Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển du lịch sinh thái tại thành phố móng cái tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.69 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

THÁI NGUYÊN - 2018


Cơng trình được hồn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐÌNH LONG

Phản biện 1: TS. PHẠM QUỐC CHÍNH

Phản biện 2: TS. BÙI NỮ HỒNG ANH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngày 30 tháng 7 năm 2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở vùng đất địa đầụ Đông Bắc của Tổ quốc, từ lâu Quảng
Ninh đã được rất nhiềụ du khách trong và ngoài nước biết đến với
các địa danh nổi tiếng như: chùa Qụỳnh Lâm (Đơng Triều), Bạch
Đằng giang (n Hưng), khu di tích lịch sử và danh thắng n Tử
(ng Bí), vịnh Hạ Long (TP Hạ Long), vịnh Bái Tử Long (TP Cẩm
Phả, đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), Trung tâm du lịch Vân Đồn
(Huyện Vân Đồn), bãi tắm Trà Cổ (TP Móng Cái).... Nhiều du khách
mơ ước một lần được đến với Quảng Ninh để thưởng thức thắng cảnh
thiên nhiên và nghiên cứu, tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa mà
bao thế hệ con người nơi đây đã tạo dựng nên. Với những lợi thế về
tài nguyên du lịch, trong những năm qua ngành du lịch Quảng Ninh
đã có sự phát triển nhanh chóng: cơ sở vật chất phục vụ du lịch
khơng ngừng được cải thiện; các di tích lịch sử và các thắng cảnh tự
nhiên cũng được trùng tu, tôn tạo để khai thác phục vụ du lịch. Là
một trong bốn thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, Móng Cái là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển ngành
“cơng nghiệp khơng khói”. Ngồi vị trí địa lý thuận lợi là có cửa
khẩu quốc tế, lại tiếp giáp với nhiều địa danh du lịch hấp dẫn của
nước bạn Trung Quốc như Quế Lâm, Bắc Hải, Phòng Thành, Móng
Cái được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng
(Trà cổ, đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, Tràng Vinh, Quất Đơng ), có
bề dày lịch sử và nền văn hoá đặc thù của địa phương, đậm đà bản

sắc dân tộc. Móng Cái có khu du lịch Trà cổ - Bình Ngọc, bãi cát
trắng rộng, thoải, mơi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng cịn khá
hoang sơ. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành du lịch
sinh thái của Móng Cái phát triển.
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch sinh thái của thành phố Móng
Cái chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, sản phẩm du lịch
nghèo nàn, doanh thu du lịch thấp, ngành kinh tế du lịch chưa phát
hụy, chưa khẳng định rõ vai trò trong sự phát triển chung của nền
kinh tế thành phố.
Với mong muốn góp phần phát triển hơn nữa hoạt động du lịch
sinh thái ở Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng,
tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái tại thành phố
Móng Cái tỉnh Quảng Ninh” là chủ đề nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch sinh thái và phát
triển du lịch sinh thái.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề ra một số giải pháp có căn cứ khoa học nhằm phát triển du
lịch sinh thái tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du lịch sinh thái và phát triển
du lịch sinh thái tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại thành phố Móng

Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm
2015-2017.
- V1 văn tậ V1 Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp phát
triển du lịch sinh thái tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.
4. Đóng góp của Luận văn
- Về lý luận: Luận văn phân tích và làm rõ cơ sở lý luận chung về
phát triển du lịch sinh thái. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận có thể là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu có liên quan về
phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng
- Về thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải
pháp chủ yếu phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn nghiên cứu.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong
việc phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh
thái trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm du lịch và du lịch sinh thái

1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
1.1.4. Nguyên tắc của du lịch sinh thái
1.1.5. Những đặc trưng cơ bản của DLST
1.1.6. Vai trò của phát triển DLST
1.1.6.1. DLST với bảo vệ môi trường
1.1.6.2. DLST gắn với phát triển cộng đồng địa phương
1.1.6.3. Du lịch nói chung và DLST góp ph chung và c
1.1.7. Một số loại hình du lịch sinh thái thịnh hành ở Việt Nam:
+ Tham quan miệt vườn:
+ Thăm quan vườn chim
+ Thăm bản làng dân tộc
+ Du lịch bằng thuyền
+ Du lịch trong rừng
+ Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh
+ Du lịch sinh thái biển
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh thái
* Nhận thức của xã hội:
* Tài nguyên:
* Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái:
* Mơi trường luật pháp và cơ chế chính sách:
* Hoạt động xúc tiến quảng bá:
* Cơ sở hạ tầng:
1.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái
* Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch
bền vững
* Góp phần xố đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân
dân địa phương
* Góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp nơng thơn theo hướng tiến bộ:

* Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:


4
1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái một số địa phương
trong nước
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái một số quốc gia trên
thế giới
1.4.3. Bài học kinh nghiệm phát triển DLST ở thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Giải pháp phát triển DLST ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu nào?
- Thực trạng phát triển DLST ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh thời gian qua như thế nào? Có những thuận lợi, khó khăn, hạn
chế gì? Ngun nhân của những khó khăn, hạn chế đó là gì?
- Để phát triển DLST ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
thời gian tới cần những giải pháp chủ yếu gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về hệ thống khách sạn, nhà nghỉ
- Chỉ tiêu các cơ sở ăn uống
- Chỉ tiêu hệ thống giao thông
- Chỉ tiêu về lao động

- Chỉ tiêu về số lượng du khách đến với thành phố Móng Cái
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,
TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Thực trạng tiềm năng DLST trên địa bàn thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh


5
3.1.1.1. Giới thiệu về thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh trong năm 2017
3.1.2. Thực trạng tiềm năng DLST trên địa bàn thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.1.2.1. Tài nguyên tự nhiên
3.1.2.2. Tài nguyên nhân văn
3.1.3. Các điểm DLST tiềm năng trong thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh
3.2. Thực trạng phát triển DLST trên địa bàn thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (Khách sạn, nhà hàng và
hệ thống giao thông)
a. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ:
Lưu trú du lịch là sản phẩm không thể thiếu trong chuỗi dịch vụ
du lịch, có vị trí quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng du lịch,
thu hút du khách. Chỉ dịch vụ có chất lượng mới tạo ra được uy tín,
góp phần nâng cao tính cạnh tranh và tạo nên thương hiệu cho từng

