Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường typ II điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện hữu nghị năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN VĂN THUYÊN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ TỰ CHĂM
SÓC CỦA NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP II
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN VĂN THUYÊN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ TỰ CHĂM
SÓC CỦA NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP II
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2019
Chuyên ngành: Điều dƣỡng Nội ngƣời lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN MẠNH DŨNG

NAM ĐỊNH - 2019




i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, tôi nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè. Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phịng ban và các thầy, cơ
giáo Trƣờng Đại học Điều Dƣỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh
nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trƣờng.
ThS.BS Nguyễn Mạnh Dũng, Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định là
ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực
hiện và hồn thành chuyên đề.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến,
phòng khám khoa Nội tiết - Đái tháo đƣờng Bệnh viện Hữu Nghị đã quan tâm giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chun đề.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I – khóa 6, những ngƣời đã giành cho tơi tình
cảm và nguồn động viên khích lệ nhất.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và tự chăm sóc của
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ II điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh Bệnh
viện Hữu Nghị năm 2019” là một đánh giá độc lập của bản thân khơng có sự sao
chép của ngƣời khác.

Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu
đánh giá trong quá trình học tập tại trƣờng và thực tập tại Bệnh viện, trong q
trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dƣới sự hƣớng dẫn
của Thầy Nguyễn Mạnh Dũng – Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định.
Tơi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Nam Định, tháng 12 năm 2019
Học viên

Nguyễn Văn Thuyên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ ................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................12
Chƣơng 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ...........................................................................16
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Bệnh viện Hữu Nghị ...........................................................16
2.2. Một số hình ảnh hoạt động khám bệnh và tƣ vấn cho ngƣời bệnh tiểu đƣờng ...18
2.3. Thực trạng vấn đề tự chăm sóc của ngƣời bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú tại khoa
khám bệnh bệnh viện Hữu nghị năm 2019 ...................................................................20
2.4. Thực trạng kỹ năng thực hành của ngƣời bệnh tiểu đƣờng ..................................26
2.5. Các ƣu nhƣợc điểm..................................................................................................28
2.6. Nguyên nhân của các việc đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc ..................................28
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...........................................................30

KẾT LUẬN ...............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ
ADA

Hiệp hội đái tháo đƣờng Mỹ

BMI

Chỉ số khối cơ thể

B/M

Chỉ số bụng mông

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

HDL- C Cholesterol tỷ trọng cao
LDL- C Cholesterol tỷ trọng thấp
IDF

Hiệp hội Đái tháo đƣờng Quốc tế


JNC

Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ

TC

Cholesterol toàn phần

TG

Triglycerid

THA

Tăng huyết áp

UKPDS Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đƣờng của Vƣơng quốc Anh
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp ....20
Bảng 2.2. Trình độ văn hóa của đối tƣợng nghiên cứu .............................................20
Bảng 2.3. Chỉ số BMI của đối tƣợng nghiên cứu .....................................................21
Bảng 2.4. Phân bố mắc các bệnh kèm theo của đối tƣợng nghiên cứu .....................21
Bảng 2.5. Kiến thức về dấu hiệu của bệnh đái tháo đƣờng.......................................22

Bảng 2.6. Kiến thức của ngƣời bệnh về các biến chứng của bệnh ...........................23
Bảng 2.7. Kiến thức của ngƣời bệnh về các yếu tố nguy cơ gây bệnh .....................24
Bảng 2.9. Nguồn thông tin về bệnh tiểu đƣờng ngƣời bệnh có đƣợc ......................25


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kiến thức của ngƣời bệnh về chỉ số đƣờng huyết của mình ................22
Biểu đồ 2.2. Kiến thức của ngƣời bệnh về chỉ số đƣờng huyết ................................23
Biểu đồ 2.3. Sự tiếp cận thông tin về bệnh ...............................................................24
Biểu đồ 2.4. Nguồn thông tin ngƣời bệnh tin tƣởng .................................................25
Biểu đồ 2.5. Theo dõi đƣờng huyết tại nhà ...............................................................26
Biểu đồ 2.6. Tuân thủ sử dụng thuốc ........................................................................26
Biểu đồ 2.7. Sự tuân thủ chế độ ăn ...........................................................................27
Biểu đồ 2.8. Sự tuân thủ chế độ luyện tập ................................................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đƣờng là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ
phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đƣờng còn trở
thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng của gia đình và cho tồn xã hội.
Theo Liên đoàn Đái tháo đƣờng Thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới có
415 triệu ngƣời (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ), tƣơng đƣơng
cứ 11 ngƣời có 1 ngƣời bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tƣơng
đƣơng cứ 10 ngƣời có 1 ngƣời bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng
thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc khơng hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ
típ 2 đang có xu hƣớng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng

nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Nhƣng một điều đáng
khả quan, có tới 70% trƣờng hợp ĐTĐ typ 2 có thể dự phịng hoặc làm chậm xuất
hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dƣỡng hợp lý và tăng cƣờng
luyện tập thể lực [1].
Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trƣớc, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở
thành phố Hà nội), 2,25% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế),
nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng cho thấy: tỷ lệ hiện mắc
ĐTĐ trên toàn quốc ở ngƣời trƣởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đƣờng chƣa đƣợc
chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose toàn quốc
7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói tồn quốc 1,9% (năm 2003). Theo kết quả điều
tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực
hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền
ĐTĐ là 3,6%. [1].
Đái tháo đƣờng đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng.
Cho đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về đái tháo đƣờng đã đƣợc tiến hành trên
phạm vi cả nƣớc , tại Thủ đô Hà Nội mức sống của ngƣời dân tƣơng đối cao và đặc
biệt là có nhiều ngƣời dân từ các tỉnh thành khắp đất nƣớc về thủ đô sống và làm


2

việc nên tỉ lệ bệnh tật cũng có sự khác nhau trong đó tỷ lệ Ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Tại khoa khám bệnh
bệnh - Bệnh viện Hữu Nghị cho thấy số Ngƣời bệnh mắc tiểu đƣờng cũng gia tăng
hàng năm. Khoa khám bệnh ngoại trú điều trị bệnh mãn tính đƣợc thành lập từ năm
2012 và theo thống kê hàng năm cho thấy năm 2017 thì số ngƣời bệnh khám bệnh
là; 19.537 Ngƣời bệnh, năm 2018 tăng lên 20.645 Ngƣời bệnh, hiện tại năm 2019
tính đến 31/10 là;18.100 ngƣời bệnh [2].
Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh và giảm

chi phí khám chữa bệnh là phải phát hiện sớm và điều trị ngƣời bệnh kịp thời. Tuy
nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đƣờng tại các
bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Hữu Nghị nói riêng cịn gặp khơng ít những
khó khăn. Ngƣời bệnh đa số là khi nghỉ hƣu rồi mới quan tâm nhiều tới sức khỏe
của bản thân, tuổi cao bản thân mắc nhiều bệnh kèm theo, trình độ học vấn của
ngƣời bệnh cao nên trong quá trình điều trị ngƣời bệnh còn tham khảo do dự về việc
khám chữa bệnh của bản thân với y tế giữa các bệnh viện trên địa bàn thủ đơ, chăm
sóc sức khỏe ban đầu rất là quan trong, tuy nhiên nhiều ngƣời bệnh vẫn chủ quan
chỉ khi có dấu hiệu về bệnh hoặc bị bệnh mới đi khám chữa bệnh mà việc tuân thủ
chăm sóc và điều trị tại nhà còn hạn chế. Trong khi mục đích điều trị bệnh đái tháo
đƣờng là ngƣời bệnh tự kiểm soát lƣợng đƣờng trong máu, trọng lƣợng cơ thể,
huyết áp, mỡ máu và duy trì chất lƣợng cuộc sống nhƣ những ngƣời khỏe mạnh. Do
đó, ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh mất rất nhiều thời gian và cơng sức, cần có
kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc tại nhà để phối hợp trong cơng tác chăm sóc
và điều trị bệnh. Nhiều ngƣời bệnh cho rằng những ngày sống với bệnh đái tháo
đƣờng là một gánh nặng và ln có cảm giác nặng nề khơng lý giải đƣợc, đơi khi
cịn có cảm giác thất bại.
Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, và đƣa ra giải pháp khắc phục tôi tiến
hành chuyên đề “Thực trạng kiến thức và tự chăm sóc của ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng typ II điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị năm
2019”


3

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh đái
tháo đường typ II điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị năm
2019.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc

của người bệnh đái tháo đường typ II điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, Bệnh
viện Hữu Nghị.


