đức 203
2. Máy may 1 kim “JUKI” Nhật 224
3. Máy may 1 kim “SUNSTAR” Nhật 107
4. Máy may 2 kim “BROTHER” Đức 90
5. Máy may 2 kim “SUNSTAR Nhật 70
6. Máy may 2 kim “JUKI” Nhật 96
7. Máy vắt sổ “JUKI” Nhật 25
8. Máy vắt sổ “PEGASUS” Nhật 32
9. Máy ép “MEX” Nga 35
10. Máy vắt sổ “SIRUBA” Nhật 26
11. Máy trần diễu Tiệp 27
12. Máy thùa tròn “JUKI” Nhật 27
13. Máy thùa tròn “MINEVA” Đức 08
14. Máy thùa tròn “RECCE – 104” Đức 06
15. Máy đính cúc “JUKI” Nhật 20
16. Máy đính cúc Hungari 04
17. Máy đính bọ “JUKI” Nhật 15
18. Máy đính bọ “BROTHER” Đức 05
19. Máy zic zắc “SINGER” Tiệp 06
20. Máy zic zắc “JUKI” Nhật 10

21. Máy vắt gấu “JUKI” Nhật 09
22. Máy vắt gấu Liên Xô 05
23. Máy dập cúc Nhật, Trung Quốc 18
24. Máy cắt vòng Nhật 15
25. Máy cắt vòng Đức 10
26. Máy cắt tay “KM” Nhật 20
27. Nồi hơi “NAOMOTO” Nhật 08
28. Cầu hút “NAOMOTO” Nhật 24
29. Là phom “VEIT” Đức, Trung Quốc 09
30. Máy xén bông Tiệp 06
31. Máy lạng lông “JUBOKING” Hồng Kông 06
32. Nồi hơi là phom Nhật, Việt Nam 04
33. Máy dò kim “SANKO” Nhật 05
34. Máy san chỉ Nhật 07
35. Máy nén khí Nhật 05
36. Máy cạp chun “KANSAI” Nhật 08
37. Máy khoan Đài Loan, Việt Nam 06
38. Máy mài hai đá Đài Loan 07
39. Máy đính nhãn “SUNSTAR” Nhật 08
40. Máy thêu “JAJIMA” Nhật 02
41. Máy thêu Đức 02
42. Máy may mác Hàn Quốc 05
43. Máy ép chữ Mỹ 06
44. Máy cắt lót Hàn Quốc 05
45. Máy nẹp sơmi Trung Quốc, Việt Nam 21
46. Máy tra cạp quần Jean Đức 07
47. Máy giặt Hồng Kông, Nhật 20
48. Máy vắt Hồng Kông, Đài Loan 10
49. Máy sấy Đài Loan 15
50. Máy bổ cơi Nhật 30

Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy tuy máy móc thiết bị có nguồn gốc khác
nhau nhưng khá hoàn thiện và đồng bộ. Mỗi xí nghiệp đều được trang bị đầy đủ
máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất. Với trình độ công nghệ
khá tiên tiến như vậy, công ty đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao.
Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư cải tiến máy móc thiết bị mới phù hợp với tiến
độ chung của các nước phát triển, nhiều phương án công nghệ đang được tiếp tục
xây dựng và thực hiện, đưa thêm máy móc thiết bị tự động hiện đại vào để sản xuất
mặt hàng cao cấp hơn, chủng loại cũng đa dạng hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.
* Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất ra sản
phẩm với khối lượng lớn, đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần phải sản xuất hợp
lý. Công ty cổ phần may Lê Trực là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương
đối lớn, đối tượng chế biến là vải và được cắt may thành các loại hàng khác nhau,
kỹ thuật sản xuất với mẫu mã vải của mỗi chủng loại mặt hàng có sự phức tạp khác
nhau, phụ thuộc vào chi tiết các loại mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả cỡ vóc
cho từng mặt hàng có yêu cầu sản xuất kỹ thuật riêng về loại vải cắt, về công thức
pha cắt cho từng cỡ vóc (quần, áo...), cả về thời gian hoàn thành cho nên các chủng
loại mặt hàng khác nhau được sản xuất trên cùng một loại dây chuyền (cắt, may)
nhưng không được tiến hành cùng một thời gian. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và
mức độ của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm từng mặt hàng khác
nhau.
Với hàng may gia công, các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo quy trình
công nghệ khép kín, bao gồm: nhận nguyên phụ liệu, giác mẫu sơ đồ, cắt, phối
mẫu, may, là, đóng gói, nhập kho với các loại máy móc chuyên dùng và số lượng
sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.
Biểu số 2.10: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may của
công ty cổ phần may Lê Trực.
Giao nhận nguyên phụ liệu
Cắt bán thành phẩm