đơn vị và toàn ngành. Đây cũng chính là xu hướng chung và cũng là
cách làm mà du lịch thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang
thực hiện.
Bảng 3.1: Thống kê cơ sở lưu trú trên địa bàn
thành phố Móng Cái năm 2017
TT
Loại hình lưu trú
Số lượng cơ sở
1
Khách sạn 5 sao
1
2
Khách sạn 4 sao
4
3
Khách sạn 3 sao
1
4
Khách sạn 2 sao
8
5
Khách sạn 1 sao
11
6
Nhà nghỉ
131
7
Nhà ở có phịng cho KDL th
41
(Nguồn: Báo cáo kết quả cơng tác quản lý lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch

năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh)

Khối khách sạn vả khu căn hộ cao cấp 3-5 sao trong tồn tỉnh
Quảng Ninh năm 2017: Có 41 cơ sở với 5308 phịng trong đó: Thành
phố Móng Cái 04 khách sạn 3-5 sao 491 phòng chiếm 9% (02 khách
sạn 5 sao, 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao).


6
Khối khách sạn 1-2 sao: trong tồn tỉnh có 190 cơ sở với 4727
phòng tăng 51 cơ sở, 735 phòng so với năm 2016, chiếm 47 % số
phòng khối khách sạn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thành phố Móng
Cái 19 cơ sở, chiếm 10%.
Nhà nghỉ du lịch: 772 cở sở 6850 phòng chiếm 89% tống số
phòng; khối nhà nghỉ và homestay (thành phố Móng Cái 131 cơ sở,
1277 phịng, chiếm 16,9 %)
Nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê (homestay): 111 cơ sở 819
phòng chiếm 13% tổng số phịng đối với nhà nghỉ và homestay
(thành phổ Móng Cái 41 cơ sở, 390 phòng, chiếm 48%)
Để đảm bảo chu đáo về mọi mặt phục vụ đón khách du lịch các
ban ngành, cơ quan chức năng thành phố Móng Cái thường xuyên
tăng cường kiểm tra các cơ sở lưu trú về vấn đề thực hiện niêm yết
giá, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh an toàn thực phẩm sẵn sàng
đón khách đến tham quan du lịch tại thành phố đảo đảm bảo phục vụ
khách chu đáo và an tồn nhất.
Bảng 3.2: Thống kế số phịng, số giường ở các khách sạn đã xếp
hạng của thành phố Móng Cái (năm 2017)
STT
Khách sạn xếp hạng
Số phòng

Số giường
1
1 sao
377
764
2
2 sao
269
546
3
4 sao
90
134
4
5 sao
382
690
5
Tổng số
1.118
2.134
(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu các báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 3.3: Thống kế số lượng nhà nghỉ, nhà ở có phịng
cho khách du lịch thuê tại thành phố Móng Cái (năm 2017)
Nhà nghỉ
Nhà ở có phịng cho KDL th
Tổng số
Tổng số
Tổng

Tổng số Tổng số
Tổng số
lượng
lượng
số
phòng
giường
giường
(nhà)
(nhà)
phòng
131
1.617
3.148
41
329
627
(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu trên www.quangninh.gov.vn)


7
Qua bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy mặc dù số lượng cơ
sở lưu trú ở Móng Cái trong thời gian qua đã được cải thiện. Tuy
nhiên, việc cải thiện này cũng còn để lại nhiều vấn đề bất cập đó là số
lượng cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở
thành phố Móng Cái. Ở các địa phương khác các cơ sở lưu trú chủ
yếu chỉ tập trung ở khu vực trung tâm huyện, thị trấn cịn các điểm du
lịch thì cơ sở lưu trú ít, chủ yếu là các nhà nghỉ của tư nhân với số
lượng phịng ngủ thường khơng q 10. Một vấn đề rất đáng quan
tâm là các cơ sở lưu trú được xây dựng tự phát không theo quy hoạch

của cơ quan có chức năng, vật liệu xây dựng chủ yếu là bê tông sắt
thép, kiến trúc không phù hợp với cảnh quan chung.
Những năm gần đây số lượng cơ sở lưu trú ở Móng Cái tăng đáng
kể, đặc biệt tăng nhanh trong các năm 2015 - 2017, nhưng sự tăng lên
này lại chủ yếu là khách sạn của tư nhân (khách sạn mini) do đó phần
nào bị hạn chế về chất lượng phục vụ, thiếu dịch vụ đi bổ sung nên
chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.
b. Các cơ sở ăn uống:
Cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh lưu trú thì các hệ
thống các cơ sở phục vụ ăn uống cũng được cải thiện về số lượng và
chất lượng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có quầy Bar, phòng
ăn... Ở các cơ sở này, thực đơn phục vụ có nhiều món ăn dân tộc, Á,
Âu... với chất lượng phục vụ tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh thực
phẩm. Tại các khu du lịch thực đơn trong các nhà hàng ln có món
ăn đặc sản của Móng Cái là mực, cua, ốc... thì một vấn đề mà các nhà
quản lý du lịch, môi trường cần phải quan tâm là cịn có các món ăn
từ thịt thú rừng nằm trong danh mục cấm như: lợn rừng, nhím, rắn,
hươu, nai... tình trạng này nếu khơng được sớm ngăn chặn sẽ trở
thành nguy cơ đối với công tác bảo tồn và phát triển DLST.
Tại các điểm du lịch, số nhà hàng phục vụ khách du lịch phần lớn
là của tư nhân vì vậy, việc quản lý chất lượng phục vụ, giá cả cũng
như vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một vấn đề cần được quan
tâm xem xét. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực
phẩm (ATTP) TP Móng Cái, hiện Móng Cái có 963 cơ sở sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 173 cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, 238 cơ sở kinh doanh
thực phẩm, 552 cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh
doanh thức ăn đường phố (năm 2017).



