Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chức năng xã hội hoá của gia đình và quan hệ của nó với những môi trường xã hội hoá khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.07 KB, 8 trang )

VĂN TRAO
HĨA GIA
ĐỔIĐÌNH

CHỨC NĂNG XÃ HỘI HỐ CỦA GIA ĐÌNH
VÀ QUAN HỆ CỦA NĨ VỚI NHỮNG MƠI TRƯỜNG
XÃ HỘI HỐ KHÁC

ĐINH THỊ VÂN CHI

Tóm tắt
Xã hội hố là một chức năng quan trọng của gia đình, có ý nghĩa vơ cùng to lớn, đóng vai trị thiết
yếu đối với cuộc sống của một cá nhân. Đó là mơi trường đầu tiên của q trình xã hội hố cá nhân,
mơi trường quan trọng nhất, hình thành nên nhân cách cho một con người mới sinh ra, dẫn dắt anh ta
hoà nhập vào xã hội. Nhờ có xã hội hố của gia đình mà con người sinh học trở thành con người xã hội.
Nhiều thiết chế xã hội cùng tham gia xã hội hố cá nhân, mỗi thiết chế có những đặc trưng, phương
thức và nội dung giáo dục riêng, nhưng đều bổ sung và hỗ trợ rất hữu hiệu cho giáo dục của gia đình.
Vấn đề đặt ra là làm sao để những thiết chế này phát huy được vai trò của mình, để cùng với gia đình,
tạo nên những cơng dân tốt cho xã hội.
Từ khóa: Xã hội hố, chức năng xã hội hố, gia đình
Abstract
Socialization is an important function of the family which has great significance and plays an
essential role in the life of an individual. It is the first environment of the individual socialization and
is the most important environment that characterizes a newborn, leading him into society. Thanks
to the socialization of the family, a biological human becomes a social one. Many social institutions
participate in individualized socialization, each institution has its own characteristics, modes and
content of individual education, but they complement and support the education of the family. The
matter is how these institutions promote their role, together with their families, to create good citizens
for society.
Keywords: Socialization, socialization function, family


1. Chức năng xã hội hóa của gia đình
1.1. Xã hội hố là một chức năng quan
trọng của gia đình
Con người khi sinh ra mới chỉ là một thực
thể sinh học thuộc lồi người- một nhánh
phát triển trong cây tiến hố của Darwin, mà
chưa hề có nhận thức và các kỹ năng sống; lại
Số 23 - Tháng - 3 - 2018

càng chưa có quan điểm riêng, sở thích riêng,
cá tính riêng... Nghĩa là, con người mới sinh ra
đó mới chỉ hồn toàn là một con người về mặt
sinh học. Nếu con người sinh học đó bị tách
khỏi xã hội lồi người, sống trong thế giới lồi
vật, thì sẽ trở thành một thành viên của bầy
động vật đó. Thực tế đã có những trường hợp
người- sói, khi những em bé vì lý do gì đó đã

VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

75


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

được ni dưỡng bởi bày sói. Hoặc nếu một
em bé của cộng đồng xã hội này nhưng lại
được ni dưỡng bởi một cộng đồng người

khác, thì sẽ trở thành một thành viên của cộng
đồng ni dưỡng mình. Minh chứng rõ nhất
về điều này là trường hợp những em bé được
sinh ra ở nước ngoài, sinh sống ở nước ngồi,
đã hồ nhập với xã hội đó, thậm chí khơng cịn
biết về xã hội xuất thân của mình (nếu bố mẹ
khơng có ý thức giáo dục cho em về điều đó).
Con người sinh học sẽ trở thành con người
xã hội (thành viên của xã hội mà anh ta sinh
sống) thông qua một q trình học tập, tiếp
thu văn hố cộng đồng để hồ nhập vào xã hội
đó. Đó là q trình xã hội hố cá nhân. Có thể
hiểu: Xã hội hóa cá nhân là q trình hình thành
nhân cách cá nhân, quá trình con người học tập
và lĩnh hội các quy tắc, giá trị, khuôn mẫu ứng
xử của xã hội để từ một con người sinh học trở
thành một con người xã hội. Đây là quá trình mà
con người tiếp nhận văn hoá của cộng đồng để
trở thành một thành viên của cộng đồng ấy.
Trong q trình xã hội hố cá nhân, sự giáo
dục của gia đình đóng vai trị cơ bản và quyết
định, và đây cũng là một chức năng cơ bản của
gia đình.
Gia đình là mơi trường xã hội hoá quan
trọng bậc nhất của cá nhân - đặc biệt là khi
còn nhỏ, bởi khi mới sinh ra, con người hoàn
toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp
ứng các nhu cầu của mình, vì thế mà tiếp nhận
những ảnh hưởng từ họ. Thậm chí, khoa học
hiện đại đã chứng minh rằng, ngay từ khi còn

trong bụng mẹ những tháng cuối, thai nhi đã
cảm nhận được những tác động từ người mẹ
và có những phản ứng tương tác với những
kích thích đó. Từ đó đã ra đời một chun
ngành giáo dục sớm dành cho thai nhi, gọi
là “Thai giáo”, theo đó, người mẹ mang bầu
có thể giáo dục đứa con tương lai của mình
thơng qua thính giác (cho bé nghe nhạc, nói
chuyện với bé...), thị giác (mẹ xem những hình
ảnh tươi vui để tạo cảm xúc tốt đẹp, giúp tiết
ra những hooc mơn có lợi cho trẻ) và xúc giác
(massage, động chạm tới thai nhi để kích thích
tương tác)...
Khi trẻ được sinh ra, bằng sự chăm sóc của
mình, các thành viên trong gia đình giúp hình
76

