Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.7 KB, 41 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Phương hướng, nhiệm vụ.
1.1. Phương hướng.
a. Định hướng.
Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới như sau:
Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một công ty mạnh, lấy
hiệu quả kinh tế làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực
hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm: Lấy sản xuất công
nghiệp làm ngành nghề chính, phát triển ngành nghề truyền thống kinh
doanh vật tư thiết bị, vận tải đồng thời phát triển các ngành nghề khác và
sản phẩm mới như sản xuất thép… Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng
cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm vầ không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
b. Mục tiêu.
* Phấn đấu trở thành một công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành
nghề,sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao.
* Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 33% (năm thấp
nhất là 11%, năm cao nhất là 98% khi có sản phẩm thép).
* Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
* Phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm từ 31%
năm 2001 đến 79% trong tổng giá trị SXKD năm 2004.
* Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý năng động có trình độ cao,
đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân kỹ
thuật có tay nghề vững vàng, có tác phong công nghiệp đáp ứng với yêu
cầu của cơ chế thị trường.
c. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005.
1 1
Bảng 12: Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005.
STT
Các chỉ tiêu
chủ yếu.


Đơn vị
Thực
hiện
2001
Thực
hiện
2002
Kế hoạch
2003
Kế
hoạch
2004
Kế hoạch
2005
1 Tỷ lệ tăng
trưởng
% 98,3 22,45 11,42
2 Tổng giá trị
SXKD
10
6
đ 433.98
2
414.992 815.000 998.000 1.112.000
3 Doanh thu 10
6
đ 268.53
0
329.424 832.162 965.543 1.069.939
4 Vốn kinh doanh 10

6
đ 121.77
3
301.608 322.513 339.779 357.628
5 Nộp ngân sách 10
6
đ 7.019 6.899 15.542 15.448 15.431
6 Lợi nhuận 10
6
đ 820 1.554 17.230 20.021 21.878
7 Lao động 10
6
đ 2.721 2.138 2.267 2.371 2.534
8 Thu nhập bình
quân
10
6
đ/ng/tháng
760 1.014 1.800 2.100 2.300
(Nguồn; từ Kế hoạch năm năm của Công ty 2001- 2005, báo cáo kq
SXKD và phương hướng nhiệm vụ năm 2001, 2002 và báo cáo tài chính của
Công ty năm 2001, 2002).
d. Cơ cấu sản xuất kinh doanh.
Theo định hướng phát triển và mở rộng SXKD, cơ câú ngành nghề,
sản phẩm trong giai đoạn 2001- 2005 của Công ty như sau:
* Sản xuất công nghiệp:
Công ty quyết định lấy sản xuất công nghiệp làm ngành nghề chính,
là mũi nhọn SXKD của Công ty trong kế hoạch định hướng 2001- 2005.
Để phát triển sản xuất công nghiệp trong 5 năm tới. Công ty đã đưa Dự án
sản xuất thép đi vào vận hành đúng tiến độ.

2 2
Bảng 13: Khối lượng kế hoạch các sản phẩm công nghiệp
Tên sản phẩm Đơn vị
Thực hiện
2001
Thực hiện
2002
Kế hoạch
2003
Kế hoạch
2004
Kế hoạch
2005
Thép Tấn 0 30.000 150.000 180.000 200.000
Vỏ bao xi măng 10
3
vỏ 14.800 16.000 16.500 30.000 36.000
Cột điện Cột 3.000 8.000 9.000 9.500 10.000
* Kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải:
Xác định kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải là nghề truyền thống
của Công ty. Vì vậy trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng phát huy hết
các tiềm năng, kinh nghiệm để đảm bảo tiếp tục phát triển ngành nghề này,
kết hợp chặt chẽ kinh doanh VTTB với kinh doanh vận tải, giữ vững thị
phần truyền thống, không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước
và ra nước ngoài.
Nhiệm vụ chính kinh doanh vật tư vận tải gồm:
+ Tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của Công ty và TCT.
+ Kinh doanh VTTV phục vụ các công trình của TCT và thị trường
bên ngoài.
+ Nhập khẩu thiết bị, xe máy và nguyên liệu cho sản xuất công

nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh của TCT và Công ty.
+ Công tác vận tải tập trung vào tuyến vận tải phục vụ thuỷ điện
Sơn La. Các công trình công nghiệp của TCT.
* Xây lắp.
Tỷ trọng giá trị xây lắp trong tổng giá trị SXKD toàn Công ty trong
những năm tới không lớn hơn nhưng để phát triển công tác xây lắp Công
ty sẽ cố gắng đầu tư nâng cao năng lực cả về con người, thiết bị để đảm
bảo mức độ tăng trưởng từ 9- 10% giá trị sản xuất Xây dựng dân dụng, xây
dựng công nghiệp, xây dựng công cộng, xây dựng khu đô thị, công trình
thuỷ lợi, đường dây và trạm biến áp…
3 3
1.2. Nhiệm vụ.
* Hoàn thành nốt dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thép và tổ chức sản
xuất, tiêu thụ đảm bảo hiệu qủa vốn đầu tư.
Sản lượng thép hàng năm từ 150.000- 200.000 tấn.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty. Nhà máy
thép đi vào hoạt động đúng tiến độ (tháng 10/2002 ra thép ) đã là một
thắng lợi lớn, nhưng để đạt được sản lượng như trên là một điều hết sức
khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Công ty.
Tuy nhiên công tác tiêu thụ thép m ới thực sự là vấn đề sống còn của
Công ty, nó quyết định tốc độ sản xuất, hiệu quả kinh doanh của Nhà máy
thép nói riêng và toàn Công ty nói chung.
* Sản xuất và tiêu thụ bao bì.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ bao bì: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
bao bì hàng năm từ 16 triệu vỏ bao năm 2002 đến 36 triệu vỏ bao vào năm
2004.
* Hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện nước thi công, thông tin liên
lạc, cung cấp vật tư cho công trình thuỷ điện Na Hang (cát, xi măng, sắt
thép, xăng dầu).
* Hoàn thành nhiệm vụ cung cấp vật tư và các phần việc được giao

tại Xi măng Hạ Long (xi măng, sắt thép, xăng dầu…)
* Hoàn thành báo cáo cơ hội đầu tư và báo cáo khả thi các dự án đầu
tư:
- Khai thác cát tự nhiên phục vụ công trình Thuỷ điện Sơn La.
- Cảng thượng lưu hồ Thuỷ điện Hoà Bình.
- Xưởng chế tạo nhà thép tiền chế.
2. Biện pháp chính để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của
Công ty trong thời gian tới.
4 4
1. Biện pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển đơn vị.
Tiến hành đồng bộ công tác sắp xếp, đổi mới phát triển doanh
nghiệp tư cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ SXKD theo tinh thần định hướng phát triển 2001- 2005.
- Hướng sau khi sắp xếp, đổi mới các đơn vị trực thuộc Công ty phải
trở thành đơn vị chuyên sâu một trong số các clĩnh vực chính như xây lắp,
sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật tư vận tải và đảm bảo có đủ năng lực
đọc lập hoàn thành những gói thầu, dự án quy mô vừa.
- Kiện toàn bộ máy quản lý Cưo quan công ty, bổ sung cán bộ khoa
học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ, phân công, phân cấp
trách nhiệm rõ ràng để chỉ đạo, quản lý công việc và thực hiện nhiệm vụ.
- Áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000 đã ban hành ở cơ quan Công ty. Xí nghiệp sản xuất bao bì và Nhà
máy thép Việt- Ý, đồng thời tiếp tục triển khai tới các chi nhánh, xí nghiệp
khác trực thuộc Công ty.
- Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ
hoàn thành cổ phần hoá (xí nghiệp bao bì: quý I/2003, nhà máy thép Việt-
Ý quý IV/2003).
- Thực hiện quản lý, điều hành SXKD tập trung, thống nhất từ Công
ty, thực hiện đổi mới công tác điều hành sản xuất: các công trình, mục tiêu
trọng điểm phân công các đồng chí Phó giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo

được toàn quyền quyết định để giải quyết các vướng mắc trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
2. Biện pháp đầu tư.
- Tiếp tục thực hiện tốt các dự án đầu tư nâng cao năng lực và mở
rộng SXKD, đa dạng hóa ngành nghề sản phẩm theo định hướng phát triển
5 năm (2001-2005) đã được Đảng uỷ TCT phê duyệt.
5 5
- Hoàn thành Dự án khai thác cát thi công phục vụ xây dựng Thuỷ
điện Tuyên Quang.
- Hoàn thành thủ tục đầu tư và trỉen khai thực hiện dự án sản xuất
ống thép.
- Hoàn thành đầu tư mua sắm thiết bị thi công, phương tiện vận tải
phục công trình thuỷ điện Tuyên Quang và Xi măng Hạ Long.
3. Biện pháp quản lý cơ giới.
Tăng cường công tác quản lý thiết bị xe máy và đảm bảo sử dụng
có hiệu quả cao nguồn tài sản này trong SXKD.
- Riêng đối với dây truyền cán thép, đây là hệ thống thiết bị hiện đại,
tự động hoá cao. Vì vậy, cần tổ chức thật tốt việc học tập kinh nghiệm của
chuyên gia trogn quá trình chuyển giao vận hành cũgn như kinh nghiệm
của các nhà máy khác đã đi vào sản xuất. Đặc biệt lưu ý những biện pháp
khắc phục sự cố thường xảy ra trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện nghiêm các quy trình quản lý vận hành để nâng cao
năng suất máy móc thiết bị. Dự phòng đầy đủ thiết bị, phụ tùng thiết yếu
để kịp thởi thay thế, sửa chữa nhằm giảm tối đa giờ ngừng sản xuất.
- Đối với các thiết bị phương tiện xe máy khác: trừ trường hợp được
đầu tư mới còn lại hầu hết đã qua sử dụng nhiều năm, năng suất đã giảm,
hci 0phí sửa chữa lớn cao. Tất cả các thiết bị, xe máy phải được kiểm tra,
đánh giá, phân loại để có biện pháp sử dụng hợp lý.
4. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh- Sẵn sàng hội nhập.
Thành lập tổ công tác để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển

thương hiệu Sông Đà.
Xây dựng và khẳng định thương hiệu Sông Đà cho các sản phẩm
chủ yếu của Công ty như thép, bao bì, cột điện, tấm lợp…
6 6
Quảng bá thương hiệu sâu rộng để khách hàng dễ nhận biết và tin
tưởng sử dụng nhằm mở rộng ra thị trường trong nước và khu vực.
5. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ Công
ty đến các đơn vị trực thuộc. Bố trí cán bộ có năng lực để chuyển lo công
tác này.
- Đầu tư chiều sâu để nghiên cứu dây chuyền công nghệ cán thép để
thực sự làm chủ máy móc thiết bị nhằm cải tiến, nâng cao công suất chất
lượng sản phẩm.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng nguyên liệu, vật tư đầu vào.
- Tổ chức giám sát kỹ thuật chất lượng chặt chẽ trong suốt quá trình
sản xuất ở mọi công đoạn để có các biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, xây dựng tác phong công nghiệp cho
cán bộ CNVC đồng thời có quy định trách nhiệm cá nhân đối với sản
phẩm kém chất lượng.
6. Biện pháp tiếp thị đấu thầu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
- Phối hợp chặt chẽ từ Công ty đến các đơn vị trong công tác tiếp thị
đấu thầu để thực hiện việc tiếp thị đấu thầu có chọn.
- Nâng cao chất lượng làm hồ sơ để tăng khả năng cạnh tranh.
* Riêng đối với công tác tiêu thụ thép.
- Hoàn thiện xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng đẻ tiếp cận,
thiết lập và duy trì quan hệ lâu dài với các bạn hàng. Thực hiện các chương
trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm thép VIS như quảng cáo truyền
hình, quảng cáo trên báo, panô, apphích, tặng quà, in ấn tờ rơi, tổ chức hội
nghị khách hàng,tham gia các hội trợ triển lãm… Đảm bảo tiêu thụ được
nhiều sản phẩm ra thị trường.

7 7
- Tiếp thị đưa thép vào các công trình cầu cảng, các dự án xây dựng,
nàh máy bê tông đúc sẵn, các cơ sở xây dựng của các tỉnh đẻ cùng với nhà
phân phối đưa sản phẩm thép VIS vào các công trình để mở rộng thị
trường và tiêu thụ sản phẩm thép VIS ngày càng nhiều.
7. Biện pháp quản lý an toàn và BHLĐ.
- Tăng cường công tác quản lý an toàn và b ảo hộ lao động. Tổ chức
tốt công tác đào tạo, huấn luyện an toàn và BHLĐ. Đảm bảo đầy đủ điều
kiện môi trường làm việc an toàn cho CNVC.
- Thực hiện thường xuyên và định kỳ công tác kiểm tra và tự kiểm
tra an toàn và bảo hộ lao động.
- Phấn đấu không để xảy ra các vụ tai nạn lao động nặng.
8. Biện pháp xây dựng các quy chế phân cấp, quản lý.
- Xây dựng và điều chỉnh các quy chế quản lý các lĩnh vực, các quy
định phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với tình hình thực
tế SXKD trên cơ sở phát huy cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát
huy thế mạnh của các đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch khoa học, sát thực. Xây dựng chế tài thưởng
phạt nghiêm minh về việc hoàn thành và không hoàn thành kế hoạch.
9. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm – Nâng cao lợi nhuận SXKD.
a. Giảm chi phí đầu vào.
- Thực hiện tổ chức đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh cung cấp vật
tư nguyên liệu, phụ tùng thiết bị đầu vào cho sản xuất kinh doanh.
- Thành lập tổ chức định mức, tiến hành xây dựng và thực hiện định
mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu năng lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn tiên
tiến cho các sản phẩm mới như thép VIS, cát cho Thuỷ điện Tuyên Quang.
b. Giảm chi phí quản lý.
8 8
Xây dựng định mức chi phí hành chính ở tất cả các khâu như: văn
phòng phẩm, giao dịch tiếp khách, sử dụng xe con, điện sinh hoạt, điện