8
Với quyết tâm ngăn chặn thực phẩm bẩn ngay từ cửa ngõ biên
giới, các lực lượng chức năng của TP Móng Cái ln chú trọng cơng
tác kiểm tra, kiểm sốt, ngăn chặn việc thẩm lậu thực phẩm từ bên
kia biên giới vào nội địa mà trọng tâm là tại các khu vực biên giới,
đường mòn, lối mở, cửa khẩu, chợ, bến xe khách... Để thực hiện tốt
công tác quản lý nhà nước về ATTP, thành phố đã thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đẩy mạnh hoạt động truyền thông
tại cộng đồng dân cư, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công
tác bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Nội dung
tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến các quy định của pháp luật
trong việc phịng, chống bn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tuyên truyền nâng cao
kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP, tác hại, thiệt hại của việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng rau; chất cấm trong chăn
nuôi; hố chất, kháng sinh trong ni trồng thuỷ sản; tác hại của việc
sử dụng thực phẩm khơng an tồn đối với sức khoẻ; cách nhận biết
thực phẩm khơng an tồn và cách xử lý thực phẩm không bảo đảm
ATTP. Trong 6 tháng đầu năm 2017, thành phố đã tổ chức 5 đoàn
kiểm tra liên ngành, 6 đoàn kiểm tra chuyên ngành kiểm tra 1.004
lượt cơ sở, 1 chợ đầu mối, 2 chợ xã, phường. Trong đó, số lượt thanh,
kiểm tra tăng 347 lượt so với cùng kỳ, số lượng cơ sở bị xử lý vi
phạm là 165 cơ sở, tăng 54 cơ sở so với cùng kỳ. Số tiền xử phạt vi
phạm hành chính về ATTP tăng 291 triệu đồng, tổng giá trị hàng hoá
bị tiêu huỷ trên 891 triệu đồng. Các đơn vị chức năng đã lấy 102 mẫu
thực phẩm thử test nhanh và gửi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xét
nghiệm, kết quả các mẫu thực phẩm đều đảm bảo an toàn. Các khâu
sản xuất, chế biến, lưu thơng các sản phẩm thực phẩm được kiểm
sốt và có chuyển biến tích cực về bảo đảm ATTP; các hộ kinh
doanh thực phẩm tại các chợ đã có ý thức thực hiện ký cam kết bảo

đảm ATTP, đặc biệt là các hộ giết mổ gia súc, gia cầm. Các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể chấp hành tốt các quy
định về bảo đảm ATTP. Công tác quản lý, cấp giấy chứng nhận
ATTP đã được quan tâm thực hiện, tồn thành phố đã có 371/451 cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP.
c. Hệ thống giao thông:
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thành phố Móng
Cái chủ trương huy động vốn theo hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn


9
đầu tư từ ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư công; tập trung thu hút
nguồn vốn FDI; bước đầu triển khai thành cơng hình thức hợp tác
cơng - tư trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng. Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ
tầng của thành phố được đầu tư ngày càng hiện đại, đồng bộ. Hiện
Móng Cái có hệ thống kho, bến, bãi bốc xếp hàng hố với tổng diện
tích trên 50.000m2; 7 bến cảng, 9 bến thuỷ nội địa, 15 điểm kiểm tra
hàng hoá xuất khẩu, với giá trị gần 10 nghìn tỷ đồng. Hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thơng phát triển đa dạng, nhiều cơng trình trọng
điểm được triển khai thực hiện. Giao thông nội thị, nông thôn được
cải thiện căn bản, trong 5 năm đã đầu tư mới và đưa vào sử dụng
được 68,8km đường giao thông tại các xã. Hệ thống hạ tầng viễn
thông đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp và
người dân trên địa bàn; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc
gia; 98% số hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch. [24]
Theo thống kê của TP Móng Cái, trong năm 2016 bằng nguồn vốn
hỗ trợ đầu tư 38,9 tỷ đồng, thành phố đã tiến hành khởi cơng xây
dựng được 3 cơng trình giao thơng liên thôn ở 3 xã: Hải Tiến, Vĩnh
Trung, Vĩnh Thực với tổng chiều dài là 11,7 km. Năm 2017, trên địa

bàn thành phố tiếp tục có 117 tuyến đường nội thôn với tổng chiều
dài hơn 26 km được duyệt dự tốn, mức đầu tư 29,544 tỷ đồng, trong
đó có gần 10 tuyến với chiều dài 7,7 km đã được khởi công xây dựng
tại các xã Hải Tiến, Vạn Ninh, Quảng Nghĩa, Hải Xn. Ngồi tiền
hỗ trợ của Nhà nước thì các cơng trình nói trên được nhân dân trên
địa bàn thành phố tham gia đóng góp kinh phí, ngày cơng, vật liệu
với tổng trị giá gần 14 tỷ đồng và hiến 15.236 m2 đất. [24]
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đầu tư theo hình thức BOT
(đầu tư - khai thác - chuyển giao), có chiều dài tuyến khoảng 80,2km,
4 làn xe, tổng mức đầu tư 11.195 tỷ đồng, thời gian thu phí 20 năm
theo hình thức thu kín trên cao tốc. Đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo
các địa phương tiến hành rà soát, kiểm đếm, tổ chức bảo vệ mặt bằng
thi công dự án; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, tháng
1/2018 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; tháng
2/2018 tỉnh đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Sự phát triển
của hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển phục vụ
khách du lịch đa dạng là một lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho
DLST phát triển.
Về mạng lưới thông tin liên lạc, hơn 100% số xã trên toàn tỉnh đã
được lắp đặt hệ thống cáp điện thoại và phủ sóng điện thoại di động.


10
Tất cả các điểm du lịch và DLST đang khai thác đều đã được thiết kế
lắp đặt hệ thống cổng kết nối Internet. Tuy nhiên, hầu hết các khách
sạn lại chưa được kết nối Internet. Thậm chí, ngay cả các công ty du
lịch lữ hành cũng chưa đựơc kết nối và có trang web riêng để phục vụ
hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Phịng Văn hóa thơng tin đang xây
dựng đề án đầu tư xây dựng dự án hệ thống mạng thông tin phục vụ
quản lý nhà nước về du lịch.

