NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
A- KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Công cuộc bắt đầu từ đổi mới từ ý kiến của quần chúng đã bắt đầu xoá bỏ bao
cấp qua giá, đã khắc phục một bước kiểu phân phối định lượng theo chủ nghĩa bình
quân. Nhưng những thay đổi này chưa đủ lực để xoá bỏ hẳn cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp trước đây mà nó chỉ mang tính chất cục bộ không thể hiện hiệu lực
cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhưng có tính khái quát và đầy đủ lý luận.
Trước tình hình này Đảng và các nhà khoa học đã tổng kết và nâng nên thành
lý luận, đường lối, chính sách. Sự nghiệp đổi mới chính thức được khẳng định từ
Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) và tiếp tục nâng nên ở đại hội VII của Đảng cộng
sản Việt nam. Nền kinh tế nước ta có những bước chuyển biến nhanh chóng, từ
một nền kinh tế hiện vật, chúng ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, xoá bỏ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước, định hướng lên xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
năng động thích nghi với cơ chế thị trường. Muốn vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải có kiến thức hiểu biết nhất định về cơ chế thị trường.
1. Khái niệm về cơ chế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của cá nhân các doanh
nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Thái độ cư xử
của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm lợi ích của mình theo sự
dẫn dắt của giá cả thị trường hay "Bàn tay vô hình" theo Adam Smith. Kinh tế thị
trường xuất hiện như là một nhu cầu khách quan không thể thiếu được của nền
kinh tế hàng hoá phát triển. Song không nên đồng nhất nó với nền kinh tế hàng
hoá. Nếu xét về mặt lịch sử thì nền kinh tế hàng hoá có trước nền kinh tế thị
trường. Nền kinh tế hàng hoá ra đời thì nền kinh tế thị trường cũng xuất hiện
nhưng không có nghĩa đã là nền kinh tế thị trường.
Với sự tăng trưởng của nền kinh tế hàng hoá thị trường được mở rộng phong
phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện thì mới có kinh tế thị
trường. Vậy kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn độc lập đứng ngoài
kinh tế hàng hoá mà là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá.
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức xã hội. Trong đó sản xuất, trao đổi ,
phân phối, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường. Sản xuất ra sản phẩm hàng hoá
hay dịch vụ gì, khối lượng là bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, ai sẽ nhận hàng
hoá dịch vụ sau sản xuất... Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu thị trường thông qua thị
trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các
sản phẩm và dịch vụ cho xã hội thị trường là tập hợp tất cả các sự thoả thuận,
thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và
dịch vụ.
Trong thị trường người bán và người mua hàng hoá và dịch vụ tác động lẫn
nhau hình thành nên cung - cầu hàng hoá và dịch vụ. Sự tương tác giữa cung - cầu
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường hình thành nên giá cả thị trường. Thị trường
thừa nhận hàng hoá và dịch vụ là do người sản xuất cung ứng có phù hợp với nhu
cầu của xã hội hay không, thị trường đã thực hiện giá trị của hàng hoá và dịch vụ.
Cơ chế thị trường là cơ chế tinh vi của nền kinh tế theo quy luật khách quan
của thị trường (quy luật giá trị, qui luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và các quy
luật tiền tệ). Trong sự liên kết các cá nhân và các doanh nghiệp lại với nhau trên thị
trường thông qua giá cả và số lượng mua bán.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó
các cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau đều thông
qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường để xác định 3 vấn đề trung tâm của
tổ chức kinh tế. Và thái độ cư xử của từng thành viên hay của từng chủ thể kinh tế
là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
2. Các bộ phận cấu thành cơ chế thị trường.
Lịch sử phát triển của xã hội chứng minh rằng cơ chế thị trường và cơ chế vận
hành nền kinh tế hàng hoá hiệu quả nhất chính Adam Smit cũng đã phát hiện ra cơ
chế đó. Cơ chế mà ông gọi là " bàn tay vô hình".
Cơ chế thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản là: cung - cầu - giá cả. Như
vậy nghiên cứu thị trường chính là nghiên cứu quan hệ Cung - cầu và giá cả hình
thành trên thị trường để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận cao.
a) Cầu và các nhân tố ảnh hưởng
Trước hết cầu là nhu cầu thể hiện ra trên thị trường (bắt nguồn từ giá người
mua, người có tiền). Nhu cầu thể hiện ra trên thị trường là nhu cầu có khả năng
thanh toán bằng tiền thông qua việc mua hàng hoá. Nhu cầu tồn tại mãi mãi nhưng
cầu chỉ tồn tại trên thị trường.
