Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 155 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN VIỆT ĐỨC







NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIÊN MẬU
TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH










HÀ NỘI – 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN VIỆT ĐỨC






NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIÊN MẬU
TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng





HÀ NỘI – 2012


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Bố cục luận văn 11
6. Đóng góp của luận văn: 11
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIÊN MẬU VÀ
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ
MÓNG CÁI 12
1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu 12
1.1.1. Khái niệm biên mậu 12

1.1.2. Hoạt động kinh tế biên mậu 14
1.1.3. Du lịch biên mậu 16
1.2. Điều kiện phát triển du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái 18
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của TP. Móng Cái 18
1.2.2. Tài nguyên du lịch ở TP. Móng Cái 25
1.2.3. Những nhân tố bên ngoài tác động đến du lịch biên mậu ở
TP. Móng Cái 40
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIÊN MẬU Ở
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 46
2.1. Khách du lịch biên mậu ở TP Móng Cái 46
2.1.1. Nguồn khách 47
2.1.2. Mục đích, nhu cầu của khách du lịch 51
2.1.3. Khách đi du lịch biên mậu thuần túy 53


2
2.1.4. Khách đi du lịch biên mậu kết hợp 53
2.1.5. Cơ cấu nghề nghiệp của khách 54
2.1.6. Lứa tuổi, giới tính 55
2.1.7. Chi phí của khách 56
2.2. Các sản phẩm du lịch biên mậu chủ yếu ở Móng Cái 56
2.2.1. Du lịch mậu dịch biên giới 56
2.2.2. Du lịch quá cảnh ở Móng Cái 63
2.2.3. Du lịch biên mậu kết hợp với du lịch lễ hội, du lịch tâm linh và tham
quan di tích, danh thắng 65
2.2.4. Du lịch biên mậu kết hợp du lịch nông thôn 71
2.2.5. Du lịch biên mậu kết hợp du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và sinh
thái biển 72
2.3. Các chương trình - tuyến du lịch biên mậu ở Móng Cái 75

2.3.1. Các chương trình - tuyến du lịch biên mậu thuần túy ở Móng Cái 75
2.3.2. Các chương trình – tuyến du lịch biên mậu kết hợp 76
2.4. Công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 78
2.4.1. Các hình thức tổ chức, quản lí của Nhà nước 78
2.4.2. Công tác tổ chức, quản lí của doanh nghiệp 88
2.5. Nhận xét chung về hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 97
2.5.1. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch 97
2.5.2. Những khó khăn trong hoạt động du lịch 101
2.5.3. Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch 103
2.5.4. Những hạn chế trong hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 105
Tiểu kết chương 2. 109
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIÊN MẬU Ở
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 110
3.1. Căn cứ đề xuất 110


3
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Móng Cái 110
3.1.2. Mục tiêu của ngành du lịch Móng Cái 111
3.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 112
3.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch biên mậu ở
Móng Cái 113
3.2.1. Giải pháp về khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch biên mậu 114
3.2.2. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch biên mậu 115
3.2.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch biên mậu 120
3.2.4. Giải pháp về phát triển nhân lực du lịch biên mậu 123
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch biên mậu 123
3.2.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý, quy hoạch du lịch biên mậu 125
3.2.7. Giải pháp về giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái trong du
lịch biên mậu 130

3.2.8. Giải pháp về đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc
gia trong du lịch biên mậu ở Móng Cái 131
Tiểu kết chương 3. 134
KẾT LUẬN 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
PHỤ LỤC



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Ủy ban nhân dân
UBND
Văn hóa thể thao và du lịch
VHTT&DL
Thành phố
TP
Trung Ương
TW
Doanh nghiệp
DN
Trách nhiệm hữu hạn
TNHH



5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Móng Cái (2005 - 2012) 47
Bảng 2.2: Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Móng Cái năm 2011 92
Bảng so sánh tăng trưởng cơ sở lưu trú ở TP Móng Cái 93
Bảng 2.3: Doanh nghiệp quản lí chợ, trung tâm thương mại phục vụ du lịch ở
TP Móng Cái 96


6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Quảng Ninh, du lịch
đang là một ngành mũi nhọn, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội. Đối với
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ngoài những lợi ích kinh tế, xã hội mà
du lịch đem lại, nó còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ văn hóa dân tộc,
bảo vệ an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia. Trong đó, du lịch biên mậu có
vai trò đặc biệt quan trọng, cần phải tiến hành nghiên cứu nghiêm túc.
Nhu cầu đi du lịch đã trở thành thói quen tất yếu của cuộc sống con
người trong xã hội phát triển hiện nay. Trên thế giới, các nước phát triển
không những coi ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mà còn được
xác định ngành du lịch như một vị cứu tinh của nền kinh tế quốc gia. Với các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ngành du lịch đặc biệt được coi
trọng được thể hiện và cụ thể hóa qua các văn kiện của các kỳ Đại hội trong
việc chỉ đạo đường lối chính sách của Nhà nước. Thời gian mấy năm gần đây
ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tiến phát triển đáng khích lệ, số
lượng du khách quốc tế không ngừng gia tăng, đặc biệt nhu cầu đi nhu lịch của
du khách trong nước tăng đột biến. Suy thoái toàn cầu đã khiến khách du lịch
quốc tế thận trọng hơn trong việc lựa chọn các phương án đi du lịch. Do đó,