3.2.2. Về lao động
Năm 2017, hoạt động du lịch Móng Cái đã có sự bứt phá ấn
tượng khi tổng khách du lịch tăng 30%, trong đó khách lưu trú tăng
17% so với cùng kỳ; thu nộp ngân sách Nhà nước tăng 25,8%.
Những con số ấn tượng nêu trên đã khẳng định du lịch Móng Cái đã,
đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được tăng
cường. Năm 2017, TP Móng Cái đã chủ động chiêu sinh, phối hợp tổ
chức khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên; vận động
doanh nghiệp đào tạo cho gần 800 nhân viên. Cùng với đó, việc nâng
cao chất lượng môi trường kinh doanh du lịch tiếp tục được tăng
cường quản lý, trọng tâm là hoạt động lữ hành, cửa hàng lưu niệm,
dịch vụ lưu trú, ăn uống...
Theo đánh giá của lãnh đạo ngành du lịch, so với những năm
trước đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được chú trọng,
nâng lên một bước, khơng chỉ về số lượng mà cịn cả về chất lượng
đào tạo. Việc phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch đang được
triển khai đồng bộ. Từ việc xây dựng quy hoạch dài hạn, tổng thể đến
xây dựng kế hoạch, chương trình, thực hiện các biện pháp có tính
chất cấp bách, thường xuyên và đã có được những kết quả nhất định
góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh. Nhìn
chung, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch và DLST
trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng
cao về trình độ chun mơn nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu
hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường. Hiện tại, ngày
càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mơ hình quản trị nguồn nhân
lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng
nguồn nhân lực. Đặc biệt, những doanh nghiệp du lịch lớn có đội ngũ
lao động chất lượng khá, được đào tạo bài bản, chính quy, có ý thức,
thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khá

chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.


11
Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động của các điểm đến DLST
tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn những hạn
chế, bất cập. Chất lượng đội ngũ lao động ở một số nơi vẫn cịn thấp,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của công việc. Thực tế số lượng lao động du lịch
qua đào tạo, có trình độ vẫn cịn ít, lao động chưa qua đào tạo còn
nhiều. Các ngành, các địa phương mới chỉ quan tâm đến đào tạo,
nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, việc đào tạo lao động gián
tiếp còn bỏ ngỏ. Lao động DLST ở thành phố còn thiếu chuyên
nghiệp, yếu về kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ; lao động
có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách du lịch nước ngồi hầu
như khơng có.
Song song với những khó khăn do khách quan thì nội tại lĩnh vực
DLST Móng Cái cũng cịn tồn tại khá nhiều hạn chế. Tính chủ động
của các phường, xã có tiềm năng về du lịch chưa cao do vậy nhiều
tiềm năng du lịch của địa phương vẫn chưa được phát huy. Bên cạnh
đó, nguồn nhân lực lĩnh vực dịch vụ du lịch nói chung và DLST nói
riêng của Móng Cái thực sự còn thiếu và yếu…. Mặc dù là lĩnh vực
mũi nhọn, đóng góp khoảng 26% vào GDP của thành phố nhưng cán
bộ trực tiếp quản lý và có chun mơn về du lịch của Móng Cái đếm
trên đầu ngón tay. Chất lượng lao động tại các cơ sở lưu trú, nhà
hàng, các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn chưa qua đào tạo còn
cao. Cũng theo thống kê của Phòng Văn hóa thơng tin thành phố, trên
địa bàn hiện có khoảng 4.000 lao động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch
nhưng số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 10%...
Qua phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực trong du

lịch Móng Cái tơi có một số nhận xét sau:
- Số lượng lao động trong du lịch và DLST còn chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng số lao động hiện có của thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thu nhập thực tế của lao động trong ngành du lịch còn quá thấp
chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống.
- Đa số người dân địa phương chưa thật sự coi DLST là ngành
kinh tế chính có thể giải quyết được việc làm và thu nhập ni sống
gia đình họ. Họ chỉ coi du lịch như một việc làm thêm lúc nhàn rỗi.


12
- Cư dân địa phương tham gia làm hướng dẫn viên du lịch chiếm
số lượng ít ỏi, nếu có cũng không đáp ứng được yêu cầu bởi họ
không được đào tạo bài bản kiến thức về du lịch họ chỉ làm việc này
qua sự suy ngẫm và trải nghiêm thực tế cuộc sống hàng ngày trên
mảnh đất nơi họ sinh ra.
- Lực lượng lao động do Phòng quản lý cũng phần lớn chưa được
đào tạo bải bản, chủ yếu mới qua các khóa đào tạo ngắn hạn, cơng
nhân kỹ thuật, trung cấp từ đó làm cho năng lực chun mơn bị hạn
chế. Hầu hết họ chưa phân biệt được các loại hình du lịch, đặc biệt là
kiến thức về DLST.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ lao động du lịch do sở
quản lý còn rất yếu.
Như vậy lực lượng lao động trong ngành du lịch nói chung và
DLST nói riêng ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong
những năm vừa qua tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh, số lượng lao động cũng tăng lên
đáng kể nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được những yêu cầu thực
tế. Những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần nhận

ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng,
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ trước tiên là cho lực lượng
lao động du lịch chuyên nghiệp sau đó từng bước phổ cập kiến thức
cho lao động không chuyên nghiệp và cư dân địa phương.
3.2.3. Về hoạt động kinh doanh
Ngành du lịch thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong những
năm trước đây chưa chú trọng khai thác các sản phẩm DLST. Nhiều
doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng các chương trình DLST hiệu
quả khơng cao do phải đầu tư tốn kém lại khá phức tạp do các điều
kiện như: Bảo đảm an toàn cho du khách, hệ thống cơ sở hạ tầng đến
các điểm có tài nguyên du lịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây
các đơn vị kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành đã nhận thấy được
“Thị trường tiềm năng” đầy sức hấp dẫn của thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh nên đã đầu tư, đưa vào giới thiệu chương trình
DLST trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Phịng Văn hóa thơng tin thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh, lượng khách du lịch đến du lịch tại đia phương
ngày càng được tăng lên theo các năm.