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cƣơng
Bệnh đái tháo đƣờng là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thƣơng ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [1].
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đƣờng
1.1.2.1. Chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đƣờng (theo Hiệp Hội Đái tháo đƣờng Mỹ ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Glucose huyết tƣơng lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Ngƣời bệnh phải nhịn ăn (khơng uống nƣớc ngọt, có thể uống
nƣớc lọc, nƣớc đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thƣờng phải nhịn đói qua đêm từ 8 14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tƣơng ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đƣờng uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay
11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đƣờng uống phải đƣợc thực hiện theo hƣớng
dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Ngƣời bệnh nhịn đói từ nửa đêm trƣớc khi làm
nghiệm pháp, dùng một lƣợng glucose tƣơng đƣơng với 75g glucose, hòa tan trong
250-300 ml nƣớc, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trƣớc đó ngƣời bệnh ăn khẩu
phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải đƣợc thực hiện ở

phịng thí nghiệm đƣợc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở ngƣời bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức


5

glucose huyết tƣơng ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán
a, b, c, d ở trên cần đƣợc thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian
thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phƣơng pháp đơn giản và hiệu
quả để chẩn đoán đái tháo đƣờng là định lƣợng glucose huyết tƣơng lúc đói 2 lần ≥
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c đƣợc đo tại phòng xét nghiệm đƣợc chuẩn
hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [1].
1.1.2.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường
Chẩn đốn tiền đái tháo đƣờng khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết
tƣơng lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose
huyết tƣơng ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng
đƣờng uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L),hoặc
- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chƣa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
đái tháo đƣờng nhƣng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của
đái tháo đƣờng, đƣợc gọi là tiền đái tháo đƣờng (pre-diabetes)[1].
1.1.2.3. Phân loại bệnh đái tháo đường
a) Đái tháo đƣờng týp 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin
tuyệt đối).
b) Đái tháo đƣờng týp 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển

trên nền tảng đề kháng insulin).
c) Đái tháo đƣờng thai kỳ (là ĐTĐ đƣợc chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trƣớc đó).
d) Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, nhƣ ĐTĐ sơ
sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất nhƣ sử dụng glucocorticoid, điều trị


6

HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô… [1].
1.1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đƣờng nếu không đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ
tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Ngƣời bệnh có
thể tử vong do các biến chứng này.
- Biến chứng cấp tính
+ Biến chứng cấp tính thƣờng là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm khuẩn
cấp tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm
toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng
nguy hiểm.
+ Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây
toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều
trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao từ 5-10%.
+ Hơn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
nặng, đƣờng huyết tăng cao. Hơn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm từ 5-10%. Ở
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [3].
+ Nhiều ngƣời bệnh hơn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng
glucose máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đƣờng còn chƣa đƣợc
phổ biến trong cộng đồng.
- Biến chứng mạn tính

+ Biến chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng là biến chứng thƣờng gặp và
nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhƣng các
nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch
vành và các biến chứng tim mạch khác. Ngƣời đái tháo đƣờng có bệnh tim mạch là
45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với ngƣời bình thƣờng. Nguyên
nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở ngƣời bệnh
đái tháo đƣờng, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây


7

tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 353 ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng týp 2 là ngƣời Mỹ gốc Mêhicơ trong 8 năm thấy có 67 ngƣời bệnh tử vong
và 60% là do bệnh mạch vành [10].
Tăng huyết áp thƣờng gặp ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng, tỷ lệ mắc bệnh
chung của tăng huyết áp ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng gấp đơi so với ngƣời bình
thƣờng. Trong đái tháo đƣờng typ 2, 50% đái tháo đƣờng mới đƣợc chẩn đốn có
tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở ngƣời đái tháo đƣờng typ 2 thƣờng kèm theo các rối
loạn chuyển hố và tăng lipid máu [10].
Ngồi ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng gấp 1,5-2
lần, viêm động mạch chi dƣới gấp 5 - 10 lần so với ngƣời bình thƣờng.
+ Biến chứng thận
Biến chứng thận do đái tháo đƣờng là một trong những biến chứng thƣờng
gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đƣờng khởi phát
bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ
trong máu.
Bệnh thận do đái tháo đƣờng là nguyên nhân thƣờng gặp nhất gây suy thận
giai đoạn cuối. Với ngƣời đái tháo đƣờng typ 1, mƣời năm sau khi biểu hiện bệnh
thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ

có khoảng 75% số ngƣời bệnh trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn
biến đến suy thận giai đoạn cuối của ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 2 ít hơn so với
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 1, song số lƣợng ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 2
chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số ngƣời bệnh suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 2.
Để theo dõi bệnh thận đái tháo đƣờng có thể định lƣợng microalbumin niệu,
đo mức lọc cầu thận, định lƣợng protein niệu/ 24 giờ. Ngày nay, nhiều phòng xét
nghiệm chọn phƣơng pháp định lƣợng protein niệu trong mẫu nƣớc tiểu qua đêm.
+ Bệnh lý mắt ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
Đục thuỷ tinh thể là tổn thƣơng thƣờng gặp ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng, có
vẻ tƣơng quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đƣờng huyết kéo dài. Đục