Đóng gói
May
Ghép TP

Thu hoá sản phẩm
Phối mẫu
Giặt, mài, tẩy
Giác mẫu sơ đồ
Sản xuất mẫu đối
Kiểm tra chất lượng (KCS)
Thêu bán thành phẩm
Kho
thành phẩm
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu
băng truyền, liên tục. Sản phẩm được trải qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp
nhau. Các mặt hàng của công ty có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau song tất
cả đều phải trải qua một quy trình công nghệ trên. Riêng đối với mặt hàng có yêu
cầu tẩy, mài hoặc thêu trước khi đưa vào dây chuyền là, đóng gói còn phải mài
hoặc thêu.
Trong các bước để tạo ra thành phẩm thì công đoạn may sản phẩm từ bán thành
phẩm cắt, thêu và ghép phụ liệu là quan trọng nhất. Đây là công đoạn mà người
công nhân sử dụng kỹ thuật của mình để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Tính hợp lý
và khoa học của quá trình may ảnh hướng lớn đến chất lượng sản phẩm.
Để hiểu rõ hơn từng công đoạn của quy trình công nghệ, ta sẽ xem xét cụ thể
công việc của từng công đoạn đó:
• Công đoạn giao nhận nguyên phụ liệu: Vì là may gia công nên nguyên phụ
liệu chủ yếu do khách hàng cung cấp. Công ty sẽ chịu trách nhiệm đưa nguyên phụ
liệu đến từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng sẽ kiểm tra về số lượng, chủng loại vật
tư sau đó tiến hành cân đối nguyên phụ liệu và bắt tay vào sản xuất.
Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu để chế thử mẫu mã giao

cho khách hàng duyệt.
• Công đoạn giác mẫu sơ đồ: Sản phẩm mẫu đối sẽ được giác trên một sơ đồ
với từng chi tiết nhỏ. Căn cứ vào sơ đồ này người công nhân có thể tiến hành các
bước tiếp theo.
• Công đoạn cắt bán thành phẩm: Căn cứ vào mẫu sơ đồ, người công nhân
tiến hành cắt thô (cắt lướt qua, chưa thành hình dạng cụ thể như trong sơ đồ mẫu)
với các chi tiết phức tạp, đòi hỏi sự chính xác, khéo léo và tiến hành cắt tinh (cắt
luôn theo hình dạng như sơ đồ) đối với các chi tiết đơn giản.
Nếu khách hàng có yêu cầu thêu, in thêm thì số bán thành phẩm cắt sẽ được đem đi thêu,
in.
• Công đoạn phối mẫu: Phối mẫu kích cỡ cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
• Công đoạn may: Được phân công cho ba tổ tiến hành may chi tiết và may
lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
• Công đoạn thu hoá sản phẩm: Công việc này do một người đại diện ở từng
tổ đảm trách. Sau khi sản phẩm được hoàn thành người thu hoá sản phẩm có trách
nhiệm kiểm tra hàng loạt, nếu phát hiện sai sót sẽ trả lại tổ sản xuất để khắc phục
sửa chữa lại, còn nếu không có lỗi, người thu hoá sẽ chuyển sản phẩm đến khâu
tiếp theo.
• Công đoạn giặt, mài, tẩy. là: Việc này cũng do một người ở tổ thực hiện.
• Công đoạn KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): Sản phẩm sau khi được
giặt, tẩy, là sẽ được chuyển đến bộ phận KCS ở mỗi phân xưởng. Bộ phận này sẽ
tiến hành kiểm tra lại một lần nữa sản phẩm xem sản phẩm có đủ tiêu chuẩn chất
lượng đề ra không trước khi đóng gói sản phẩm. Nếu sản phẩm nào khuyết tật thì
sản phẩm đó sẽ bị mang trả lại cho người thu hoá sản phẩm, người này lại trả lại
cho tổ sản xuất tiến hành sửa chữa hay may lại.
• Công đoạn đóng gói, nhập kho và chuẩn bị xuất xưởng: Là công đoạn cuối
cùng của quy trình công nghệ.
Đối với mặt hàng FOB cũng bao gồm các công đoạn của quy trình công nghệ
trên nhưng còn thêm khâu thiết kế và nguyên phụ liệu do công ty tự lo.
Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng là quy trình

