Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.49 KB, 35 trang )

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ.
I. NHỮNG KHÁI NIỆM.:
1. Định nghĩa quản lý.
1.1. Khái niệm quản lý:
Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “ quản lý”. Thông thường,
quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm
tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có hướng đích
của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này
sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và
điều khiển hệ thống”
1
.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu quản lý kinh tế là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý trong qúa trình tiến hành các hoạt động kinh tế
nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra. Như vậy nội hàm khái niệm quản
lý kinh tế được hiểu như sau:
- Quản lý kinh tế là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong đó
chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên. còn đối
tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà
quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể, cá nhân người lao động. Sự tác động trong
mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua các hoạt
động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra điều chỉnh…
- Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cấu thành hệ thống quản lý. Một nền kinh tế
hay một doanh nghiệp đều xem như một hệ thống với hai phân hệ chủ yếu: chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý. Trong nhiều trường hợp mỗi phân hệ có thể được coi
như một hệ thống phức tạp.
- Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết kế hệ thống chức năng, nguyên tắc,
phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế, đồng thời xây dựng
1
1
Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 1- NXB KHKT-2001


đội ngũ cán bộ quản lý và bảo đảm nguồn lực thông tin, vật chất cho các quyết
định quản lý được thực thi.
- Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực, mà trước hết là
nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích con
người.
1.2. Nội dung của quản lý kinh tế.
Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau.
Những loại công việc quản lý nay mang tính độc lập tương đối, được hình thành
trong quá trình chuyên môn hoá hoạt động quản lý. Đó có thể coi là những nhiệm
vụ mà quản lý cần làm và cũng là nội dung của chức năng quản lý. Phân tích chức
năng quản lý nhằm trả lời câu hỏi: các nhà quản lý phải thực hiện những công việc
gì trong quá trình quản lý, cũng là để hiểu rõ nội dung của chức năng quản lý.
Hiện nay, các chức năng quản lý thường được sem sét theo hai cách tiếp cận.
Nếu xét theo quá trình quản lý thì nội dung quản lý có thể hiểu là: lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
Nếu theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức thì những lĩnh vực của quản lý gắn
liền với các hoạt động sau đây:
- Quản lý lĩnh vực Marketing.
- Quản lý lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
- Quản lý sản xuất.
- Quản lý tài chính.
- Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý chất lượng.
- Quản lý các dịch vụ hỗ trợ cho tổ chức: thông tin, pháp lý, đối ngoại…
Đó chỉ là những nội dung cơ bản theo hoạt động của tổ chức. Tuỳ vào lĩnh vực,
quy mô và địa bàn hoạt đông, trong các tổ chức có thể còn tồn tại những chức năng
khác nữa.
Như đã khẳng định từ đầu, trong chuyên đề này chúng ta chỉ tìm hiểu nội
dung của quản lý theo quá trình quản lý với những nhiệm vụ cơ bản, chung nhất
đối với mọi nhà quản lý, không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của

tổ chức và môi trường xã hội. Dĩ nhiên sự phổ biến đó không có nghĩa là đồng nhất
mà chính sự vận dụng và sử dụng phương thức tác động khác nhau đã làm nên tính
đa dạng, muôn hình vạn trạng cho quản lý và tạo nên sự khác biệt ở mỗi tổ chức.
1.2.1. Lập kế hoạch:
Đây là nội dung quan trọng nhất, là chức năng đầu tiên của quản lý. Không
phải ngẫu nhiên mà các nhà quản lý, các lý thuyết khoa học quản lý khẳng định
như vây. trên góc độ gia quyết định, lập kế hoạch là một loại gia quyết định đặc
thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức
của họ. Chúng ta có thể hình dung lập kế hoạch là dòng sông cả còn các nội dung
khác của quản lý như những nhánh phụ từ dòng sông cả đó chảy ra. Vì lẽ đó lập kế
hoạch là chức năng khởi đầu và quan trọng nhất đối với các nhà quản lý.
Lập kế hoạch là một công việc phức tạp, có bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Lập
kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những biến
động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức. Trên ý nghĩa này, lập kế hoạch
được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các
phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức, những yếu tố
không chắc chắn có nguông gốc rất đa dạng. Loại yếu tố không chắc chắn thứ nhất
gọi là không chắc chắn về trạng thái. Chúng liên quan đến một môi trường không
thể dự đoán được. Loại thứ hai là không chắc chắn về sự ảnh hưởng, tức là sự ảnh
hưởng của những biến đổi của môi trường là không thể lường trước và lượng hoá
chính xác. Một loại yếu tố khác không chắc chắn nữa là không chắc chắn về hiệu
quả. Tức là trước những vấn đề gặp phải tổ chức có thể đưa ra những giải pháp,
phản ứng nhưng không thể lựa chọn hậu quả sẽ đi đến đâu.
Tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó. Nếu không có các kế
hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức va khai thác con người và các nguồn
lực khác của tổ chức một hiệu quả, thậm trí không có được một ý tưởng rõ ràng về
cái họ cần và tổ chức khai thác nó. Không có kế hoạch, nhà quản lý và nhân viên
của họ làm việc không có sự định hướng, mất dần cơ hội để đạt được mục tiêu của
mình, không biết khi nào và ở đâu họ phải làm gì. lúc đó việc kiểm tra trong tổ

