Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty Việt Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.06 KB, 31 trang )

Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hoá tại công ty Việt Hoa.
1. Đặc điểm hàng hoá của công ty Việt Hoa.
Hàng hoá là những sản phẩm được công ty mua về để phục vụ mục đích bán
lại cho khách hàng, không phải để tiêu dùng. Do đó, kinh doanh phải xuất phát từ
nhu cầu của thị trường và phải dựa vào đặc điểm của mặt hàng kinh doanh. Mỗi
loại hàng hoá đều có một đặc điểm riêng và để kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi nhà
kinh doanh phải nắm bắt được điều đó để có chiến lược kinh doanh thích hợp.
Công ty Việt Hoa kinh doanh thương mại về các mặt hàng phục vụ nông
nghiệp như: thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật, các loại hạt giống rau, máy móc
thiết bị phục vụ nông, lâm, ngư, nghiệp...Trên thực tế công ty kinh doanh chủ yếu
là thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hạt giống rau. Đây là các mặt hàng,
phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các mặt hàng này được nhập khẩu qua biên
giới, có kiểm hoá ..... và được nhập kho để bán dần.
Đối với mặt hàng thóc giống, là một loại hàng hoá rất dễ bị hư hỏng, bị
chuột cắn phá do đó việc bảo quản rất khó khăn đòi hỏi phải tiêu thụ nhanh chóng
để lượng hàng tồn kho là nhỏ nhất. Đây là một công việc khó khăn vì việc kinh
doanh không chỉ do công ty quyết định mà còn phụ thuộc vào khách hàng của công
ty. Số lượng hàng hoá bán ra có khi nhiều, có khi ít do đó tác động đến lượng hàng
tồn kho.
Đối với mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật, thì được quản lý tại kho riêng, được
đóng gói bao bì cẩn thận. Tuy nhiên, đây cũng là loại hàng hoá có nhiều khác biệt
với các loại hàng hoá khác bởi vì đó là các mặt hàng có chứa hoá chất trong thành
phần của nó. Công việc bảo quản và tiêu thụ luôn cần hiểu rõ tính chất của từng
loại mặt hàng này.
Đối với các loại hạt giống rau, đây là mặt hàng dễ bảo quản nhất vì nó được
đóng gói trong các lon bằng sắt do đó không sợ bị hao hỏng.
2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho của công ty.
Chính sách giá hàng hoá nhập kho mà công ty áp dụng đó là mọi chi phí
phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá không được tính vào giá trị của hàng
nhập kho mà tính vào chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Do đó trong giá trị hàng


tồn kho của công ty không bao gồm các khoản chi phí đó. Vì vậy giá đơn vị hàng
tồn kho, giá đơn vị hàng xuất bán và giá đơn vị hàng nhập kho là giống nhau.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho mà công ty Việt Hoa áp dụng đó là giá bình
quân cả kỳ dự trữ.
Giá đơn vị h ng xuà ất kho
Số lượng h ng tà ồn đầu kỳ
Số lượng h ng nhà ập trong kỳ
Trị giá h ng tà ồn đầu kỳ
Trị giá h ng nhà ập trong kỳ
=
+
+
Công thức tính:
Tổng giá trị hàng nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá h ngà
Hoá nhập kho
=
Giá mua trên hóa đơn
+
Thuế nhập khẩu
__
Giảm giá h ng muaà
Tại công ty Việt Hoa, hàng hóa kinh doanh của công ty bao gồm hàng nhập
trong nước, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và một phần do công ty tự đầu tư sản
xuất. Do đó giá hàng tồn kho của công ty được tính cho từng loại mặt hàng như
sau:
- Giá thực tế tại thời điểm nhập hàng đối với hàng hoá nhập khẩu
- Giá thực tế đối với hàng trong nước (đơn giá trên hoá đơn)
- Tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá của lô hàng và khoản phải trả nhà cung

cấp đều được xác định là giá theo tỷ giá thực tế lúc phát sinh. Kế toán công ty
không sử dụng tài khoản 413- chênh lệch tỷ giá để hạch toán khoản chênh lệch tỷ
gía hàng nhập mà hạch toán cho chênh lệch khoản phải trả nhà cung cấp. Khi thanh
toán nợ kế toán mới tính ra khoản chênh lệch tỷ giá và đưa vào chi phí quản lý
doanh nghiệp của tháng đó.
Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ được hạch toán vào TK 413- Chênh lệch tỷ
giá và kết chuyển vào TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp theo định khoản:
a. Chênh lệch thực tế cao hơn hạch toán
- Nợ TK 413: TGTT >TGHT
Có TK 331: Chênh lệch
- Nợ TK 642: Kết chuyển tăng chi phí QLDN
Có TK 413: chênh lệch TGTT> TGHT
b. Chênh lệch tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá thực tế
- Nợ TK331: chênh lệch tỷ giá
Có TK 413: chênh lệch TGTT> TGHT
- Nợ TK 413: TGTT >TGHT
Có TK 642: kết chuyển giảm chi phí QLDN.
Như vậy chỉ đối với những khoản thanh toán với nhà cung cấp phát sinh trong
tháng thì mới được tính chênh lệch tỷ giá của tháng đó. Khoản nợ còn lại sẽ được
tính chênh lệch tỷ giá tại thời điểm thanh toán sau.
3. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty Việt Hoa.
3.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá tại công ty Việt Hoa.
Tại công ty Việt Hoa, các phương thức tiêu thụ hàng hoá được áp dụng chủ
yếu đó là:
Bán buôn
Bán lẻ
Bán đại lý ký gửi.
a.Bán buôn.
Đây là phương thức bán hàng được áp dụng phổ biến trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Theo phương thức này, khách hàng mua hàng với khối lượng

lớn do đó khối lượng hàng hóa bán ra lớn, công ty có thể thu hồi vốn nhanh, thuận
tiện, đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Cơ sở cho mỗi nghiệp vụ bán buôn hàng hoá là các hợp đồng hoặc các
đơn đặt hàng của khách hàng.Trong các hợp đồng và các đơn đặt hàng này quy
định rõ tên chủng loại mặt hàng, khối lượng, đơn giá, quy cách phẩm chất hàng
hoá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, thời hạn giao hàng, địa điểm
giao hàng...Từ đó làm cơ sở để viết hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT), phiếu
xuất kho và vào sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.......
Để quản lý chặt chẽ vốn hàng hoá (vốn lưu động), phương thức bán buôn
chủ yếu mà công ty áp dụng đó là bán buôn trực tiếp qua kho công ty. Một số ít
trường hợp bán buôn cho khách hàng bằng cách vận chuyển thẳng mà người
mua nhận hàng ngay tại cảng đầu mối nhập.
♦Bán buôn qua kho công ty :
Với phương thức bán hàng này, khách hàng đến tận kho công ty để nhận hàng
hoặc công ty chuyển hàng đến tận nơi cho khách hàng theo yêu cầu. Số lượng
hàng hoá cho mỗi nghiệp vụ bán buôn hàng hoá là rất lớn do vậy có mức giá
thấp hơn so với việc bán lẻ. Trong phương thức này, chi phí vận chuyển hàng
hóa thường do công ty chịu và được hạch toán vào chi phí bán hàng trong tháng.
♦Bán buôn vận chuyển thẳng.
Theo phương thức này, hàng hóa không phải nhập kho mà chuyển thẳng
cho khách hàng và thường dùng cho khách hàng mua với khối lượng lớn. Hàng
được khách hàng nhận ngay tại cửa khẩu do đó giảm được các chi phí liên quan
đến bán hàng: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí kho bãi, chi phí bảo quản lưu
giữ hàng tồn kho....Đồng thời tránh được việc ứ đọng vốn trong hàng tồn kho,
rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công
ty.
Theo quy định của chế độ kế toán: Bán buôn qua kho và bán vận chuyển
thẳng cho khách hàng khác nhau ở việc hạch toán vào tài khoản (TK) 156 -
Hàng hoá và TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Trên thực tế, kế toán của công ty hạch toán cho hai trường hợp tiêu thụ này

là giống nhau nghĩa là đều hạch toán giống trường hợp bán buôn qua kho, khi
xuất hàng vẫn viết phiếu xuất kho bình thường - hàng hoá vẫn được coi là xuất
từ kho của công ty mặc dù hàng không về kho đã chuyển thẳng cho khách hàng.
b. Bán lẻ:
Việc bán lẻ hàng hoá cũng được thực hiện ngay tại kho của công ty, một số
khác thì được bán lẻ tại cửa hàng dịch vụ.
Đối với số hàng hóa bán lẻ tại cửa hàng dịch vụ, tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ bán hàng, kế toán ghi sổ theo dõi bán hàng cho tất cả các mặt hàng sau
đó mới tổng hợp lại lập báo cáo bán lẻ hàng hoá và chuyển cho kế toán tại công ty
vào cuối tuần - định kỳ 7 ngày. Nếu khách hàng có yêu cầu hoá đơn bán hàng
( Hoá đơn GTGT ) thì kế toán chuyển về công ty để viết hoá đơn. Khi đó, hoá đơn
vẫn được viết giống như các trường hợp trên và hàng hoá được xuất ở tại kho của
cửa hàng dịch vụ. Khách hàng mua lẻ thường thanh toán bằng tiền mặt ngay tại
thời điểm mua hàng. Do đó việc theo dõi công nợ không cần cụ thể nhưng vẫn phải
hạch toán qua TK 131- Phải thu khách hàng.
c.Bán háng ký gửi đại lý:
Đây là hình thức bán hàng có nhiều ưu điểm mà công ty áp dụng vì tiết kiệm được
một số chi phí bán hàng: chi phí nhân công, chi phí vận chuyển bốc dỡ..... Theo
hình thức này, khi hàng hoá xuất cho đại lý thì không viết hóa đơn GTGT ngay mà
chỉ viết phiếu xuất kho cho các hàng hoá đó. Đến cuối tháng, các đại lý lên báo cáo
tổng hợp việc bán hàng và thanh toán tiền trong tháng. Kế toán dựa vào số lượng
hàng hóa bán được theo báo cáo và giá bán đã quy định trong hợp đồng với đại lý
để viết hóa đơn GTGT.
3.2. Hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty Việt Hoa.
Nghiệp vụ bán hàng được bắt đầu từ việc ký kết hợp đồng hoặc đơn đặt hàng
của khách hàng.
a. Bán buôn.
Ngày 01/ 11/ 2002 công ty có bán cho công ty hạt giống Cổ phần Việt Nam
tại kho công ty số lượng hàng hoá như sau:
Thóc giống nhị ưu 838: 2000 kg GB: 18.000 đ/kg (cả thuế GTGT)

Thóc giống nhị ưu 63: 1.500 kg GB: 19.000 đ/kg (cả thuế GTGT)
Công ty hạt giống thanh toán bằng tiền mặt 30.000.000 đồng còn lại thanh toán sau
20 ngày kể từ ngày mua hàng.
Kế toán bán háng lập hoá đơn GTGT số 031001 (biểu 01), lập phiếu xuất
kho số 01/11 (biểu 02).
Hoá đơn GTGT này được viết thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại cuống
Liên 2: Giao khách hàng
Liên 3: Dùng để thanh toán.
Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên :
Liên 1: Lưu tại cuống
Liên 2: Giao khách hàng
Liên 3: Chuyển cho thủ kho theo dõi xuất hàng.
Biểu 01: Mẫu hoá đơn GTGT
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số: 01 GTKT-3 LL
Liên 1: ( Lưu) 02-B
Ngày 1 tháng 11 năm 2002 BB 031001
Đơn vị bán hàng: Cty TNHH ĐT.PT Việt Hoa
Địa chỉ : 109 C9B Hoàng Ngọc Phách, ĐĐ, HN
Điện thoại : Mã số thuế : 0101............
Họ tên người mua hàng: anh Thành
Đơn vị : Cty hạt giống cổ phần Việt Nam
Địa chỉ : Số TK....
Hình thức thanh toán Mã số thuế: 3600...........
ST
T
Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đơn
vị tính

Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3= 1*2
1
2
Nhị ưu 838
Nhị ưu 63
kg
kg
2.000
1.500
17.142,86
17.142,86
34.285.720
25.714.290
Cộng tiền hàng: 60.000.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 3.000.000
Tổng tiền thanh toán: 60.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi ba triệu đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên)
Từ hoá đơn này, kế toán viết phiếu xuất kho số 01/11 để xuất hàng. Trên
phiếu xuất kho này bao gồm các thông tin: Chủng loại hàng hóa, số lượng.
Biểu 02: Mẫu Phiếu xuất kho
Đơn vị ....... Mẫu số :02- VT
PHIẾU XUẤT KHO QĐ số 1141- TC/CĐKT
Số:01/11 ngày 1/11/1995 của BTC
Ngày 1 tháng 11 năm 2002 Nợ:632: 24.106.295
Có:156: 24.106.295

Họ tên người nhận hàng: anh Thành Địa chỉ: Cty hạt giống CP VN
Lý do xuất kho: Bán hàng...............
Xuất tại: kho công ty......( 031001)..................
S
T
T
Tên, nhãn
hiệu, phẩm
chất, quy
cách hàng
hóa
M
ã
s

Đ
ơ
n
vị

n
h
Số lượng
Yêu cầu Thực
xuất
Đơn giá Thành
tiền
A B C D 1 2 3 4= 2*3
1


2
Nhị ưu 838
Nhị ưu 63
Khuyến mại-
63
k
g
k
g
k
g
2.0
00
1.5
00
3
03
16.080,
75
16.330
16.330
32.161.5
00
24.495.0
00
4.947.9
90
Tổng 3.8
03
61.604.4

90
Xuất ngày 01 tháng 11 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Cột "đơn giá" và cột "thành tiền" trên liên lưu, kế toán dùng để ghi giá đơn
vị và tổng giá trị hàng hoá xuất kho tại thời điểm cuối tháng sau khi tính được
giá đơn vị hàng xuất kho. Kế toán không thực hiện việc ghi giá bán của hàng
hoá trên phiếu xuất kho để đảm bảo bí mật của thông tin kế toán.
Từ Hoá đơn, kế toán vào "Nhật ký bán hàng" và "Sổ chi tiết bán hàng"
Nhật ký bán hàng cũng dùng để theo dõi các nghiệp vụ bán hàng thường
xuyên theo thời điểm phát sinh.
(Xem biểu 03)
Sổ chi tiết bán hàng của công ty không theo dõi cho từng loại hàng hoá mà
dùng để theo dõi chung cho tất cả các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong tháng.
(Xem biểu 04)
Khoản tiền thanh toán của công ty cổ phần hạt giống Việt Nam được kế toán
viết phiếu thu và vào "Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng"
(Xem biểu 05)
Nghiệp vụ bán hàng kết thúc.
*Bán buôn vận chuyển thẳng.
Ngày 18/11/2002 Trung tâm giống cây trồng Vĩnh Phúc đã mua trực tiếp của công
ty số lượng hàng như sau:
Thóc giống nhị ưu 838 5.000 kg Giá bán:17.650đ
Thóc giống Bắc ưu 903 2.000 kg Giá bán: 16.000đ
tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. TT giống cây trồng cho phương tiện lên cửa
khẩu nhập hàng và đã thanh toán bằng chuyển khoản số tiền là 50.000.000 đồng số
còn lại được thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày bán hàng.
Kế toán của công ty viết hoá đơn số 031021, phiếu xuất kho số 22/11, vào sổ
Nhật ký bán hàng (Xem biểu 03) và sổ chi tiết bán hàng (Xem biểu 04)
Hoá đơn và phiếu xuất kho này giống hoá đơn và phiếu xuất kho trong
trường hợp bán hàng tại kho công ty.

Dựa vào giấy báo Có của ngân hàng về số tiền mà TT giống cây trồngđã
chuyển khoản, kế toán vào "Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng" cụ thể cho
khách hàng là TT giống cây trồng Vĩnh Phúc.
(Xem biểu 05)
b. Bán lẻ hàng hoá:
Ngày 6/ 11/ 2002 phụ trách cửa hàng nộp báo cáo bán lẻ hàng hoá và số
tiền bán hàng cho tuần từ 1/11 đến 6/11 :

×