Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.85 KB, 18 trang )

CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Những vấn đề cơ bản về tiền lương
1. Khái niệm và bản chất của tiền lương
Dưới mọi hình thức kinh tế xã hội, tiền lương luôn được coi là một bộ phận
quan trọng của giá trị hàng hoá, nó chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế,
chính trị, xã hội, lịch sử. Ngược lại, tiền lương cũng tác động đến phát triển sản
xuất, cải thiện đời sống và ổn định chế độ kinh tế, xã hội. Chính vì thế, không
chỉ Nhà nước (ở tầm vĩ mô) mà cả doanh nghiệp và người lao động (ở tầm vi
mô) đều quan tâm đến chính sách tiền lương. Chính sách tiền lương phải thường
xuyên được đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội của
đất nước.
1.1. Tiền lương trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu một cách thống nhất
“tiền lương dưới Chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới
hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức
phù hợp với số lượng, chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương
phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối
theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”.
Như vậy, quan điểm tiền lương cho rằng
- Tiền lương không phải giá trị sức lao động, bởi vì quan điểm này cho rằng,
dưới Chủ nghĩa xã hội, sức lao động không phải hàng hoá cả trong khu vực sản xuất
kinh doanh cũng như trong khu vực quản lý Nhà nước, xã hội.
- Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối tuân thủ các nguyên tắc
của quy luật phân phối dưới Chủ nghĩa xã hội.
- Tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng lao động của
công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch hoá từ cấp trung ương đến cấp cơ
sở, được Nhà nước thống nhất quản lý.
- Chế độ tiền lương trong giai đoạn Chủ nghĩa xã hội mang nặng tính bao cấp,
bình quân nên không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn,
tính chủ động và xem nhẹ lợi ích của người lao động, không gắn lợi ích với thành
quả mà họ làm ra.


- Quan điểm sai lầm đó đã dẫn đến những hậu quả lớn, biên chế nhân lực lớn,
ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bao cấp tiền lương mà tiền lương không đủ tái
sản xuất sức lao động. Do đó, tiền lương không còn là mối quan tâm của công nhân
viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước, họ không thiết tha với công việc chính,
tiêu cực gia tăng, tình trạng “chân trong chân ngoài” khá phổ biến. Vì thế hiệu quả
sản xuất kinh doanh phải giảm sút.
1.2. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Ngày nay, cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, quan điểm về tiền lương cũng thay đổi “Tiền lương là
một bộ phận của thu nhập quốc dân, là giá trị mới sáng tạo ra mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động phù hợp với giá trị sức lao động đã hao phí trong quá
trình sản xuất”.
Giá trị sức lao động căn cứ vào điều kiện lao động, số lượng, chất lượng mà
người lao động đã hao phí để hoàn thành công việc.
Như vậy, quan điểm trên khắc phục những sai lầm của quan điểm trong nền kinh
tế tập trung bao cấp. Hơn nữa, nó còn bộc lộ những nhận thức đúng đắn sau:
- Sức lao động là một loại hàng hoá, tính chất hàng hoá của sức lao động bao
gồm không chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh mà
còn cả với công chức, viên chức trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và Xã hội.
- Có hàng hoá sức lao động thì có sự hoạt động của thị trường sức lao động, Tiền
lương là giá cả của hàng hoá sức lao động mà người sử dụng lao động (người mua
sức lao động) trả cho người lao động (người bán sức lao động).
- Tiền lương là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động, đồng thời là
một trong các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
2.1. Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động, số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động
và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm ngay
trong quá trình lao động. Trên thực tế, ta thấy mọi mức lương trả cho người lao động

đều là tiền lương danh nghĩa.
2.2. Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại
dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương
danh nghĩa của mình.
2.3. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Mối quan hệ này được biểu hiện bằng công thức sau
I
TLDN
I
TLTT
= (1)
I
GC
Trong đó:
I
TLTT
: Chỉ số tiền lương thực tế.
I
TLDN
: Chỉ số tiền lương danh nghĩa.
I
GC
: Chỉ số giá cả.
Như vậy, tiền lương danh nghĩa mà người lao động nhận được chưa thể cho ta
thấy một nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động và lợi ích mà
người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh
nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ mà họ mua sắm.
Quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa là rất phức tạp. Bởi vì,
sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