Nhu cầu là một phạm trù khách quan biểu thị sự mong muốn, sự tiêu dụng.
Không có tiêu dùng thì không có nhu cầu. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu, ngoài thị
trường cầu không tồn tại. Để hình thành cầu có hai điều kiện: Nhu cầu và tiêu dùng
đảm bảo. Cầu ví như cầu nối giữa nhu cầu và tiêu dùng.
Vậy cầu đối với một hàng hoá được định nghĩa như là những số lượng khác
nhau và hàng hoá đó mà ngươì tiêu thụ mua khỏi thị trường ở tất cả những giá thay
đổi khác nhau có thể có. Những yếu tố điều kiện khác giữ nguyên hoặc cân bằng.
Định nghĩa trên nhằm làm nổi bật lên mối liên hệ giữa những giá khác nhau
có thể có của một hàng và những số lượng của hàng hoá đó mà người tiêu thụ sẽ
đem ra khỏi thị trường. Nếu biểu diễn cầu bằng đồ thị với 2 yếu tố liên quan với
nhau là giá cả và khối lượng, nhu cầu được xác định trên hình vẽ.
Hình I
Khi nghiên cứu cầu cần hiểu được các nhân tố chủ yếu tác động lên cầu đó là:
+ Trình độ sản xuất. Quy mô của sản xuất càng lớn thì nhu cầu càng nhiều.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các nhân tố khoa học như cơ giới hoá sản xuất,
tự động hóa sản xuất.
+ Nhân tố tự nhiên: Thời vụ, hạn hán, bão lụt...
AP
A
Q
+ Nhân tố xã hội: đình công, bãi công...
+ Quy mô tiêu dùng. Quy mô tiêu dùng xã hội và qui mô tiêu dùng sản xuất
về một hàng hoá nào đó.
Quảng cáo là một hình thức tạo ra nhu cầu, chức năng của quảng cáo là thông
tin kích thích người mua hàng.
Yêu cầu của quảng cáo là:
- Đập vào trực giác người mua.
- Gây chú ý người mua từ đầu đến cuối
- Có 6 hình thức quảng cáo: Panô áp phích vô tuyến, đài , báo chí in tờ quảng
cáo, quảng cáo qua người bán hàng.
Cầu có đặc điểm luôn biến động. Chính vì vậy khi nghiên cứu tới cầu cần
phải thường xuyên chú ý tới các nhân tố tác động tới nó.
Tính quy luật của nhu cầu trên thị trường: Nhu cầu là yếu tố quyết định thị
trường trong doanh nghiệp, nếu nắm được nhu cầu và có các chính sách biện pháp
hợp lý để khai thác các nhu cầu thì cũng có nghĩa là quá trình kinh doanh an toàn
và thu được kết quả. Nhu cầu thị trường không nên đồng nhất với nhu cầu có khả
năng thanh toán , trong quản lý kinh tế người ta hết sức chú ý tới nhu cầu có khả
năng thanh toán. Song trong kinh doanh người ta lại rất chú ý tới nhu cầu của thị
trường.
+ Nhu cầu của thị trường là nhu cầu của người tiêu dùng về một loại hàng
nào đó mà người tiêu dùng sẵn sàng mua, sẽ mua.
+ Nhu cầu của thị trường hình thành trên cơ sở của nhu cầu tự nhiên và nhu
cầu có khả năng thanh toán.
Nếu như cầu do 2 yếu tố ý muốn (nhu cầu) và khả năng chính (tiền đảm bảo
nhu cầu) khống chế thì về giá cung cũng vậy ý muốn sẵn sàng đưa ra trên thị
trường một loại hàng hoá nào đó và có khả năng kỹ thuật, lao động, tiền vốn... để
đưa hàng hoá ra thị trường khống chế cung.
Khả năng về tài nguyên, trình độ kỹ thuật, trình độ người sản xuất quản lý...
quyết định cung.
