Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 108 trang )

.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG THẾ QUÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐỐI VỚI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI HUYỆN ĐỊNH HĨA, TỈNH THÁI NGUN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG THẾ QUÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐỐI VỚI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI HUYỆN ĐỊNH HĨA, TỈNH THÁI NGUN


Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN- 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Đánh giá tác động của chính sách bảo
vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Ngun” tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên
của những cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả
các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn và các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
thuộc Đại học Thái Ngun đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương
trình học tập và nghiên cứu.
Có được kết quả này tơi vơ cùng biết ơn và bày tỏ lịng kính trọng sâu sắc
đối với Tiến sỹ Kiều Thị Thu Hương người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ủy Ban Dân Tộc và các Thầy Cô trong nhóm

nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển
rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số” đã hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu và sử
dụng 1 số dữ liệu của đề tài.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo, cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Định
Hóa nơi tơi cơng tác đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học và nghiên cứu
hồn thiện bài luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Định Hóa, ngày tháng

năm 2019

Học viên

Phùng Thế Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Định Hóa, ngày


tháng

năm 2019

Học viên

Phùng Thế Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................................ 3
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 5

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm rừng ...................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng ................................................................................5
1.1.3. Vai trò của rừng ..................................................................................................7
1.1.4. Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
triển rừng .......................................................................................................................8
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài .............................................. 12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .....................................................................23
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan .............................................................. 31
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................................. 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................42
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .....................................51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 52
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 52
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................52
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................53
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................53
2.3.4. Phương pháp phân tích thơng tin ......................................................................53
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 54
2.4.1. Các chỉ tiêu về quản lý, bảo vệ rừng .................................................................54

2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tác động của chính sách .................54
2.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp .........................................................................................55
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 56
3.1 Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Định Hóa và hệ thống chính
sách quản lý, bảo vệ rừng đang thực thi tại huyện Định Hóa ........................................... 56
3.2. Đánh giá tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Định
Hóa. ............................................................................................................................................. 63
3.2.1. Chính sách giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Định Hóa ..........................65
3.2.2. Chính sách phát triển rừng ................................................................................67
3.2.3. Chính sách hưởng lợi từ rừng ...........................................................................69
3.2.4. Chính sách khai thác, lưu thơng và chế biến lâm sản .......................................70
3.2.5. Chính sách về văn hóa - phong tục tập quán ....................................................72
3.3. Đánh giá những kết quả đạt được ...................................................................................... 74
3.3.1. Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng lên khía cạnh kinh tế ............74
3.3.2. Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào
dân tộc thiểu số trên khía cạnh xã hội .........................................................................76
3.3.3 Đánh giá hiệu quả của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân
tộc thiểu số trên khía cạnh mơi trường .......................................................................78
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn huyện Định Hóa ............................................................................................................ 79
3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên ................................................................ 79
3.4.2. Ảnh hưởng của nhân tố con người ....................................................................79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




v

3.4.3. Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội............................................................80

3.5. Đánh giá chung về tác động và thực thi chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở
huyện Định Hóa ......................................................................................................................... 80
3.6.Các giải pháp tăng cường thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Định Hóa ................................................................. 86
3.6.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................................86
3.6.2. Giải pháp về khoa học, công nghệ ....................................................................87
3.6.3. Giải pháp chính sách .........................................................................................87
3.6.4. Giải pháp về vốn ..............................................................................................88
3.6.5. Giải pháp về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ...........................................89
3.6.6. Giải pháp phát triển thị trường ..........................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 91
1. Kết luận................................................................................................................................... 91
2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương................................................................. 92
2.2. Đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số ................................................................................ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích huyện Định Hóa phân theo đơn vị hành chính và loại đất .........40
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo ba loại rừng huyện Định Hóa .....41
Bảng 2.3. Dân số huyện Định Hóa phân theo giới tính,
thành thị, nơng thơn giai đoạn 2016-2018 ..................................................................42
Bảng 2.4. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016 - 2018 ....44
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa

giai đoạn năm 2016-2018 (theo giá cố định) ..............................................................44
Bảng 3.1: Độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính huyện Định Hóa ........................58
Bảng 3.2: tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp
Tỉnh: Thái Nguyên - Huyện Định Hóa .......................................................................66
Bảng 3.3. Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng
trên lĩnh vực kinh tế ....................................................................................................75
Bảng 3.4. Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng
đối với xã hội dân tộc thiểu số ....................................................................................76
Bảng 3.5. Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng
trên lĩnh vực mơi trường .............................................................................................78
Bảng 3.6. Phân tích SWOT .........................................................................................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa ...........................................................35
Hình 3.1. Các giai đoạn phát triển trong đường lối, chủ trương
và chính sách về BV&PTR đối với đồng bào dân tộc thiểu số ..................................64
Hình 3.2. Khung phân tích chính sách BV&PTR đối với
đồng bào dân tộc thiểu số............................................................................................64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN





viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn thạc sỹ với đề tài “Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và
phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng cơng tác bảo vệ và
phát triển rừng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun, tìm ra những thuận lợi,
khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung nghiên cứu thực trạng bảo vệ phát triển rừng tại huyện Định hóa
và hệ thống hóa các chính sách bảo vệ phát triển rừng có tác động lên đời sống
đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng nghiên cứu. Phân tích các tác động của chính
sách bảo vệ và phát triển rừng đối với quá trình sản xuất và đời sống của người dân
tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong thực
thi chính sách bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện Định Hóa.
Với phương pháp nghiên cứu lựa chọn các xã có tỷ lệ che phủ rừng cao;
cộng đồng thôn bản, người dân có tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở địa
phương, nhận và được khốn rừng; có liên hệ chặt chẽ với công tác bảo vệ và
phát triển rừng. Sử dụng phương pháp tham vấn tại hiện trường với sự tham gia
của các bên có liên quan như cán bộ thôn bản, các cán bộ và chuyên gia lâm
nghiệp, các ban quản lý bảo vệ- phát triển rừng… nhằm thảo luận và thu thập
thông tin liên quan phục vụ thẩm định các vấn đề chủ chốt của những người
sống phụ thuộc vào rừng. Kết quả tham vấn cũng được sử dụng vào phân tích
và đánh giá tính phù hợp, mặt tích cực và tiêu cực của các chính sách bảo vệ và
phát triển rừng, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị bổ sung và hồn thiện chính
sách. Sau đó xử lý số liệu để đưa ra những kết luận cụ thể.
Huyện Định Hóa có diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp là
32.024,93 ha, trong đó quy hoạch rừng đặc dụng: 7.539,98 ha, chiếm 23,54 %,
Rừng phòng hộ: 8.947,80 ha, chiếm 27,94 %, còn lại là rừng sản xuất: 15.537,15

ha, chiếm 48,52 %.
Chính sách bảo vệ và phát triển rừng có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, đời
sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Định Hóa. Rừng Định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix

Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích
lịch sử cách mạng ATK – Định Hóa. Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng đã và đang
nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước theo các chương trình dự án nhờ vậy
những hoạt động quản lý, bảo vệ rừng đã và đang thực hiện có hiệu quả, góp
phần nhất định trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương.
Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định
Hóa. Ranh giới dễ xác định, địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu thuận lợi cho
nhiều lồi động, thực vật phát triển, có đường quốc lộ 3C chạy qua là những
điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng. Dân cư sinh sống quanh khu rừng
phần lớn có điều kiện sống cịn khó khăn, cuộc sống phụ thuộc vào canh tác
nương rẫy và tài nguyên rừng, nạn săn bắn thú rừng, đặc biệt tình hình xâm lấn
đất rừng cũng gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo vệ phát triển rừng.
Luận văn đã xác định được các công việc cần phải ưu tiên và giải pháp giảm
thiểu tác động tới hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng ở huyện Định Hóa, trong
đó việc tìm ra giải pháp ngăn chặn nạn khai thác rừng trái phép và săn bắn động vật
hoang dã được coi là 2 nhiệm vụ rất cấp thiết cần phải thực hiện. Một số giải pháp
mang tính chất định hướng đối với khu bảo vệ rừng được đề tài đưa ra là: Đẩy mạnh
công tác tuyển dụng, đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ của khu rừng; đẩy mạnh
phát triển kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình cải thiện sinh kế để giảm áp

