Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.27 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
TECHCOMBANK
3.1 Định hướng chiến lược phát triển của Techcombank
Mục tiêu Techcombank đặt ra cho giai đoạn 2005-2010 là tạo bước đột phá để giữ
vị thế là một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, với sứ mệnh cung
cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân
cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng
cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của
cộng đồng.
Trong đó những nhiệm vụ cơ bản là:
• Phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng, chất
lượng cao và cạnh tranh rộng khắp các đô thị lớn đặc biệt là nhóm khách hàng có
thu nhập trung bình, cao, trẻ tuổi và thành đạt
• Tập trung phát triển hệ thống thẻ, đẩy mạnh phát hành và chấp nhận thẻ, lấy phát
triển thẻ làm trung tâm và cơ sở để phát triển các dịch vụ bán lẻ với quy mô lớn.
• Đẩy mạnh chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng trọng điểm của đất nước
nhằm tiếp tục mở rộng nền tảng khách hàng dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động mọi mặt trên hệ thống thông tin quản trị
MIS, nắm bắt nhu cầu và độ hài lòng của khách hàng thông qua việc xây dựng các
kênh đo lường và phân tích ý kiến khách hàng CRM, tiêu chuẩn hóa quy trình hoạt
động và dịch vụ khách hàng
• Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp mới trong lĩnh vực quản
trị và phòng ngừa rủi ro và các dịch vụ ngân hàng đầu tư và cho người có thu nhập
cao.
• Tập trung phát triển nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn
trong những năm tới
• Chú trọng các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức và tác phong chuyên
nghiệp của nhân viên
• Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các dự án hiện đại hóa ngân hàng đảm bảo hệ thống
công nghệ cho phép quản trị mạng lưới rộng với khả năng giao dịch 24/07
Hướng tới năm 2008, đây sẽ là năm Techcombank phát triển mạnh mẽ theo


định hướng ngân hàng bán lẻ. Các sản phẩm, dich vụ mới ưu tiên triển khai tập
trung vào các sản phẩm cá nhân như huy động và tiết kiệm, tín dụng tiêu dùng, cho
vay mua nhà, sản phẩm thẻ và tài khoản. Mạng lưới hoạt động sẽ cơ cấu phân cấp
rõ ràng theo định hướng hỗ trợ bán lẻ và dự kiến sẽ mở rộng tới 170 điểm giao
dịch trên cả nước. Về nhân sự, trong năm 2008, Techcombank sẽ tăng thêm
khoảng 2.000 cán bộ nhân viên so với năm 2007 nhằm phục vụ mở rộng mạng lưới
của hệ thống. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2008 dự kiến sẽ đạt gần 70.000 tỷ
đồng, lợi nhuận dự kiến tăng gần gấp đôi so với năm 2007.
3.2 Một số giải pháp
Trên cơ sở phân tích SWOT dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Techcombank, ta nhận
thấy, trong hoàn cảnh này những giải pháp phù hợp với Techcombank sẽ là những
giải pháp nằm trong chiến lược ST – tận dụng tối đa điểm mạnh để hạn chế thách
thức từ môi trường bên ngoài. Những giải pháp cụ thể là:
3.2.1 Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp
• Trong hoàn cảnh đối mặt với những thách thức lớn nêu trên, Techcombank cần xác
định lại chính sách sản phẩm thật phù hợp. Do chi phí huy động vốn tăng cao nên
ngân hàng cần hạn chế việc cho vay những chương trình có thời hạn dài, khoản
vay lớn như vay để mua nhà, những khoản vay có tính rủi ro cao như vay để đầu tư
chứng khoán. Đồng thời tích cực thu hồi những khoản nợ đã quá hạn từ trước để
đảm bảo tính thanh khoản.
• Khi hạn chế cho vay những khoản tiền lớn, thời hạn dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến thu nhập cũng như hình ảnh ngân hàng. Do đó Techcombank
cần chuyển hướng phát triển sang các chương trình cho vay khác với nhu cầu vốn
của khách hàng thường nhỏ hơn, thời gian ngắn hơn để quay vòng vốn nhanh hơn
như cho vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi qua thẻ hay
những chương trình mua sắm trả góp – những chương trình mà Techcombank đã
chủ động triển khai từ những năm trước.Trên thực tế, những chương trình mua sắm
trả góp hiện nay đang rất được quan tâm không chỉ từ các ngân hàng thương mại
như Techcombank mà từ cả các công ty tài chính (như công ty Tài chính Việt,
công ty tài chính Prudential, Société Générate Viet Finance) và các hãng bán lẻ.

• Do đoạn thị trường khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình và cao sống tại các
thành thị đang được rất nhiều các ngân hàng thương mại khác coi là đoạn thị
trường mục tiêu nên cạnh tranh cho vay tiêu dùng trên đoạn thị trường này sẽ rất
lớn trong thời gian sắp tới. Techcombank cần chủ động khai thác những đoạn thị
trường mới, đặc biệt là khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 21-30 có thu nhập dưới 10
triệu/ tháng vì đây là đoạn thị trường có mức độ cạnh tranh thấp hơn nhưng tiềm
năng phát triển là rất lớn. Những dịch vụ có thể cung cấp cho đoạn thị trường này
là: Cho vay thấu chi qua tài khoản, ứng tiền nhanh, cho vay học phí, mua sắm trả
góp...Với nền tảng công nghệ tốt, hệ thống thẻ phát triển, Techcombank hoàn toàn
có khả năng mở rộng những hoạt động cho vay này.
• Hiện nay, lãi suất cho vay tăng lên nên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
khách hàng và làm giảm doanh số cho vay, Techcombank cần nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng, tạo ra sự tiện lợi tối đa khi khách hàng đến vay vốn thông
qua việc chủ động tiếp cận khách hàng cần vay vốn, trợ giúp khách hàng trong quá
trình lập hồ sơ vay vốn, giảm chi phí thời gian và chi phí hành chính không cần
thiết trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn.
• Để tạo cơ sở cho việc đa dạng hóa các dịch vụ cho vay tiêu dùng trong tương lai,
Techcombank nên quan tâm hơn đến việc triển khai rộng dịch vụ thanh toán điện
tử và các hệ thống giao dịch điện tử, mở rộng các công cụ
thanh toán mới như thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, séc...tập trung đẩy mạnh
các dịch vụ tài khoản các nhân với thủ tục thuận lợi đơn giản và tiện lợi hơn cho
khách hàng so với hiện nay nhằm thu hút vốn nhiều hơn nữa
3.2.2 Hoàn thiện và phát triển các kênh phân phối hiện có
• Techcombank cần hoàn thiện tổ chức bộ máy từ hội sở chính đến các chi
nhánh, khẩn trương quy hoạch, sắp xếp lại đi đôi với mở rộng hợp lý mạng
lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Mỗi chi nhánh của Techcombank
đều phải cung cấp đầy đủ những dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, có cơ sở
hạ tầng tốt, hệ thống thanh toán đồng bộ để tương thích được với nhau và tích hợp
được với hệ thống thanh toán và giao dịch của các ngân hàng.
• Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, Techcombank nên đa dạng hóa kênh

phân phối, đặc biệt là kênh phân phối từ xa và kênh phân phối điện tử, tự động.
Từng bước mở rộng hệ thống giao dịch kết nối trực tuyên giữa ngân hàng và khách
hàng, phát triển cơ sở chấp nhận thẻ và các phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt của ngân hàng.
• Hoàn thiện website Techcombank để đây là nơi thể hiện đầy đủ nhất hình
ảnh về ngân hàng và cung cấp chính xác những thông tin về các sản phẩm dịch vụ,
trong đó có dịch vụ cho vay tiêu dùng.
3.2.3 Các giải pháp khác
• Tập trung xây dựng và duy trì đội ngũ nhân lực hiện có tại ngân hàng, thường
xuyên tổ chức những đợt tập huấn nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng, đề ra chính
sách ưu đãi hợp lý cho những cán bộ có trình độ và đóng góp lớn tại Techcombank
để đảm bảo cho họ yên tâm công tác lâu dài.
• Đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết , hợp tác với các tổ chức trong nước và nước
ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật ngân hàng, sản
phẩm dịch vụ mới, tiếp cận với cách thức quản trị ngân hàng hiện đại và phù hợp
với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
• Để đảm bảo duy trì ổn định mức lãi suất cho vay hiện tại ở mức tối đa có thể,
Techcombank cần chú trọng giảm chi phí huy động vốn, tiết kiệm chi phí quảng
cáo, khuyến mại, Marketing, các chi phí hành chính...không cần thiết.
3.3 Một số kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý có thẩm quyền
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan
- Ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát: Lạm phát đã gây ra những hậu quả to
lớn cho nhiều ngành kinh tế, trong đó ngành ngân hàng thường chịu hậu quả đầu
tiên và nặng nề nhất. Đặc biệt, so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực,
lạm phát ở Việt Nam là cao hơn và cũng gây ảnh hưởng to lớn hơn. Việc kiểm soát
lạm phát cần được tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt như thương mại quốc tế, đầu
tư của Nhà nước...chứ không chỉ riêng trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Chính phủ
cần triển khai những chính sách phù hợp với hoàn cảnh thực tế hơn là chỉ chú trọng
điều tiết thiên về mệnh lệnh hành chính đối với khu vực tài chính - ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính cho

phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và tình hình tại Việt Nam, giúp các ngân hàng có
khung pháp lý cụ thể khi thực hiện hoạt động của mình. Đặc biệt trong những hoạt
động có tính rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, những tranh chấp khiếu nại không
đáng có thường xảy ra, khi đó việc xử lý những vụ kiện cần nhanh chóng, hợp lý
và minh bạch để bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng cho các ngân hàng.
- Ổn định thị trường tài chính ngân hàng:
Hiện nay, hoạt động ngân hàng đang ở trong thời kỳ khó khăn khi lạm phát tăng
cao. Tuy vậy, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập là tương

×