chức rất phức tạp vì không có hệ tiêu chuẩn để so sánh. Ngoài ra trong thực tế,
những kế hoạch tồi, hoặc xây dựng tốt mà không được thực hiện đến nơi đến chốn
sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của toàn bộ tổ chức.
Để hiểu rõ thêm quá trình của một kế hoạch và các loại kế hoạch thường
dùng trong tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét các nội
dung sau:
a)Quá trình kế hoạch
Một quy trình chung cho một kế hoạch là thực sự cần thiết. Nó là sự tổng
quát hoá từ nhiều loại kế hoạch khác nhau trong các tổ chức quản lý. Các lý thuyết
khoa học quản lý đã thống nhất một quy trình như sau:
Khẳng định sứ mệnh
Nghiên cứu và dự báo
Lựa chọn phương án hợp lý
Thể chế hoá kế hoạch
Xác định mục tiêu
Xây dựng phương án
Xây dựng phương thức lựa chọn phương án
a1) Khẳng định sứ mệnh:
Như vậy công việc đầu tiên của lập kế hoach. Là khẳng định sứ mênh. Đây
là việc làm cần thiết với các nhà quản lý ở đó họ phải đưa ra quan điểm và hệ tư
tưởng xuyên xuốt trong mọi hoạt động của tổ chức. Những mục tiêu định tính và
dài hạn mà tổ chức hướng tới. Việc làm nay nhằm mục đích hướng các bộ phận,
phân hệ trong tổ chức hoạt động vì mục tiêu chung nhất quán với mục tiêu tối cao
của tổ chức. Qua đó khiến từng cá nhân và nhóm làm việc gắn mình với ý niệm
của tổ chức và để họ hiểu rằng việc làm của họ, kế hoạch mà họ tham gia là hướng
tới cái gì và họ đang được gì và có trách nhiệm như thế nào với mục tiêu ấy. Từ đó
tạo tính thống nhất xuyên suốt quá trình kế hoạch.
a2) Nghiên cứu và dự báo.
Đây là công việc được tiến hành bởi các chuyên gia hoặc các nhà quản lý
trực tiếp làm. họ cần thu thập thông tin bên trong và bên ngoài tổ chức để xem tổ

chức đang đối mặt với cái gì cần phải làm gì và có thể làm gì? đây là công việc khó
khăn và phức tạp bởi vì nó là bước đệm để một kế hoạch được xây dựng với những
con số cụ thể và nếu nghiên cứu và dự báo thiếu chính xác có nghĩa là kế hoạch
cũng đổ vỡ chúng ta cứ hình dung việc dự báo thời tiết đưa ra thông tin sai lệch
rằng: biển lặng gío nhẹ trong khi các con tầu lần lượt ra khơi và hứng chịu bão táp.
Tất nhiên lập kế hoạch ngoài tính khách quan vốn có nó còn mang tính chủ quan,
có thể dừng hoặc chuyển hướng, cân đối lại nhưng hậu quả cũng chẳng tốt đẹp gì.
việc nghiên cứu và dự báo phải tạo được cơ sở thông tin cho xác định mục tiêu và
tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong nhiệm vụ này cần phải xác định nghiên cứu dự
báo cái gì? Các thông tin có được là các thông tin về nguy cơ và cơ hội tổ chức, từ
đó có thể rút ra các giải pháp giảm bớt sự đe doạ đồng thời phát huy tận dụng các
cơ hội và điểm mạnh bên trong. Một nguyên tắc chung được đưa ra là tận dụng cơ
hội và hạn chế rủi ro.
a3) Xác định mục tiêu:
Sau khi đã có những thông tin từ nghiên cứu và dự báo, việc xác định mục
tiêu được tiến hành. Tức là xác định kết quả cuối cùng mà tổ chức mong muốn đạt
tới. Nó được tạo ra trên cơ sở những cái cần phải có và cái có thể có của tổ chức.
Một mục tiêu được coi là đúng đắn khi nó đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải cụ thể:
- Nói về vấn đề gì.
- Giới hạn thời gian.
- Kết quả lượng hoá được.
+ Phải linh hoạt: Đáp ứng được sự biến động của môi trường.
+ Có tính định lượng: Thể hiện bằng các con số đã tính toán và cân đối kỹ
lưỡng.
+ Tính khả thi: Những mục tiêu đưa ra tổ chức có thể đảm bảo tính thực
hiện được.
+ Tính nhất quán: Giữa các bộ phận, các cấp thì mục tiêu khó nhất quán, đó
là thực tế không tránh khỏi nhưng điều quan trọng là giảm thiểu tác động xấu, do
đó các mục tiêu đề ra chấp nhận được và được coi là hợp lý.