lực vào tài nguyên rừng; phát triển du lịch sinh thái dựa vào các tiềm năng cảnh quan,
văn hóa có sẵn của khu; tăng cường quảng bá giá trị di tích lịch sử ATK để thu hút sự
quan tâm và đầu tư từ phía chính phủ và các tổ chức xã hội trong và ngồi nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những vấn đề được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Giai đoạn vừa qua, nhờ những thành công trong
việc xử lý các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần tạo ra
mơi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói
riêng và khu vực nói chung. Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, giải
quyết tốt vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trở thành chiến lược cơ bản, vừa
cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Để phát
triển tồn diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng, v.v. địi
hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá và giải pháp cho các vấn đề dân tộc một cách
toàn diện và phải đặt trong tương quan với các vấn đề dân tộc trong khu vực.
Hiện nay, nhiều vấn đề dân tộc mới trong khu vực đã và đang đặt ra như xung
đột, ly khai, chia rẽ và mất ổn định dân tộc, v.v, địi hỏi phải có những nghiên
cứu để chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc cho việc hoạch định chiến
lược dân tộc, chính sách dân tộc, trong đó có chính sách bảo vệ và phát triển
rừng của Việt Nam một cách khoa học, đúng với thực tiễn của Việt Nam và phù
hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực.
Công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm

và chú trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở
hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm thực thi
nhiệm vụ. Các chính sách của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng được thể hiện
trong các luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định và qua các chương trình,
dự án… được ban hành, thực hiện trong những thời kỳ nhất định. Trong đó, Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Đất đai năm 2013 hiện là những
căn cứ pháp lý cơ bản và quan trọng để Nhà nước và các địa phương ban hành,
thực thi các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiêu biểu như chính sách
giao đất, giao rừng; chính sách đồng quản lý rừng; chính sách hỗ trợ đầu tư trồng
rừng và khuyến lâm; chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng,…Đồng thời
rất nhiều chương trình, dự án triển khai ở các địa phương như chương trình 327
về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án 661 về trồng mới 5 triệu ha rừng…
Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế xã
hội nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi nói riêng đang
được chính phủ các nước quan tâm. Trong giai đoạn vừa qua, nhờ những thành
cơng trong đổi mới chính sách quản lý bảo vệ rừng, rừng ở nước ta dần dần được
phục hồi, độ che phủ tăng lên, môi trường sống được cải thiện, góp phần vào
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống người dân
sống trong và gần rừng trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh
đó chính sách bảo vệ phát triển rừng cịn những bất cập, những tác động ảnh
hưởng tiêu cực đến quản lý bảo vệ rừng nói chung và đến đời sống của đồng bào

dân tộc thiểu số nói riêng. Thực tế này địi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể,
mang tính hệ thống về tác động của chính sách quản lý bảo vệ rừng đến công tác
quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Xuất phát những vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của
chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách bảo
vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Nghiên cứu và làm rõ tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng
đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong thực thi chính sách bảo vệ và phát
triển rừng tại huyện Định Hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy thực thi chính sách và phát triển rừng
gắn với lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững tại
huyện Định Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về tác động của
chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong vị trí địa
lý và ranh giới huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Số liệu điều tra được thực
hiện ở 03 xã Tân Thịnh, Lam Vỹ, Linh Thông là các xã có độ che phủ rừng trên
70% và có đủ các loại rừng của huyện Định Hóa có diên tích rừng lớn và dân số
chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2018. Việc điều tra, khảo sát thực tế được thực hiện năm 2019.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thực tiễn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và
tổng quan các nghiên cứu về rừng, về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với
đồng bào dân tộc thiểu số. Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực
trạng tác động của chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các
chính sách của nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối
với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Việc đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
đối với đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chỉ ra được những tác động tích cực và
những hạn chế, yếu kém cịn tồn tại trong các chính sách quản lý , bảo vệ rừng
đối với đồng bào dân tộc thiểu số và nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách quản lý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

bảo vệ rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Định Hóa một cách bền
vững, hiệu quả.
- Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý của huyện Định Hóa
nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung và các địa phương khác có điều kiện

tương tự xây dựng chính sách và định hướng trong quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số cho địa phương trong thời gian tới.
- Các kết luận của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng
dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối
tượng khác có quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm rừng
Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về
rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch
sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hồn thiện
thành những học thuyết về rừng.
Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ,
có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất
và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý”.
Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của cảnh
quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động
vật và cả vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan
hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”.
Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của

tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”.
Việt Nam, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc Hội nước ta đã ra luật số
29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, trong đó nêu rõ: “Rừng là một hệ
sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất
rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật
đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng”.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng
1.1.2.1. Đặc điểm của rừng
Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường cùng
với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để
đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hồn cảnh khác. Do vậy, rừng
có những đặc điểm cụ thể như sau: (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2004).
Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa
các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất
giữa chúng với hồn cảnh trong tổng hợp đó.
Thứ hai, rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hịa
và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi
về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự
tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần

rừng.
Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục
hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định.
Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất,
ln ln tồn tại q trình tuần hồn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng
thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ
các hệ sinh thái khác.
Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ
phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng
miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái
rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền.
1.1.2.2. Phân loại rừng
Theo thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nơng thơn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng,
hiện nay rừng được phân thành ba loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng
sản xuất. Cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