công nghệ khép kín, từng bộ phận chuyên môn hoá rõ rệt vì thế tiết kiệm được
nguyên phụ liệu, nâng cao năng suất lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra
đạt tiêu chuẩn mà công ty đã lên kế hoạch.
2.1.4.6. Đặc điểm về lao động.
Muốn sản xuất của cải vật chất thì 3 yếu tố không thể thiếu là: lực lượng lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong đó lực lượng lao động là yếu tố
đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu sản xuất mà không có lao động thì hoạt động
sản xuất sẽ bị ngừng trệ, không thể tiến hành liên tục được.
Nếu khoa học là điều kiện cần thì yếu tố lao động là điều kiện đủ, là yếu tố cơ
bản quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm trên thương trường. Giả sử có công nghệ hiện đại nhưng không có lao động
tay nghề, trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thì máy móc, thiết bị công nghệ hiện
đại đó cũng không thể phát huy được tác dụng.
Do vậy, để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh, công ty đã và đang dần ổn định đội ngũ cán bộ quản lý
và công nghệ kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp nhất. Bên
cạnh đó, công ty cũng không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chất lượng đội ngũ công
nhân sản xuất trực tiếp đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.
Công ty hiện đang sử dụng lượng lao động là 850 người làm việc theo giờ hành
chính (2 ca/ngày). Nhưng khi vào vụ chính công ty có thể tăng số ca làm việc lên 3 ca/
ngày.
Biểu số 2.11: Số lượng và cơ cấu lao động trong công ty năm 2004.
STT Các loại lao động Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ %
1. Lao động gián tiếp (kể cả hợp đồng)
Trong đó chia ra:
- Trình độ Đại Học và trên Đại Học
- Trình độ trung cấp, cao đẳng
- Nhân viên tạp vụ
Người
Người

Người
Người
45
30
15
0
5,3
3,5
1,8
0
2. Lao động trực tiếp (chia theo bậc):
- Bậc 1
- Bậc 2
- Bậc 3
- Bậc 4
- Bậc 5
Bậc 6
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
805
90
297
385
18
10

5
94,7
10,6
34,9
45,3
2,1
1,2
0,6
( Nguồn báo cáo tình hình lao động của công ty )
Để hiểu thêm tình hình nhân sự của công ty cổ phần may Lê Trực ta đi sâu phân
tích cơ cấu lao động của công ty năm 2004.
Biểu số 2.12: Cơ cấu lao động trong công ty năm 2004.
Lao động gián tiếp Số lượng Lao động trực tiếp Số lượng
1. Ban giám đốc 03 1. Phân xưởng may 1 235
2. Phòng phục vụ sản xuất 05 2. Phân xưởng may 2 260
3. Phòng hành chính 04 3. Phân xưởng CKT 125
4. Phong kế toán tài vụ 04 4. Phân xưởng thêu 59
5. Phòng xuất nhập khẩu 04 5. Phân xưởng cắt 126
6. Phòng kinh doanh 05
7. Phòng kỹ thuật 05
8. Phòng KCS 05
9. Trung tâm thiết kế 05
10.Phòng bảo vệ quân sự 03
11.Phòng cơ điện 02
Tổng cộng: 45 805
Đặc trưng của ngành may là kết hợp máy móc thiết bị với lao động thủ công.
Do vậy, lực lượng công nhân sản xuất chính vẫn là phụ nữ, họ có đôi tay khéo léo
và chịu khó làm việc. Tuy nhiên, do tỷ lệ lao động nữ chiếm khá cao trong công ty
khoảng 85% trong khi lao động nam chỉ chiếm 15% đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm và công tác quản lý lao