Số 23 - Tháng 3 - 2018

thành cho trẻ những ý thức, tri thức và kỹ năng
cần thiết để làm người, từ ý thức về thời gian,
thời điểm và chu kỳ thực hiện các hoạt động
sống như ăn, ngủ, vui chơi...; các chuẩn mực
(thế nào là vệ sinh, là lễ phép...) và các giá trị
xã hội (lịng tốt, tính trung thực...) cho tới các
kỹ năng sống như tự chăm sóc bản thân, tự
bảo vệ mình, làm chủ cảm xúc và hành vi của
mình... Chính tại gia đình, trẻ được dạy bảo
những điều đầu tiên, sơ đẳng để sống với tư
cách một con người.

Bằng sự xã hội hố, gia đình tạo nên “sản
phẩm” của mình, đưa nó hồ nhập vào với
xã hội. Tất nhiên là có những em bé thiếu sự
quan tâm giáo dục của người cha hoặc người
mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được nhân
cách tốt, hoặc có những em bé tuy được giáo
dục chu đáo mà vẫn xuất hiện những tính xấu.
Nhưng quy luật chung là giáo dục của gia đình
như thế nào sẽ có được những con người như
thế ấy.
Bên cạnh đó, phải nói tới một thực tế là có
những kĩ năng của con người chỉ có thể hình
thành được trong gia đình, ví như “kĩ năng
sống giữa mọi người”, “bản năng xã hội”, “kĩ
năng đồng cảm với mọi người”… Tương tự,
hứng thú nhận thức, nhu cầu nhận thức, thái
độ học tập nói chung của trẻ chịu ảnh hưởng
rất nhiều từ gia đình. Đã có những thực nghiệm
khoa học chứng minh cho điều này (2).
Hơn thế, con người bình thường khơng thể
sống ngồi gia đình (trừ một số trường hợp
đặc biệt). Họ được sinh ra trong một gia đình,
sống với gia đình suốt thời thơ ấu. Lớn lên họ
kết hơn, có một gia đình nhỏ của riêng mình...
Mối quan hệ trong gia đình là quan hệ tình
cảm, dựa trên sự yêu thương, chia sẻ, chăm
sóc lẫn nhau. Khơng có ở đâu khác, con người
được nhận nhiều tình cảm và nhiều sự chăm
sóc như ở gia đình. Đây là mơi trường lý tưởng
cho sự hình thành và hồn thiện nhân cách.

Xã hội hố trong gia đình có vai trị quyết
định đối với việc hình thành nhân cách cá
nhân cịn bởi lẽ, ngồi những yếu tố sinh học
và di tuyền, thì tri thức, kĩ năng chuyên môn,
niềm tin, hệ giá trị - chuẩn mực... chỉ có thể
hình thành thơng qua giáo dục. Đây là những


VĂN HĨA GIA ĐÌNH

tài sản mà các thế hệ trước đã thu lượm, đúc
kết, sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ
sau, được các thế hệ sau lĩnh hội, biến đổi và
chuyển hoá thành kinh nghiệm của bản thân
và tạo nên nhân cách của mình. Cũng chính
giáo dục vạch ra kế hoạch và phương pháp bù
đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố
bẩm sinh - di truyền hoặc hoàn cảnh gây nên,
nhằm xây dựng những nhân cách hồn thiện
nhất có thể. Giáo dục cịn có thể phát huy tối
đa các mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự
hình thành và phát triển nhân cách và uốn nắn
những sai lệch theo đúng hướng mong muốn
của xã hội. Hơn thế, giáo dục có thể đi trước,
đón đầu sự phát triển để “hoạch định nhân
cách trong tương lai” phù hợp với sự phát triển
của xã hội.
Mỗi cá nhân là một sản phẩm của sự xã hội
hố trong gia đình. Những điều trẻ em lĩnh
hội được ở gia đình trong những năm đầu đời

