Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.87 KB, 19 trang )

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN VỀ NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ.
1. Nghề và trình độ lành nghề.
* Nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết
tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định.
*Trình độ lành nghề của lao động thể hiện một chất lượng của sức lao động.
Nó thể hiện ở sự hiểu biết về lý thuyết, về kỹ thuật sản xuất và kỹ năng lao động để
hoàn thành những công việc có trình độ phức tạp nhất định thuộc một nghề, một
chuyên môn nào đó.
Trình độ lành nghề liên quan chặt chẽ tới lao động phức tạp. Lao động có
trình độ lành nghề là lao động có chất lượng cao hơn, là lao động phức tạp hơn.
Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động lành nghề thường tạo ra một giá trị lớn
hơn so với lao động giản đơn.
Để đạt tới trình độ lành nghề nào đó, trước hết phải đào tạo nghề cho nguồn
nhân lực, tức là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để nắm vững một
nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học
để làm nghề, chuyên môn khác.
2. Chuyên môn.
Chuyên môn là hình thức phân công lao động sâu sắc hơn do sự chia nhỏ
của nghề. Do đó nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết và thói qyen thực hành trong phạm
vi hẹp và sâu hơn.
3. Đào tạo nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc
nhất định. Hay đào tạo nguồn nhân lực là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến
thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó
trong tương lai.
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung sau:
-Đào tạo kiến thức phổ thông (Giáo dục phổ thông).
-Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp (Giáo dục chuyên nghiệp). Đào tạo kiến
thúc chuyên nghiệp được chia ra: Đào tạo cán bộ chuyên môn (Đào tạo đại học,


cao đẳng, trung học chuyên nghiệp) và đào tạo nghề (Đào tạo công nhân kỹ thuật,
nhân viên nghiệp vụ, nhân viên bán hàng, phổ cập nghề cho ngưòi lao động).
Đào tạo cán bộ chuyên môn là việc đào tạo nguồn nhân lực ở các trường Đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ
học vấn cao, có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo một chuyên môn, nghiệp vụ
nào đó.
Căn cứ vào trình độ đào tạo, cán bộ chuyên môn được chia ra làm các loại
sau :
-Cán bộ trung cấp : Là những người thực hành giúp việc cho công tác nghiên
cứu .
-Cán bộ cao đẳng : Là những người được đào tạo tương đương trình độ Đại
học xong nghiêng về khả năng thực hành.
-Cán bộ Đại học : Là những người được đào tạo trong các trường Đại học có
khả năng nghiên cứu khoa học và vận dụng vào thực tiễn hoặc quản lý một lĩnh
vực chuyên môn.
-Cán bộ trên Đại học : Là cán bộ có trình độ cao, có khả năng nghiên cứu
khoa học và thực tiễn.
Việc đào tạo cán bộ chuyên môn được tiến hành dưới nhiều hình thức khác
nhau như :
- Đào tạo chính quy dài hạn.
- Đào tạo tại chức, chuyên tu.
- Đào tạo từ xa vv...
4.Đào tạo nghề.
Đào tạo nghề cho người lao động là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho
người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã
có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác.
Đào tạo nghề bao gồm đào tạo công nhân kỹ thuật (Công nhân cơ khí, xây
dựng, điện tử, v.v...). Nhân viên nghiệp vụ (Nhân viên đánh máy, nhân viên lễ tân,
nhân viên bán hàng v.v...). Phổ cập nghề cho người lao động (Chủ yếu là lao động
nông nghiệp).

Việc đào tạo nghề được tiến hành ở các cơ sở đào tạo nghề đó là : Các
trường chính quy của Nhà nước ; Các cơ sở đào tạo nghế của tư nhân ; các trung
tâm dạy nghề của chính quyền địa phương, các cơ sở tổ chức xã hội ; Các cơ sở
đào tạo nghề thông qua hợp tác quốc tế.
Phân loại đào tạo nghề.
*Căn cứ vào nghề đào tạo với người học :
-Đào tạo mới : Đây là hình thức đào tạo nghề áp dụng cho những người chưa
có chuyên môn, chưa có nghề.
-Đào tạo lại : Là quá trình đào tạo nghề áp dụng cho những người đã có
nghề, có chuyên môn song vì lý do nào đó nghề của họ không phù hợp nữa đòi hỏi
phải chuyển sang nghề khác, chuyên môn khác .
-Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề : Là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến
thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được những
công việc phức tạp hơn.
* Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề :
-Đào tạo ngắn hạn : Thời gian đào tạo nghề dưới một năm, chủ yếu đối với
phổ cập nghề.
-Đào tạo dài hạn : Thời gian đào tạo nghề từ một năm trở lên, chủ yếu đối
với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, ta chỉ xem xét nội dung đào tạo
nghề ở khía cạnh : Đào tạo công nhân kỹ thuật, vì đây là mảng đào tạo mang tính
chiến lược trong quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
1. Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật.
Xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo. Xác
định nhu cầu đào tạo không chính xác sẽ dẫn đến việc mất cân đối giữa yêu cầu và
đào tạo, giữa đào tạo và sử dụng. Trong thực tiễn quản lý vẫn còn gặp tình trạng
này. Do chưa xác định được nhu cầu công nhân kỹ thuật một cách chính xác, toàn
diện nên cơ cấu đào tạo thiếu cân đối, không đồng bộ, một số nghề thiếu công nhân
kỹ thuật một cách trầm trọng nhưng có nghề đào tạo ra lại không sử dụng hết, sử