động. Họ có chế độ ngày nghỉ cao: nghỉ đẻ, nghỉ ốm, con ốm... trong giai đoạn đó
công ty buộc phải tìm người khác thay thế. Người được thay thế có khi phải đào
tạo lại hoàn toàn hoặc phải bồi dưỡng thêm mới có thể làm tốt được công việc do
vậy mà tốn kém về chi phí nhưng chất lượng sản phẩm cũng không được đảm bảo
bằng người lao động chính. Hơn nữa, có nhiều trường hợp những công nhân sau
khi nghỉ đẻ một thời gian quay trở lại làm việc tay nghề không còn linh hoạt, ổn
định như trước dễ dẫn đến làm không đúng quy cách và không đạt tiêu chuẩn. Do
vậy, công ty nên có sự quan tâm hơn nữa về vấn đề này làm sao vừa giải quyết ổn
định các vấn đề nghỉ vì những lý do trên vừa không làm ảnh hưởng đến tình hình
sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, số cán bộ quản lý và nhân viên, công nhân có trình độ đại học và trên
đại học còn ít, số lượng cán bộ quản trị trong công ty chỉ chiếm tỷ lệ tương đối
5,3% cho nên đây là một hạn chế lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ quản lý
của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao được chất lượng sản phẩm và vị trí của
công ty trên thị trường, công ty nên sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng
nhiệm vụ trong quá trình đổi mới đồng thời bổ sung thêm đội ngũ cán bộ có trình
độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo cơ bản và đội ngũ cán bộ chủ chốt của
công ty. Hơn nữa, để có sự tiếp cận với sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ
và phương pháp quản lý mới công ty cần tạo điều kiện cho cán bộ, người lao động
có thêm cơ hội học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, bồi dưỡng thêm kiến thức
chuyên môn qua các khoá học đào tạo tại chức, các khoá học ngắn hạn và dài hạn
phục vụ cho công tác quản trị, các trung tâm dạy nghề.
Việc phân công bố trí lao động và số lượng lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện để
công ty tăng năng suất lao động, giảm các chi phí về nhân công, tạo điều kiện tăng
lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
2.1.4.7. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh.
Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định, công cụ
dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác... Như vậy, có thể
hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Công ty cổ phần may Lê Trực là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt
Nam. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ ba nguồn chính:
- Một là nguồn vốn của Nhà nước.
- Hai là nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Ba là nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Số cổ đông và cơ cấu phân phối vốn theo chủ sở hữu trong công ty được thể
hiện ở bảng sau:
Biểu số 2.13 : Cơ cấu phân phối vốn của công ty cổ phẩn may Lê Trực.
Loại cổ đông
Số cổ
đông
(người)
Số cổ phần
ưu đãi
( cổ phiếu )
Số cổ phần
thường
( cổ phiếu )
Tổng số cổ
phần
( cổ phiếu )
Phần % so
với vốn
điều lệ
Cổ đông là CBCNV 583 72.800 1.506 74.306 68.3%
Cổ đông tự do 20 0 10.994 10.994 10.1%
Cổ đông là Nhà
nước

01 0 23.500 23.500 21.6%
Tổng cộng 604 72.800 36.000 108.800 100%
(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Lê Trực)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn được huy động từ cán bộ công nhân
viên là rất lớn còn huy động từ bên ngoài rất ít. Điều này chứng tỏ vốn nội bộ rất
quan trọng giúp cho công ty yên tâm sản xuất kinh doanh, hơn nữa việc đảm bảo
đầy đủ nguồn vốn là một vấn đề cốt yếu để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra
liên tục và có hiệu quả. Vì vậy cơ cấu vốn hợp lý là yếu tố quan trọng để công ty
sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm vốn trong kinh doanh.
Vốn kinh doanh của công ty cổ phần may Lê Trực được chia thành hai phần:
Vốn cố định và vốn lưu động.
+ Vốn cố định: Bao gồm đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ dụng
cụ... được tính bằng tiền mặt.
+ Vốn lưu động: Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và tài
sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang, bán sản phẩm.
Sau đây là kết quả báo cáo tình hình vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây:
Biểu số 2.14: Tình hình về nguồn vốn của công ty trong những năm gần đây.

Năm 2001 2002 2003 2004
C Chỉ tiêu
Số tiền
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền

(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng vốn KD 32.996 100 33.924 100 34.953 100 37.099 100

×