sẽ hình thành những nét nền tảng của nhân
cách. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng
gia đình là thiết chế xã hội đầu tiên quyết định
sự hình thành nhân cách trẻ em. Những nét
cơ bản nhất của nhân cách, đóng vai trị cơ
sở, nền tảng của tồn bộ nhân cách được hình
thành chủ yếu trong giai đoạn đầu đời, khi em
bé sống trong gia đình. Ngay cả những điều
mà cha mẹ không chủ ý truyền dạy cho con,
nhưng trẻ quan sát được hàng ngày thì cũng
sẽ rất tự nhiên ngấm vào trẻ và được chúng
lặp lại, học theo. Dấu ấn gia đình, vì thế, rất
đậm nét và khó xố bỏ trong nhân cách mỗi
cá nhân, vì những gì được xây dựng ban đầu
thường rất bền vững, tuy sau đó có thể được
điều chỉnh, nhưng rất khó bị xố bỏ hồn tồn.
1.2. Đặc điểm của q trình xã hội hố
trong gia đình
Là một trong những thiết chế thực hiện
chức năng xã hội hoá cá nhân, sự xã hội hố
trong gia đình có những đặc trưng khác biệt
so với các thiết chế cịn lại.
Là một q trình liên tục và lâu dài từ khi
con người được sinh ra đến tận tuổi già. Một
khi còn sống trong gia đình, thì q trình này
vẫn cịn diễn ra và tác động tới mỗi người. Tuy
nhiên, mức độ và tính chất tác động của xã hội
Số 23 - Tháng - 3 - 2018

hố trong gia đình đối với cá nhân trong mỗi

giai đoạn cuộc sống đều có những khác biệt.
Khi càng nhỏ, nhận thức càng non nớt, thì tác
động của giáo dục gia đình tới cá nhân càng
mạnh mẽ; sự tiếp nhận càng đầy đủ và thụ
động. Dần dần, khi trẻ lớn lên, nhận thức phát
triển hơn, thì tác động này giảm dần và sự tiếp
nhận mang tính chủ động hơn, có chọn lọc
hơn, thơng qua “bộ lọc” của cá nhân.
Cho tận tới khi về già, mỗi người vẫn có
thể có những thay đổi về nhận thức và tự điều
chỉnh hành vi của mình trong quá trình chung
sống với con cháu. Bởi lẽ trong nhiều trường
hợp, đây là lúc người già cảm thấy những
quan niệm, cách suy nghĩ, cách sống của mình
khơng cịn phù hợp với xã hội hiện đại- mà đại
diện là những người trẻ sống cùng mình. Họ
sẽ thay đổi ứng xử, điều chỉnh cách sống của
mình để thích ứng với các thế hệ sau; hoặc
thu mình lại nếu thấy không thể/không muốn
thay đổi.
Được tiến hành bởi nhiều chủ thể cùng lúc:
Các chủ thể xã hội hoá trong gia đình có thể là
cha mẹ, ơng bà, anh chị, họ hàng... Những nhà
giáo dục này không chỉ khác nhau về đặc điểm
nhân khẩu- xã hội (giới tính, độ tuổi, học vấn,
nghề nghiệp...), mà cịn khác nhau về quan
điểm, sở thích, cá tính, kiến thức xã hội... Rất
ít người trong số họ là nhà giáo dục và được
đào tạo. Những điều họ dạy bảo trẻ cũng rất
khác biệt, tuỳ thuộc vào những đặc điểm và

quan niệm của bản thân. Điều này dẫn đến kết
quả là trẻ em trong gia đình nhận được lượng
thông tin và kiến thức hết sức da dạng, thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, là cơ sở để hình
thành một tâm hồn phong phú với những tri
thức đủ đầy.
Được thực hiện bằng những phương pháp
đa dạng và đặc thù: Xã hội hố ở gia đình áp
dụng những phương pháp hết sức đa dạng, có
thể khoa học mà cũng có thể khơng, có thể có
lý trí mà cũng có thể chỉ dựa trên cảm tính- Tất
cả phụ thuộc vào điều: chủ thể giáo dục là ai.
Chẳng hạn, bố có thể là người nghiêm khắc,
thích ra lệnh, yêu cầu tuân thủ kỷ luật nghiêm
ngặt, thưởng phạt nghiêm minh; trong khi mẹ
thì mềm mỏng giảng giải, nhẹ nhàng thuyết
phục, tỉ tê khuyên nhủ; cịn bà thì cưng nựng,

VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

77


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

chiều chuộng có phần vơ ngun tắc... Những
phương pháp giáo dục của gia đình vừa
phong phú, vừa là tổng hồ nhiều dạng thức:

khơng chỉ u cầu mà cịn thuyết phục; khơng
chỉ thuyết giảng mà cịn bàn bạc, thảo luận;
khơng chỉ bằng mệnh lệnh mà cịn bằng tình
cảm; khơng chỉ lý thuyết mà còn bằng việc làm
cụ thể.
Tương ứng với những phương pháp đó, xã
hội hố trong gia đình không sử dụng những
bài giảng được soạn thảo bài bản với những
khái niệm trừu tượng cao siêu, mà thường
bình dị, bằng những phương tiện sẵn có, với
những cách thể hiện tự nhiên, đơn giản. Và để
không bị mâu thuẫn với những gì mình dạy dỗ
con cái, bố mẹ thường phải chú ý làm gương,
tỏ ra mẫu mực để các con noi theo.
Mang tính chủ quan cao: Vì đa chủ thể
và vì khơng được đào tạo, lại được tiến hành
bằng nhiều phương pháp đặc thù, nên xã hội
hố trong gia đình mang tính chủ quan cao,
từ nội dung đến phương pháp giáo dục, phụ
thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, quan
điểm và tính cách của những người giáo dục.
Khơng những thế, mà ngay cả cách cư xử và
sự đánh giá đối với con trẻ cũng rất chủ quan,
phụ thuộc vào tình yêu thương mà người lớn
dành cho chúng. Thái độ, ứng xử và đánh giá
của cha mẹ dành cho con cái mình là đặc biệt,
khác hẳn với những đứa trẻ khác, vì nó dựa
trên một tình cảm u thương đặc biệt, khơng
thể so sánh với ai khác, và mang tính thiên vị
khơng thể phủ nhận. Vì lẽ đó, rất nhiều trường