Vậy cung hàng hoá được định nghĩa là những số lượng khác nhau của một
hàng hoá nhất định và những người bán sẵn sàng và có khả năng cung ứng ra thị
trường ở những giá khác nhau.
Do đó cung hàng hoá phản ánh mối quan hệ trực tiếp trên thị trường của 2
biểu số lượng hàng cung uứng và giá cả trong một thời gian nhất định.
Cung chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
+ Các nhóm nhân tố thuộc về trình độ và quy mô của sản xuất. Trình độ sản
xuất càng cao thì quy mô sản xuất càng rộng thì cung trên thị trường càng lớn. Yếu
tố này tác động thường xuyên đến khối lượng và chất lượng của cung.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là yếu tố quan
trọng nó mang tính đặc trưng rất nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật để phục vụ kịp
thời nhu cầu.
+ Điều kiện và tài nguyên thiên nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất.
+ Cầu và giá cả trên thị trường.
+ Khi nói đến cung phải nhắc đến cầu. Cung là một trong những yếu tố cấu
thành thị trường. Cung không phải là yếu tố riêng lẻ mà nằm trong tổng thể gắn
liền với nhau. Trong cơ chế thị trường và sự vận động của cung - cầu - giá cả hoàn
toàn diễn ra một cách tự nhiên mà không có sự bắt buộc hay điều khiển tập trung
của bất cứ ai. Thị trường là một cơ chế tự điều chỉnh.
Cung và cầu chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố và để phản ứng lại chúng vận
động theo nhiều cách khác nhau.
c) Giá cả thị trường và quan hệ cung cầu.
Quan hệ cung cầu hàng hoá là nhân tố trực tiếp tác động đến mức độ lớn tới
sự hình thành và sự biến động của giá cả thị trường, các nhân tố khác tác động đến
giá cả hoặc là thông qua quan hệ cung cầu hoặc nằm trong khống chế của quan hệ
cung cầu đối với giá cả.
Cơ sở của giá cả thị trường là chi phí lao động xã hội cần thiết nhưng nó
không có nghĩa là chi phí lao động xã hội cần thiết quyết định giá cả thị trường.
Giá cả thị trường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí lao động xã hội cần thiết.
- Giá trị đồng tiền.
- Quan hệ cung cầu
- Tình hình cạnh tranh.
Thị trường dùng giá cả để điều tiết cầu của người tiêu dùng với cung của kỹ
thuật sản xuất xã hội.
Giá cả là "hàn thử biểu" duy nhất giữa cung với cầu hàng hoá, sự vận động
của giá cả trên thị trường trực tiếp phụ thuộc vào tình trạng và diễn biến của quan
hệ cầu. Nói khác đi mối quan hệ cung cầu hàng hoá là nhân tố trực tiếp sau cùng
quyết định mức xu thế vận động của giá cả thị trường.
Nếu cung lớn hơn cầu trên phạm vi tổng thể hàng hoá và của từng loại hàng
hoá thì giá cả có xu hướng giảm xuống, sức mua của tiền tệ tăng, nhu cầu có khả
năng thanh toán được mở rộng. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì xu thế tất yếu nảy sinh
tăng lên của giá cả. Cung của hàng hoá nói chung và của từng loại hàng hoá tăng
nhanh.
Mối liên hệ căn bản bền vững lặp đi lặp lại không ngừng của cung và cầu dẫn
đến quy luật cung cầu là quy luật kinh tế của lưu thông hàng hoá của thị trường
cung cầu. Cầu và cung vận động ngược chiều nhau do tác động của sự thay đổi giá
cả.
+ Cầu và giá cả vận động ngược chiều nhau.
+ Cung và giá cả thị trường vận động cùng chiều nhau.
Ta biểu diễn cung - cầu với mối quan hệ đến giá cả như sau:
D D- đường cầu
S S - Đường cung
Po - giá cân bằng cung cầu
Sự vận hành của thị trường thông qua giá cả lại bao hàm những thông tin cần
thiết cho các doanh nghiệp cho quá trình tái sản xuất xã hội về quan hệ cung cầu và
về khối lượng cơ cấu hàng hoá trên thị trường.