13
Tổng lượng khách du lịch đến Móng Cái
2500000
2000000
1500000

Lượt người

1000000
500000

0

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

(Nguồn: Tác giả tổng hợp các báo cáo trên www.quangninh.gov.vn)

Biểu đồ 3.1: Hoạt động du lịch tại thành phố Móng Cái
giai đoạn 2015 - 2017
Và chỉ tính riêng năm 2017, lượng khách du lịch đến Móng Cái
đạt con số khá tích cực.
Bảng 3.4: Hoạt động du lịch tại Thành phố Móng Cái năm 2017
Tổng
Tống
So với
So với
Nộp
So với
khách
khách du
năm
năm
NSNN
năm
Năm
lưu trú
lịch (lượt

2016
2016
(tỷ
2016
(lượt
người)
(%)
(%)
đồng)
(%)
người)
tăng
tăng
2017 2.220.540
250.352 19,4% 98,384
40,5%
26%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp báo cáo trên www.quangninh.gov.vn)
Tháng 4/2017, tổng khách du lịch đến Móng Cái ước đạt 248.785
lượt người, tăng 48% so với cùng kỳ. Trong đó: khách lưu trú qua
đêm ước đạt 28.785 lượt người, tăng 28% so với cùng kỳ. Nộp ngân
sách nhà nước ước đạt 108.869 triệu đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Những con số ấn tượng minh chứng cho sức hút của các sản phẩm du
lịch của thành phố Móng Cái.
Như vậy, đây chính là những tín hiệu rất đáng mừng cho ngành
Du lịch thành phố Móng Cái, cho thấy những chính sách phát triển
Du lịch - “ngành cơng nghiệp khơng khói” của thành phố là hồn
tồn đúng đắn, góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống cho
nhân dân.



14
DLST là loại hình du lịch cịn khá mới mẻ ở thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh, vì vậy đến thời điểm này chưa có số liệu thống kê
riêng về du khách đi theo loại hình này. Tuy nhiên, dựa trên số liệu của
các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố như: phòng kế
hoạch sở du lịch, phần nào cho thấy xu hướng khách đến các điểm
DLST của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.
Qua nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh , cũng như phân tích một cách
khái quát các dữ liệu về khách du lịch đến thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian qua cho thấy:
Thứ nhất, khách đến thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chủ
yếu là khách tham quan thuần tuý, khách du lịch đại trà đi theo các
tour được tổ chức thành các đoàn hoặc do công ty lữ hành hoặc
khách tự tổ chức. Khách du lịch không nhiều, chủ yếu là khách thăm
quan trong ngày.
Thứ hai, quan niệm rất đơn giản đặt tên cho khách du lịch, hoặc
một điểm du lịch nào đó cái tên DLST và khách đến các điểm du lịch
này đều được gọi là khách DLST.
Thứ ba, theo các tiêu chí của DLST và đặc điểm tiêu dùng của
khách DLST, thấy rằng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
hiện nay lượng khách DLST còn tương đối khiếm tốn so với tổng
lượng khách du lịch.
3.2.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản:
Để tạo ra bước phát triển trong Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái
thì hạ tầng giao thơng chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt trong thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Chính vì vậy, trong
những năm qua, trên địa bàn TP Móng Cái được sự quan tâm của
Trung ương và tỉnh, nhiều dự án giao thông quan trọng đã và đang

được triển khai, nhằm tháo “nút thắt” kết cấu hạ tầng giao thơng. Qua
đó, nhiều nguồn lực đã được tỉnh hỗ trợ để thực hiện các cơng trình
giao thơng trọng điểm kết nối hạ tầng cho Móng Cái.


15
Bảng 3.5: Thống kê các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn thành
phố Móng Cái tính đến hết năm 2017
Tổng mức đầu tư
TT
Tên các dự án
(Tỉ đồng)
1 Cầu Bắc Luân II
336
2 Cầu phao Hải Yên
160
3 Dự án sửa chữa đường tỉnh 335
44
4 Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18C
270
5 Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái
16.000
6 Khu kinh tế Cửa Khẩu
9.731
(Nguồn: Tác giả thống kê các số liệu trên www.quangninh.gov.vn)
Số liệu trên cho thấy, các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn thành
phố Móng Cái là rất lớn, cụ thể như sau:
- Cầu Bắc Luân II đã chính thức được thơng xe vào ngày
13/9/2017,. Cầu Bắc Luân II gồm 2 dự án thành phần: Dự án xây
dựng cầu đường bộ II qua sông Bắc Luân nối TP Móng Cái (Quảng

Ninh, Việt Nam) với TP Đơng Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc).
Cầu Bắc Luân II có vị trí cách cầu Bắc Luân hiện tại khoảng 3,2km
về phía hạ lưu. Chiều dài toàn cầu là 618 mét, rộng 27,7 mét. Trong
đó chiều dài cầu về phía Trung Quốc là 463,5 mét, cầu về phía Việt
Nam là 154,5 mét. Kết cấu cầu chính dạng vịm bê tơng cốt thép có
khẩu độ nhịp 105 mét là cầu có khẩu độ vịm lớn nhất Việt Nam.
Khổ thơng thuyền 50x7m (sơng cấp III), ổn định với động đất cấp
7. Tổng mức đầu tư phía Việt Nam hơn 336 tỷ đồng. Cịn Dự án
đường dẫn cầu Bắc Luân II có chiều dài 3,5km, được đầu tư từ 2
nguồn vốn: 800m đầu tuyến được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước do
Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư; 2,7km còn lại do nhà đầu tư
Cơng ty Cổ phần Tập đồn đầu tư phát triển An Đắc đầu tư theo
hình thức BT.
- Trên địa bàn TP Móng Cái cịn một cây cầu quan trọng khác
phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu đã được hồn thành, đó là cầu
phao và hậu cần sau cầu phao tại Km3+4 Hải Yên. Dự án có tổng
mức đầu tư gần 160 tỷ đồng, trong đó cầu phao dài 114 mét, rộng
12 mét.
- Cùng với các dự án cầu nói trên, trên địa bàn cịn các dự án hạ
tầng quan trọng khác đó là Dự án Sửa chữa đường tỉnh 335 (đoạn từ
km1+670 - km7+200) có tổng mức đầu tư trên 44 tỷ đồng từ nguồn