hợp, xã hội hố của gia đình bị giảm hiệu quả
do thiếu sự khách quan cần phải có.
Được thực hiện chủ yếu trên cơ sở tình
cảm: Vì thành viên trong gia đình là những
người ruột thịt và yêu thương nhau, nên xã
hội hố trong gia đình được thực hiện trên
nền tảng của tình yêu thương. Những gì cha
mẹ mong muốn và giáo dục con cái đạt tới,
đều là những điều tốt đẹp, hàm chứa sự mong
chờ một tương lai tốt đẹp cho con. Trong sự
giáo dục đó có ấp ủ những dự định, những
ước muốn, những kỳ vọng... mà cha mẹ muốn
dành cho con, muốn thấy con đạt được. Có
những bậc cha mẹ sẵn sàng hy sinh nhiều
quyền lợi riêng của mình, dành cho con những
78

Số 23 - Tháng 3 - 2018

điều kiện tốt nhất để con đạt được những cái
đích mong muốn.
Được thực hiện thơng qua cách thức tổ
chức đời sống gia đình, bởi lẽ gia đình khơng
thể xây dựng cho mình một cơ sở vật chất
riêng, với những thể chế riêng và những cách
thức riêng để giáo dục con cái, mà sự giáo dục
ấy được thực hiện trên cơ sở những gì sẵn có
của gia đình: trong khn viên gia đình, với
cách thức tổ chức cuộc sống và sinh hoạt của
gia đình. Khơng có những buổi học riêng để

thuyết giảng, phân tích, dạy dỗ con cái, mà tất
cả được lồng ghép trong các hoạt động sống
của gia đình: Khi làm việc nhà, bố mẹ đồng
thời hướng dẫn cho trẻ làm cơng việc nội trợ,
dạy chúng về đức tính đảm đang, chu đáo; Khi
chăm sóc con, bố mẹ đồng thời dạy trẻ về tình
cảm gia đình, cách thể hiện sự quan tâm, chia
sẻ lẫn nhau giữa các thành viên; Khi hướng dẫn
con chơi, bố mẹ rèn luyện cho con những kỹ
năng như sự khéo léo, óc phán đốn, khả năng
phản xạ..., đồng thời dạy chúng tính nhường
nhịn, sự phối hợp và tơn trọng luật chơi...
Vừa tồn diện, vừa cụ thể: Con người là
một thực thể thống nhất của cả thể chất và
tinh thần. Một con người phát triển phải có thể
chất khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt, trí tuệ
minh mẫn, tâm hồn phong phú, tư duy lành
mạnh... Tất cả những phẩm chất đó đều được
hình thành, định hình và vun đắp từ trong gia
đình. Chúng là một hệ thống phức hợp những
giá trị mà xã hội hoá của gia đình phải hướng
tới. Chúng vừa tồn diện, bao gồm đầy đủ mọi
khía cạnh của cuộc sống con người, lại vừa chi
tiết tỉ mỉ, nhằm tới từng tri thức và kỹ năng cụ
thể để hiện thực hố sự giáo dục đó.
Tn thủ ngun tắc: tơn trọng nhân cách,
cá tính và phẩm chất riêng của trẻ. Sở dĩ như
vậy là bởi sự xã hội hố của gia đình hướng tới
từng con người cụ thể, là những cá nhân riêng
biệt, không giống nhau. Mỗi con người là một

cá thể riêng, không lặp lại, kể cả anh chị em
sinh đôi cũng không bao giờ giống nhau hoàn
toàn. Vậy nên, cho dù sự giáo dục của cha mẹ
là chung đối với các con, nhưng vẫn phải lựa
theo cá tính, sở thích và khí chất của mỗi trẻ để
đạt được hiệu quả. Với đứa con ngoan ngỗn,
nghe lời, thì cha mẹ có thể chỉ giảng giải, phân


