Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.52 KB, 12 trang )

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY
Trong cơ chế thị trường Nhà máy luôn phấn đấu xây dựng và giữ gìn thương hiệu trên
thị trường cạnh tranh . Tăng thị phần trong thương trường trong và ngoài nước. Trước tình
hình hội nhập của đất nước đối thủ cạnh tranh không chỉ là các nhà máy các đơn vị cạnh
tranh trong nước mà còn có các đối thủ trên thủ trên trường quốc tế.Trong hoàn cảnh hiện
nay đòi hỏi nhà máy không ngừng phấn đấu về mọi mặt trong sản xuất kinh doanh sản
phẩm. Nhà máy phấn đấu giảm giá thành sản phẩm.Đổi mới phương thức kinh doanh mở
rộng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc và tìm cách thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tăng
cường mối quan hệ với khách hàng truyền thốngvà tìm khách hàng mới. Đổi mới phương
thức tiêu thụ.Để đạt được các mục tiêu trên nhà máy phải đổi mới phương thức quản lí
nhân sự, tài chính, kinh doanh.Đặc biệt là công tác kế toán tài chính doanh nghiệp cần phải
đổi mới để phù hợp với tình hình mới .
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN
TÍCH BCTC.
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện.
Từ trực trạng và phân tích BCTC tại Nhà máy thiết bị bưu điện, dựa trên những
định hướng xây dựng BCTC, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất
lượng công tác chính sách lập BCTC tại các doanh nghiệp hiện nay nói chung và tại nhà
máy thiết bị bưu điện nói riêng nhằm đảm bảo yêu cầu:
- Công tác kế toán tiến hành đúng với chế độ kế toán hiện hành
- Công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác lập và phân tích phải có hiệu quả và thuận tiện.
3.2.2. Nội dung hoàn thiện.
Thứ nhất, phân công trách nhiệm trong công tác lập BCTC.
Hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam với bốn báo cáo theo quy định
gồm nhiều chỉ tiêu liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế tài chính, vừa mang tính tổng
quát vừa chi tiết. Vì vậy xác định và phân công trách nhiệm lập BCTC cho mọi người, cho
các bộ phận cùng thực hiện chuẩn bị số liệu, sẽ giảm bớt số lượng công việc của kế toán
tổng hợp người trực tiếp tính toán và lập các chỉ tiêu trên BCTC. Đồng thời, làm cho việc


lập BCTC nhanh hơn, chính xác hơn. vậy, việc phân công trách nhiệm lập BCTC có thể
thực hiện như sau:
- Bảng cân đối kế toán do kế toán tổng hợp trực tiếp lập.
- BCKQKD phần I nên giao cho kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh
doanh đảm nhiệm.
- BCLCTT nên giao cho kế toán thanh toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần II nên giao cho kế toán phụ trách thuế
kết hợp với kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Thuyết minh BCTC BCTC có thể phân công chi tiết như sau:
+ Phần "Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố" giao cho kế toán chi phí và tính
giá thành.
+ Phần tình hình tăng giảm TSCĐ giao cho kế toán TSCĐ.
+ Phần "Tình hình thu nhập của công nhân viên" giao cho kế toán tiền lương.
+ Phần tình hình tăng giảm các khoản phải thu và nợ phải trả giao cho kế toán thanh
toán.
+ Phần còn lại sẽ giao cho kế toán tổng hợp lập.
Tuy nhiên để phân công trách nhiệm như trên, đòi hỏi các kế toán viên phải có trình
độ chuyên môn nhất định, không chỉ nắm vững các phần hành kế toán do mình phụ trách
mà phải hiểu biết cần thiết về bản chất, nội dung kết cấu, nguyên tắc lập và tính toán các
chỉ tiêu trên BCTC.
Thứ hai: Hệ thống sổ kế toán.
Đối với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định
1141/TC/QĐ/CĐKINH Tế ngày 1/11/1995. Có thể một số tài khoản doanh nghiệp không
sử dụng đến vì không có nghiệp vụ phát sinh. Còn các TK có nghiệp vụ phát sinh thì Nhà
máy nên cố gắng áp dụng để các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC được trung thực hơn, chính
xác hơn. ví dụ như TK 113 - tiền đang chuyển. ở Nhà máy nghiệp vụ thanh toán qua ngân
hàng tương đối nhiều (các khoản khách hàng trả cho nhà máy với giá trị lớn, các khoản
Nhà máy thanh toán cho người cung cấp, đặc biệt là thanh toán cho nhà cung cấp nước
ngoài thông qua việc mở L/C như vậy trong quá triònh làm thủ tục thanh toán, các khoản
phải thu nhà máy chưa thực sự thu, các khoản nợ phải trả, Nhà máy chưa thực sự trả mà

đang trong quá trình làm thủ tục thanh toán, số tiền này nên được phản ánh vào TK 113 để
phản ánh đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Và TK 151 - Hàng mua đang đi
đường. Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá nhà máy đã mua đã thanh toán tiền hoặc đã chấp
nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và đang đi đường cuối tháng trước. Nghiệp vụ này ở
nhà máy cũng có thể xẩy ra năng không được phản ánh trên BCTC, như vậy nhà máy nên
cố gắng để hạch toán vào tài khoản này.
Thứ 3: Trong phần thuyết minh BCTC chi tiết phần các khoản phải thu và nợ phải
trả.Số đầu năm và cuối kỳ nhà máy nên ghi rõ tổng số và trong đó số quá hạn, số tiền tranh
chấp mất khả năng thanh toán. Theo mẫu bảng dưới đây để đối tượng sử dụng thông tin
đánh giá khả năng thanh toán được chính xác hơn (Một bảng 1 ở phần phụ lục).
Thứ 4: Luật thuế GTGT là luật thuế mới được đi vào áp dụng năm 2002 để hiểu nó
đã khó việc áp dụng nó lại càng khó hơn. Bởi vậy từ khi ra đời đã có rất nhiều thông tư bổ
sung, hướng dẫn cách hạch toán kế toán thuế GTGT. Thông tư số 100 ra ngày 15/7/2001
hướng dẫn thuế GTGT. Trong đó có hướng dẫn lập phần III. Thuế GTGT được khấu trừ,
được miễn giảm, được hoàn lại và đữa đưa ra mẫu số hạch toán chi tiết thuế GTGT được
khấu trừ được hoàn lại, được miễn giảm. Nếu căn cứ vào mẫu số này ta sẽ nhận thấy được
dễ dàng thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm phát sinh tăng giảm khi
nào, vì sao lại phát sinh và đồng thời đây cũng là căn cứ để lập báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh phần III. Do vậy việc áp dụng mẫu số kế toán chi tiết thuế GTGT được khấu
trừ, được hoàn lại, được miễn giảm là cần thiết. (mẫu bảng 2 ở phần phụ lục).
Thứ 5: Phân tích BCTC.
Nếu nhìn vào những con số trên BCTC cũng như các con số mà kế toán nhà máy
tính toán trên nội dung phần 5 của thuyết minh BCTC chưa nói lên được nhiều. Vì vậy
những người cần thông tin phải mất nhiều thời gian để tính toán và phân tích, hơn nữa
không phải tất cả mọi người cần thông tin đều có khả năng phân tích được BCTC. Theo em
nghĩ để phát huy hiệu quả cao nhất của thông tin BCTC. Định kỳ nhà máy nên tiến hành
phân tích BCTC và công việc này cần giao cho người có năng lực am hiểu về các vấn đề
tài chính tiến hành phân tích BCTC một cách nghiêm túc, cụ thể, chi tiết, diễn giải bằng lời
các chỉ tiêu trên thuyết minh BCTC và phân tích thêm một số chỉ tiêu cần thiết như đã
được trình bày ở chương 2. Kết quả phân tích phải được công khai trước tập thể cán bộ

công nhân viên, chỉ rõ thực trạng tài chính của nhà máy, tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh,triển vọng…
Để từ đó ban lãnh đạo cũng như người nhiệt huyết gắn bó với nhà máy kịp thời đưa
ra những giải pháp nhằm khai thác được những tiềm tàng và nhanh chóng nắm bắt được cơ
hội cũng như có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn để không ngừng đưa nhà máy
phát triển.
Bên cạnh đó khi tiến hành phân tích khả năng thanh toán, kế toán có thể sử dụng
các hệ số phân tích sau:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = (Tiền + đầu tư TCNH + các khoản phải
thu + một phần hàng tồn kho + TSLĐ khác)/ Tổng nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng (tiền + Một phần hàng tồn kho)/ Nợ ngắn
hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng tiềng/ Nợ ngắn hạn.
3.2.3. Điều kiện hoàn thiện các nội dung trên.
Với những giải pháp trên đây, nếu Nhà máy cân nhắc để áp dụng em tin chắc rằng
hoàn toàn có thể thực hiện được. Nó phù hợ với các yêu cầu đặt ra, phù hợp với điều kiện
hiện tại của Nhà máy vì:
- Các kế toán viên ở Nhà máy đều có trình độ chuyên môn nhất định. Tất cả đều đã
được đào tạo qua trường Đại học, Cao đẳng…. Cho nên việc phân công trách nhiệm từng
phần BCTC cho từng bộ phận kế toán thực hiện là có thể tin cậy được. Cũng chính điều
này tạo điều kiện cho Nhà máy có thể thực hiện công việc phân tích BCTC như đã kiến
nghị trên.
- Hiện nay Nhà máy đã được trang bị một hệ thống máy tính đầy đủ, cần thiết cho
các bộ phận kế toán tạo điều kiện cho kế toán Nhà máy hạch toán đúng, đủ, kịp thời, sử
dụng thống nhất các loại sổ sách theo hình thức NKCT.
- Để lên được phần chi tiết các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trên thuyết
minh BCTC. Trong đó số đầu kỳ và số cuối kỳ được chi tiết phải trả số nợ quá hạn, tổng số
tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán là công việc tương đối khó và phức tạp. Vì Nhà
máy có nhiều bộ phận kế toán hạch toán phụ thuộc do đó để lên được phần này trên thuyết
minh BCTC, yêu cầu kế toán phải tập hợp được số liệu từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Tuy có phức tạp nhưng không có nghĩa là không làm được, bởi vì đây là một bút toán tổng
hợp số liệu như những bút toán khác. Do đó Nhà máy nên xem xét và đưa kiến nghị này
vào áp dụng cho thực tế của Nhà máy vì việc phản ánh rõ ràng sẽ cho đối tượng sử dụng
thông tin biết được chính xác khả năng thanh toán của Nhà maý.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU
ĐIỆN
Trước khi đưa ra được những giải pháp để ổn định tình hình tài chính và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng ta phải nhận biết được những khó khăn và thuận lợi
chung của Nhà máy như sau:
Về thuận lợi chung: Hiện nay Nhà máy đang tiến hành sản xuất kinh doanh sản
phẩm phục vụ cho ngành Bưu chính Viễn thông - là lĩnh vực phát triển nhất hiện nay và
đang được Đảng và Nhà nước tiếp tục cho mở rộng quy mô để hoạt động. Hơn nữa là bộ
máy quản lý, và trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao. Nhưng bên
cạnh đó Nhà máy cũng đang phải đối diện với những khó khăn nhất định là: Lĩnh vực sản
xuất của Nhà máy đòi hỏi phải bắt kịp tiến bộ khoa học, phải thường xuyên đổi mới khoa
học công nghệ, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu xã hội ngày càng cao,…
Cùng với việc phân tích tình hình tài chính của Nhà máy (trình bày ở chương 2),
nếu đứng trên các khía cạnh khác nhau thì Nhà máy cũng có những xu hướng tốt, góp phần
làm tình hình tài chính khả quan hơn như: các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả
có xu hướng giảm, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng, và nguồn vốn chủ sở
hữu không những đủ để trang trải các khoản đầu tư dài hạn mà còn một phần để bổ sung
TSLĐ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không ít những tồn tại, làm tình hình tài chính của Nhà
máy khó khăn và hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2001 và 2002

×