nhau.
Trong xã hội, tiền lương thực tế luôn là mục đích trực tiếp của người lao động
hưởng lương, đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu
nhập, tiền lương .
3. Tiền lương cơ bản và mức lương tối thiểu
3.1 Tiền lương cơ bản
Tiền lương cơ bản hiểu theo nghĩa hẹp là tiền lương chính, tiền lương tiêu chuẩn.
Theo nghĩa rộng là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản
về sinh học, xã hội học, về mức độ phức tạp và tiêu hao lao động trong những điều
kiện lao động trung bình của từng công việc, từng ngành nghề.
3.2 Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt đảm bảo cho người lao động
làm công việc đơn giản chất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao
động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng sức lao động, mở rộng và
được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
Bộ luật lao động chỉ đòi hỏi tôn trọng mức lương tối thiểu, còn việc định mức
lương tối thiểu trả cho người lao động dựa theo nguyên tắc thỏa thuận giữa người sử
dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên cần căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật ( yêu cầu về chất lượng lao động ) để người sử dụng lao động và người lao
động thỏa thuận, xác định mức lương cụ thể khi ký kết hợp đồng lao động. Tiền
lương tối thiểu bảo đảm qui định của luật lao động “người lao động được trả lương
trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương
tối thiểu do Nhà nước qui định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc”.
4. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương trong sản xuất kinh doanh
Đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động. Đây là yêu cầu thấp nhất của tiền
lương, tiền lương phải nuôi sống người lao động, duy trì sức lao động của họ.
Tiền lương có vai trò sau
• Vai trò kích thích của tiền lương
Tiền lương tạo ra động lực cho người lao động có trách nhiệm trong công việc,
tạo được sự say mê trong nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

• Vai trò điều phối lao động
Với tiền lương thỏa đáng, người lao động tự nguyện nhận mọi công việc được
giao trong những điều kiện phù hợp.
• Vai trò quản lý lao động
Thông qua việc trả lương, doanh nghiệp có thể giám sát theo dõi người lao động
làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại hiệu quả rõ rệt.
5. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
5.1. Yêu cầu
5.1.1. Đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho người lao động
Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và vai
trò của tiền lương trong đời sống xã hội, yêu cầu này cũng đặt ra những đòi hỏi cần
thiết khi xây dưng chính sách tiền lương. Điều này trước hết thể hiện ở tiền lương
tối thiểu, mức lương tối thiểu được xây dựng trước hết căn cứ vào mức sống tối
thiểu của từng quốc gia. Mức sống tối thiểu được hiểu là mức độ thỏa mãn nhu cầu
tối thiểu của người lao động trong một thời kỳ nhất định, thường được biểu hiện qua
2 mặt đó là hiện vật và giá trị.
- Mặt hiện vật được thể hiện qua cơ cấu, chủng loại các tư liệu sinh hoạt và dịch
vụ cần thiết để tái sản xuất giản đơn sức lao động như: ăn, ở, đi lại, trang bị đồ dùng
sinh hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khoẻ…
- Mặt giá trị được thể hiện qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt và của các dịch vụ
sinh hoạt cần thiết.
5.1.2. Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao
Tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để tăng năng suất lao động, tạo cơ sở quan
trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là một yêu cầu
quan trọng đặt ra với việc phát triển, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao
động.
5.1.3. Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động, một chế độ
tiền lương đơn giản, dễ hiểu có tác dụng trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc

của người lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản
lý tiền lương.
5.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, những người
lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ…. nhưng có mức hao phí lao động
như nhau thì được trả lương như nhau. Đây là nguyên tắc quan trọng vì nó đảm bảo
sự công bằng, sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giới tính, chống bình quân hoá
trong tiền lương. Đó là động lực rất lớn đối với người lao động.
Nguyên tắc này nhất quán trong từng chủ thể kinh tế, từng doanh nghiệp, từng
khu vực hoạt động, nó thể hiện sự chênh lệch về chất lương lao động thông qua hệ
thống thang bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, hệ thống chức danh công nhân
viên chức trong thực tế phải thể hiện trong quy chế phân phối tiền lương thu nhập.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương
bình quân. Năng suất lao động không ngừng tăng lên, nó là một quy luật. Tiền lương
của người lao động cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều yếu tố khách
quan. Có thể nói tăng năng suất lao động và tăng tiền lương có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Đối với các doanh nghiệp thì việc tăng tiền lương dẫn tới tăng chi phí sản xuất
kinh doanh mà tăng năng suất lại làm giảm chi phí sản xuất cho từng đơn vị sản
phẩm. Một đơn vị thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như
chi phí cho từng đơn vị sản phẩm giảm đi.
Như vậy, nguyên tắc này là cần thiết để làm hạ giá thành sản phẩm, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động cũng
như phát triển đất nước.
Nguyên tắc 3 : Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao
động.
Một nền kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, phân phối lao động khác nhau,

nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ cống hiến và sử dụng hao phí sức lao động của
từng người. Bởi vậy, cần phải xây dựng các chế độ tiền lương hợp lý giữa các ngành
trong nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thu hút và điều phối lao động vào những
ngành kinh tế có vị trí trọng yếu và những vùng có tiềm năng sản xuất lớn.
Nguyên tắc này dựa trên các cơ sở sau
+ Trình độ lành nghề của lao động ở mỗi ngành.
+ Điều kiện lao động.

×