VĂN HĨA GIA ĐÌNH

tích là đủ. Nhưng với đứa con ngang tàng, ngỗ
ngược, thì phải lựa lời, phải “nịnh nọt”, khen
“tâng bốc” cậu ta thì mới hy vọng hiệu quả...
Có thể nói, xã hội hố của gia đình mang tính
cá biệt cao, bởi nó tơn trọng nhân cách, cá tính
và phẩm chất riêng của trẻ.
2. Mối quan hệ giữa xã hội hố của gia đình
và những mơi trường xã hội hố khác
2.1. Xã hội hố của gia đình và xã hội hoá
của nhà trường
Nhà trường là thiết chế xã hội hoá tiếp theo,
nơi trẻ em được sống trong một tập thể khác,
khơng phải là những người thân trong gia
đình. Đây là nơi cung cấp cho các em những
kiến thức và kỹ năng đa dạng, trong đó có cả
những điều mà các thành viên lớn tuổi trong
trong gia đình khơng truyền dạy cho trẻ. Môi
trường xã hội đa dạng trong nhà trường tạo cơ
hội cho trẻ tiếp xúc với các kiểu người đa dạng,

hình thành nên cho các em nhận thức về vị trí
và vai trị xã hội của mình. Trường học đồng
thời là bộ máy hành chính đầu tiên mà trẻ em
được tiếp xúc, với những nội quy, quy định, kế
hoạch, thời khóa biểu... nghiêm ngặt mà các
em phải tuân thủ.
Cùng là xã hội hoá, cùng nhằm tới một đối
tượng là con trẻ, cùng chung mục tiêu tạo nên
những công dân tốt cho xã hội, nhưng xã hội
hoá trong gia đình và xã hội hố trong nhà
trường có rất nhiều điểm khác biệt.
- Nếu như xã hội hoá trong gia đình là sự
giáo dục ban đầu, tạo nền móng hình thành
nhân cách cho trẻ, hướng tới lợi ích của bản
thân trẻ và gia đình, dịng tộc, thì xã hội hố
của nhà trường ở tầm cao hơn, vĩ mô hơn,
nhằm định hình nhân cách đó, hướng nó tới
mục tiêu chung và phục vụ lợi ích chung của
tồn xã hội.
- Xã hội hố trong gia đình là sự giáo dục
tổng qt, cả về thể lực, trí lực, và đạo đức,
thẩm mỹ..., rất đa dạng và nhiều chiều, bao
quát mọi khía cạnh của nhân cách. Nó khác
với xã hội hố của nhà trường chủ yếu nhằm
tới việc trang bị kiến thức nhiều mặt, từ hiểu
biết về thế giới tự nhiên đến những kiến thức
lịch sử, xã hội. Trong khi gia đình thiên về giáo
dục nhân cách, thì nhà trường thiên về cung
Số 23 - Tháng - 3 - 2018


cấp kiến thức, còn sự giáo dục nhân cách chưa
thực sự được coi trọng và đang được tiến hành
một cách chưa hiệu quả. Xã hội hố trong gia
đình và xã hội hố ở nhà trường bổ khuyết cho
nhau, mang tới cho cá nhân hai mảng đời sống
tinh thần chính của thế giới “cái tơi”, mà thiếu
bất cứ một mảng nào cũng sẽ dẫn tới sự khiếm
khuyết, què quặt và sự phát triển lệch lạc của
con người.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam hiện nay cho
thấy hai dạng xã hội hoá này đang tách rời
nhau, thiếu sự liên kết và hỗ trợ cần thiết- điều
mà đáng ra chúng phải được thực hiện và thực
hiện thật tốt.
- Xã hội hố trong gia đình và xã hội hố ở
nhà trường cịn có sự khác biệt về chủ thể xã
hội hố. Ở nhà trường, chủ thể này là các thày
cơ giáo, những nhà giáo dục chuyên nghiệp,
được đào tạo bài bản, được chuẩn bị chu đáo
trước khi lên lớp. Dù q trình giảng dạy có
khác nhau, nhưng định hướng và những nội
dung cụ thể thì ln thống nhất, cung cấp cho
học sinh những kiến thức chuẩn mực đã được
phê duyệt. Kết quả là, học sinh chỉ khác nhau
về mức độ tiếp nhận, cịn những gì họ thu
nhận được ở nhà trường thì hồn tồn giống
nhau, như những sản phẩm cơng nghiệp được
sản xuất hàng loạt.
Cịn trong gia đình, các nhà giáo dục là
những người thân ở thế hệ trước, hầu như

khơng có ai được đào tạo về kĩ năng giáo dục
trẻ, mà họ dạy dỗ các em theo hiểu biết và quan
điểm cá nhân của mình. Vì thế, “sản phẩm” của
mỗi gia đình hết sức khác nhau, khơng bao giờ
lặp lại, tạo nên tính đa dạng cho xã hội.
Nếu kết hợp được hai khía cạnh này của xã
hội hố của gia đình và nhà trường thì sẽ có
những sản phẩm lý tưởng: vừa quy chuẩn theo
yêu cầu và định hướng của xã hội, lại vừa là
duy nhất, đầy cá tính, khơng lặp lại. Tiếc rằng
hiện nay hai khía cạnh này vẫn tách biệt, chưa
có sự đan xen, phối hợp.
- Phương pháp xã hội hố tại gia đình và
nhà trường cũng khác nhau. Ở trường, cho dù
những phương pháp giảng dạy cụ thể mà các
thày cơ áp dụng có khác nhau, thì chúng đều
là những phương pháp khoa học, được thẩm

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

79


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

định, có cơ sở lý luận để vận dụng. Trong khi đó,
xã hội hố ở gia đình áp dụng những phương
pháp hết sức đa dạng và đặc thù như đã nêu.