a4) Xây dựng phương án
Trên cơ sở những mục tiêu đã xác định, các phương án giải quyết được xây
dựng. Tìm ra các phương thức thực hiện mục tiêu, các giải pháp và công cụ cho
thực hiện mục tiêu.
Các giải phấp đưa ra trên những mô hình lý thuyết, những tri thức kinh
nghiệm từ những kế hoạch tương tự mà các tổ chức đã làm hoặc mình đã làm, ý
kiến của các chuyên gia các nhà khoa học để có thể xây dựn sáng tạo ra các
phương án có kế hoạch.
a5) Phân tích lựa chọn phương án
Để có thể phân tích và đi đến lựa chọn phương án tốt nhất đòi hỏi các nhà
quản lý phải xây dựng đưọc hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ lựa chọn. Những chỉ tiêu
này là các số liệu tính toán khoa học cùng với kinh nghiệm và đã được thử nghiệm.
Những chỉ tiêu đó có thể là các yếu tố môi trường kinh doanh hoặc những
yếu tố của môi trường tổ chức, mục đích, mục tiêu của tổ chức. Dựa trên tiêu
chuẩn thống nhất này các phương án đưa ra ra đướco sánh đánh giá trên phương
diện tính khả thi, tính hiệu quả, sức cạnh tranh, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thị
phần, quy mô nguồn lực…
Phương án tối ưu được lựa chọn không phải hẳn là phương án thoả mãn tất
cả các yếu tố nói trên mà thường đó là phương án thoả mãn nhiều nhất những yếu
tố đó.
a6) Thể chế hoá kế hoạch.
Từ phương án tối ưu được lựa chọn các nhà quản lý sẽ đưa vào thực tế thông
qua thể chế hoá. Thực chất là làm pháp lý hoá bằng các văn bản pháp quy để đảm
bảo tính thực hiện. Qúa trình kế hoạch đi vào thực tế không tránh khỏi sự phản ứng
bất lợi và để đảm bảo việc thực hiện được thông suất thì phải đảm bảo bằng công
cụ pháp lý.
Thường thì chủ thể lựa chọn phương án tối ưu và chủ thể quyết định thể chế
hoá kế hoạch là đồng nhất. Nhưng trong trường hợp có sự khác nhau thì đôi khi
phương án được thể chế hoá và phương án lựa chọn đưa ra là khác nhau. Điều này
phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người quản lý.