16
ngân sách tỉnh do Sở GTVT làm chủ đầu tư. Trong hệ thống kết nối
hạ tầng giao thông một dự án trọng điểm đang được triển khai nối
QL18 với QL18B đó là Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18C giai
đoạn 1. Đây là dự án nhằm từng bước hồn thiện hệ thống đường
giao thơng vành đai biên giới, kết nối đồng bộ giữa Khu kinh tế Cửa
khẩu Móng Cái với Khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Chiều dài

toàn tuyến 15km, tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng từ nguồn vốn trung
ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu và ngân sách tỉnh,
do liên danh nhà thầu Công ty TNHH Thành Dương và Công ty CP
Đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia thi cơng, dự kiến
hồn thành vào cuối năm 2018. Hiện các nhà thầu đang thi công nền
đường trên 8km mặt bằng được giao.
- Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Vân Đồn- Móng Cái đã hồn
thành cơng tác chuẩn bị đầu tư và khởi cơng, tiến độ hồn thành
trước năm 2020. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 16.000 tỷ đồng,
trong đó nguồn vốn nhà nước là trên 2.500 tỷ đồng. Hiện nay, TP
Móng Cái cũng như các địa phương có dự án đi qua đang tích cực
triển khai cơng tác giải phóng mặt bằng. Khi hồn thành cùng với
cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Móng Cái tạo nên tuyến
giao thơng đối ngoại kết nối Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái với
cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là cửa ngõ nối Trung Quốc
với ASEAN.
- Đặc biệt 10 dự án trọng điểm đầu tư vào Khu KTCK Móng
cái với Tổng mức đầu tư là 9.731 tỷ đồng. Đây là các Dự án đã
được trao chứng nhận đầu tư, nhận tài trợ và ký MOU với tỉnh
Quảng Ninh, TP Móng Cái và huyện Hải Hà. Cụ thể: UBND tỉnh
Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án với tổng
vốn đầu tư là 230 tỷ đồng. Bao gồm: Dự án Trụ sở, văn phòng,
nhà nghỉ khách sạn, tại phường Trần Phú, thành phố Móng Cái.
Nhà đầu tư: Cơng ty Cổ phần xây dựng Trí Đức. Tổng vốn đầu tư
182 tỷ đồng. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi cao cấp, tại
Khu công nghiệp Hải Yên, thành phố Móng Cái. Nhà đầu tư
Trung Quốc. Tổng vốn đầu tư 48 tỷ đồng.
- Ngày 9/2/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số
418/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án cao tốc Vân Đồn - Móng
Cái theo hình thức BOT. Dự án có điểm đầu km 70+108, xã Đồn

Kết, huyện Vân Đồn, điểm cuối km150+339, TP. Móng Cái với tổng
chiều dài 80,2km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe,


17
tốc độ thiết kế 100km/h. Tổng vốn đầu tư (phần vốn đầu tư BOT) sau
khi điều chỉnh là 11.195,403 tỉ đồng trong đó vốn chủ sở hữu tối
thiểu của nhà đầu tư 1.194,54 tỉ đồng, vốn vay tối đa phải huy động
10.000,863 tỉ đồng. Phần vốn Nhà nước tham gia là khoảng 2.700 tỉ
đồng để giải phóng mặt bằng. Thời gian xây dựng dự kiến trong 22
tháng và thời gian hồn vốn dự kiến 19,86 năm.[24]
Có thể nói rằng, những dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn TP
Móng Cái đã và đang chuẩn bị triển khai sẽ tạo ra vận hội mới góp
phần khai thác tối đa lợi thế về kinh tế biên mậu dịch vụ cửa khẩu, du
lịch và DLST sớm đưa Móng Cái trở thành một thành phố cửa khẩu,
du lịch hiện đại.
3.2.5. Về công tác quản lý nhà nước:
Trong những năm qua, hoạt động DLST đã được các cấp lãnh đạo
ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển đồng thời ngày càng chú trọng tới công tác
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Một lĩnh vực liên quan tới
nhiều thành phần xã hội, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều văn bản
quy phạm pháp luật đã được ban hành để thống nhất quản lý đối với
ngành kinh tế quan trọng này.
- Chỉ thị 11/CT-UBND về tăng cường quản lý môi trường kinh
doanh du lịch, TP Móng Cái đã nhanh chóng triển khai thực hiện
nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực trong
nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành. Công tác quản lý nhà
nước được chấn chỉnh, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du
lịch được chú trọng. Chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn từng

bước được nâng cao, dần đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020 đã mở ra
hướng phát triển nhanh, bền vững cho du lịch TP Móng Cái. Đến
nay, sau 3 năm triển khai thực hiện, hoạt động du lịch đã có những
bước chuyển biến tích cực, Móng Cái trở thành một trong những
điểm đến quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như của tỉnh
Quảng Ninh. Điểm nhấn đầu tiên phải kể đến đó là sự quyết tâm của
cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp và
nhân dân. Nghị quyết 07 đã đi vào cuộc sống và đạt được những
thành tựu khích lệ. Điều đáng ghi nhận từ chủ trương, định hướng
của Nghị quyết đã tạo sự chủ động và nâng cao trách nhiệm của các
địa phương, các ngành trong công tác quản lý để thúc đẩy phát triển


18
du lịch. Bởi vậy, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, kinh tế suy
giảm, tỉnh đã quan tâm huy động, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước để xây dựng các cơng trình hạ tầng du lịch then chốt,
đồng thời tích cực thu hút, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà
đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng và kinh doanh du lịch.
- Để tăng cường cơng tác quản lý, góp phần làm lành mạnh hố
mơi trường kinh doanh du lịch, thời gian qua, thành phố Móng Cái đã
chủ động triển khai và đẩy mạnh cơng tác phối hợp với các lực lượng
chức năng tồn tỉnh, bám sát các chủ trương, kế hoạch của tỉnh, đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra kịp thời chấn
chỉnh, xử lý các hành vi, vi phạm. Đặc biệt, tập trung quản lý hoạt
động tour giá thấp hay gọi là tuor “0 đồng” đối với khách du lịch
Trung Quốc nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
- Cùng với đó, cơng tác quản lý Nhà nước về du lịch đã được