Những phương pháp đó, tuy rằng khơng phải
lúc nào cũng có cơ sở khoa học, nhưng lại đa
dạng và phù hợp với nhiều chủ thể xã hội
hoá, và được sử dụng linh hoạt. Chúng cũng
thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các
phương pháp giảng dạy tại nhà trường. Nếu
các phương pháp xã hội hoá ở gia đình và ở
nhà trường kết hợp được với nhau một cách
hợp lý, thì sẽ phát huy được điểm mạnh của
mỗi loại, bổ khuyết những hạn chế cho nhau.
Chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao
hơn nhiều.
2.2. Xã hội hố của gia đình và xã hội hố
của các thiết chế xã hội
Bên cạnh nhà trường, các thiết chế xã hội
cũng góp phần khơng nhỏ vào việc xã hội
hố cá nhân. Đó là các thiết chế văn hố (nhà
hát, rạp chiếu phim, hiệu sách...), các thiết chế
kinh tế (doanh nghiệp, cơng ty, xí nghiệp...),
các thiết chế giáo dục (các cơ sở đào tạo, dạy
nghề...), các thiết chế tơn giáo (đình, đền,
chùa, miếu...) và các loại thiết chế khác. Vai trò
xã hội hoá của các thiết chế này đối với con
người ngày càng gia tăng, bởi phần lớn thời
gian ngoài gia đình, các cá nhân tham gia hoặc
chịu ảnh hưởng từ các thiết chế đó. Mà từ khi
đến tuổi đi học thì thời gian con người sinh
hoạt ở ngồi nhiều hơn ở gia đình.
Giáo dục xã hội thơng qua các thiết chế
nêu trên có những điểm khác biệt về cơ bản so

với giáo dục trong gia đình.
- Nếu như trong gia đình việc quản lý trẻ
em khơng chỉ bó gọn trong thời gian, khơng
gian, cơng việc trong gia đình mà cịn mở rộng
ra tới những nhóm bạn, các mối quan tâm
cũng như những điều cuốn hút trẻ ngồi xã
hội, thì sự quản lý của các thiết chế xã hội đối
với thành viên hoặc khách hàng của mình chỉ
giới hạn trong khoảng thời gian mà cá nhân
làm việc hoặc hoạt động tại thiết chế đó và
chỉ bó hẹp trong khơng gian của thiết chế.
Các cơ quan, doanh nghiệp chỉ quản lý nhân
viên trong giờ làm việc; các địa điểm giải trí,
nơi sinh hoạt tơn giáo... chỉ có trách nhiệm với
80

Số 23 - Tháng 3 - 2018

khách trong khoảng thời gian họ lưu lại nơi đó
và chỉ trong khn viên của thiết chế. Nghĩa
là, sự quản lý của gia đình đối với cá nhân bao
quát hơn, toàn diện hơn và trách nhiệm hơn so
với sự quản lý ngoài xã hội.
- Tại các thiết chế xã hội ngoài nhà trường,
tác động mạnh mẽ và quan trọng nhất đến q
trình xã hội hố cá nhân là tập thể lao động mà
cá nhân là thành viên. Sự xã hội hoá của thiết
chế xã hội này (như đã phân tích) mang tính
pháp lý cao, dựa trên những quy định chặt chẽ,
nên nghiêm ngặt, khô cứng và lạnh lùng, đối

lập với sự linh hoạt, mềm dẻo và tình cảm của
xã hội hố trong gia đình. Tuy vậy, tập thể lao
động cũng cũng giống với gia đình ở chỗ nó là
một tiểu văn hố riêng biệt, mà cá nhân phải
chấp nhận và học hỏi để hoà nhập. Sự xã hội
hoá của tập thể lao động đối với thành viên của
mình mạnh mẽ tới mức khơng chỉ hình thành
nên cho họ những kỹ năng nghề nghiệp (nhiều
khi được thực hành suốt đời) mà thậm chí cịn
tạo nên cả những “bệnh nghề nghiệp”: giáo
viên mắc “bệnh” nói nhiều, giảng giải lỹ lưỡng;
bác sĩ mắc “bệnh” cẩn trọng quá mức, nhìn đâu
cũng thấy nguy cơ mắc bệnh; doanh nhân mắc
“bệnh” nhìn vật gì cũng nghĩ tới khả năng biến
nó thành hàng hố mang lại lợi nhuận...
Có thể nói, các thiết chế xã hội đều bằng
cách này hay cách khác tham gia hoặc có tác
động tới q trình xã hội hố cá nhân. Mỗi
thiết chế đều có những đặc điểm và những thế
mạnh riêng, những nội dung và phương pháp
xã hội hoá riêng, không thể thay thế nhau, mà
bổ sung và hỗ trợ cho nhau thực hiện chức
năng xã hội hoá cá nhân. Sự xã hội hoá của các
thiết chế xã hội chủ yếu dựa trên các nội qui,
qui chế và quy định... khô cứng và chặt chẽ,
khác hẳn sự mềm dẻo và linh hoạt của xã hội
hố trong gia đình.
2.3. Xã hội hố của gia đình và các nhóm
xã hội
Khi một em bé đến trường mầm non, là bắt