8

thuỷ tinh thể ở ngƣời đái tháo đƣờng cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn ngƣời không
đái tháo đƣờng. Bệnh lý võng mạc đái tháo đƣờng là nguyên nhân hàng đầu của mù
lòa ở ngƣời 20-60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai
đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với thành
mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết ngƣời bệnh đái
tháo đƣờng týp 1 và khoảng 60% ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 2 có bệnh lý võng
mạc do đái tháo đƣờng.
Theo nghiên cứu của Tơ Văn Hải, Phạm Hồi Anh tại Bệnh viện Thanh
Nhàn - Hà Nội, số ngƣời bệnh có bệnh về mắt chiếm 72,5%, trong đó tỷ lệ bệnh
võng mạc đái tháo đƣờng 60,5%, đục thủy tinh thể 59% [19].
Nghiên cứu của Đặng Văn Hòa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái
Nguyên cho thấy 52,94% ngƣời bệnh bị đục thuỷ tinh thể, 22,94% ngƣời bệnh bị
bệnh võng mạc đái tháo đƣờng [20].
+ Bệnh thần kinh do đái tháo đƣờng
Bệnh thần kinh do đái tháo đƣờng gặp khá phổ biến, ƣớc tính khoảng 30%

ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có biểu hiện biến chứng này. Ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
týp 2 thƣờng có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Bệnh thần kinh do đái tháo đƣờng thƣờng đƣợc phân chia thành các hội
chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực
vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi.
+ Một số biến chứng khác
Bệnh lý bàn chân do đái tháo đƣờng
Bệnh lý bàn chân đái tháo đƣờng ngày càng đƣợc quan tâm do tính phổ biến
của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đƣờng do sự phối hợp của tổn thƣơng mạch
máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao.
+ Nhiễm khuẩn ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
Ngƣời bệnh bị đái tháo đƣờng thƣờng nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm
khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan nhƣ:
viêm đƣờng tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xƣơng, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm
nấm …


9

+ Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành
phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm
gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu
khác. Ngày nay, ngƣời ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành
phần của lipid trong máu có sự thay đổi [10].
Rối loạn lipid máu chủ yếu ở ngƣời đái tháo đƣờng typ 1 là lƣợng
lipoprotein huyết tƣơng thấp, tăng mức LDC - C hạt nhỏ, đậm đặc. Các bất thƣờng
này sẽ đƣợc cải thiện song hành với mức kiểm soát glucose máu.
Ngƣời đái tháo đƣờng typ 2 thƣờng có tăng triglycerid máu và giảm HDL C (loại lipoprotein đƣợc xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không
phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đƣờng máu. Ngƣời bệnh mới mắc đái tháo đƣờng

týp 2 thƣờng có mức HDL - C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá
LDL - C cũng bị rối loạn ở ngƣời đái tháo đƣờng typ 2, chỉ cần LDL - C tăng nhẹ
cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng rõ rệt.
1.1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng
1.1.4.1. Tuổi
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái
tháo đƣờng týp 2. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng càng tăng.
Ở châu Á, đái tháo đƣờng týp 2 có tỷ lệ cao ở những ngƣời trên 30 tuổi. Ở
châu Âu, thƣờng xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trƣờng hợp đái tháo
đƣờng [21].
Sự gia tăng đái tháo đƣờng týp 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay
đổi chuyển hóa hydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều ngƣời
mang gen di truyền đái tháo đƣờng mà lại không bị đái tháo đƣờng từ lúc còn trẻ
đến khi về già mới bị bệnh.
Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều
ngƣời trẻ tuổi mắc đái tháo đƣờng týp 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh đái tháo đƣờng
týp 2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ ràng, ngƣời ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất


10

mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 50 tuổi và ngày nay ngƣời đƣợc chẩn đoán đái tháo đƣờng typ 2 dƣới 20 tuổi khơng
cịn là hiếm [3].
1.1.4.2. Giới tính
Tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các
vùng dân cƣ khác nhau. Ảnh hƣởng của giới tính đối với bệnh đái tháo đƣờng
khơng theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ
béo phì.
Ở các vùng đơ thị Thái Bình Dƣơng tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung
Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở cả hai giới tƣơng đƣơng nhau.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ƣớc và cộng sự, tỷ lệ mắc
đái tháo đƣờng ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [7]. Nghiên cứu về tình hình đái tháo
đƣờng và yếu tố nguy cơ đƣợc tiến hành trên cả nƣớc năm 2002 - 2003 cho thấy
khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [10].
1.1.4.3. Địa dư
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng đều cho thấy lối sống công nghiệp
hiện đại ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đƣờng. Tỷ lệ mắc đái
tháo đƣờng tăng gấp 2-3 lần ở những ngƣời nội thành so với những ngƣời sống ở
ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu
của Việt Nam cũng cho kết quả tƣơng tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cƣờng tại
Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%.
Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là
9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% [13].
Yếu tố địa dƣ ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng thực chất là sự thay
đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
1.1.4.4. Béo phì
“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể” [6]. Theo các chuyên gia của
WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc đái tháo
đƣờng týp 2. Có nhiều phƣơng pháp chẩn đốn và phân loại béo phì, trong đó chẩn


11

đốn béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông đƣợc áp dụng khá rộng
rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đốn béo phì đã đƣợc WHO thống nhất. Tuy nhiên
tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy
giảm khả năng tự bảo vệ chống lại q trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời
điểm và triglycerid dần đƣợc tích lũy lại. Ở ngƣời béo phì, đái tháo đƣờng lâm sàng
thƣờng xuất hiện sau khi 50-70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thƣơng.

Béo bụng còn đƣợc gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những ngƣời
mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo
bụng, ngay cả với những ngƣời cân nặng khơng thực sự xếp vào loại béo phì hoặc
chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết
áp và rối loạn chuyển hóa đƣờng.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất
dẫn đến sự kháng insulin [6]. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết luận béo
phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của đái tháo đƣờng [21]. Kết quả nghiên
cứu của Hoàng Kim Ƣớc cho thấy những ngƣời có BMI > 23 có nguy cơ đái tháo
đƣờng týp 2 gấp 2,89 lần so với ngƣời bình thƣờng [6].
Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh
đái tháo đƣờng typ 2 và bệnh tim mạch.
1.1.4.5. Thuốc lá và bia rượu
Thuốc lá và bia rƣợu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các
rối loạn chuyển hoá.
Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở ngƣời bệnh đái
tháo đƣờng khá cao, có nhiều vùng trên 50% [22]. Trƣờng đại học Lausanne (Anh)
đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu ngƣời bệnh và nhận thấy những
ngƣời hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng typ 2 [10]. Những ngƣời
hút thuốc có xu hƣớng hình thành những thói quen khơng có lợi khác, chẳng hạn
nhƣ khơng tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm khơng có lợi cho sức
khỏe.


12

Rƣợu có tác động rất xấu đến sức khỏe con ngƣời, gây ảnh hƣởng đến toàn
bộ các cơ quan trong cơ thể. Những ngƣời bệnh đái tháo đƣờng nếu uống nhiều
rƣợu thì hậu quả thƣờng nặng hơn so với ngƣời bình thƣờng. Theo nghiên cứu của
Tơ Văn Hải, ngƣời bệnh nam đái tháo đƣờng có tỷ lệ uống bia rƣợu 22,3% và hút

thuốc lá 16,8% [9].
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Tình hình bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới và Việt Nam
+ Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đƣờng gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu,
WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.
Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ƣớc tính có
khoảng 2 triệu ngƣời đái tháo đƣờng týp 2.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đƣờng tăng
14% trong hai năm từ 18,2 triệu ngƣời (2003) lên 20,8 triệu ngƣời (2005) [10].
Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đƣờng quốc tế, năm 2006 ƣớc tính
khoảng 246 triệu ngƣời mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đƣờng typ 2 chiếm
khoảng 85-95 % tổng số ngƣời bệnh đái tháo đƣờng ở các nƣớc phát triển và thậm
chí còn cao hơn ở các nƣớc đang phát triển [11].
Tỷ lệ bệnh đái tháo đƣờng thay đổi theo từng nƣớc có nền cơng nghiệp phát
triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó,
nơi có tỷ lệ đái tháo đƣờng cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung
Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%) [12].
Tỷ lệ đái tháo đƣờng ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực
Đông Nam Á (5,3%) [12]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức
độ đơ thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi
nhanh chóng về lối sống cơng nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trƣởng
kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.
+ Tại Việt Nam