tăng cường và không ngừng đổi mới, đặc biệt là công tác xây dựng
chiến lược, quy hoạch, ban hành các quy chế, kế hoạch, đề án... đã
được chú trọng và tập trung chỉ đạo. Nhận thức của nhân dân,
doanh nghiệp và các cấp, các ngành, địa phương về du lịch đã có
những thay đổi; cơng tác đầu tư hạ tầng bao gồm cả hạ tầng giao
thông, công nghệ thông tin và hạ tầng du lịch đã tập trung đầu tư
vào những hạng mục trọng yếu, cấp bách, bước đầu đáp ứng được
yêu cầu tối thiểu để phát triển và tạo đà tăng trưởng trong thời
gian tới. Đến nay, TP Móng Cái đã tập trung hồn thiện một số
cơng trình hạ tầng giao thơng, cơ sở vật chất du lịch như: biểu
tượng nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên; biểu tượng du lịch ngã
ba Trà Cổ - Bình Ngọc; cụm thơng tin cổ động biên giới Sa Vĩ
(Trà Cổ); cải tạo, nâng cấp các hệ thống khách sạn và nhiều cơng
trình động lực khác đang được triển khai.
- TP Móng Cái đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và nộp ngân
sách nhà nước gần 450 triệu đồng. Trong đó: xử phạt 13 Hướng dẫn
viên, phạt và nộp ngân sách nhà nước 87 triệu đồng; thu hồi quyết
định đạt chuẩn của 8 điểm mua sắm; kiểm tra, xử phạt 20 lượt cửa
hàng mua sắm với số tiền trên 91 triệu đồng; đình chỉ hoạt động 19
cơ sở lưu trú, 62 dịch vụ vui chơi, giải trí chưa đảm bảo điều kiện
hoạt động; tháo dỡ gần 200 biển hiệu, băng zơn có chữ nước ngồi...
Đây là một trong nhiều hoạt động của TP Móng Cái trong thực hiện
chiến dịch làm sạch môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn. Với
sự vào cuộc quyết liệt của thành phố và các cơ quan chức năng, môi


19
trường kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển
biến tích cực, hoạt động lữ hành kinh doanh đón khách du lịch Trung
Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đã đi vào ổn định. Từ tháng 3 đến

tháng 8/2017, khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh tại cửa khẩu quốc
tế Móng Cái tăng 41,3%; chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tác phong,
thái độ phục vụ du khách được tăng lên.[24]
- Để du lịch phát triển bền vững, cùng với việc tăng cường quảng
bá, xúc tiến, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, xây dựng các tour,
tuyến du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao, Móng Cái đang xây
dựng thương hiệu du lịch gắn với khẩu hiệu: “3T”; đó là: Thân thiện
- Tin cậy - Tiện lợi. Từ đó, Móng Cái tập trung tạo lập mơi trường
kinh doanh du lịch văn minh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành
mạnh gắn với việc đồng hành cùng doanh nghiệp và nhân dân thành
phố làm du lịch. Qua đó, tăng cường các giải pháp quản lý, thanh tra,
kiểm tra môi trường kinh doanh du lịch, chú trọng đẩy mạnh việc
thực hiện quy chế quản lý đô thị, an ninh, an toàn cho du khách, niêm
yết giá và thực hiện theo giá niêm yết, khơng để xảy ra tình trạng ép
khách, chèo kéo khách, duy trì hoạt động đường dây nóng tiếp nhận,
xử lý kịp thời thơng tin phản ánh của du khách và người dân.
- Tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, các lực lượng chức năng tiếp
tục tạo điều kiện thuận lợi, thơng thống, nhanh gọn hỗ trợ doanh
nghiệp và du khách khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu; lực lượng an
ninh trên địa bàn nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách; lấy
nhắc nhở, chỉ dẫn làm trọng, tạo dựng hình ảnh thân thiện, tận tụy
của người chiến sĩ cơng an Móng Cái. Thành phố hướng tới, mỗi cán
bộ, công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan, đơn vị và nhân
dân trên địa bàn đều phải có trách nhiệm như một “đại sứ du lịch”,
tuyên truyền, giới thiệu về mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc. Sự thân
thiện, tin cậy và tiện lợi được thể hiện từ cơ quan công quyền cho đến
từng người dân thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh, ấn tượng tốt
về con người và mảnh đất tươi đẹp, nơi địa đầu Tổ quốc mỗi khi
khách du lịch có dịp ghé thăm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Móng

Cái gặp khơng ít khó khăn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút
đầu tư, chất lượng dịch vụ du lịch…Trước thực trạng trên, để khắc
phục khó khăn, thách thức và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 07NQ/TU ngày 24-5-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát
triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm


20
2030; TP Móng Cái đã xây dựng các kế hoạch triển khai nghị quyết
của Tỉnh ủy nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển
du lịch, đặc biệt là DLST gắn với giảm nghèo, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, phát triền bền vừng.
Những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về du lịch:
- Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch
vụ du lịch ở các khu du lịch trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập đặc
biệt ở những điểm đến DLST. Việc tư nhân xây dựng tràn lan các nhà
hàng, nhà nghỉ, các cửa hàng bán hàng lưu niệm gây nên sự lộn xộn,
và phá vỡ cảnh quan, môi trường chung của các khu du lịch.
- An ninh trật tự ở các khu DLST vẫn chưa được đảm bảo, còn tồn
tại hiện tượng trộm cắp của du khách, đeo bám theo du khách để bán
hương, bán hàng lưu niệm gây nên sự khó chịu cho du khách.
- Chưa xây dựng được cơ chế, chiến lược phát triển sản phẩm
du lịch, đặc biệt là sản phẩm DLST ở thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh.
- Chưa có đơn vị chuyên trách về phát triển DLST và có chiến
lược phát triển nó một cách bền vững.
- Chưa có chiến lược đào tạo lực lượng lao động phục vụ cho
DLST nhất là đội ngũ làm lữ hành và hướng dẫn viên.
Như vậy, để DLST của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
phát triển trong thời gian tới thì việc tiến hành cải cách cơng tác quản

lý Nhà nước về du lịch cần phải đặc biệt quan tâm để DLST của
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phát triển theo đúng tiềm
năng vốn có của nó.
3.2.6. Marketing quảng bá du lịch
Xác định du lịch là một trong những thế mạnh của địa phương,
thời gian qua, thành phố Móng Cái đã đẩy mạnh tuyên truyền quảng
bá, xúc tiến phát triển du lịch gắn với tổ chức có hiệu quả các hoạt
động văn hóa, thể dục thể thao, nâng cao chất lượng các sản phẩm du
lịch, bước đầu mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm, cảm nhận ấn
tượng về thành phố biên giới cửa khẩu.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố
quan trọng, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch mỗi địa
phương. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian gần đây, thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động
quảng bá, xúc tiến du lịch và đạt được kết quả khả quan, thu hút