đầu được tiếp xúc với những người khác ngồi
gia đình. Những bạn cùng lứa ở trường thực sự
là một thế giới mới, có ảnh hưởng lớn đối với
em, bởi đây là lần đầu tiên em được biết đến
những cách suy nghĩ, ứng xử, hành động khác


VĂN HĨA GIA ĐÌNH

với những gì đã quen thuộc ở gia đình. Lần đầu
tiên có những khác biệt để em bé so sánh và
lựa chọn, nên em thấy lạ lẫm, tị mị khám phá
và thích thú làm theo những cách thức mới lạ
như các bạn. Những nhân tố mới bắt đầu xuất
hiện trong thế giới “cái tôi” của em.
Trong cuộc đời, mỗi người chúng ta tham
gia vào rất nhiều nhóm xã hội khác nhau: nhóm
bạn bè, nhóm sở thích, nhóm nghề nghiệp…,
trong đó nhóm bạn đóng vai trị quan trọng
nhất. Nhóm bạn là mơi trường xã hội hố khác
hẳn gia đình.
- Trong nhóm bạn, trẻ hoạt động mà khơng
(hoặc ít) có sự giám sát trực tiếp của người lớn.
Với vị thế bình đẳng như nhau trong nhóm
bạn, trẻ tự tin hơn, độc lập hơn, nên có thể chủ
động và tự do thể hiện suy nghĩ, cá tính của
mình. Những phẩm chất mới được hình thành
và được tạo điều kiện để phát triển. Sự tự do
của nhóm bạn cho phép trẻ thực hiện nhiều
hành vi mà ở gia đình và ở trường khơng được

phép làm. Điều này một mặt khuyến khích tính
sáng tạo của trẻ, nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn
nguy cơ thiếu định hướng, dẫn tới những hành
vi lệch chuẩn. Những khác biệt trong suy nghĩ,
hành động của trẻ bắt đầu làm phát sinh mâu
thuẫn giữa em với gia đình và giữa gia đình với
nhóm bạn của em.
- Sự xã hội hố trong lịng nhóm bạn được
diễn ra chủ yếu thông qua những ảnh hưởng
lẫn nhau một cách không chủ định. Khơng ai
nghĩ rằng mình sẽ giáo dục những người bạn
của mình, nhưng một cách hết sức tự nhiên mà
thái độ, ứng xử, hành vi của anh ta được các
bạn chấp nhận, chia sẻ và học theo. Còn bản
thân anh ta cũng tự mình học hỏi, làm theo
các bạn. Trong những điều mà các thành viên
trong nhóm bạn ảnh hưởng lẫn nhau như thế,
có rất nhiều điều họ khơng được biết; không
thể thực hiện ở nhà, ở trường hoặc ở tập thể
lao động của mình. Đây là một kênh bổ sung
thông tin và rèn luyện kỹ năng rất hữu hiệu đối
với những khiếm khuyết trong xã hội hố của
gia đình và nhà trường. Ví dụ như những hiểu
biết về tính dục, về quan hệ khác giới và tình
yêu...; những kỹ năng tham gia các trò chơi, kỹ
năng xử lý các tình huống thực tế...
Số 23 - Tháng - 3 - 2018

Tuy nhiên, nhóm bạn cũng đồng thời là mơi
trường để cá nhân, nhất là các em nhỏ, tiếp

xúc với những thông tin không lành mạnh,
thực hành những hành vi không được phép,
nên rất có thể có những tác động xấu tới nhân
cách. Có thể nói, nhóm bạn bè cùng lứa tuổi
có tác động mạnh mẽ đến cá nhân tới mức,
có những lúc có thể lấn át ảnh hưởng của gia
đình và nhà trường. Câu ngạn ngữ của người
Anh: “Hãy cho tơi biết bạn anh là ai, tơi sẽ nói
cho biết anh là ai’” chính là hàm ý về tác động
này của nhóm bạn.
2.4. Xã hội hố của gia đình và truyền
thông đại chúng
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, truyền
thông đại chúng đã trở thành không thể thiếu.
Với đủ loại thông tin trên mọi lĩnh vực, các
phương tiện truyền thông đại chúng đã thực
sự trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc
cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức, tuyên
truyền các giá trị văn hoá, phổ cập hệ chuẩn
mực xã hội... Cũng vì thế mà truyền thơng đại
chúng có tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ
cũng như hành vi của người dân. Nó có thể tạo
nên và lan toả những hiệu ứng tốt đẹp một
cách rộng rãi và nhanh chóng tới khó lường,
như huy động hàng tỷ đồng quyên góp từ
thiện trong một thời gian ngắn. Nhưng nó
đồng thời cũng có thể gây ra những hệ quả
khó lường, ví dụ, khiến cả cộng đồng tẩy chay
một loại sản phẩm bị cơng bố là khơng bảo
đảm an tồn và có thể gây bệnh.