khách du lịch nội địa sẽ là đối tượng khách hàng mang lại nguồn thu quan
trọng cho các doanh nghiệp du lịch. Năm 2012 khách du lịch nội địa được coi
là thăng hoa, nếu như con số 23 triệu lượt khách nội địa của năm 2011, thì 11
tháng của năm 2012 con số đã lên đến 26 triệu lượt. Ngành du lịch Việt Nam
đã góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước ta phát triển và đã từng bước làm
cải thiện đời sống của nhân dân, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch
và dịch vụ đã góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội


7
của đất nước. Hoạt động du lịch không chỉ thể hiện mình như một ngành kinh
tế năng động, hay đặc tính xã hội sâu rộng, mà còn bao hàm những ảnh hưởng
và tác động đa chiều. Trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tuy
nhiên hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo được chính
phủ các nước đặc biệt quan tâm.
Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, của du khách Quốc tế và có lợi thế
đa dạng về tài nguyên du lịch, những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du
lịch trong nước và nước ngoài. Du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế,
mà còn đem lại nhiều lợi ích văn hóa, xã hội, lợi ích về quan hệ đối ngoại với
các nước trên thế giới và trong khu vực. Thị trường du lịch Việt Nam là mối
quan tâm của nhiều nước trên thế giới, Sự phát triển du lịch trong khu vực, thì
du lịch giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào,
Campuchia là rất đáng cần quan tâm.
Là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, tỉnh Quảng Ninh với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nổi bật là danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ
Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới và di sản
Thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo, hơn thế nữa vịnh Hạ Long cũng đã được
tổ chức OpenWoden chính thức công nhận vào danh sách là một trong bảy Kì
quan nhiên nhiên mới của Thế giới. Cũng là tỉnh có 132 km đường biên giới
nằm ở phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - nước Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng. Thành phố Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam
– Trung Quốc và các nước trong khu vực. Với những hội tụ và điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa Đất nước. Được xác định là một điểm của vành đai kinh tế Vịnh
Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang tam giác kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh, có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc


8
xếp cho tàu hàng vạn tấn, đã tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường
biển giữa nước ta với các nước trên thế giới, Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu
phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu Quốc tế Móng Cái là nơi
hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư, là cửa
ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong Đông Nam Á.
Được xác định là một trong những trung tâm kinh tế trọng tâm của vùng
duyên hải Bắc bộ, Móng Cái nơi địa đầu của Tổ Quốc cách TP Hạ Long 158
km về phía đông bắc, được đánh giá là rất thuận lợi cho mạng lưới giao thông
cả về đường bộ (quốc lộ 18A) và đường biển, ngay tại trung tâm TP Móng Cái
tiếp giáp biên giới với TP Đông Hưng Quảng Tây - Trung Quốc, cho nên
Móng Cái chiếm giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại,
du lịch. Tại TP Móng Cái có một cửa khẩu quốc tế Móng Cái, hai cửa khẩu
khác là cửa khẩu Ka Long, cửa khẩu Vạn Gia và một cửa khẩu tiểu nghạch
Lục Lầm, có 9 chợ biên giới có quy mô lớn và 3 trung tâm thương mại hoạt
động tấp nập với bạn hàng Trung Quốc và khách du lịch, các trung tâm thương
mại, các chợ biên giới chính là một trong những lợi thế lớn tạo nên như một
điểm nhấn đối với sự phát triển du lịch nói chung và hoạt động du lịch biên
mậu nói riêng tại TP Móng Cái.
Khả năng khai thác các thế mạnh của TP Móng Cái – Quảng Ninh chính
là động lực phát triển được xem là đầy triển vọng, nhất là việc tăng cường giao

lưu hợp tác qua biên giới thông qua hoạt động thương mại, du lịch, song lại
không tách rời các vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Hoạt
động du lịch gắn liền với phát triển kinh tế ở tại biên giới chính là những nhịp
nối mang tính quyết định để tạo nên chiếc cầu gắn kết mối quan hệ với Trung
Quốc. Để có thể xây dựng nên chiếc cầu nối đó, đòi hỏi không chỉ ở sự nỗ lực
rất lớn của các cộng đồng dân cư vùng lãnh thổ tiếp giáp, các cấp chính quyền
địa phương; các lực lượng phối hợp liên quan, mà còn ở sự xác định đúng đắn