thoại, thiết bị văn phòng… Đơn vị, cá nhân nào sử dụng vượt định mức thì
trừ luôn vào định mức thàng sau của cá nhân, bộ phận đó.
c. Tổ chức sản xuất hợp lý.
Tổ chức sản xuất hợp lý, giảm các chi phỉ thừa trong quá trình
SXKD.
Giảm tối đa thời gian ngừng máy do giao ca, sửa chữa lớn, sửa chữa
nhỏ đồng thời dự trữ vật tư, phụ tùng thay thế thiết yếu để kịp thời bổ sung
thay thế giảm thời gian chờ đợi.
d. Thực hiện tiết kiệm.
Xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên vật liệu trong mọi
khâu sản xuất, đồng thời có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời
trong việc thực hành tiết kiệm.
e. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Khơi dậy phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong cán bộ
CNVC.
Có cơ chế động viên khuyến khích kịp thời bằng vật chất cho tập
thể, cá nhân CBCNV có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh
tế cho đơn vị.
Đầu tư kinh phí cho các chuyên đề nghiên cứu chiều sâu cải tiến
công nghệ sản xuất, thi công, nâng cao công suất máy móc thiết bị.
f. Phấn đấu nâng cao hiệu quả SXKD.
Giao kế hoạch tài chính, chỉ tiêu lợi nhuận cùng với giao kế hoạch
SXKD cho các đơn vị ngay từ đầu năm. Phấn đấu tỷ suất lợi nhuận/ doanh
thu ≥ 3%.
10. Biện pháp về cung cấp đủ vốn và kịp thời cho SXKD.
9 9
Gắn trách nhiệm thu hồi vốn, thu hồi công nợ đối với từng Giám
đốc, kế toán trưởng, chủ công trình và thực hiện chế tài thưởng phạt
nghiêm minh.
Xây dựng định mức thưởng thu hồi vốn từ 0,05%- 0,1% giá trị thu

hồi vốn cho tập thể cá nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch giao.
11.Biện pháp nâng cao đời sống cho người lao động.
Đảm bảo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ CNVC.
Cải thiện điều kiện làm việc và ăn ở cho CNVC tại các khu dân cư.
12. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức
chính trị xã hội trong đơn vị.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 10 chương trình hành động của
Đảng bộ TCT, triển khai thực hiện Nghị quyết TW3 (khoáIX) về tiếp tục
sắp xếp đổi mới phát triển doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả SXKD.
Lãnh đạo Đảng bộ nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hội nhập.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng
động viên được sức mạnh trí tuệ của toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân
viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Để động viên tới toàn thể người lao động trong đơn vị, tổ chức phát
động phong trào thi đua ngay từ đầu mỗi năm nhằm động viên và dấy lên
phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch và các mục tiêu, tiến độ
đã đề ra.
Qua việc trình bày và phân tích của tôi trong phần Khảo sát chung
về Công ty Sông Đà 12 này, đã phần nào cho chúng ta được cái nhìn tổng
quát về Công ty Sông Đà 12 và nó sẽ góp phần làm cơ sở cho những nhận
định của tôi về hoạt động nhập khẩu của Công ty trong phần khảo sát cụ
thể ngay sau đây về Hoạt động nhập khẩu của Công ty Sông Đà 12.
PHẦN II: KHẢO SÁT CỤ THỂ
10 10
Hoạt động nhập khẩu của Công ty Sông Đà 12.
I. Sự cần thiết của công tác nhập khẩu của Công ty Sông Đà 12.
Nhập khẩu máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng, công nghiệp đối
với Công ty Sông Đà 12 nói riêng và đối với nền sản xuất của Việt Nam
nói chung là vô cùng cần thiết khi nền khoa học công nghệ trong nước chưa
đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hoá của nền sản xuất trong