dụng không đúng nghề đào tạo.
Kế hoạch hoá nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật trong điều kiện hiện nay
gặp nhiều khó khăn và khó chính xác. Để khắc phục việc này, việc xác định phải
được bắt đầu từ doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại theo ngành và toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Tài liệu tính toán nhu cầu là số lượng và cơ cấu thiết bị kỳ kế hoạch,
kế hoạch năng suất lao động, lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm ...
Việc xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp có thể áp
dụng công thức sau :
Nc = M / P.H
Trong đó :
Nc : Nhu cầu công nhân kỹ thuật của một nghề nào đó.
M : Khối lượng công việc (Tương ứng với nghề của công nhân).
P : Mức phục vụ .
Hoặc có thể căn cứ vào số máy móc, mức đảm nhận của công nhân và hệ số ca làm
việc để xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật theo công thức :
Nc = M / P.K
Trong đó :
M : Số máy móc thiết bị.
P : Số máy một công nhân phục vụ .
K : Số ca làm việc của máy móc thiết bị .
Trường hợp không có sẵn mức phục vụ, số lượng công nhân kỹ thuật theo từng
nghề có thể tính theo công thức :
Nc = S
1
.I
m
.I
k
/ I
w

Trong đó :
Nc : Nhu cầu công nhân kỹ thuật của một nghề nào đó trong kỳ báo cáo.
S
1
: Số công nhân thực tế của nghề nào đó trong doanh nghiệp ở kỳ báo cáo.
I
m
: Chỉ số số lượng thiết bị ở loại nào đó để hoàn thành kế hoạch sản xuất
đã định kỳ kế hoạch.
I
k
: Chỉ số ca làm việc bình quân của thiết bị kỳ kế hoạch.
I
w
: Chỉ số năng suất lao động của công nhân kỹ thuật nghề đó kỳ kế hoạch.
Sau khi đã có nhu cầu công nhân kỹ thuật theo nghề, phải xác đinh nhu cầu
bổ xung. Nó là hiệu số giữa nhu cầu cần thiết và công nhân hiện có từng nghề. Nhu
cầu bổ xung chính là nhu cầu công nhân kỹ thuật cần phải đào tạo.
Tổng hợp nhu cầu bổ xung công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp sẽ
được lượng đào tạo chung của ngành, tuỳ tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp
hoặc của ngành mà tổ chức hình thức đào tạo nghề phù hợp.
2. Xác định các hình thức đào tạo.
Một trong những nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo là xác định các hình thức
đào tạo phù hợp. Thực chất là tính toán hiệu quả kinh tế của đào tạo, là so sánh
giữa chi phí đào tạo với kết quả thu được sau khi đào tạo. đây là một vấn đề phức
tạp, trong thực tế chưa có phương pháp tính thật chính xác. Hiện nay mới chỉ phân
tích được những ưu điểm và nhược điểm của các hình thức đào tạo. Tuỳ theo yêu
cầu và điều kiện thực tế, có thể áp dụng hình thức này hay hình thức khác. Những
hình thức đang được áp dụng hiện nay là:
2-1.Đào tạo tại nơi làm việc.

Đào tạo công nhân tại nơi làm việc là đào tạo trực tiếp, chủ yếu là thực hành
ngay trong quá trình sản xuất, do xí nghiệp tổ chức.
Đào tạo tại nơi làm việc được tiến hành dưới hai hình thức : Cá nhân và tổ
đội sản xuất. Với hình thức đào tạo cá nhân, mỗi thợ học nghề được một công nhân
có trình độ lành nghề cao hướng dẫn. Người hướng dẫn vừa sản xuất, vừa dạy nghề
theo kế hoạch. Với hình thức đào tạo theo tổ đội sản xuất, thợ học nghề được tổ
chức thành từng tổ và phân công cho những công nhân dạy nghề, thoát ly sản xuất,
chuyên trách hướng dẫn.
Những công nhân dạy nghề phải có trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp
và có phương pháp sư phạm nhất định.
Quá trình đào tạo được tiến hành theo các bước :
-Phân công những công nhân có trình độ lành nghề cao, vừa sản xuất vừa
hướng dẫn thợ học nghề. Trong bước này, người hướng dẫn vừa sản xuất, vừa
giảng cho người học nghề về cấu tạo máy móc , nguyên tắc vận hành, quy trình
công nghệ, phương pháp làm việc. Người học nhgề theo dõi quan sát những thao
tác, động tác và phương pháp làm việc của người hướng dẫn. Cũng trong bước này,
doanh nghiệp hoặc phân xưởng tổ chức dạy lý thuyết cho người học nghề do kỹ sư
hoặc kỹ thuật viên phụ trách.
-Giáo viên làm thử cho học viên sau khi đã nắm được những nguyên tắc và
phương pháp làm việc, ngưòi học việc tiến hành làm thử dưới sự kiểm tra uốn nắn
của người hướng dẫn.
-Giao việc hoàn toàn cho người học nghề. Khi người học nghề có thể tiến
hành công việc độc lập được, người hướng dẫn giao việc hẳn cho người học nghề
nhưng vẫn phải theo dõi giúp đỡ thường xuyên.

×