0
S
Q
D
Trên thị trường sự cân đối cần thiết giữa cung và cầu luôn bị vi phạm. Kinh tế
thị trường buộc người sản xuất người buôn bán phải năng động ứng xử kịp thời với
những tình huống của thị trường. Trong ki nh doanh việc phân hoá giá là chính
sách rất lớn và là chiến lược trong kinh doanh. Ta xác định giá của sản phẩm làm
nhiều cấp loại 1-2-3... đối với mỗi sản phẩm có độ nhu cầu co giãn khác nhau giá
hạ lượng tiêu thụ càng lớn, giá cao thì tiêu thụ ít.
Như vậy giá cả thị trường là phạm trù trung tâm của thị trường là bàn tay vô
hình điều tiết nền sản xuất xã hội và kích thích nền sản xuất thông qua giá cả thị
trường. Thị trường thực hiện chức năng điều tiết và kích thích của mình cung cầu
là phạm trù kinh tế lớn nhất bao trùm thị trường.
Quan hệ cung cầu trên thị trường là yếu tố quan trọng nhất và trực tiếp quyết
định giá cả thị trường.
d) Cạnh tranh:
Đó là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường,
nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách
hàng về phía mình.
Có 3 dạng cạnh tranh: cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh
giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa người mua và người bán.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là bất khả kháng. Và cạnh tranh có 4 chức
năng sau:
+ Cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống.
+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của
sản xuất kinh doanh.
+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng áp dụng kỹ thuật
mới, công nghệ tiến bộ.
+ Cạnh tranh là công cụ tước quyền thống trị về mặt kinh tế trong lịch sử.
Cạnh tranh được xét ở nhiều khía cạnh: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh
không hoàn hảo, cạnh tranh tự do, cạnh tranh thuần tuý, cạnh tranh phi giá cả, cạnh
tranh mang tính chất độc quyền, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành
mạnh.
Bốn nhân tố trên có quan hệ mật thiết với nhau như là bốn khâu trong một
guồng máy. Giá cả là nhân tố của thị trường, cung cầu là trung tâm và cạnh tranh là
linh hồn, là sức sống của thị trường.
3. Bản chất của cơ chế thị trường
Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà ở đó quá trình sản xuất,
phân phối sản phẩm, phân chia lợi ích, thiết lập các quan hệ kinh tế do các quy luật
của thị trường có điều tiết chi phối.
Về cơ bản, cơ chế thị trường là cơ chế giá cả tự do mà nó có đặc trưng cơ bản
sau:
+ Việc phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên là khan hiếm như: lao động,
vốn, tài nguyên, thiên nhiên... cơ bản được quyết định một cách khách quan, thông
qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế, đặc biệt là qui luật cung cầu.
+ Tất cả các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế đều được tiền tệ hóa.
+ Tự do lựa chọn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng từ phía các nhà sản xuất
và những người tiêu dùng thông qua các mối quan hệ kinh tế.
+ Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi
ích kinh tế được biểu hiện tập trung ở mức lợi nhuận.
+ Thông qua sự hoạt động của các qui luật kinh tế, đặc biệt là sự linh hoạt
của hệ thống giá cả, nền kinh tế thị trường luôn duy trì được cân bằng giữa sức
cung và sức cầu của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ ít gây ra được sự thiếu thốn
và khan hiếm hàng hoá.
+ Cạnh tranh là môi trường là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy
năng suất lao động và tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường thường dẫn tới hai khuynh hướng đều nguy hiểm: độc quyền và
phá sản.
+ Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, tìm cách cải
tiến lề lối làm việc có hiệu quả hơn.
+ Kinh tế thị trường chỉ chú ý đến nhu cầu có khả năng thanh toán chứ không
phải nhu cầu nói chung.
+ Ngoài ra nảy sinh khuynh hướng xã hội thị trường. Chạy theo nếp sống tiêu
sài mà không chú ý mức tới y tế giáo dục. Kinh tế thị trường bất lực.
Trước các hậu quả do nó gây ra như: ô nhiễm, môi trường, phá hoại môi sinh,
tệ nạn xã hội.
Mặc nhiên cơ chế thị trường ngày nay đã đưa người tiêu dùng lên vị trí hàng
đầu. Nhờ sự phát triển của lực lượng sản xuất mới và nảy nở các nhu cầu mới, đa
dạng. Cơ chế thị trường có xu hướng thoả mãn nhu cầu không ngừng biến đổi của
các nhóm dân cư sao cho phù hợp với lối sống văn hoá của họ, thay cho nguyên tắc
sản xuất và cung ứng hàng loạt bất chấp nhu cầu.