nước. Ngoài ra, đối với công tác nhập khẩu vật liệu xây dựng và công
nghiệp thì hoạt động nhập khẩu là tất yếu khi trong nước không có nguồn
nguyên liệu đó, hoặc vật liệu đó ở trong nước khan hiếm mà sản xuất trong
nước lại rất cần vật liệu đó.
Nhập khẩu máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng và công nghiệp
giúp Công ty tranh thủ được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của
thế giới mà Việt Nam chưa nghiên cứu, sản xuất được nhờ đó tiết kiệm
được chi phí về vốn, thời gian và chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật mà nhiều khi chi phí bỏ ra cho hoạt động này rất lớn nhưng lại không
mang lại hiệu quả. Trong khi đó yêu cầu của sản xuất là phải đáp ứng ngay,
nếu không sẽ bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và hơn nữa kinh doanh là phải
tính đến hiệu quả.
Nhập khẩu máy móc thiết bị góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ
thuật của Công ty. Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại vì thế
nâng cao năng suất lao động của người lao động, cán bộ tiếp thu máy móc
thiết bị được nâng cao trình độ công nghệ và do đó năng suất lao động cũng
được nâng lên, hơn nữa máy móc thiết bị hiện đại việc sản xuất giảm bớt
chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc nhập khẩu máy móc thiết bị của
Công ty góp phần làm giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra, do đó giảm giá
bán, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Sông Đà 12 là đơn vị thực hiện hoạt động nhập khẩu máy
móc, thiết bị và vật liệu xây dựng, công nghiệp nhằm mục đích phục vụ
11 11
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân công ty, của các thành
viên trong Tổng công ty Sông Đà và cho các đơn vị khác ngoài Tổng Công
ty.
Công ty cũng có thể mua lại các thiết bị máy móc và vật liệu xây
dựng và công nghiệp từ các doanh nghiệp nhập khẩu khác trong nước.
Nhưng tại sao Công ty lại tự mình nhập khẩu? Đó là vì Công ty được sinh
ra đã có sẵn chức năng là kinh doanh vật tư thiết bị do đó Công ty vừa có

giấy phép nhập khẩu vừa có sẵn một đội ngũ những cán bộ khoa học kỹ
thuật có hiểu biết cao về máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng, hơn nữa
Công ty lại là một Công ty có lĩnh vực kinh doanh xây dựng, công nghiệp
nên Công ty vừa là người nhập khẩu vừa là người sử dụng do đó hơn ai hết
Công ty là đơn vị hiểu về máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng, công
nghiệp. Công ty tự mình nhập khẩu thì so với việc mua lại hàng hoá nhập
khẩu từ một doanh nghiệp nhập khẩu khác là rất có lợi vì Công ty sẽ phải
trả một khối lượng tiền ít hơn nhiều để mua hàng hoá đó so với mua từ một
doanh nghiệp khác. Do đó khi tiến hành nhập khẩu để phục vụ quá trình
sản xuất của riêng mình thì hiệu quả hơn rất nhiều và nhập khẩu để bán lại
cho các doanh nghiệp khác Công ty cũng thu được một khoản lợi nhuận
không nhỏ.
Vì vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty tuy không đóng
góp nhiều vào doanh thu cũng như lợi nhuận như các lĩnh vực kinh doanh
chính khác của Công ty nhưng nó là một phần không thể thiếu trong hoạt
động kinh doanh của Công ty. Và hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và
vật liệu xây dựng, công nghiệp ở Công ty Sông Đà nói riêng và của Việt
Nam nói chung là một tất yếu khách quan.
II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty trước đây (trước tháng 4/ 2002) do
cán bộ nhập khẩu phòng xuất nhập khẩu của Công ty thực hiện nhưng đến
tháng 4/ 2002 xí nghiệp Sông Đà 12.6 tách ra khỏi Công ty trở thành một
12 12
đơn vị hạch toán độc lập, thì chức năng nhập khẩu của Công ty được
chuyển cho xí nghiệp Sông Đà 12.6 thực hiện.
Trong hoạt động nhập khẩu Công ty vừa đóng vai trò như là nhà
mua sắm tập trung (Công ty tiến hành nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của mình) vừa là đóng vai
trò nhà cung cấp hàng nhập khẩu cho các đơn vị khác trong và ngoài Tổng
Công ty.

1. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Đối với Công ty Sông Đà 12 thì lĩnh vực nhập khẩu là một lĩnh vực
khá mới (Công ty tiến hành hoạt động nhập khẩu từ năm 1996), vì thế trong
lĩnh vực này Công ty đã gặp phải không ít khó khăn (là người đến sau trên
thị trường hàng máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng, công nghiệp cho
nên Công ty không tận dụng đựoc những lợi thế của người đi trước, hơn
nữa kinh nghiệm trong lĩnh vực này không có) nhưng bằng sự nỗ lực quyết
tâm của tập thể những cán bộ làm công tác nhập khẩu Công ty đã vượt qua
những khó khăn trở ngại để đứng vững cho đến ngày hôm nay.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty không những hoàn thành nhiệm
vụ chủ yếu của mình là trang bị máy móc, thiết bị và vật liệu cho sản xuất
kinh doanh của Công ty mà còn tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
hàng nhập khẩu. Hơn nữa hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
năm nào dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đem lại lợi nhuận.
Xét về kết quả nhập khẩu mấy năm gần đây:
Bảng 14: Kết quả hoạt động nhập khẩu của Công ty ba năm 2000,
2001, 2002.
(Đơn vị: 1000đ)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
13 13
Kim ngạch nhập
khẩu (nghìn USD)
3.040.467 3.381.754 3.744.657
Doanh thu từ hoạt
động kinh doanh
nhập khẩu (1000đ)
26.043.446 29.056.817 32.250.891
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
nhập khẩu (1000đ)

206.692 172.543 219.500
(Nguồn: từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm nay và phương
hướng nhiệm vụ kế hoạch năm sau của Công ty 3 năm 2000, 2001, 2002,
Báo cáo thực hiện tài chính năm 2000, 2001, 2002 và báo cáo kết quả kinh
doanh năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2003 của xí
nghiệp 12.6, từ phòng kế toán Công ty)
Nhìn vào bảng cho ta thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty khá ổn
định qua các năm.
Năm 2000: 3.040.467.000USD
Năm 2001: 3.381.754.000USD
Năm 2002: 3.744.657.000USD
Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2000 là 11,225%
tương ứng là 341.287 nghìn USD
Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2001 là 10,731%
tương ứng là 362.903 nghìn USD.
Hình 13 : Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu.
Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu qua các năm cũng biến động
không nhiều :
Năm 2000: 26.043.446 nghìn đồng.
Năm 2001: 29.056.817 nghìn đồng.
Năm 2002: 32.250.891 nghìn đồng.
14 14
Doanh thu hoạt động kinh doanh nhập khẩu năm 2001 tăng so với
năm 2001 là 11,571% tương ứng 3.013.371.000 đồng.
Doanh thu hoạt động kinh doanh nhập khẩu năm 2002 tăng so với
năm 2002 là 10,993% tương ứng 3.194.074.000 đồng.
Hình 14: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Mặc dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu qua các năm
không biến động mạnh nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập
khẩu lại biến động khá lớn:

Lợi nhuận năm 2000 là: 206.692.000 đồng.
Lợi nhuận năm 2001 là: 172.543.000 đồng
Lợi nhuận năm 2002 là: 219.500.000 đồng
Lợi nhuận năm 2001 giảm so với năm 2000 là 16,5% tương ứng là
34.149.000 đồng.
Lợi nhuận năm 2002 tăng so với năm 2001 là 27,2% tương ứng là
46.957.000 đồng.
Hình 15: Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Bảng 16 : Bảng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập
khẩu
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh nhập
khẩu (p
1
) (10
3
đ)
206.692 172.543 219.500
Lợi nhuận chung toàn
Công ty.(p) (10
3
đ)
902.218 820.700 1.554.387
p
1
/p (%) 22,9 21 14,12
(Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm 2000, 2001,
2002)

15 15
Nhìn vào bảng ta thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập
khẩu đóng góp vào lợi nhuận chung toàn Công ty qua các năm biến động
không nhiều, vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu qua các năm
đều tăng nhưng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu chung toàn Công ty lại
giảm vì tốc độ tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chung của Công ty
lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Hình 16: Biểu đồ tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu đóng góp vào
lợi nhuận toàn Công ty năm 2000.
Hình 17 : Biểu đồ tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu đóng
góp vào lợi nhuận toàn Công ty năm 2001.
16 16

×