1.2.2 Tổ chức
“Tổ chức là hoạt động quản lý mang tính chuyên môn hoá nhằm thiết lập
một hệ thống các vị trí, chức năng của mỗi cá nhân, bộ phận sao cho các cá nhân
và bộ phận đó phối hợp được với nhau thực hiện mục tiêu hiệu quả nhất”
1
.
1
1
Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 2- NXB KHKT-2001
Đây là chức năng thứ hai của nhà quản lý sau chức năng lập kế hoạch, bao
gồm các hoạt động:
+ Phân tích chiến lược, mục tiêu chiến lược của tổ chức rồi phân chia các
hoạt động của tổ chức thành các loại hoạt động chuyên môn hoá. Từ đó chia tổ
chức thành các bộ phận để thực hiện các hoạt động nói trên.
+ Xác lập vị trí các cá nhân và mối quan hệ giữa họ tức là xác lập cơ chế
làm việc, hình thành cơ cấu bộ máy và được đảm bảo bằng nhân lực cho hoạt
động.
Việc tổ chức là do các nhà lãnh đạo, quản lý quyết định nhưng cũng phải
dựa trên những cơ sở khoa học, những thuộc tính cơ bản và nguyên tắc riêng có
của tổ chức.
a) Các thuộc tính cơ bản của tổ chức.
Tìm hiểu nội dung này giúp nhà quản lý trả lời câu hỏi:Công tác tổ chức
phải như thế nào, mang những yếu tố gì?
a1) Chuyên môn hoá theo chiều ngang.
Đó là sự phân chia và phối hợp các hoạt động nhằm thiết lập các phòng ban ,
các bộ phận, các khâu của quản lý trong tổ chức .
Cơ sở để tiến hành sự phân chia đó là:
+ Phân chia theo lĩnh vực hoạt động, có các chức năng quản lý theo kĩ thuật.
+ Theo chức năng quản lý, theo sản phẩm, khách hàng và thị trường.
+ Cũng có thể phân chia trên cơ sở sự hợp nhóm các hoạt động có mối quan

hệ gần gũi.
Việc chuyên môn hoá theo chiều ngang sẽ hình thành nên các hệ bộ phận
trong tổ chức tương đối độc lập nhau, trong đó mỗi phân hệ, bộ phận chịu trách
nhiệm quản lý một lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu hoặc mảng thị trường, khách hàng
chủ yếu của thị trường, doanh nghiệp.
a2) Chuyên môn hoá theo chiều dọc
Đó là sự xác định và phân chia quyền hạn nhiệm vụ chính thức cho từng cấp
quản lý từ trên xuống dưới trong tổ chức. Kết quả thu được là một cơ cấu với một
thủ trưởng cấp cao duy nhất. Không có hoặc tồn tại ít cấp quản lý ngang hàng với
nhau.
Chính điều đó tạo ra sự thống nhất trong tổ chức, các vị trí, chức năng và
nhiệm vụ, trách nhiệm quyền lợi với những người cụ thể được xác định.
Một xu hướng chung đó là các nhà quản lý luôn không muốn chia bớt quyền
nhưng vì khả năng bao quát, kiểm soát có hạn vì vậy cần phải phân cấp, giữa
chuyên môn hoá theo chiều ngang và dọc cần có sự liên hệ và phối hợp lẫn nhau.
a3) Quyền hạn và mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức.
Theo khoa học quản lý thì “quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình ra
quyết định và đòi hỏi sự tuân thủ thi hành quyết định gắn liền với một vị trí, chức
vụ quản lý nhất định trong cơ cấu tổ chức”
1
. Trong một tổ chức, với mỗi cấp quản
lý,quyền hạn đó có thể là:
- Quyền hạn trực tuyến: Cho phép cấp trên ra quyết định trực tiếp với cấp dưới.
- Quyền hạn tham mưu: Là quyền tham gia ý kiến, tư vấn, hỗ trợ cố vấn chứ không
ra quyết định. Với quyền hạn này người quản lý điều tra, khảo sát , nghiên cứu ,
phân tích đưa ra ý kiến tư vấn cho nhà quả lý trực tuyến
- Quyền hạn chức năng :Là quyền đảm bảo trao cho chức năng ra quyết định và
kiểm soát những hoạt động nhất định của hoạt động quản lý khác. Với quyền hạn
này thì phạm vi chức năng chuyên môn và cần được giớii hạn trong khuôn khổ
chức năng chuyên môn và cần chỉ rõ ai là ngươi được uỷ quyền cũng là để xác

định rõ ràng chức năng của họ .
Trong tổ chức giữa các loại quyền hạn , mức độ quyền hạn đương nhiên có
quan hệ với nhau . Sự liên kết đó là phức tạp và định tính nhưng có thể phân loại
như sau:
- Tâp quyền: Là sự tập trung quyền lực vào một cấp cao nhất, mọi quyết định do
một chủ thể đưa ra.