13

Theo nghiên cứu đánh giá nhận thức của ngƣời bệnh về chế độ ăn uống và
hoạt động thể lực của Nguyễn Mạnh Dũng tiến hành năm 2007, tại Bệnh viện đa

khoa tỉnh Nam Định trên 150 ngƣời bệnh cho thấy: tỷ lệ ngƣời bệnh có kiến thức về
việc phải ăn nhiều rau thay cơm, không nên uống rƣơu bia và duy trì thời gian ăn
trong ngày là cao. Vẫn cịn 54% ngƣời bệnh cho rằng có thể ăn nhiều thức ăn chế
biến có nhiều mỡ, 20% đồng ý khi đƣờng huyết về bình thƣờng thì có thể ăn thoải
mái và gần 50% số ngƣời bệnh đồng ý với ý kiến cho rằng họ có thể tự xây dựng
đƣợc chế độ hoạt động thể lực, tập càng nhiều càng tốt và có thể hoạt động thể lực
khi đƣờng máu cao. Nghiên cứu này tìm ra mối liên quan giữa hiểu biết về tn thủ
điều trị với giới tính, khơng có mối liên quan giữa hiểu biết với trình độ học vấn,
nơi ở và gia đình có ngƣời mắc bệnh [13].
Trong nghiên cứu của Bùi Khánh Thuận (2009) trên tất cả các ngƣời bệnh
ĐTĐ týp 2 điều trị nội và ngoại trú cho thấy: Có 62% ngƣời bệnh trả lời đúng trên
52% câu hỏi về kiến thức. Hơn 90% ngƣời bệnh đã đồng ý rằng chế độ ăn và hoạt
động thể lực là quan trọng. Tuy nhiên chỉ có 72% ngƣời bệnh có hoạt động thể lực
và một số ít ngƣời bệnh khơng tn thủ chế độ ăn. Có mối liên quan giữa thái độ và
kiến thức (p < 0,05), giữa kiến thức và hành vi (p < 0,05), khơng có mối liên quan
giữa thái độ và hành vi (p > 0,05) [14].
Năm 2013, Lê Thị Hƣơng Giang và Hà Văn Nhƣ [15] thực hiện trên 210
ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 trong vòng 6 tháng cho thấy 79% ngƣời bệnh tuân thủ chế
độ dinh dƣỡng. Cụ thể: 30% ngƣời bệnh luôn chọn thực phẩm ít béo, 38.1% hạn chế
sử dụng các chế phẩm chứa nhiều đƣờng. Tỷ lệ có sử dụng các chất trong khẩu phần
ăn lần lƣợt là 85% với chất bột, rau 87.1% và chất đạm 88.1%; 8.1% ngƣời bệnh
tuân thủ khẩu phần sữa hàng ngày và 20% đảm bảo các bữa ăn cách nhau từ 4-5
giờ.
Năm 2013, Đỗ Quang Tuyển và cộng sự [16] đã tiến hành nghiên cứu kiến
thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh dƣỡng ở ngƣời bệnh ĐTĐ Typ 2, điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ƣơng năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 98,8% ngƣời bệnh có kiến thức đúng nên ăn các loại rau, tỷ lệ ngƣời bệnh


14


thực hành không đúng về chế độ ăn rau củ quả với mức < 5 đơn vị chuẩn (tƣơng
đƣơng 400g rau) chiếm 44,8%. Cần tăng cƣờng hơn nữa việc tƣ vấn tuân thủ chế độ
dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh ĐTĐ týp 2.
Năm 2015, Hoàng Thanh Quang [17] nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La về “Đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành
của ngƣời bệnh về bệnh đái tháo đƣờng đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện đa khoa huyện Sông Mã năm 2015” cho thấy: Tỷ lệ mắc ở nhóm nơng dân cao
hơn chiếm 69.54%, nhóm cán bộ cơng chức chiếm 9.27%, nhóm cán bộ hƣu trí
chiếm 21.19%; Ngƣời bệnh có thời gian phát hiện bệnh từ 1- 5 năm chiếm tỷ lệ cao
53.64%. Ngƣời bệnh mới phát hiện < 1 năm chiếm tỷ lệ 17.22%, Ngƣời bệnh có
thời gian phát hiện bệnh ≥ 5 năm chiếm 29,14%; Một số triệu chứng lâm sàng ở
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng rất đa dạng. Các triệu chứng cổ điển ăn nhiều, gầy
nhiều, đái nhiều, uống nhiều có thể gặp đầy đủ hoặc không đầy đủ trên một ngƣời
bệnh. Tần xuất xuất hiện các triệu chứng lần lƣợt là ăn nhiều 33.77%, uống nhiều
69.54%, đái nhiều 86.75%, gầy sút cân 88.08%; Một số biến chứng: Tỷ lệ ngƣời
bệnh đái tháo đƣờng có ít nhất một biến chứng chiếm 60.26%. Trong đó, biến
chứng tim mạch là 49.67%, biến chứng thận 43.05%, biến chứng thần kinh 16.56%.
Tỷ lệ các biến chứng tăng theo tuổi và tăng theo thời gian mắc bệnh của ngƣời
bệnh. Ở nhóm ngƣời bệnh có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm biến chứng tim
mạch là 52,17%, biến chứng thận 41.34%. Tuy nhiên, nhóm ngƣời bệnh có thời
gian phát hiện bệnh 1-5 năm có tỷ lệ biến chứng cao nhất có thể do tỷ lệ ngƣời bệnh
ở nhóm này chiếm 53.64% tổng số ngƣời bệnh. Chỉ số glucose máu trung bình của
các nhóm tuổi đều cao nhƣng nhóm tuổi từ 40 - 49 cao nhất. So sánh với tiêu chí
kiểm sốt glucose máu của WHO thì glucose máu trung bình nằm ở mức kiểm soát
kém. Trong 151 ngƣời bệnh, kiểm soát glucose máu ở mức tốt chỉ có 1.99%, mức
chấp nhận 5.30% và cịn 92.71% ở mức kiểm sốt kém. Ngƣời bệnh có nghề nghiệp
làm ruộng có mức kiểm sốt kém và chấp nhận cao nhất, chiếm tỷ lệ 66.89%.
Năm 2017, Tòng Thị Mai Lan [18] nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều trị
và một số yếu tố liên quan ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng tuýp II điều trị ngoại trú tại



15

Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã năm 2017” cho thấy: Qua nghiên cứu 163 NB
chúng tôi nhận thấy: Ngƣời bệnh tuân thủ chế độ dinh dƣỡng là 110 (chiếm
67,48%), không tuân thủ 53 (chiếm 32,52%); Ngƣời bệnh tuân thủ dùng thuốc đúng
liều, đều đặn 153 (chiếm 93,87%); không tuân thủ 10 ( 6,13 %); Ngƣời bệnh tuân
thủ điều trị thể lực 83 (chiếm 50,92%), không tuân thủ 80 (chiếm 49,08%); Ngƣời
bệnh tuân thủ kiểm soát đƣờng huyết và tái khám định kỳ 34 (chiếm 24,86%) ,
không tuân thủ 129 (chiếm 79,14%); Ngƣời bệnh tuân thủ khám định kỳ đúng hẹn
77 NB (chiếm 47, 24%), không tuân thủ 86 (chiếm 52,76%).
Qua 2 nghiên cứu của Hoàng Thanh Quang năm 2015 và Tòng Thị Mai Lan
năm 2017 tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã. Với các kiến nghị: Tăng cƣờng
công tác tƣ vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh và gia đình ngƣời
bệnh đặc biệt quan tâm tới ngƣời bệnh để ngƣời bệnh có kiến thức tuân thủ đúng
chế độ điều trị kiểm soát đƣợc glucose máu. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh và gia đình
ngƣời bệnh cùng tuyên truyền tăng cƣờng hoạt động thể lực, luyện tập thể thao thể
dục và có chế độ ăn hợp lý nhằm giảm thiểu khả năng mắc bệnh, nâng cao sức khỏe
góp phần phịng bệnh tốt hơn. Tăng cƣờng nhân lực có trình độ chuyên khoa phù
hợp để tƣ vấn, khám kê đơn cho ngƣời bệnh nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh viện
đã quan tâm thực hiện các giải pháp tăng cƣơng cho công tác khám chữa bệnh, hoạt
động Câu lạc bộ ngƣời bệnh mãn tính, đăng ký khám bệnh, qua điện thoại, thay đổi
giờ làm việc khám sớm trƣớc 1h, cử cán bộ hƣớng dẫn ngƣời bệnh, cải tạo nâng cấp
cơ sở vật chất và tăng cƣờng nhân lực cho khoa khám bệnh bệnh mãn tính. Nhƣng
vẫn cịn tình trạng ngƣời bệnh còn chƣa nhận thức về bệnh chƣa đầy đủ nên cịn
ngƣời bệnh bỏ thuốc, hết thuốc khơng đến khám ngay làm cho việc kiểm soát
glucose máu chƣa tốt, nguy cơ biến chứng Chính vì vậy, cơng tác giáo dục sức khoẻ
cho ngƣời bệnh rất quan trọng, việc tăng cƣờng bác sỹ đặc biệt bác sỹ chuyên khoa
là hết sức cần thiết



16

Chƣơng 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Bệnh viện Hữu Nghị
Bệnh viện Hữu Nghị, địa chỉ số 1 Trần Khánh Dƣ, phƣờng Bạch Đằng,
quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội; là Bệnh viện đa khoa Hạng I trực thuộc Bộ Y tế,
thành lập ngày 28/3/1958 có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho các cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nƣớc, các tỉnh phía Bắc.
Ngồi nhiệm vụ khám, điều trị, chăm sóc cho ngƣời bệnh tại bệnh viện, bệnh viện
Hữu Nghị cịn có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ Trung ƣơng tại các
Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ƣơng (Trung ƣơng 2, 3 và 5), đóng ngồi địa bàn
bệnh viện, thƣờng trực phục vụ các Hội nghị lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Đại
Hội Đảng, họp Quốc hội, đón đồn khách Quốc tế… Bên cạnh nhiệm vụ điều trị,
chăm sóc đối tƣợng ngƣời bệnh theo tiêu chuẩn, bệnh viện còn tiếp nhận và điều
trị cho ngƣời bệnh trong và ngoài địa bàn Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận chuyển
tuyến lên điều trị tại khoa khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu với gần 100 giƣờng
bệnh.

Ảnh1. PGS.TS: Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo Đảng, Nhà
nước cắt băng khánh thành Nhà khám bệnh đa khoa tháng 2/2019


17

Với 61 năm trƣởng thành và phát triển, Bệnh viện Hữu Nghị đã đƣợc xây dựng
khang trang, hiện đại, tƣơng đối hồn chỉnh (do tính chất đặc thù nên bệnh viện
khơng có khoa Nhi và khoa Sản), với 25 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng và

09 phòng chức năng, với qui mô 877 giƣờng thực kê. Bệnh viện đã trang bị nhiều
máy móc hiện đại (điển hình nhƣ máy chụp cắt lớp 256 dãy, máy chụp và can
thiệp mạch…), triển khai và phát triển nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến, chuyên sâu
(mổ tim hở, thay khớp, đổ xi măng cột sống, can thiệp tim mạch điều trị nhồi máu
cơ tim, bệnh mạch vành, mạch não, điều trị tiêu sợi huyết cho ngƣời bệnh tai biến
mạch máu não, nút mạch gan, can thiệp giảm đau..). Một số cán bộ chuyên môn
của Bệnh viện đã trở thành những chuyên gia hàng đầu của cả nƣớc ở một số
chuyên ngành nhƣ Chẩn đốn hình ảnh, Gây mê hồi sức...
Hoạt động chun môn khám chữa bệnh của Bệnh viện Hữu Nghị đã có nhiều
khởi sắc, ngày càng tiến bộ, tính chun nghiệp ngày càng cao. Cơng tác chăm sóc
tồn diện ngƣời bệnh ln đƣợc duy trì và từng bƣớc hồn thiện tốt hơn. Bệnh
viện Hữu Nghị là con chim đầu đàn trong lĩnh vực chẩn đốn hình ảnh, là bệnh
viện đầu tiên triển khai ứng dụng bệnh viện không phim… cùng với đó các đơn vị
Dƣợc lâm sàng, đơn vị giảm đau đƣợc thành lập góp phần nâng cao chất lƣợng
chăm sóc và điều trị ngƣời bệnh. Hàng năm, Bệnh viện tiếp nhận khám ngoại trú
cho khoảng 264.000 lƣợt ngƣời bệnh, điều trị nội trú cho gần 16.000 ngƣời bệnh,
thực hiện đƣợc trên 45.000 thủ thuật - phẫu thuật các loại.
Là bệnh viện đa khoa Trung ƣơng loại I với tính chất đối tƣợng ngƣời bệnh của
bệnh viện hầu hết là ngƣời cao tuổi, đa bệnh tật, nên mơ hình bệnh tật tại bệnh viện
rất đa dạng và phong phú. Khoa khám bệnh Nội tiết đái tháo đƣờng đƣợc đƣa vào
khám chuyên khoa cho ngƣời bệnh từ năm 2012 đã góp phần phân loại ngƣời bệnh
tốt nhất đặc biệt là giảm quá tải cho các khoa khám bệnh nội khác, đã đƣợc thuận
tiện và đem lại sự hài lòng cho ngƣời bệnh. Việc sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh
cũng đa dạng về chủng loại cũng nhƣ các dạng thuốc, đƣờng dùng… thêm vào đó
bệnh viện tiến hành nhiều kỹ thuật cao cần tiêm thuốc cản quang, gây tê, gây mê…


×