21
khách du lịch đến với địa phương nhiều hơn... Những năm gần đây,
hình ảnh của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được quảng bá
mạnh mẽ và rộng rãi hơn, thông qua việc đầu tư lớn cho việc xây
dựng và công bố các quy hoạch chiến lược cùng với việc tổ chức rất
nhiều sự kiện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, có nhiều sự kiện hội
thảo, hội nghị lớn mang tầm quốc gia và quốc tế được thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đăng cai tổ chức đã mang lại hiệu ứng xã
hội tích cực cả trong và ngồi nước. Thương hiệu Quảng Ninh nói
chung, du lịch thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nói riêng, dần
được tạo dựng trên thị trường trong nước và quốc tế, là điểm đến thân
thiện, hấp dẫn với mọi du khách.
Ngành cũng quan tâm chỉ đạo, định hướng và tăng cường các mặt

hoạt động về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản
phẩm du lịch; tích cực tham gia các hoạt động tại các hội chợ, triển
lãm du lịch trong và ngoài nước; đào tạo bồi dưỡng nhân lực; tổ chức
hoặc phối hợp đón các đồn famtrip đến khảo sát các điểm đến du
lịch. Ở cấp độ cơ sở, hầu hết các doanh nghiệp du lịch chuyên nghiệp
đều có ý thức và đầu tư cho xây dựng thương hiệu, sản phẩm chủ yếu
có khả năng cạnh tranh; hợp tác, liên kết phát triển; chủ động tiến
hành hoạt động tiếp thị, mở rộng thị phần và thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác
quảng bá, xúc tiến du lịch thời gian qua, cũng phải thừa nhận rằng,
vẫn cịn khơng ít những khó khăn, hạn chế nhất định. Cụ thể, nguồn
lực tài chính cịn thấp, chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác
nghiên cứu thị trường một cách bài bản, quy mô. Việc đầu tư xây
dựng thương hiệu điểm đến DLST (vùng du lịch trọng điểm) chưa
được thúc đẩy mạnh và đồng bộ. Bên cạnh đó, vẫn cịn thiếu những
sản phẩm điển hình, tạo điểm nhấn, có sức thu hút mạnh mẽ; đầu tư
quảng bá hình ảnh du lịch và DLST của thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh ra thị trường quốc tế còn yếu, chưa chuyên nghiệp...
3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái của thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Mức độ đảm bảo giáo dục và thuyết minh mơi trường
3.3.2. Phân tích hiện trạng hỗ trợ bảo tồn tự nhiên
3.3.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
3.3.4. Vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc


22
3.4. Nhận xét chung về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.4.1. Những kết quả đạt được

3.4.2. Những hạn chế
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái ở thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Chủ trương, chính sách của Trung ương về phát triển du
lịch sinh thái
4.1.2. Quan điểm phát triển DLST ở thành phố Móng Cái
Thứ nhất, phát triển DSLT phải ln đi đôi với công tác bảo tồn
tôn tạo các giá trị tài nguyên.
Thứ hai, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ mơi trường sinh
thái, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn cho du khách, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Thứ ba, phát triển du lịch và DLST phải góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố.
4.1.3. Định hướng phát triển du lịch
4.1.3.1. Định hướng chiến lược phát triển DLST thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
4.1.3.2. Định hướng phát triển các loại hình du lịch
4.1.4. Các nguyên tắc, yêu cầu về phát triển du lịch sinh thái ở
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Định hướng phát triển DLST ở Móng Cái phải tuân thủ chặt chẽ
10 nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững và 4 yêu cầu cơ bản
của DLST.
4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
4.2.2. Giải pháp về tăng cường hợp tác kêu gọi vốn đầu tư.
4.2.3. Giải pháp về môi trường

4.2.4. Giải pháp về quy hoạch xây dựng
4.2.5. Giải pháp về giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực
4.2.6. Giải pháp về tiếp thị và tăng cường xúc tiến quảng bá DLST


23
4.3. Kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ, Tổng Cục Du lịch và các cơ quan
Trung ương
4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh

KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái tại thành phố
Móng Cái tỉnh Quảng Ninh” là cơng trình nghiên cứu về DLST trên
địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ít nhiều góp phần làm
cho những người quan tâm đến DLST có thêm căn cứ để nâng cao sự
hiểu biết về loại hình du lịch này và phát triển nó ở Móng Cái. Đề tài
đã nghiên cứu, phân tích và đạt được một số kết quả sau đây:
Trước hết đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST,
phân biệt DLST với một số loại hình du lịch tương tự, các loại hình
DLST chủ yếu trên thế giới và Việt Nam. Từ đó đưa ra ý nghĩa của
việc phát triển loại hình du lịch này. Phân tích 4 đặc điểm cơ bản, các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DLST; kinh nghiệm phát
triển loại hình du lịch này ở một số địa phương trong nước và một số
quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, giới thiệu, đánh giá và tập trung làm rõ tiềm năng bao
gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn; phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển DLST trên địa bàn thành phố Móng Cái. Thơng
qua việc giới thiệu khái qt các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên
và tài nguyên nhân văn, các điều kiện đặc trưng khác để khẳng định

Móng Cái có tiềm năng to lớn để phát triển DLST. Một mặt phân tích
các mặt tổ chức quản lý và kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn
thành phố Móng Cái. Mặt khác phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành
sản phẩm DLST của Móng Cái, đưa ra những nhận xét về thực trạng
DLST trên địa bàn thành phố Móng Cái. Phân tích các yếu tố về sản


×