Có thể nói, các thành viên của xã hội đều
chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau từ những
gì mà các phương tiện truyền thơng mang
đến. Nhất là hiện nay con người tiếp xúc với
các phương tiện này ngay từ khi chưa biết nói,
thì ảnh hưởng của chúng càng mạnh mẽ hơn.
Đây là một kênh quan trọng phổ biến văn hóa,
giúp cho con người có thể hiểu được những
mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác. Truyền
thơng cũng làm cho các thành viên trong một
xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những
mối quan tâm chung, những giá trị chung, đặc
biệt là khi có những sự kiện nổi bật như các
giải thể thao lớn, các thảm hoạ…
Bên cạnh mặt tích cực đó, truyền thơng đại
chúng, với tính chất đa dạng của mình, cịn

VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

81


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

phổ biến những thơng tin lạ lẫm, những giá trị
khác lạ, khơng phù hợp với văn hố Việt Nam.
Ví dụ, những quảng cáo phơ trương, kệch
cỡm và vụ lợi đã vơ tình hình thành những

giá trị ảo như “sành điệu”, “style” (mốt); cổ suý
cho lối sống chuộng vật chất, tiêu dùng- vứt
bỏ; ve vuốt tính ngạo mạn, coi mình là “hàng
đầu”, “duy nhất”, Number One”, “mọi người phải
ngước nhìn”... Với giới trẻ, những người chưa
đủ bản lĩnh và chưa đủ tri thức để nhận diện
chân giá trị của sự vật, thì những mặt trái trên
đây càng tác động mạnh mẽ hơn, vì sự mới lạ,
khác thường của chúng.
Chưa kể, tác động tiêu cực của truyền
thơng đại chúng cịn ở chỗ nó làm cho những
người “nghiện” (ví dụ nghiện TV) dành quá
nhiều thời gian cho nó, và trở nên thụ động,
suốt ngày chỉ ngồi trước màn hình.

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu Hội
thảo “Tổng kết nghiên cứu giáo dục phổ thông của
Việt Nam và một số nước trên thế giới xây dựng
chương trình giáo dục phổ thông các nước trên thế
giới và Việt Nam - Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 của
Việt Nam”, HN.
2. Đào Thị Oanh (2017), Vai trị của gia đình
trong giáo dục trẻ, Viện Nghiên cứu Sư phạmTrường Đại học Sư phạm Hà Nội; ngày 16/8/2017;
/>article/237.aspx
3. G. P. Di Nicola, A. Danese (2006), Le ragioni
del matrimonio. Aspetti di sociologia della famiglia
- Những lý lẽ của hơn nhân. Những khía cạnh xã
hội của gia đình, Effatà Editrice, Torino.


Nếu so sánh với xã hội hố trong gia đình,
thì tác động của truyền thơng tới cơng chúng
có những khác biệt to lớn và cơ bản: Sự xã hội
hố của truyền thơng là một chiều, hầu như
khơng có tương tác, khơng tiếp nhận phản
ứng và khơng nhận biết được thái độ của
người xem. Vì sự xã hội hố khơ cứng và máy
móc đó mà truyền thơng đại chúng được nhà
xã hội học Macionis gọi là một phương tiện lập
trình thái độ và niềm tin của chúng ta (6, tr.171).
Xét từ góc độ này, xã hội hố của truyền thông
đại chúng không thể sánh được với xã hội hố
của gia đình.

4. Lê Thị Hồng Hải (2015), Chức năng xã hội
hố của gia đình Việt Nam từ Đổi mới (1986) đến
nay, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1,
tr. 33-41.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh phong phú và
đa dạng của tri thức thì khơng gia đình nào có
thể sánh được với truyền thơng.

8. Lê Sơn (2004), Nhân cách và sự hình thành
nhân cách, Chuyên đề khoa học, TP.HCM.

*
*

*


Như vậy, trong mối quan hệ và tương tác
đa chiều với các mơi trường xã hội hố khác,
xã hội hố gia đình là một cơng cụ quan trọng
và hiệu quả trong xã hội hoá cá nhân, đặc biệt
là ở giai đoạn đầu đời. Nếu có thể kết hợp và
hỗ trợ, bổ khuyết lẫn nhau, thì các tác nhân xã
hội hố này sẽ tạo nên một sức mạnh tổng lực,
hoàn hảo, hứa hẹn mang lại hiệu quả tốt đẹp.
Đ.T.V.C
(PGS,TS. Nguyên Phó Hiệu trưởng
Trường ĐHVH HN
82

Tài liệu tham khảo

Số 23 - Tháng 3 - 2018

5.
6. Macionis John, J. (1987), Xã hội học, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) (2014), Gia
đình Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Schaefer Richard T. (2007), Xã hội học, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
10. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi
gia đình ở Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Viện Gia đình và Giới (2010), Một số vấn đề
cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011- 2020,
Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài cấp bộ.
Ngày nhận bài: 8 - 1 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 11 - 3 - 2018
Ngày chấp nhận đăng: 23 - 3 - 2018



×