Giáo trình Khoa học quản lý, tập 2 – NXB KHKT
- Phân quyền: Đó là nhà quản lý cấp cao chấp nhận trao bớt quyền cho cấp khác của
tổ chức đựơc ra quyết định nhất định nào đó.
Mức độ phân chia quyền trong một tổ chức được thể hiện qua sự độc lập của
những người quản lý cấp dưới trong việc ra quyết định, họ không cần thông qua
cấp trên và các bộ phận chức năng khác và các quyết định đó có hiệu lực thi hành
cao, ảnh hưởng mạnh. Nó còn thể hiện qua việc cấp dưới được quyền ra các quyết
định quan trọng đặc biệt ở những lĩnh vực quan trọng như: nhân sự, tài chính.
a4) Sự phối hợp.
Phối hợp các bộ phận của tổ chức là quá trình liên kết hoạt động của con
người, những phân hệ và hệ thống riêng lẻ nhằm thực hiện các nhiệm vụ của tổ
chức. Bản chất là xây dựng củng cố quan hệ thông tin, quan hệ truyền thông.
Mục tiêu của phối hợp là đạt được sự thống nhất trong hoạt động của các bộ
phận bên trong, bên ngoài của tổ chức.Trong cơ cấu tổ chức dễ xảy ra mâu thuẫn
giữa chuyên môn hoá và tổng hợp hoá, mâu thuẫn mất cân đối giữa kế hoạch toàn
bộ tổ chức với kế hoạch các bộ phận và cá nhân, hoạc mất cân đối về mặt cơ cấu tổ
chức, quan điểm tư tưởng, mất cân đối hoạc bế tẵc về thông tin hoạc lợi ích là vấn
đề thường xuyên, xảy ra mâu thuẫn. Vì thế công tác phối hợp là cần thiết. Cần phải
xây dựng kênh thông tin, ngang dọc, lên xuống phải đảm bảo thông suốt thông tin.
Duy trì mối liên hệ công việc giữa các bộ phận và trong từng bộ phận, mối liên hệ
của tổ chức với môi trường ngoài.
a5) Tầm kiểm soát.
“Tầm kiểm soát là số lượng và bộ phận cá nhân mà nhà quản lý cố thể quản lý

trực tiếp và có hiệu qủa. Xét về thực chất nó là khả năng nhà quản lý có thể quản lý
được bao nhiêu”.

Giáo trình Khoa học quản lý, tập 2 – NXB KHKT
Từ khái niệm trên tầm kiểm soát là có giới hạn nhưng dễ thay đổi và khó xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tầm kiểm soát. Thường thì công việc càng
phức tạp thì càng cần sự phối hợp cao vì thế thiết kế tầm kiểm soát hẹp và ngược
lại. Bên cạnh đó năng lực nhà quản lý, sự thạo việc cấp dưói, hệ thống thông tin
ảnh hưởng mạnh đến tầm kiểm soát.
b) Các nguyên tắc thiết kế tổ chức.
- Nguyên tắc xác định theo chức năng: Phân chia tổ chức thành các chức năng
theo lĩnh vực hoạt động sau đó các nhiệm vụ gắn liền với chức năng và xác định
các công việc hoạt động.
- Nguyên tắc giao quyền: Theo nguyên tắc này khi chúng ta xác định chức năng
nhiệm vụ và nhiệm vụ và công việc thì có sự đảm bảo quyền hạn: Quyền ra quyết
định, quyền sử dụng phân bổ các nhóm nguồn lực, quyền thưởng phạt, kiểm tra
kiểm soát nhân viên của mình.
- Nguyên tắc bậc thang: Nguyên tắc này thể hiện phân chia cấp phải đi đôi với
quyền hạn. Cấp cao thì quyền nhiều, phậm vi ảnh hưởng lớn và ngược lại. Phải
đảm bảo cấp phải có quyền tương xứng.
- Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh tức là cấp dưới phải phục tùng cấp trên tôn
trọng quy trình ra quyết định và thi hành theo.
- Nguyên tắc đồng bộ: Tức là đảm bảo ai có quyền có cấp đến đâu thì chịu
trách nhiệm tới đó không chồng chéo, tuỳ tiện dẫn đến choán quyền của nhau.
Trên đây là năm nguyên tắc cảu nội dung tổ chức, no đảm bảo cho tổ chức xây
dựng một cơ cấu chặt chẽ rõ ràng và gọn gàng hiệu quả.
1.2.3 Lãnh đạo.
“Lãnh đạo là hoạt động quản lý mang tính định hướng về chiến lược phát
triển của tổ chức về mô hình cơ cấu tổ chức, về nhân sự trong tổ chức”
1

.
Đó cùng là quá trình tác động lên con người theo hướng đạt được mục tiêu
của tổ chức, sự tác động đó có thể là khuyến khích động viên, kỷ luật, thưởng phạt,
đề bạt…
Với tư cách là một chức năng của quản lý thì lãnh đạo là quá trình tác động
tới con người để đạt được sự tuân thủ của con người đối với chủ thẻe lãnh đạo, làm
cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Chức năng lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của con
người trong tổ chức thực hiện những mục tiêu chung đặt ra trong kế hoạch.
a) Nội dung của lãnh đạo.
- Xác định động cơ làm việc của con người, họ hành động vì cái gì, có thể là tổng
hợp các động cơ nhưng phải tìm động cơ chủ yếu và tác động vào đó tạo hứng thú
và ý thức làm việc.
- Xây dựng phương pháp lãnh đạo ứng với động cơ làm việc đó: có thể là phương
pháp kinh tế, pháp quyền, phương pháp tâm lý giáo dục.
- Trên cơ sở phương pháp lãnh đạo đã định hình, tiến hành thành lập và quản lý
nhóm làm việc đồng thời phối hợp họ làm phức hợp hiệu quả làm việc.
- Trong quá trình phối hợp nhóm làm việc phải đồng thời giải quyết các xung đột,
mâu thuẫn về lợi ích…
- Để đảm bảo các quá trình trên được thực hiện và củng cố quyền uy nhà quản lý
phải biết giành quyền lực và gây ảnh hưởng.
1
1
Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 2- NXB KHKT-2001
- Và cuối cùng để lãnh đạo tốt nhà quản lý cần mở rộng các môí quan hệ đối
ngoại thông qua hoạt động đàm phán, giao tiếp, hội nghị…
b) Tính chất của lãnh đạo.
- Trước hết lãnh đạo là một chức năng cần thiết và tất yếu đối với mọi nhà
quản lý từ cấp cao đến cáap thấp.
- Là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý lãnh đạo có tác dụng khởi

động tổ chức và vận hành tổ chức với các con người khác nhau, nhóm làm việc
khác nhau nhằm hướng tổ chức tới mục tiêu.
- Lãnh đạo phải tôn trọng nguyên tắc tự nguyện và nhiệt tình, người lao động
cần được quan tâm tới con người mục đích cá nhân của họ và tình cảm của họ.
1.2.4 Kiểm tra.
“Kiểm tra là tổng hợp các hoạt động xem xét theo dõi, đo lường, đánh giá,
chấn chỉnh nhằm đảm bảo cho các mục tiêu kế hoạch của tổ chức là hoàn thành và
có kết quả cao”
1
.
Đó là chức năng tất yếu của mọi nhà quản lý, mọi cấp quản lý từ cao cho
đến cấp chuyên môn, kiểm tra được thực hiện trong tất cả quá trình quản lý.
Chức năng kiểm tra cần nhiều kỹ năng và công nghệ nhưng liên quan tới con
người, nó là một chức năng khó thực hiện vì chịu nhiều áp lực vì vậy nếu buông
lỏng thì kế hoạch dễ bị lệch lạc và sai lệch. Do đó kiểm tra đòi hỏi phải được thực
hiên xuyên suốt quá trình hoạt động và kết quả hoạt động.
Để hiểu rõ hơn nội dung kiểm tra ta tìm hiểu các nội dung sau:
a) Bản chất của kiểm tra:
Bản chất của kiểm tra là xây dựng mối liên hệ ngược kênh thông tin phản
hồi và nó đảm bảo suốt quá trình hoạt động của tổ chức.
1
1
Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 2- NXB KHKT-2001
Kết quả thực tế
Đo lường kết quả thực tế
So sánh với tiêu chuẩn
Phát hiện sai lệch
Kết quả mong muốn của kế hoạch
Thực hiện điều chỉnh
Xây dựng chương trình điều chỉnh

Phát hiện nguyên nhân sai lệch
Có thể mô tả các bước của kiểm tra quan mô hình sau:

Như vậy xuất phát từ kết quả thực tế chúng ta sẽ đo lường xem xét, sau đó
so sánh với tiêu chuẩn kiểm tra, đưa ra đánh giá nhận định tìm ra sai lệch. Không
dừng lại ở đó nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân sai lệch, từ đó xây dựng
chương trình điều chỉnh với những giải pháp và hệ thống công cụ chính xác, tiếp
theo cần đưa chương trình điều chỉnh vào thực hiện để hướng tới kết quản mong
muốn của kế hoạch, đảm bảo kế hoạch được thực hiện hoá.
Tuy nhiên kiểm tra chỉ thực hiện khi có kết quả thực tế sẽ dẫn tới một hạn
chế đó là dễ làm chậm tiến độ, với những sai lầm phát hiện muộn không thể khắc

×