9
các chiến lược để tận dụng hiệu quả vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, văn
hoá - xã hội, du lịch, cũng như về chính trị, an ninh quốc phòng của tỉnh
Quảng Ninh nói chung và TP Móng cái nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay, việc nghiên cứu du lịch tại thành phố Móng Cái
nói chung, nghiên cứu du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái nói riêng, vẫn
chưa được đặt ra một cách đầy đủ, cách trực tiếp, toàn diện và cụ thể. Vì vậy,
chúng tôi xin lựa chọn “Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Du
lịch học của mình, nhằm góp phần nghiên cứu phát triển du lịch của thành phố
Móng Cái nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Từ việc tìm hiểu đặc điểm của hoạt động du lịch biên mậu ở TP Móng
Cái, địa bàn sôi động của du lịch biên mậu đang đứng đầu về chỉ số thương
mại và du lịch trong các khu biên mậu của 7 tỉnh phía Bắc Nước ta, luận văn
rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch nơi đây, góp phần
nghiên cứu phát triển loại hình du lịch này ở Móng Cái, cũng như tại các địa
phương khác có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho phát triển du lịch biên mậu.
- Nhiệm vụ của luận văn nhằm nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, căn cứ hoạt động du lịch và hoạt động biên mậu thực tiễn tại

TP Móng Cái, khái quát một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: du lịch,
hoạt động biên mậu, du lịch biên mậu và thành phố Móng Cái.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở TP Móng
Cái dựa trên sự tổng hợp, phân tích thông tin về hình thức tổ chức, quản lí hoạt
động du lịch biên mậu, sản phẩm du lịch biên mậu, khách du lịch biên mậu
qua đó đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế, thuận lợi, khó khăn trong
sự phát triển du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái – Quảng Ninh.


10
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề tổng quan về TP Móng Cái
như tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, thực trạng phát
triển của ngành du lịch và hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái
– Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động du lịch biên mậu ở TP Móng Cái.
* Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian:
Phạm vi nghiên cứu trọng tâm của đề tài chính là thành phố cửa khẩu
Móng Cái nơi có hoạt động du lịch biên mậu diễn ra rất sôi động và một số địa
bàn có sức hút về tài nguyên du lịch tại phạm vi TP Móng Cái như: biển Trà
Cổ, Sân Golf Vĩnh thuận – Trà Cổ, điểm địa đầu Tổ Quốc - Mũi Trà Vĩ, các
di tích lịch sử văn hóa, danh thắng ở trung tâm TP Móng Cái và phụ cận.
 Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu, sử dụng thông tin sơ cấp và thứ cấp về các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, văn hóa, và hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Móng
Cái trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế
 Phương pháp thu thập thông tin (qua sách báo, các phương tiện thông tin,
phỏng vấn)
 Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, xử lý thông tin
thu thập thông tin.


11
5. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu và điều kiện phát
triển du lịch biên mậu ở Móng Cái
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở TP Móng Cái
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch biên mậu ở TP Móng Cái
6. Đóng góp của luận văn:
Đây là một luận văn được thực hiện bởi người trực tiếp tham gia vào các
hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh gần 20
năm qua. Những kết quả nghiên cứu của luận văn này đều được rút ra từ các
bài học thực tiễn của chính tác giả và các đồng nghiệp trong ngành du lịch tại
thành phố Móng Cái. Luận văn này xin được đóng góp một số kết quả sau:
- Hoàn thiện một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu
- Xác định những điều kiện phát triển du lịch biên mậu ở Móng Cái
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái
- Đề xuất giải pháp phát góp phần triển du lịch biên mậu ở Móng Cái
Những kết quả đó đều là nghiên cứu trực tiếp của tác giả trong quá trình
tham gia vào hoạt động biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh,
với hy vọng được góp phần công sức của chính tác giả vào việc thúc đẩy sự
phát triển du lịch tại thành phố địa đầu Tổ quốc.










12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIÊN MẬU VÀ ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu
Luận văn này tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu những điều kiện
phát triển du lịch biên mậu ở Móng Cái, đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp cho du lịch biên mậu Móng Cái. Những vấn đề lý luận chung về du lịch
biên mậu đã được trình bày trong các nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Phạm
Hùng và Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy[10 - 36], vì vậy trong luận văn này, về
mặt lý luận, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu và hoàn thiện thêm một số vấn đề cho
phù hợp với điều kiện thực tế tại TP Móng Cái, đó là những vấn đề biên mậu,
hoạt động kinh tế biên mậu, và du lịch biên mậu.
1.1.1. Khái niệm biên mậu
Vấn đề du lịch biên mậu đã được đặt ra trong một số nghiên cứu gần
đây, các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về du lịch biên mậu trong luận văn
này sẽ tiếp tục phát triển trong khuôn khổ cho phép. Những đóng góp mới của
luận văn này, chủ yếu là những kết quả nghiên cứu thực tiễn du lịch biên mậu
tại TP Móng Cái, mà người viết luận văn trực tiếp tham gia. Những phân tích
thực tiễn, những đề xuất giải pháp hoàn toàn được rút ra từ những khảo sát và

quan sát trực tiếp của người trọng cuộc.
Du lịch biên mậu là một loa
̣
i hình hoạt động du lịch đã xuất hiện và tồn
tại khá lâu ở Việt Nam, tại các vùng mậu dịch biên giới với các nước bạn có
chung đường biên như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, sau khi có các hiệp định
bình thường hóa quan hệ hay các hiệp định thương mại giữa nước ta với các
nước này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về mậu dịch biên giới đã bắt đầu được


13
quan tâm từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu du lịch biên mậu vẫn
còn là vấn đề rất mới.
Biên mậu là thuật ngữ được ghép từ hai cụm từ “biên giới” và “mậu
dịch”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các hình thức, hoạt động thương
mại biên giới. Theo Công pháp quốc tế, thuật ngữ “biên giới” chỉ mới có từ
đầu thế kỉ XX, được hiểu như là: “Vỏ bao bọc liên tục của một tập hợp không
gian một quốc gia”, “điểm chấm dứt chủ quyền thuộc về lãnh thổ”. Theo Từ
điển Tiếng Việt, thì “biên giới” được giải nghĩa là “Chỗ hết phần đất của một
nước và giáp với nước khác”. Ở Việt Nam cũng đã có quan niệm về biên giới
rất sớm, tương đối rõ ràng và khá phù hợp với khái niệm biên giới của Công
pháp quốc tế. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Biên giới quốc gia là
đường xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất
và lòng đất phía dưới; vùng biển, lòng đất dưới đáy vùng biển đó và khoảng
không chiếu thẳng từ vùng đất, vùng biển đó. Biên giới quốc gia bao gồm biên
giới trên đất liền, biên giới trên biển và biên giới trên không”.“Mậu dịch”,
theo Từ điển Tiếng Việt được chú giải bằng nghĩa với từ “mua sắm”, được
giải nghĩa là “sự trao đổi, mua bán hàng hóa”. Còn theo Từ điển Bách khoa
Việt Nam, “mậu dịch” được chú giải bằng nghĩa với từ “thương mại”, và như
vậy đó là “hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua và bán các hàng hóa,

dịch vụ, các chứng từ có giá trong xã hội”[10, 36, 10 – 12].
Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động mậu dịch ở Móng Cái nhiều năm
qua, tác giả cho rằng, hoạt động biên mậu không chỉ thuần túy là các hoạt động
trao đổi hàng hóa, mà còn thể hiện nhiều giá trị văn hóa, nhiều tập quán văn
hóa, nhiều sinh hoạt xã hội có liên quan của cư dân hai bên biên giới với nội
dung như sau:
Biên mậu là các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hoá ở khu vực biên
giới với nước láng giềng, bao gồm, mua bán hàng hóa chính ngạch, mua bán


14
hàng hóa tiểu ngạch, mua bán ở chợ biên giới, mua bán hàng hóa của cư dân
biên giới, cùng các hoạt động văn hóa xã hội khác được hình thành và tương
tác trong các hoạt động đó.
1.1.2. Hoạt động kinh tế biên mậu
Sau gần 7 năm khi đã có chính sách mở cửa biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã chính thức tiến hành cho thí điểm xây
dựng khu kinh tế tại biên giới năm 1996, phê duyệt một số cơ chế ưu đãi mà
cụ thể là khu kinh tế cửa khẩu Móng cái. Sau hai năm Chính phủ tiếp tục cho
thí điểm ở quy mô rộng rãi hơn với việc phê duyệt chính sách ưu đãi cho các
khu kinh tế như: cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh, cửa khẩu Lao Bảo – Quảng
Trị. Năm 2002, Chính phủ đã khẳng định: „các khu kinh tế cửa khẩu biên giới
đã thực sự phát triển làm sống động cuộc sống tại các khu vực cửa khẩu, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có cửa khẩu, thúc đẩy một số ngành
sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng thu ngân sách, tạo kết cấu hạ tầng
cho khu kinh tế cửa khẩu và các vùng liên quan. Về xã hội đã tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống dân cư trong
khu vực và tạo ra diện mạo mới cho vùng biên cương trước đây là vùng sâu,
vùng xa đặc biệt khó khăn nay đa
̃

trở thành vùng sôi động, thúc đẩy rõ dệt quá
trình đô thị hóa tại nơi đó‟.
Như vậy hoạt động biên mậu là thực hiện một hay nhiều hành vi thương
mại ở khu vực biên giới, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thực hiện các chính
sách kinh tế - xã hội. Hành vi thương mại gồm: mua bán hàng hóa, môi giới
thương mại, đại diện cho thương nhân, ủy thác bán hàng hóa, đại lí mua bán
hàng hóa, gia công trong thương mại, đấu giá và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo
thương mại, giới thiệu, triển lãm, hội chợ.


15
Các hoạt động mậu dịch chính ngạch rất phát triển ở những cửa khẩu
lớn như Móng Cái, Tân Thanh, Lào Cai… Nhưng xét về tác động văn hóa, xã
hội, lại không có dấu ấn mạnh mẽ bằng mậu dịch tiểu ngạch tại các khu vực
cửa khẩu biên mậu. Nó không góp phần tạo thành những giá trị văn hóa độc
đáo và sống động của những vùng này bằng mậu dịch tiểu ngạch.
Trong khi đó, hoạt động kinh tế mậu dịch tiểu ngạch lại có vai trò rất to
lớn tạo nên nét riêng văn hóa những vùng này. Mậu dịch tiểu ngạch là hoạt
động buôn bán nhỏ giữa nhân dân các nước láng giềng ở những khu vực biên
giới. Các mặt hàng mua bán chủ yếu là những sản phẩm sản xuất tại địa
phương, nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt với số lượng và giá trị không
hạn chế. Tuy có quy mô nhỏ, nhưng mậu dịch tiểu ngạch lại là một hình thức
trao đổi hàng hóa rất phong phú và sôi động giữa hai quốc gia có chung đường
biên giới. Các sản phẩm hàng hóa của hai nước liên quan, những phương thức
mua bán, những sinh hoạt văn hóa thương trường vùng biên thường rất sôi
động tại các chợ biên giới mà hàng hóa chủ yếu do mậu dịch tiểu ngạch cung
cấp. Văn hóa biên mậu chủ yếu được hình thành nhờ vào trao đô
̉

i giao lưu qua
đươ
̀
ng mậu dịch tiểu ngạch này.
Do đó, nói tới hoạt động kinh tế biên mậu cũng cần chú ý tới văn hóa
biên mậu. Hoạt động kinh tế biên mậu luôn gắn liền với hoạt động văn hóa, xã
hội, với giao lưu văn hóa xã hội, hay với văn hóa biên mậu giữa các dân tộc,
các vùng miền, để tạo nên nét riêng biệt, độc đáo của vùng biên mậu. Điều này
được thể hiện rõ trong các hoạt động mậu dịch tiểu ngạch ở các vùng biên. Vì
thế, du lịch biên mậu cần có thêm những mối quan tâm mới, đó là việc du
khách không chỉ được tham quan, tìm hiểu và mua sắm tại các chợ biên giới,
các trung tâm thương mại vùng biên, được thưởng thức những đặc sắc văn
hóa và thiên nhiên vùng biên giới, mà có thể còn được chứng kiến, hay được


16
tham gia vào chính các hoạt động mậu dịch biên giới tiểu ngạch đó như những
sinh hoạt văn hóa đặc thù - văn hóa biên mậu.
1.1.3. Du lịch biên mậu
Du lịch biên giới là một hình thức du lịch được phân loại dựa theo đặc
điểm của địa lí điểm du lịch. Du lịch biên giới vẫn mang bản chất của hoạt
động du lịch, tuy nhiên điểm khác là nơi để triển khai các hoạt động du lịch ở
đây lại là các khu vực gần với điểm chấm dứt chủ quyền về mặt lãnh thổ của
một quốc gia có hoạt động thương mại biên giới sôi động. Thông thường, khu
vực biên giới mang tính chất “nhạy cảm” cao về chính trị và an ninh - quốc
phòng, vì vậy trên thực tế có thể thấy tài nguyên du lịch ở các khu vực biên
giới rất độc đáo, hấp dẫn nhưng khả năng để khai thác phục vụ phát triển du
lịch luôn gặp nhiều trở ngại.
Du lịch mậu dịch hiểu nôm na là du lịch mua sắm, du lịch đi chợ, chơi
chợ, xem chợ. Trên thực tế, không có tên gọi cho loại hình du lịch mậu dịch,

mà thuật ngữ “du lịch mua sắm” được sử dụng phổ biến hơn, mặc dù bản chất
của “mậu dịch” hay “mua sắm” không có sự khác nhau. Theo Từ điển Tiếng
Việt, thì “mậu dịch” và “mua sắm” được giải nghĩa là “sự trao đổi, mua bán
hàng hóa”. Như vậy, loại hình du lịch mậu dịch hay mua sắm về bản chất
không tách rời bản chất của hoạt động du lịch, nhưng xét cụ thể theo mục đích
của chuyến đi du lịch kết hợp với mua bán hàng hóa là mục đích mà khách du
lịch hướng tới. Những điê
̉
m đến có thể thỏa mãn nhu cầu này của khách du
lịch thông thường ở các thành phố, khu trung tâm thương mại sầm uất, các chợ,
những tụ điểm diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa đông đúc, nhộn nhịp. Đồng
thời, chúng ta cũng thấy rằng, trong các chuyến đi đó, du khách còn được
thưởng thức nhiều sản phẩm du lịch khác của điểm đến như các sản phẩm du
lịch văn hóa hay du lịch tự nhiên khác.


17
Thực tế đã cho thấy loại hình du lịch mua sắm đã được xây dựng và
triển khai nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Hoạt động mua sắm ở
đây không chỉ mang ý nghĩa như một hành vi chi tiêu, tiêu dùng ở góc độ kinh
tế đơn thuần, mà còn thể hiện như một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm
hiểu, khám phá vùng đất mới, những phong tục tập quán, những kiến trúc mĩ
thuật, hay những cảnh đẹp thiên nhiên của nới đến. Hoạt động biên mậu được
hiểu như một sinh hoạt văn hóa đặc trưng của một vùng, một điểm du lịch. Nó
là sản phẩm du lịch có tính tổng hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng
thức của du khách đối với một địa danh mới với những sự khác biệt và khác lạ
so với các vùng khác.
Du lịch biên mậu ở Việt Nam xuất hiện tại nhiều địa phương có khả
năng thỏa mãn nhu cầu du lịch kết hợp với mục đích mua sắm của khách du
lịch tại biên giới như ở cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai), cửa khẩu Mộc Bài (Tây

Ninh), cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), TP. Móng Cái (Quảng Ninh), khu cửa
khẩu Tân Thanh – Pò Chài(Lạng Sơn), cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Thanh
Thủy (Hà Giang)… Với các điểm du lịch đặc thù này, du khách được thỏa mãn
nhiều mong muốn: không chỉ được tham quan các danh lam thắng cảnh ở nơi
đến, mà còn được thỏa mãn thú vui mua sắm khi đã một lần đặt chân tới đó.
Ngày càng có nhiều du khách tham gia các chương trình du lịch biên
mậu. Và sản phẩm du lịch biên mậu cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện
cho thêm sự phong phú, đa dạng, sinh động hơn, nhằm thu hút nhiều hơn sự
quan tâm của du khách.
Qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn này tiếp tục hoàn thiện khái niệm du
lịch biên mậu với nội dung sau:
Du lịch biên mậu là hoạt động du lịch tại các khu vực mậu dịch biên
giới, kết hợp mua sắm, tham quan, trải nghiệm tại những khu vực mậu dịch
biên giới với việc tham quan, tìm hiểu, thưởng thức văn hóa biên mậu, văn hóa


18
truyền thống và cảnh đẹp thiên nhiên vùng biên, được tổ chức bởi các công ty
du lịch hoặc do du khách tự tổ chức.
Du lịch biên mậu có vai trò quan trọng tại những địa phương có đường
biên giới với nước ngoài, với các hoạt động trao đổi mua bán tại vùng biên
giới tấp nập và có nhiều tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đặc thù. Đây là
những điểm du lịch ngày càng thu hút nhiều du khách, như Lạng Sơn, Móng
Cái, Lào Cai, Tây Ninh… Và đặc biệt, như đã nói, biên mậu không chỉ là một
hoạt động kinh tế, mà còn là một hoạt động văn hóa – xã hội đặc thù ở vùng
biên giới, du khách có thể được chứng kiến, hay được tham gia vào chính các
hoạt động văn hóa – xã hội đó thông qua việc trực tiếp với các hoạt động mậu
dịch biên giới tiểu ngạch tại các điểm du lịch vùng biên.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của TP. Móng Cái

1.2.1.1. Lịch sử hình thành
Móng Cái xưa gọi là Múng Cỏi. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, Móng Cái
chính là tổng Vạn Ninh, tổng Bát Tràng và một phần tổng Hà Môn thuộc châu
Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng, cũng từng là thủ phủ của xứ Nùng
tự trị. Trước đây Móng Cái còn bao gồm cả 2/3 diện tích của huyện Phòng
Thành Cảng (Trung Quốc), sau khi hiệp ước Pháp – Thanh, năm 1887 thì diện
tích Móng Cái còn như ngày nay, như vậy đã bị mất đi phần đất của khu Bạch
Long – Giang Bình, thị xã Đông Hưng, xã Thượng Tư và một số đảo khác.
Thời gian này Móng Cái là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh từ năm 1906. Trong
những năm chống Pháp, thị xã Móng Cái bị giải thể.
Đến tháng 2 năm 1955, thị xã Móng được tái thiếp lập và trở thành tỉnh
lị tỉnh Hải Ninh, nhưng sau đó cũng trong thời gian này, thị xã Móng Cái bị hạ
cấp xuống thành thị trấn Móng Cái thuộc huyện lị của huyện Hải Ninh.


19
Năm 1963, tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất của tỉnh
Quảng Yên, khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh.
Từ cuối năm 1978 đến hết năm 1979, xảy ra chiến tranh biên giới, thị
trấn Móng Cái bị tàn phá nặng nề, hầu hết các cơ sở văn hóa, chính trị, kinh tế
bị phá hủy hoàn toàn, đặc biệt là khu phố cổ nằm dọc theo bờ sông Ka Long
không còn nữa. Nhiều cư dân gốc Hoa cũng bị trục xuất ra khỏi thị trấn này,
khiến cho kinh tế tại địa phương trở nên trì trệ.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1979 đến tháng 5 năm 1991 thị
trấn Móng Cái được đổi tên thành thị trấn Hải Ninh.
Từ năm 1991, sau khi hai nước Việt – Trung trở lại bình thường hóa
quan hệ thì sự trao đổi giao lưu buôn bán qua lại tại cửa khẩu Bắc Luân ngày
càng nhộn nhịp hơn.
Đến ngày 20 tháng 7 năm 1998, thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
52/1998/NĐ-CP, thành lập lại thị xã Móng Cái trên cơ sở huyện Hải Ninh cũ

trực thuộc tỉnh Quảng Ninh và được tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho thị xã Móng Cái hiện đại trở thành một trung tâm thương mại lớn ở phía
Đông Bắc.
Đến ngày 25 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị định số
03/NĐ-CP thành lập Thành phố Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của thị xã Móng Cái cũ.
1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Móng Cái là một thành phố biên giới nằm ở vị trí phía Đông Bắc của
tỉnh Quảng Ninh với độ địa lý từ 21010
o
đến 21039
o
vĩ độ Bắc; từ 107043
o
đến
108040
o
kinh độ Đông, ranh giới của thành phố Móng Cái tiếp giáp với: phía
Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông; phía Tây Bắc giáp huyện
Hải Hà.


20
Phía Bắc thành phố Móng Cái với địa hình là đồi núi, địa hình thoải dần
ra biển. Diện tích tự nhiên của Móng Cái phần trên đất liền và đảo là 516,55
km
2
, chiếm 8,49% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Quảng Ninh. Thành phố có
đường biên giới trên đất liền là 72 km và trên 50km đường biển tiếp giáp với

thành phố Đông Hưng vùng duyên hải rộng lớn của miển nam Trung Quốc, có
một cửa khẩu quốc tế Móng Cái và hai cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Ka Long
và cửa khẩu Vạn Gia. Dân số xấp xỉ 120.000 nhân khẩu, bao gồm 5 tộc người
anh em cùng chung sống là: Kinh, Dao, Tày, Hoa và tộc người Sán Dìu. Móng
Cái gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã (tróng đó có 7 phường và 10 xã), thành
phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long thủ phủ tỉnh Quảng Ninh 158 km
đường bộ, 132 km đường biển.
Địa hình thành phố Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven
biển, địa hình bị chia cắt khá khá phức tạp, được hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi
cao ở phía Bắc, vùng trung du ở ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu
nhiệt đới gió mùa do chịu ảnh hưởng của Biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.
Hệ thống sông suối của thành phố Móng Cái gồm có hai sông chính:
sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao 700m có chiều dài 700km
chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rổi đổ ra Biển Đông, sông Tràng Vinh
(hay còn gọi là sông Thín Coong) có chiều dài 20km bắt nguồn từ các ngọn
núi cao chảy qua hồ Tràng Vinh rồi đổ ra biển.
Tài nguyên đất với diện tích tự nhiên là: 51.654,76ha được chia thành
10 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất
xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác.
Tài nguyên nước gồm nguồn nước ngầm với tổng trữ lượng có khoảng
1500m
3
/ngày và phân bố đều trong thành phố, đảm bảo chất lượng cung cấp
nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. Nguồn nước mặn với lượng nước các
con sông ở Móng Cái khá phong phú và phân phối tương đối đều theo không gian.


21
Tài nguyên rừng: hiện có khoảng 18431,71 ha đất lâm nghiệp, phong
phú về chủng loại chiếm 35,68% diện tích tự nhiên của thành phố.

Khoáng sản: trên địa bàn thành phố Móng Cái có các loại khoáng sản
như: Đá Granit (lục phủ), cao lanh (Vĩnh thực), Titan (Trà cổ, Bình ngọc, Vĩnh
thực) và nguồn cát sỏi phong phú đáp ứng cho xây dựng.
Tài nguyên Biển: với chiều dài bờ biển 50km, có vùng biển rộng, diện
tích bãi triều lớn rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng,
chế biến thủy, hải sản. Nằm trong quần thể du lịch sinh thái Hạ Long, Cát Bà,
Trà Cổ, với bãi cát trắng mịn, sóng được gió lớn mang từ biển vào một nét
riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở thành phố Móng Cái hứa hẹn
nhiều tiềm năng cho phát triển các điểm du lịch văn hóa biển lý tưởng.
Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Móng Cái nhiều phong cảnh đẹp,
ở địa đầu tổ quốc có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, hơn nữa lại nằm trong địa
bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Nhân dân Móng Cái có đa dạng
về thành phần Tộc người mang đậm nét văn hóa đặc sắc, có đức tính cần cù,
đoàn kết và mến khách. Điều này đã làm phong phú tài nguyên du lịch và nhân
văn của nơi địa đầu tổ quốc biên cương này.
1.2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Đến nay, Móng Cái có rất nhiều tiềm năng để phát triển cho nền kinh tế
tổng hợp với mũi nhọn là du lịch và dịch vụ, với cửa khẩu quốc tế Bắc Luân và
một số cửa khẩu quốc gia như: Vạn Gia; Ka Long; Lục Lầm; quốc lộ 18A nối
liền với TP Hạ Long và cả nước, nhiều cảng biển cho tàu hàng vạn tấn neo đậu,
bãi biển Trà Cổ trải dài 17km với phong cảnh tự nhiên vào loại đẹp nhất Việt
Nam; mũi Sa Vĩ – điểm khởi đầu hình chữ S trên bản đồ Việt Nam từ lâu đã
trở nên nổi tiếng và một số hồ nước có phong cảnh hữu tình như: hồ Tràng
Vinh; Đoan Tĩnh; Kim Tinh, mở ra nhiều triển vọng lớn để phát triển ngành du
lịch. Đồng thời, Móng Cái còn là mảnh đất có truyền thống lịch sử văn hóa từ


22
lâu đời, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia đó là: Đình
Trà Cổ, chùa Vạn Linh Khánh, chùa Xuân Lan, đền Xã tắc, đình Vạn Ninh

cùng với nhiều danhh thắng khác tạo nên một quần thể du lịch độc đáo, đa
dạng mà ít nơi có thể sánh kịp. Lịch sử của nhân dân Móng Cái là lịch sử đấu
tranh anh hùng bền bỉ, dẻo dai, kiên cường để chinh phục thiên nhiên, chiến
thắng kẻ thù. Trải qua hơn 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
các dân tộc thành phố Móng Cái đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào cuộc
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, được Đảng, Nhà nước
tặng thưởng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.
Từ khi thực hiện thông báo 118 của Ban Bí Thư Trung ương ngày
2/5/1989 về chủ trương „mở cửa Biên giới‟ nhất là từ khi Thủ tướng Chính phủ
ban hành quyết định 675/TTg năm 1996 về một số chính sách áp dụng thí
điểm đối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái, kinh tế - xã hội Móng Cái phát triển
nhanh và trở thành một trong hai trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Quảng Ninh.
Từ một nền kinh tế thuần nông trước năm 1989, cơ cấu kinh tế Móng Cái đã
được xác định lại là: „thương mại – du lịch – dịch vụ‟ là ngành kinh tế mũi
nhọn và chiếm tới 75% GDP. Tiếp theo năm 2001 sau khi được Chính phủ
tổng kết và cho áp dụng chính thức chính sách ưu đãi với các khu kinh tế cửa
khẩu qua quyết định 53/QĐ-TTg kinh tế của Móng Cái có sức bật mạnh mẽ,
tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt 2 con số, giai đoạn năm 2003 – 2006 trung
bình đạt tới 17% và tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cho đến nay, bất chấp sự
biến động kinh tế, chính trị trên thế giới và hiện tượng lạm phát trong nước ở
cuối năm 2007 và cả năm 2008.
Phải nói rằng, thành tựu nổi bật nhất của kinh tế Móng Cái thời gian qua
là luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng và tương đối bền vững, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu qua địa bàn những năm qua đạt bình quân 2,8 tỉ USD/ năm,


23
trong đó năm 2010 đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch hàng hóa 2
chiều của 2 nước. Về du lịch, giai đoạn 2001 – 2005, mỗi năm có khoảng 2,5

triệu lượt khách qua cửa khẩu tham quan du lịch, làm ăn buôn bán và tìm kiếm
cơ hội hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, khách du lịch Trung
quốc tham quan Móng Cái và nối tour vào các tuyến bên trong giảm đáng kể
do phía Trung quốc thay đổi chính sách xuất nhập cảnh đối với nhân thân của
từng du khách. Dịch vụ du lịch phát triển mạnh, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm
qua, 2006 – 2011, mỗi năm trên địa bàn có thêm 20 – 25 khách sạn nhà nghỉ.
Đến nay đã đạt đến hơn 3000 phòng nghỉ với trên 6000 giường. Hiê
̣
n ta
̣
i trên
địa bàn có 2 khách sạn 5 sao đã đi vào hoạt động, và trên 10 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 2 sao. Dịch vụ vui chơi giải trí được đầu tư đa dạng, trong đó khu vui
chơi giải trí dành cho người nước ngoài bước đầu được hình thành và hoạt
động khá hiệu quả, sân Golf Vĩnh Thuận 18 lỗ tại Trà Cổ đạt tiêu chuẩn quốc
tế được đông đảo các tầng lớp thượng lưu quan tâm tham gia sử dụng dịch vụ.
Nhìn chung về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất ngành du lịch đã đáp ứng được
yêu cầu của một trung tâm thương mại – du lịch – dịch vụ lớn. Dịch vụ ngân
hàng phát triển mạnh mẽ, từ năm 2001 đến nay tốc độ bình quân luôn đạt 30%
năm, nay đã có 11 chi nhánh ngân hàng cấp 1 được thành lập tại Móng Cái.
Dịch vụ viễn thông phát triển mạnh, tỷ lệ máy điện thoại đạt 78 máy/100 dân,
cao gấp 5 lần tỷ lệ chung của cả nước. Dịch vụ giao thông vận tải tuy có gặp khó
khăn về hạ tầng kỹ thuật song hàng năm vẫn đáp ứng vận chuyển với khối lượng
hàng hóa trên 25 triệu tấn và vận chuyển được trên 2 triệu lượt hành khách.
Công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo,
tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Giai
đoạn 2006 – 2007, GDP bình quân đầu người đạt 1400 USD/năm, giai đoạn
2008 – 2010 đạt 1900 USD/người/năm, giải quyết việc làm trên 2000 lao động,

×