7

- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, góp phần
bảo vệ mơi trường. Rừng phịng hộ bao gồm: rừng phịng hộ đầu nguồn; rừng
phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phịng
hộ bảo vệ mơi trường.
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn

hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,
kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng gồm: vườn quốc
gia; khu bảo tồn thiên nhiên như khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh
cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường. Rừng sản xuất
bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng giống. Rừng tự nhiên bao gồm
rừng tự nhiên sẵn có và rừng phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên từ
đất khơng có rừng. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình
tuyển, cơng nhận.
1.1.3. Vai trị của rừng
Rừng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc sống của con
người trên trái đất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004), cụ thể
như sau:
Thứ nhất, rừng là nơi tạo ra số lượng sinh khối lớn nhất. Hiện nay, tất cả
thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khơ tuyệt đối là
64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ứng với 70%). Trong đó, trung bình một
hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng
thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp cung cấp phần lớn oxy cho
hoạt động sống của con người. Thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8


các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của
con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm. Trong đó trung
bình mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 để thở, tương ứng với lượng oxy do
1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Do đó, rừng giúp ích cho sự
sống của con người và động vật.
Thứ ba, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất,
giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hịa khí
hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen
q hiếm.
Thứ tư, rừng cịn có tác dụng điều hịa khơng khí. Điều này có được là do
nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 - 5°C.
Thứ năm, rừng còn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Các thống kê cho
thấy, tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà cửa bị ảnh hưởng do bão và các thiệt
hại do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi khơng có rừng. Đồng thời,
lượng đất xói mịn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mịn của
vùng đất khơng có rừng.
Thứ sáu, rừng cịn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các
loài động thực vật quý hiếm như các loài hổ, báo, khỉ …
1.1.4. Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
đến phát triển rừng
Rừng có vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên,
hiện nay, do khai thác trái phép quá mức đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến cảnh
quan, khơng khí khiến thời tiết nóng hơn, khắc nghiệt hơn…gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển của rừng nói riêng và cuộc sống con người nói
chung. Chính vì vậy, thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là việc làm vô
cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.1.4.1. Khái niệm quản lý rừng và quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng được hiểu là các cơ quan quản lý rừng ban hành các chính
sách, quy định, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ rừng và các tài nguyên rừng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

đảm bảo cho các chủ rừng thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ từ
rừng mà khơng làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó
và khơng làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng.
Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của cơng tác lâm nghiệp đối với
sự phát triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, mơi trường và xã hội,
có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. Như vậy, “quản lý rừng bền
vững còn là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể
xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời
không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như
không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội”.(Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006).
1.1.4.2. Khái niệm bảo vệ rừng
Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện bảo
vệ rừng. “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ
sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các
yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng
sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái” (Nguyễn
Huy Dũng, 2002).
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng bao
gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, phải thực hiện tốt cơng tác tổ chức phịng ngừa và ngăn chặn kịp
thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất
lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật
rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy

định của pháp luật.
Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ
sâu bệnh hại cho cây rừng.
Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

1.1.4.3. Khái niệm phát triển rừng
Theo Luật số 29/2004/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 03 tháng 12 năm
2004 quy định: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai
thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá
trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá
trị khác của rừng”
Việc phát triển rừng bền vững đã được các nhà khoa học, các nhà chính
sách các nước trên thế giới quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX. Đây
là tiêu chí quan trọng trong “chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại nhận thức
và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cùng sự xuống cấp môi trường thế giới. Quan điểm chung của các nhà
khoa học về sự phát triển bền vững là phải đảm bảo sao cho việc đáp ứng nhu
cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các
thế hệ mai sau.
1.1.4.4. Khái niệm chính sách
Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Nhà nước cũng cần xây dựng các
chính sách quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng

là tập hợp các chủ trương và hành động về quản lý, bảo vệ rừng của chính phủ
nhằm tạo cho rừng phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố
đầu vào (đất đai, lao động, vốn), từ đó tác động tới sản xuất đầu vào và đầu ra,
tác động đến việc thay đổi tổ chức và chuyển giao công nghệ cho ngành rừng tại
Việt Nam (Nguyễn Huy Dũng, 2002).
Trên thế giới và ở nước ta có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về
chính sách. Theo Vũ Cao Đàm, “Chính sách là tập hợp các biện pháp được thể
chế hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy
đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra”. Như vậy, có
thể nói, chính sách là tập hợp các biện pháp can thiệp được thể chế hóa mà Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

nước đưa ra nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình. (Nguyễn Trung Thắng
và cs, 2013).
Đánh giá tác động chính sách là dự báo những tác động có thể xảy ra của
một dự thảo chính sách hoặc đo lường, phân tích các tác động về kinh tế, xã hội,
mơi trường đã xảy ra sau khi thực hiện một chính sách đã ban hành. (Nguyễn
Trung Thắng và cs, 2013).
1.1.4.5. Đặc điểm, vai trị và các tiêu chí đánh giá chính sách bảo vệ và phát triển
rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun.
Các chính sách ln gắn với bối cảnh phát triển kinh tế đất nước nhằm luật
pháp hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong các giai đoạn phát
triển. Như vậy, trong điều kiện của Việt Nam, hệ thống chính sách, giải pháp
chính sách có quan hệ chặt chẽ giữa chủ trương của Đảng với các văn bản pháp

quy của nhà nước và các giải pháp thực thi chính sách.
Với các tiêu chí như: Sự phụ thuộc của chính sách, tính pháp lý của chính sách,
thể hiện pháp lý dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
Vai trị quyết định nội dung chính sách, pháp lý hóa quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng. Có tác động định hướng phương thức thực thi pháp luật
vào thực tiễn tại huyện Định Hóa.
1.1.4.6 Bài học kinh nghiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ nhiều năm trở lại đây để tăng cường công
tác tuần tra, bảo vệ rừng. Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang, là Hạt kiểm
lâm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng mơ hình đồng quản lý và
ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. : Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang
hiện phải quản lý trên 33.000ha rừng, trong đó rừng đặc dụng là trên 21.000ha,
rừng phịng hộ trên 6.000ha và rừng sản xuất là trên 6.000ha. Với diện tích lớn,
động thực vật phong phú, trong khi Hạt chỉ có 25 cán bộ kiểm lâm trong biên
chế (cịn thiếu 8 biên chế kiểm lâm theo chỉ tiêu được giao) nên khối lượng cơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

việc rất lớn, công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Do đó, thực hiện
theo cơ chế của tỉnh, năm 2013, Hạt đã triển khai mơ hình đồng quản lý giữa hạt
và xã, đồng thời trình lên Chi cục Kiểm lâm tỉnh xin ký hợp đồng thuê thêm
nhân viên tuần rừng, Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên tuần rừng đó là, phải là
người có uy tín và có kiến thức về lâm nghiệp, có sức khỏe tốt, trách nhiệm trong
cơng việc
Thực hiện mơ hình đồng quản lý, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền

nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với lực
lượng kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý các vụ việc vi phạm về rừng,
xã còn tạo điều kiện tốt nhất để hai nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm hoàn thành
tốt các nhiệm vụ được giao… Nhờ đó, các vụ vi phạm pháp luật về rừng trên địa
bàn xã đã giảm rõ rệt.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Phát triển rừng
Trên phạm vi toàn quốc, nước ta đã vượt qua được thời kỳ suy thối diện
tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm
năm 2008 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm). Diện tích rừng trồng mới
tăng từ 50.000 ha/năm lên gần 240.000 ha năm 2008, diện tích rừng tự nhiên
được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng
hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng.
Ngành Lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng
thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người (như tại Thái
Nguyên, thu nhập từ lâm nghiệp của nhóm hộ thốt nghèo chiếm 32,8% tổng
thu nhập, nhóm hộ khá là 16,8%; tại Tây Nguyên, thu nhập từ lâm nghiệp của
nhóm hộ khá là gần 40%, nhóm hộ nghèo là 17%); đáp ứng phần lớn nhu cầu
gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa. Tác động của ngành lâm nghiệp đối
với xố đói, giảm nghèo cịn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

của người làm nghề rừng thấp và chưa ổn định (tại Thanh Hố, thu nhập bình
qn từ lâm nghiệp của nhóm hộ khá đạt khoảng 461 nghìn đồng/người/năm,

nhóm hộ thốt nghèo đạt 786 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ nghèo đạt 241
nghìn đồng/người/năm), đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng
nghề rừng, đời sống của cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp cịn rất khó khăn
(Nguyễn Văn Nam, 2009).
Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, đến năm 2020,
lâm phận ổn định của quốc gia sẽ là 14,3 triệu ha, bao gồm 5,7 triệu ha rừng
phòng hộ, 2,3 triệu ha rừng đặc dụng và 6,3 triệu ha rừng sản xuất, cịn lại 1,9
triệu ha là diện tích vườn rừng, nông lâm kết hợp và cây nông nghiệp trồng trên
đất lâm nghiệp. Toàn bộ 16,2 triệu ha đất lâm nghiệp đều có đủ 3 chức năng
phịng hơ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp lâm sản tạo sinh kế
cho người làm nghề rừng, đặc biệt là các dân tộc ít người ở miền núi.
Diện tích rừng trồng mới hàng năm tăng từ 50.000 ha đến 200.000 ha. Trữ
lượng rừng trồng đạt khoảng 60.000.000 m3 và sản lượng gỗ khai thác năm 2008
đã đạt 4 triệu m3/năm và khoảng 1 triệu ster củi. Đây là nguồn nguyên liệu chủ
yếu cung cấp cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, ván nhân tạo, dăm gỗ xuất khẩu
và đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng, góp phần giảm
sức ép đối với khai thác gỗ rừng tự nhiên (Vũ Biệt Linh, 2006).
Tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp thấp và chưa bền vững (theo Tổng cục
Thống kê, tốc độ phát triển của ngành Lâm nghiệp năm 2000: 4,9%, năm 2001:
1,9%, năm 2002: 1,6%, năm 2003: 1,1%, năm 2004: 1,1%, năm 2005: 1,2%),
lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai
thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngồi gỗ và các dịch vụ mơi trường.
Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu (Trần Văn Con, 2006).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





14

Trên phạm vi toàn quốc, nước ta đã vượt qua được thời kỳ suy thối diện
tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31triệu ha năm
2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm). Diện
tích rừng trồng mới tăng từ 50.000 ha/năm lên 200.000 ha/năm, diện tích rừng
tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực
phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng. Năm 2015, độ che phủ của rừng
đạt 40,84% trong đó rừng tự nhiên là hơn 10,175 triệu ha, rừng trồng là hơn
3,886 triệu ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khoảng 2.000.000
m3/năm, cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ xuất
khẩu và củi đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên (Trần Văn Con, 2006).
* Tác động của các chính sách đến đời sống người dân và tài nguyên rừng
Từ năm 1986, khi chính sách đổi mới được khởi xướng, Việt Nam đã
chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (sản xuất nông nghiệp
dưới sự quản lý của Nhà nước) sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa, trong đó các nơng hộ được trao quyền quyết định đối với hoạt
động của họ. Đánh giá được tác động của việc sử dụng đất đai một cách linh
hoạt là cần thiết, điều này sẽ giúp đề xuất các chính sách phát triển phù hợp
nhằm tăng cường tính linh hoạt trong sử dụng đất đai và sản xuất, góp phần nâng
cao đời sống người dân. Tính linh hoạt trong sử dụng đất nơng nghiệp địi hỏi
việc thay đổi cách bố trí sử dụng đất sao cho phù hợp trước sự thay đổi của điều
kiện sản xuất cũng như thời cơ sản xuất. Thay đổi chính sách đất đai ở Việt Nam
đã thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của khu vực nơng thơn và đó là mục
tiêu của những người ủng hộ cho sự thay đổi chính sách vào năm 1988. Rõ ràng
là thay đổi chính sách đất đai đã làm tăng năng lực sản xuất; Chính sách đất đai
được hoạch định nhằm đóng góp vào q trình giảm nghèo trong nơng thơn.
Chính sách này có lợi cho cả cư dân nơng thơn nói chung và người nghèo nói
riêng (Nguyễn Văn Đẳng, 2001).

Trong những năm gần đây, song song với hệ thống các VQG và KBTTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×