Nhà doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đóng vai trò trung tâm. Doanh
nghiệp thương mại là đầu mối là trung gian, là cầu nối giữa người sản xuất và
người tiêu dùng.
II. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
Thực tế cho thấy kinh tế tự nhiên đã từng tồn tại qua các phương thức sản
xuất khác nhau. Nó không phát sinh cùng với nền sản xuất hàng hoá, mà nó được
hình thành sau đó khi nền sản xuất hàng hoá phát triển với qui mô toàn xã hội, đã
đạt được dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã biến nền kinh tế cơ bản
thành nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện nền kinh tế thị trường là một bước nhảy
vọt của nền kinh tế hàng hoá.
Có nhiều người cho rằng kinh tế thị trường ở chủ nghĩa tư bản có 2 đặc tính là
cạnh tranh và xã hội hoá. Họ còn nêu ra rằng kinh tế thị trường ở chủ nghĩa tư bản
có một số khuyết tật như hối lộ, tham nhũng... Những nhận thức đó đã làm cho
chúng ta hiểu không đúng về bản chất và đặc điểm của nền kinh tế thị trường nói
chung. Có thể khẳng định rằng , kinh tế thị trường ở thời điểm nào cũng gắn liền
với cạnh tranh cũng gây ra hối lộ và tham nhũng. Tuy nhiên ở mỗi phương thức
sản xuất khác nhau thì mức độ đó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau.
Ta có thể nói cạnh tranh là qui luật của kinh tế thị trường nhưng chỉ ở chủ
nghĩa tư bản mới thể hiện một cách gay gắt, ác liệt đến mức tàn bào. Mặt khác xã
hội hoá sản xuất không phải là đặc điểm riêng của chủ nghĩa tư bản. Hơn thế nữa
đến các phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đích thực thì sự phát triển của lực
lượng sản xuất ở chủ nghĩa xã hội còn cao hơn nhiều trình độ xã hội hoá ở chủ
nghĩa tư bản.
Do nền kinh tế thị trường tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau
cho nên sự vận dụng và quản lý nó trong môi trường XHCN trước hết chúng ta
phải bản chất của kinh tế thị trường.
Trước kia người ta hay nói đến việc quản lý nền kinh tế dưới hình thức trực
tiếp bằng các mệnh lệnh, kế hoạch cứng nhắc thì ngày nay lại điều tiết nền kinh tế
(hay quản lý nền kinh tế) gián tiếp thông qua các công cụ kinh tế đó là các chính
sách của Nhà nước như chính sách tài chính tín dụng, chính sách giá cả.
Ở nước ta hiện nay các nhà kinh tế đang nói về nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước định hướng đi lên XHCN. Đây là vấn đề hết sức mới mẻ và
có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên có thể khẳng định: ở mỗi nước khác nhau thì
có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau và do vậy nền kinh tế thị trường
cũng có dạng tồn tại cụ thể khác nhau. Không thể có nền kinh tế thị trường ở nước
này là bản sao cho nền kinh tế thị trường ở nước khác. Và trong muôn vàn các đặc
tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường này với nền kinh
tế thị trường khác phải nói đến mục đích chính trị, xã hội mà chính phủ lựa chọn
làm định hướng cho sự vận động của nền kinh tế thực chứng.
Khi nền kinh tế được điều khiển đến các mục tiêu mong muốn như: công
bằng và hiệu quả tăng trưởng bền vững, trong sạch môi trường và môi sinh, xã hội
văn minh, xã hội chủ nghĩa. Tức là khi nền kinh tế ấy được nhận thức trên bình
diện chuẩn tắc thì lúc ấy ý nghĩa chính trị xã hội của nó mới được bộc lộ ra, đồng
thời lúc đó các quan hệ cung - cầu - giá cả sẽ được vận dụng để đạt đến mục tiêu
kinh tế xã hội.
Có thể nói nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng đi
lên xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới mẻ. Vậy nó có thể tồn tại thật không? và nó
đang thể hiện như thế nào ở Việt nam?
Trước hết ta phải hiểu điều đó theo sự phân tích khoa học.
1. Bản chất của chủ nghĩa xã hội: