Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 59 trang )

Bộ y tế
Trường đại học điều dưỡng nam định
---------------------

O CễNG CHIN

Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt
TI BNH VIN TÂM THẦN TW I

BÁO CÁO CHUN ®Ị
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I

Nam Định, Tháng 09 năm 2017

1


Bộ y tế
Trường đại học điều dưỡng nam định
---------------------

Chuyên đề tốt nghiệp
Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt
TI BNH VIN TM THN TW I

Học viên: đào công chiến
Lớp: chuyên khoa i tâm thần - khóa 4
GIO VIấN hưỡng dẫn: TS TRƯƠNG TUẤN ANH

Nam Định, Tháng 09 năm 2017


2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau
Đại học, trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các Thầy, Cô giáo đã
nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập. Tơi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Trương Tuấn Anh, người Thầy đã
dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu để tơi hồn thành khóa luận một cách tốt nhất. Tôi cũng xin cảm
ơn các tới Ban giám đốc bệnh viện và các khoa, phòng ở bệnh viện Tâm thần
trung ương I đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập thơng tin.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tơi
những người đã ln động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và làm
khóa luận.

Nam Định, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Người làm báo cáo

Đào Công Chiến

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tơi. Các kết quả trong khóa luận là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Nam Định, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Người làm báo cáo

Đào Công Chiến

4


MỤC LỤC
TT

Số trang

1. Lời cảm ơn
2. Lời cam đoan
3. Mục lục
4. Danh mục viết tắt
5. Đặt vấn đề................................................................................................ 1
6. Chương 1: Tổng quan tài liệu………………………………………….. 3
7. Đặc điểm lịch sử và khái niệm về bệnh TTPL........................................ 3
8. Tình hình bệnh TTPL và một số nghiên cứu trong và ngoài nước......... 4
9. Thế nào là tâm thần phân liệt.................................................................. 6
10. Người bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì............................ 6
11. Những rối loạn tâm thần nào nhầm lẫn với bệnh tâm thần phân liệt...... 8
12. Nguyên nhân bệnh Tâm thần phân liệt................................................... 11
13. Triệu chứng và phân loại bệnh tâm thần phân liệt................................. 13
14. Tiêu chuẩn chẩn đoán............................................................................. 14
15. Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh................................................... 19
16. Các giai đoạn tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt.............................. 19

17. Điều trị.................................................................................................... 25
18. Phục hồi cho người bệnh tâm thần phân liệt........................................... 30

5


19. Vai trò của người nhà, điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tâm thần
phân liệt................................................................................................... 33
20. Phịng bệnh.............................................................................................. 34
21. Chăm sóc.......................................................................................... ...... 34
22. Chăm sóc một bệnh nhân điển hình cụ thể tại BVTTTWI..................... 39
23. Chương 2: Bàn luận:………………………………………………….. 44
24. Chương 3: Đề xuất các biện pháp cải thiện chăm sóc người bệnh TTPL tại
bệnh viện tâm thần tw I:……………………………………………….. 46
25. Kết luận................................................................................................... 48
26. Tài liệu tham khảo................................................................................... 50

6


DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

VIẾT TẮT

1.

TTPL


2.

TCYTTG

VIẾT ĐẨY ĐỦ

Tâm thần phân liệt
Tổ chức y tế thế giới

7


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, căn nguyên chưa
rõ, có khuynh hướng tiến triển mạn tính, hay tái phát. Người mắc bệnh bị ảnh
hưởng nghiêm trọng đến khả năng suy nghĩ, biểu lộ tình cảm và mối quan hệ với

8


người xung quanh. Bệnh TTPL nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp
thời sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ, tự kỷ và mất khả năng lao động. Theo thống kê của
nhiều nước, tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 0,3 - 1,5% dân số và tỷ lệ này khác nhau ở
những quốc gia khác nhau.[4]
Ở Việt Nam theo kết quả khảo sát của ngành Tâm thần học Việt Nam năm
(2002) trên 67.380 dân ở các vùng dân cư khác nhau cho thấy tỷ lệ bệnh TTPL
là 0,47% dân số. Theo báo cáo phân loại người bệnh nội trú ICD - 10 năm 2010
của BVTT Trung ương I tổng số người bệnh điều trị nội trú là 3766 trong đó số
người bệnhTTPL là 1574 chiếm 41,8% [1]

Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Tâm thần trung
ương I, năm 2008 có 1420 người bệnh nhập viện trong đó người bệnh Tâm thần
phân liệt là 568 chiếm 40%, năm 2014 số lượt người bệnh tâm thần phân liệt
phải vào viện điều trị là 703 người, chiếm 37,1%. Như vậy có thể thấy số lượt
người bệnh tâm thần phân liệt vào viện điều trị chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số
bệnh nhân vào bệnh viện Tâm thần trung ương I điều trị.[1]
Bệnh TTPL không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà
cịn có thể là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
khi người bệnh nằm viện nếu được chăm sóc tốt người bệnh sẽ thuyên giảm
nhanh và dễ dàng tái hịa nhập cộng đồng, khơng là gánh nặng cho gia đình và
xã hội Việc chăm sóc ở đây bao gồm cả việc sử dụng thuốc cho người bệnh và
các liệu pháp cải thiện chức năng lao động cũng như chức năng tâm lý của
người bệnh.
Tuy đã được Nhà nước công nhận là một trong những mục tiêu y tế quốc
gia, nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thực tế cho thấy ngành tâm thần
còn gặp rất nhiều khó khăn do tính xã hội hố chưa cao, những hỗ trợ từ phía xã
hội cịn chưa được coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức năng cho
người bệnh tâm thần cịn chưa sẵn có, tại bệnh viện cán bộ y tế cũng chỉ có thể
chăm sóc cho người bệnh về thuốc thang còn các vấn đề khác như là vệ sinh,
dinh dưỡng, vận động,… thì phụ thuộc nhiều vào người nhà, tuy nhiên khơng
phải gia đình người bệnh nào cũng có điều kiện chăm sóc người bệnh chu đáo,
thậm chí họ cịn bỏ mặc người bệnh nằm viện mà không quan tâm hay đến thăm
Qua theo dõi, thực tế tham gia vào q trình chăm sóc tơi nhận thấy vấn
đề chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt cần có sự thay đổi để người bệnh
được chăm sóc tốt hơn, do đó tơi đã thực hiện chuyên đề: “Chăm sóc người
bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương I” với mục tiêu
cụ thể như sau:
9



1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh
viện Tâm thần tại trung ương I.
2. Đề xuất các biện pháp cải thiện chăm sóc người bệnh tâm thần
phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương I.

10


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Đặc điểm lịch sử và khái niệm về bệnh tâm thần phân liệt:
Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), bệnh TTPL gây ra các rối loạn
đụng chạm đến các chức năng cơ bản nhất, những chức năng làm cho người
bệnh có cảm giác về cá tính, tính độc đáo và tính tự điều khiển mình. Theo khái
niệm của các nhà nghiên cứu thì bệnh tâm thần phân liệt: Shizophrenia (tâm
thần phân liệt) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp : “Shizo” có nghĩa là chia cắt,
“Phrenia” có nghĩa là tâm thần. Đặc trưng với bệnh này là sự rối loạn tính thống
nhất, tính tồn vẹn của tâm thần và sự khơng hồ hợp giữa hoạt động tâm thần
với các kích thích ngoại cảnh..
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn ngun
chưa rõ, bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri
giác và cảm xúc dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu
phân liệt nghĩa là mất dần tính hài hịa và thống nhất giữa các hoạt động tâm lý,
gây chia cắt rời rạc các mặt hoạt động tâm thần.[4]
Năm 1857 R. Morel (Pháp) gọi là bệnh "mất trí sớm".
Năm 1863 K. Kahlbanm và 1870 Hecker. E (Đức) gọi là tâm thần thanh
xuân.
Năm 1893 Mangan (Pháp) gọi là hoang tưởng mãn tính.
Năm 1898 E. Kraepelin (Đức) thống nhất các bệnh cảnh khác nhau nói
trên dưới tên gọi chung là bệnh Mất trí sớm. (Dementia Praecox) thuật ngữ này

có nghĩa là bệnh phát sinh ở tuổi trẻ và nhất thiết đưa đến trí tuệ sa sút.

11


Theo Bleuler E., nét đặc trưng nhất của bệnh TTPL gồm 4 chữ A (Rối
loạn sự liên tưởng: Assocition, Rối loạn cảm xúc: Affect, tự kỉ: Autims, tính hai
chiều trái ngược: Ambivalance)[13]
Anne D. lại cho rằng: bản chất chung của các thể bệnh TTPL là sự phân
ly giữa các khu vực khác nhau của đời sống tinh thần và hậu quả của sự phân ly
này là các biểu hiện lập dị trong đời sống hàng ngày của người bệnh.[13]
Năm 1911 D. E Bleuler (Thuỵ Sĩ) - đã nghiên cứu thống nhất được các
bệnh lý ấy dưới một tên gọi chung là bệnh tâm thần phân liệt và được toàn thế
giới sử dụng cho đến bây giờ. Như vậy tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần
nặng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng cũng có một đặc
điểm lâm sàng chung là tính phân liệt biểu hiện bằng sự thiếu hoà hợp giữa hoạt
động của tư duy, cảm xúc, ý chí.[13]
Trong gần một thế kỷ qua, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã tập
trung trí tuệ nghiên cứu bệnh này, vì đây là một bệnh loạn thần nặng nhất, phức
tạp nhất.
Nhiều thành tựu lớn đã đạt được: các nhà khoa học đã tìm ra được những
quy luật hình và tiến triển các thể bệnh tâm thần phân liệt, giúp cho các thầy
thuốc tâm thần trên thế giới ngày càng gần nhau hơn trong chẩn đốn, từ đó
ngày càng mở rộng sự hợp tác quốc tế nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân bệnh này.
Như vậy, các tác giả đều thống nhất rằng: Bệnh TTPL làm mất tính thống nhất,
chia cắt các hoạt động tâm thần, bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính, làm biến
đổi nhân cách của người bệnh theo hướng thiếu hoà hợp và tự kỷ, cùn mòn cảm
xúc, tác phong kỳ dị khó hiểu.
2. Tình hình bệnh tâm thần phân liệt và một số nghiên cứu trong và ngoài
nước:

2.1. Trên thế giới:
Tâm thần phân liệt nói riêng và rối loạn tâm thần nói chung hiện nay ngày
cang gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhiều công trình
điều tra trên thế giới gần đây cho thấy có 30% dân số Mỹ mắc các rối loạn tâm
thần, 20% bị rối loạn tâm thần ít nhất một lần trong đời, trong đó bệnh tâm thần
phân liệt là 1,5% dân số (rối loạn trầm cảm 1 cực là 6%, rối loạn trầm cảm 2 cực
là 1%, nghiện rượu 13,3%, rối loạn tâm căn 3-8%. Một điều tra tại Bangkok
(Thái Lan) năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc phải trong đời của tâm thần phân liệt là
1,3%[13] tại Úc, bệnh này hiện đang ảnh hưởng đến 200.000 người và gây tổn
thất về thu nhập lên đến 488 triệu USD, cộng thêm 88 triệu USD phát sinh từ chi
phí cho những người chăm sóc người bệnh (Access Economics 2009).

12


Theo thơng cáo báo chí của WHO năm 2001, trên thế giới cứ 4 người thì
có một người sẽ mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một
thời điểm nào đó trong đời và hiện có 450 triệu người bị ảnh hưởng bởi chứng
bệnh này, trong đó có 24 triệu người mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt
Năm 1999, EJarvis đã tiến hành một điều tra thu thập thông tin về các
điều kiện sinh hoạt, ông kết luận: các bệnh loạn thần liên quan phần nào đến vấn
đề chăm sóc của người nhà, những người được chăm sóc tốt ngay từ đầu sẽ mau
chóng hịa nhập với cộng đồng.[14]
Nghiên cứu của Peuter (1985) đã chứng minh rằng khi các triệu chứng
báo hiệu bệnh tâm thần phân liệt được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khẩn
trương (ngoại trú tại nhà) thì chỉ có 6% người bệnh phải nhập viện lại. Như vậy
nếu người nhà được cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh và cách chăm sóc người
bệnh sẽ giảm tái phát.[14]
Hai là nghiên cứu là điều dưỡng viên người Úc, Margaret và Brenda
Happell, đã tiến hành nghiên cứu định tính về tác dụng của chương trình tập

luyện thể chất ở 6 người được chẩn đốn là TTPL, mỗi người tham gia đều có
một chương trình được thiết kế phù hợp với mình. Khi kết thúc chương trình
những người tham gia họ tiết lộ rằng chương trình này:
+ Đem đến cảm giác đạt được thành tựu
+ Mang lại phương pháp giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe
+ Tạo ra tinh thần khích lệ và hỗ trợ đồng đội
+ Thúc đẩy người tham gia kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống
hang ngày.
Như vậy nếu có liệu pháp chăm sóc lao động, hoạt động và tái thích ứng
xã hội phù hợp sẽ giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng dễ dàng.[14]
Ngày 19/11/2009 – Theo kết quả một nghiên cứu quốc tế trên 17.000
bệnh nhân tâm thần phân liệt (TTPL) ở 37 quốc gia cho thấy một kết quả rất
giống nhau về các triệu chứng bệnh, tình trạng sử dụng thuốc, việc làm, suy
giảm tình dục và phương pháp chăm sóc tại gia đình. Nghiên cứu này kéo dài
trong 3 năm, với 17.384 bệnh nhân TTPL. Sự giống nhau này đã gợi ý cho một
quy tắc chung trên toàn thế giới cho việc sử dụng thuốc, chế độ chăm sóc đối
với người bệnh TTPL.[14]
2.2. Trong nước:
Ở nước ta để có được số liệu các rối loạn tâm thần trong cả nước và xây
dựng kế hoạch Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho nhân dân, ngành tâm thần chọn 10
bệnh tâm thần ưu tiên để tiến hành điều tra tại 8 vùng sinh thái khác nhau trên
toàn quốc (2001-2003). Trên cơ sở những kết qủa thu được đã giúp cho ngành

13


tâm thần đề ra được các biện pháp chăm sóc, giúp đỡ, điều trị thích hợp, phịng
bệnh cho các bệnh nhân có rối loạn tâm thần nặng. Kết quả cho thấy: tỷ lệ mắc
bệnh là 14,9% dân số; trong đó tâm thần phân liệt: 0,47% (rối lọan tâm căn:
2,6%; lạm dụng rượu và nghiện rượu: 5,3%, 2,38%; trầm cảm: 2,8%, 2,01%;

chậm phát triển tâm thần: 0,63%, 1,25%; mất trí tuổi già: 0,88%, 1,03%; rối lọan
hành vi của thanh thiếu niên: 0,9%, 0,15%; 0,32%; động kinh: 0,35%, 0,26%;
rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não: 0,51%, 0,41% và nghiện ma tuý:
0,3%)
- Theo nghiên cứu của Nguyên Minh Hải tỷ lệ người bệnh TTPL uống
thuốc đều tại thị trấn Vĩnh An chiếm 75%, tuy nhiên vẫn có khoảng 20,4%
người bệnh uống thuốc không đều, và 4,06% NB bỏ điều trị.[2]
- Theo Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình đánh giá thực hành chăm sóc
NB TTPL ở Bình Xun, Vĩnh Phúc. Tỷ lệ gia đình đưa người bệnh đi khám và
lĩnh thuốc đều tại trạm là 91%, cho người bệnh uống thuốc cách là 90%, cho NB
uống đúng liều là 85%, giúp NB hòa nhập cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp hơn là
60%. Kết quả này cho thấy cần phải chú trọng hơn rất nhiều về cơng tác giúp
người bệnh tái hịa nhập cộng đồng,
- Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hải, tại huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai. Đánh giá kiến thức của gia đình khi chăm sóc người bệnh TTPL Kết
quả cho thấy cho thấy có tới 10,2 % số gia đình cho rằng điều trị bệnh TTPL chỉ
cần uống thuốc một thời gian khi bị bệnh, 6,2 % không biết câu trả lời. Như vậy
có thể thấy việc chăm sóc NB TTPL vẫn còn hạn chế.[2]
- Theo nghiên cứu của Đinh Thị Yến năm 2012, tại bệnh viện Tâm thần
Nam Định, đánh giá kiến thức về chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt
có tới 10,4-23% người nhà khơng biết cách chăm sóc cho người bệnh đúng (họ
để người bệnh ăn riêng vì sợ phiền tối, ít hoặc khơng nói chun với người
bệnh, để người bệnh làm việc khơng phù hợp với khả năng…).[2]
3. Thế nào là tâm thần phân liệt:
Tâm tân phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triến từ từ, có huynh
hướng mãn tính, căn nguyên hiện hiện nay chưa rõ ràng làm cho người bệnh dần
dần tách ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào bên trong, làm cho tình cảm
khơ, trở lên khô lạnh dần, khả năng làm việc học tập ngày một sút kém, có
những hành vi, ý nghĩ, khó hiểu.
Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên

thế giới, tỷ lệ 0,3 – 1% dân số.
Bệnh thường phát ở lứa tuổi từ 18 – 40 tuổi.
4. Người bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì:

14


Các triệu trứng lâm sàng trong bệnh tâm thần phân liệt vô cùng phong phú,
phức tạp và luôn biến đổi, biểu hiện trên tất cả các mặt hoạt động tâm thần:
4.1. Rối loạn ngôn ngữ:
Ngôn ngữ của người mắc bệnh tâm thần phân liệt, thường nghèo nàn, tối
nghĩa, khó hiểu, thường gập hiện tượng lời nói bị ngắt quãng, thêm những từ lạ
khi nói, dịng liên tưởng lỏng lẻo, có lúc nói nhanh, có lúc nói chậm, khơng nói
hoặc nói liên hồi, có lúc nói một mình, nói hỗn độn, đầu gà đuôi vịt, lặp đi lặp
lại...
4.2. Rối loạn ý tưởng:
Thường gập hoang tưởng các loại ( hoang tưởng là những ý tưởng phán đốn
khơng phù hợp với thực tế, nhưng bệnh nhân cho là đúng khơng thể giải thích
thuyết phục được) thường gặp trong hoang tưởng bị truy hại, người bệnh khẳng
định có một nhóm người nào đó âm mưu hại mình, nhưng đặc biệt có ý nghĩa
chẩn đốn là hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng bị kiểm tra, người bệnh cảm
thấy những cảm giác, ý nghĩ và hành vi của mình bị chi phối bởi một người nào
đó ở bên ngồi, có khi bằng các máy vơ tuyến điện, tia xạ....
4.3.Rối loạn tri giác:
Thường gặp ảo thanh (nghe tiến nói khi khơng có người xung quanh) có
tiếng nói văng vẳng bên tai hoặc xuất hiện ở trong đầu, trong các bộ phận của cơ
thể người bệnh. Nội dung tiến nói thường bình phẩm hoặc ra lệnh cho bệnh
nhân, một số người bệnh có những rối loạn cảm giác trong cơ thể là các cơ quan
nội tạng hoặc cảm giác biến đổi các bộ phận trong cơ thể như cảm thấy khơng
có tim, phổi, chân tay dài ra....

4.4. Rối loạn cảm xúc:
Những thay đổi thường xuất hiện sớm, đặc trưng là cảm xúc ngày càng cùn
mịn, khơ lạnh, người bệnh mất cảm tính với những người xung quanh, bàng
quang lạnh nhạt với thu vui trước đây. Thường gặp cảm xúc trái ngược với nội
dung và lời nói và hồn cảnh xung quanh ( đi vào đám ma thì cười, đi vào đám
cưới thì khóc...) Người bệnh thường xa lánh người thân, hằn học với mọi người,
đôi khi biểu hiện cảm xúc đột biến như trầm cản hoặc hưng phấn...
4.5. Rối loạn hành vi tác phong:
Người bệnh tâm thần phân liệt thường xa lánh mọi người đi lanh thang
không có mục đích, có người lên cơn khích động đập phá, có người có những
động tác định hình lặp đi lặp lại hoặc điệu bộ nhún vai, nhếch mép... đặc trưng là
hiện tượng căng trương lực biểu hiện trạng thái kích động xen kẽ bất động.
Trong trạng thái kích động, lời nói và động tác có tính chất định hình, có những
trường hợp xung động tấn cơng, trong trạng thái bất động, người bệnh nằm sững

15


sờ khơng nói, khơng ăn, chống đối, có người ban ngày nằm yên tại giường, tối
lại đi lại bình thường, một số ngườ bệnh có những hành vi kỳ dị như( trời nắng
nóng thì mặc áo bơng, trời lạnh, rét cởi trần...)
4.6. Rối loạn ý chí:
Người bệnh mất sáng kiến, mất động cơ, khả năng học tập và lao đông giảm
sút, những việc trước kia làm dễ dàng, nay phải cố gắng lắm mới làm được, thói
quen nghề nghiệp mất dần đến chỗ khơng thiết làm gì nữa. Một số bệnh nhân
sau nhiều năm bị bệnh đời sống ngày càng suy đồi, đi lang thang hoặc nằm lì
một chỗ, khơng chú ý đến về sinh thân thể.
4.7. Rối loạn về nhận thức:
Mặc dù có ý tưởng, hành vi của người bệnh rất khơng bình thường nhưng
khơng bao giờ họ thừa nhận là sai. Chính vì vậy khơng nhận thức được bệnh nên

họ thường từ chối việc chăm sóc điều trị.
4.8. Biến đổi nhân cách:
Người bệnh tâm thân phân liệt một thời gian bị bệnh thường nhân cách biến
đổi gọi là nhân cách phân liệt, đặc trưng có 2 tính cách cơ bản:
- Tính thiếu hịa hợp.
- Tính tự kỷ.
5. Những rối loạn tâm thần nào nhầm lẫn với bệnh tâm thần phân liệt:
5.1. Chấn đoán phân biệt bệnh tâm thần phân liệt với phản ứng trước các
sang chấn tâm lý (stress):
Các stress về tâm lý có thể đóng vai trị là một nhân tố thúc đẩy sự xuất hiện
của một bệnh nội sinh tiềm tàng (TTPL) song các sang trấn tâm lý cũng có thể là
căn nguyên chủ yếu gây bệnh và để chẩn đoán các rối loạn dạng phạn ứng này,
cần phải căn cứ vào các đặc điểm lâm sàng sau:
- Bệnh xuất hiện một sang chấn tâm thần mạnh, đột ngột, có ý nghĩa thơng
tin sâu sắc, vượt quá sức chịu đựng của người bệnh hoặc cũng có thể xuất hiện
sau một số sang chấn không mạnh lắm xong kế tiếp nhau liên tục.
- Nội dung các triệu chứng(nhất là các hoang tưởng, ảo giác....) có liên quan
trực tiếp và phản ánh sâu sắc nội dung của các sàn chấn tâm lý.
- Trong tiền sử đã có những lần phản ứng nhẹ trước các sang chấn hoặc có
nhiều nhân tố thuận lợi( nhân cách, cơ thể, môi trường...) thúc đẩy bệnh phát
sinh..
- Điều trị đúng(liệu pháp tâm lý) bệnh khỏi nhanh và khỏi hồn tồn khơng
để lại di chứng tâm thần.
- Mặt khác, mỗi một trạng thái phản ứng bệnh lý có những sắc thái lâm sàng
riêng biệt để làm chấn đốn xác định ví dụ: các rối loạn stress sau sang chấn còn

16


có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như: Sự tái diễn những giai đoạn sang

chấn bằng các ( hồi ức sang chấn). Cảm giác (tê cóng) và cùn mịn cảm xúc [mất
thích thú, tách khỏi mọi người và mơi trường xung quang....]. Né tránh các hoạt
động và hoàn cảnh gợi lại sang chấn. Các rối loạn thần kinh tự trị, rối loạn khí
sắc, lo âu, hoảng sự, trầm cảm, rối loạn hành vi... xuất hiện vài tuần đến 6 tháng
sau sang chấn.
5.2. Phân biệt tâm thần phân liệt với các rối loạn cảm xúc:
Trong bệnh tâm thần phân liệt cũng có thể có các loạn cảm xúc, các hội
chứng nay dù là hưng cảm hay trầm cảm xong nhiều khi khá rõ rệt trong bệnh
cảnh lâm sàng và tồn tại như là những rối loạn tâm thần cơ bản trong tiến triển
của bệnh. Do vậy việc chẩn đoán phân biệt tâm thần phân liệt và các rối loạn
cảm xúc nội sinh nhiều khi rất khó và phải căn cứ vào các đặc trưng sau đây
(của các rối loạn cảm xúc)
- Các rối loạn cảm xúc xuất hiện một cách tự phát, từng thời điểm chiếm ưu
thế rõ rệt trong bệnh cảnh lâm sàng.
- Thời gian tồn tại các hội chứng cảm xúc có thể kéo dài, song vẫn có giới
hạn rõ rệt ( 3 tháng đến 6 tháng) đó gọi là các cơn, các giai đoạn.
- Các rối loạn cảm xúc phải xuất hiện trước các triệu chứng loạn thần khác.
- Các triệu trứng loạn thần ( hoang tưởng, ảo giác...) là thứ phát và có nội
dung phù hợp với khí sắc nền tảng của q trình bệnh lý.
- Khi cảm xúc ổn định thì các triệu chứng loạn thần cũng thuyên giảm hoặc
mất đi.
- Không đưa đến các di tật tâm thần mặc dù bị tái phát nhiều lần giữa các chu
kỳ trạng thái hoạt động tâm thần gần như tở lại bình thường. Thời kỳ thối triển
này có thể từ vài tháng đến vài năm.
- Trong tiền sử đã có những cơn rối loạn cảm xúc hoặc rối loạn khí sắc rõ rệt.
Các rối loạn cảm xúc thường gặp: Hưng cảm của các triệu chứng loạn thần, giai
đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần.
5.3. Phân biệt tâm thân phân liệt với loạn thần thực thể:
Những trường hợp mà căn nguyên của loạn thần là những hậu quả của các
bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm khuẩn, nhiễm độc....và các quá trình tổn thương

thực thể khác ở trong cũng như ở ngoài não, việc thăm khám cơ thể toàn diện cả
về lâm sàng và cận lâm sàng giúp phát hiện được sớm, điều trị kịp thời các bệnh
lý chính nằm bên dưới, trách được các biến chứng của bệnh cơ thể tử vong. Về
mặt lâm sàng tâm thần các biểu hiện sau đây là các gợi ý chẩn đoán loạn thần
thực tổn.

17


- Bệnh cảnh loạn thần xuất hiện nhất thời, liên quan trực tiếp và phu thuộc
vào tiến triển các triệu chứng của bệnh chính.
- Khi bệnh chính khỏi loạn thần mất đi.
- Nếu loạn thần cấp thường có các biểu hiện, rối loạn ý thức( đi từ u ám đến
bán hơn mê, hơn mê, mê sảng , lú lẫn...) có thể có hội chứng kích động giống
động kinh( hội chứng ảo giác cấp).
- Có thể có vài hội chứng bịa truyện: korasakop nhất thời cảm xúc khơng ổn
định( dễ khóc lóc, dễ bủng lổ thơ bạo) hội chứng tâm thầm thực tổn... nếu bệnh
lý kéo dài.
- Tùy từng bệnh lý cơ thể mà triệu chứng lâm sàng có thể tiến triển theo
những quy định riêng biệt, có các triệu chứng cơ thể kèm theo và nhất là các
triệu chứng cận lâm sàng nhiều khi có giá trị cho chẩn đốn sớm.
- Đôi khi ngưỡng dung nạp các thuốc an thần kinh thấp trong khi các triệu
chứng phụ nhất là các triệu chứng ngoại tháp, lú lẫn....lại xuất hiện sớm và
nặng... cũng là sự gợi ý đến một căn nguyên thực tổn nằm bên dưới các triệu
chứng loạn thần.
5.4. Phân biệt bệnh tâm thân phân liệt với các trạng thái nhiễm độc chất ma
túy hay đang cai chất ma túy:
Những người nghiện chất ma túy nhất là nghiện thuốc phiện hay các chất
dạng thuốc phiện, nghiện rượu...cũng có thể bị rối loạn tâm thần, nhiều khi là
những trạng thái loạn thần rõ rệt cần phải dược phân biệt với bệnh tâm thần

phân liệt. Các triệu chứng đặc trưng cần chú ý đến rối loạn tâm thần do rượu
hoặc ma túy
- Có một tiền sử (nhiều khi khá dài) sử dụng rượu hay chất ma túy.
- Có các biểu hiện của hội chứng nghiện chất.
- Có biểu hiện hội chứng cai (tùy thuộc vào từng loại chất và liều dùng trước
khi cai)
- Xét nghiện có chất ma túy trong máu và nước tiểu.
- Các triệu chứng loạn thần xuất hiện trong hoặc ngay sau khi sử dụng chất
ma túy, thay đổi tùy theo chất ma túy và nhân cách người bệnh thường là các ảo
giác sinh động, hiện tượng nhận nhầm, khích động tâm thần vận động hoặc sợ
hãi mãnh liệt, ngơ ngác, sững sờ... các triệu chứng này xuất hiện nhất thời,
không hệ thống, mất đi trong vài ngày, đến vài tháng.
- Cịn có thể gập triệu chứng qun thực tổn, biến đổi nhân cách dưới dạng
vô cảm, mất sáng kiến, có xu hướng khơng tự săn sóc bản thân hay nghi kỵ,
ghen tng, mất khả năng tự kiềm chế, có hành vi thô bạo, bủng nổ ( nhất là do
rượu)

18


5.5. Phân biệt tâm thân phân liệt các rối loạn có các triệu chứng của tâm
thần phân liệt.
5.5.1.Với rối loạn phân liệt:
- Khơng có các triệu chứng đặc trưng rõ nét của bệnh tâm thần phân liệt ( ảo
thanh ra lệnh, ảo thanh phát ra từ các cơ quan nội tạng của bệnh nhân, tri giác
hoang tưởng, tâm thần tự động hoang tưởng bị chi phối , bị kiểm tra...)
- Có các rối loạn cảm xúc, tác phong, tư duy mang tính thiếu hịa hợp, các rối
loạn ám ảnh, nghi bệnh, loạn cảm giác sbanrtheer, ảo tưởng, giải thể nhân cách...
tiến triển mãn tính từ 2 năm trở lên.
5.5.2. Rối loạn thần cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt:

- Có các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh tâm thần
phân liệt...
- Xong bệnh khởi đầu cấp diễn (trong vịng 2 tuần) có các yếu tố stress kết
hợp. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt, chỉ tồn tại dưới dạng 1 tháng và
bệnh thường khỏi hồn tồn trong vịng 2 đên 3 tháng.
5.5.3. Rối loạn thần cấp giống tâm thần phân liệt:
- Khởi đầu cấp diễn ( 2 tuần hay ngắn hơn)
- Các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
nhưng xuất hiện và tồn tại dưới một tháng.
6. Nguyên nhân bệnh Tâm thần phân liệt:
6.1. Các yếu tố di truyền:
Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất
và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có
lẽ chiếm ưu thế là mơ hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó
có căn nguyên sinh học, được thúc đẩy bởi các yếu tố di truyền mặc dù vẫn còn
những tranh cãi quyết liệt của những người đi theo các nguyên nhân môi trường.
Bằng chứng liên quan đến các yếu tố di truyền đã được xem xét kĩ và hầu như
không có ai phản đối. Những nghiên cứu về di truyền trước đây cho thấy nguy
cơ bị tâm thần phân liệt trong số những người có quan hệ huyết thống với “ca”
được xác định liên quan đến mức độ gen chung.
Những nghiên cứu này cũng cho thấy có sự liên quan một phần về di
truyền ở tâm thần phân liệt. Tuy vậy khi các bằng chứng cho thấy trong các gia
đình có xuất hiện tâm thần phân liệt thì điều đó cũng khơng có nghĩa là do
ngun nhân di truyền. Với những người có quan hệ gần gũi thì có nghĩa là họ
cũng chia sẻ mơi trường giống nhau và có thể bị ảnh hưởng hành vi của nhau
6.2. Cơ chế sinh học:
6.2.1. Giả thuyết dopamin

19



Rất nhiều nghiên cứu thần kinh hướng đến xác định những nguyên
nhân tâm thần phân liệt được thực hiện trên những người được cho là tâm
thần phân liệt. Điều này có thể gây ra những cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên
nó cũng đặt ra những vấn đề quan trọng trong việc lí giải các cứ liệu.
Johnstone (2000) cho rằng bất kì một cứ liệu nào về sự khác biệt thần kinh
giữa người bị tâm thần phân liệt với những người khơng bị đều chưa thể nói
đó là ngun nhân. Hơn thế nữa, những sự khác biệt này cịn có thể được giải
thích bởi thuốc và/hoặc stress do các ảo giác sống động hay các hoang tưởng
mạnh mẽ kéo dài.
Mặc dù có những ý kiến như vậy song vẫn có nhiều mơ hình sinh học về
tâm thần phân liệt được đưa ra.
6.2.2. Dư thừa dopamine
Nhằm mở rộng giả thuyết dopamine, Liberman và cs. (1990) cho rằng
khởi nguồn pha đầu tiên của tâm thần phân liệt có thể là tăng hoạt hố
dopaminergic dẫn đến các triệu chứng dương tính. Tuy nhiên hoạt tính
dopamine tiếp tục tăng q mức thì lại dẫn đến thoái hoá các nơ ron trong hệ
thống dopamine và dẫn đến hạ thấp quá mức hoạt tính dopamine, do vậy làm
xuất hiện các triệu chứng âm tính.
6.3. Nhiễm virus:
Có những bằng chứng chắc chắn cho thấy trẻ sinh vào mùa đơng có nguy
cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn so với mùa hè (Torrey và cs. 1997).
Người ta cũng chưa rõ tại sao lại như vậy. Tuy nhiên phỏng đoán được nhiều
người chấp nhận là tổn thương nơ ron do virus mà các bệnh do virus thường gặp
trong mùa đông. Jones và Cannon (1998) cũng đưa ra những bằng chứng để
chứng minh cho giả thuyết này. Các tác giả đã nhận thấy trong số những trẻ bị
nhiễm vi virus, tỉ lệ xuất hiện tâm thần phân liệt sau này cao gấp 5 lần so với
những người không bị nhiễm.
6.4. Mang thai và tai biến sản khoa:
Mang thai và tai biến sản khoa cũng có thể gây ra những tổn thương vi thể

của não và làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt. Siêu phân tích 11 nghiên
cứu về khía cạnh này, Geddes và cs. (1999) so sánh số liệu trên 700 trẻ, những
người sau này bị tâm thần phân liệt, với 835 người nhóm chứng. Một số biến
chứng sản khoa có liên quan với vấn đề này là: cân nặng, đẻ non, phải can thiệp
hoặc nuôi trong lồng kính, thiếu oxy và vỡ ối sớm.
6.5. Lạm dụng chất:
Các chất kích thích có thể gây ra trạng thái loạn thần tạm thời và thúc đẩy sự
thuyên giảm của một trạng thái loạn thần (Satel và Edell, 1991). Bằng chứng về

20


sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ tâm thần phân liệt đã được phát hiện trong một
nghiên cứu kéo dài 15 năm của Andreasson và cs. (1987) trên 45.000 người
Thuỵ Điển. Những người sử dụng cần sa ở tuổi 18 trở lên phải vào viện với chẩn
đoán tâm thần phân liệt nhiều hơn những người không sử dụng.
6.7. Các yếu tố tâm lí xã hội:
Tỉ lệ tâm thần phân liệt cao nhất là ở tầng lớp xã hội bên dưới. Enton và cs.
(1989) đã tính tốn rằng những cá nhân ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp có nguy
cơ bị tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần so với nhóm cao nhất. Fox (1990) đã
phân tích các tư liệu thu thập qua nhiều năm và những kết quả nghiên cứu cho
giả thuyết về hậu quả xã hội. Như vậy dường như vị thế kinh tế-xã hội thấp là
nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt hơn là hậu quả của nó
7. Triệu chứng và phân loại bệnh tâm thần phân liệt:
Các triệu chứng của bệnh TTPL vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp và
luôn biến đổi. Tuy nhiên đại đa số các nhà tâm thần học đều thống nhất chia các
triệu chứng của bệnh TTPL thành 2 nhóm:
7.1. Triệu chứng âm tính:
Là các triệu chứng biểu hiện sự tiêu hao mất mát trong các hoạt động tâm
thần, sự mất tính tồn vẹn, tính thống nhất trong các hoạt động tâm thần. Triệu

chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt và bao gồm hai biểu hiện
chính:
- Tính thiếu hồ hợp và tự kỷ.
- Sự giảm sút thế năng tâm thần.
Việc xếp tính thiếu hồ hợp vào nhóm triệu chứng âm tính được đại đa số
các nhà tâm thần học thừa nhận, song cũng còn một số tranh cãi. Theo Jackson
thì thực chất các triệu chứng dương tính là kết quả của hiện tượng thốt ức chế
và nó được biểu hiện như sự lệch lạc hay cường điệu các chức năng mà bình
thường được kiểm sốt và dựa vào các tiêu chuẩn đó thì các triệu chứng thiếu
hồ hợp, dị kì được xếp vào nhóm triệu chứng dương tính. Ơng cũng cho rằng:
các triệu chứng âm tính là biểu hiện của sự tan rã các quá trình hoạt động cấp
cao của vỏ não và các triệu chứng đó được coi là triệu chứng âm tính ngun
phát (hay triệu chứng âm tính thiếu sót). Theo Crow: những triệu chứng âm tính
như cảm xúc san bằng, ngơn ngữ nghèo nàn là sự phản ánh cấu trúc giải phẫu
bất thường của hệ thần kinh như sự giãn rộng các não thất và sự teo vỏ não.
Motokhop cũng cho rằng các triệu chứng thiếu sót trong bệnh là do quá trình teo
não lan toả ngay từ đầu.
7.2. Triệu chứng dương tính:

21


Là biến đổi rất đa dạng phong phú của các hoạt động tâm thần xuất hiện
trong quá trình bị bệnh: như hoang tưởng, ảo giác, ám ảnh, tâm thần tự động,
cơn hưng cảm, cơn trầm cảm..
Với sự phức tạp trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh TTPL, cho đến nay đã
có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại bệnh TTPL, theo bảng phân loại
bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi của TCYTTG
(1992), trong đó bệnh TTPL được đặt mã số F20 và chia thành 09 thể tuỳ theo
biểu hiện lâm sàng, cụ thể như sau:

- TTPL thể paranoid (F20.0).
- TTPL thể Thanh xuân (F20.1).
- TTPL thể căng trương lực (F20.2).
- TTPL thể không biệt định (F20.3).
- TTPL thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4).
- TTPL thể di chứng (F20.5)
- TTPL thể đơn thuần (F20.6).
- TTPL các thể khác (F20.8).
- TTPL không biệt định (F20.9).
Kèm theo mỗi bảng phân loại là các tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho bệnh
TTPL và cho từng thể.
8.Tiêu chuẩn chẩn đốn:
8.1. Chẩn đốn xác định:
Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán theo quan điểm cổ điển và hiện đại. Song
phổ biến nhất hiện nay là chẩn đoán dựa vào triệu chứng theo tổ chức y tế thế
giới và của hiệp hội tâm thần Mỹ.
8.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức y tế thế giới (ICD-10)
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD-10 là sự kết hợp hài hòa
giữa các trường phái tâm thần hiện đại với nhau và các trường phái tâm thần học
cổ điển. Nó phản ánh tương đối đầy đủ nhất các khuynh hướng tương đối và
truyền thống chủ yếu về tâm thần học trên thế giới. Bao gồm:
- Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát
thanh.
- Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ rệt với
vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay
cảm giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng.

22



- Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo
luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất hiện từ một bộ
phận nào đó của thân thể.
- Các hoang tưởng dai dẳng khác khơng thích hợp về mặt văn hóa và hồn
tồn khơng thể có được như tính đồng nhất về tơn giáo hay chính trị hoặc những
khả năng và quyền lực siêu nhân (ví dụ: có khả năng điều khiển thời tiết hoặc
đang tiếp xúc với những người của thế giới khác).
- Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thống qua
hay chưa hồn chỉnh, khơng có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý
tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng.
- Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy khơng liên quan hay
lời nói khơng thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.
- Tác phong căng trương lực như kích động, giữ ngun dáng, uốn sáp, phủ
định, khơng nói hay sững sờ.
- Các triệu chứng âm tính như vơ cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp
ứng cảm xúc cùn mịn hay khơng thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay
giảm sút hiệu xuất lao động, phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do trầm
cảm hay thuốc an thần gây ra.
- Biến đổi thường xun và có ý nghĩa về chất lượng tồn diện của tập tính cá
nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải
suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
Yêu cầu chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD-10 là:
- Phải có ít nhất một triệu chứng rõ ràng hoặc phải có hai triệu chứng hay
nhiều hơn nữa (nếu triệu chứng ít rõ ràng) thuộc vào nhóm từ 1 đến 4 (kể trên)
- Nếu là các nhóm từ 5 đến 9 (kể trên) thì phải có ít nhất là hai nhóm triệu
chứng.
- Thời gian của các triệu chứng phải tồn tại ít nhất là một tháng hay lâu hơn.
- Khơng được chẩn đốn tâm thần phân liệt nếu có các triệu chứng trầm cảm
hay hưng cảm mở rộng xuất hiện trước các triệu chứng nói trên.
- Khơng được chẩn đốn tâm thần phân liệt khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh

nhân đang ở trong trạng thái nhiễm độc ma túy.
- Khơng được chẩn đốn tâm thần phân liệt khi có bệnh động kinh và các
bệnh tổn thương thực thể não.

23


8.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL của hội tâm thần học Mỹ:
Đối với bệnh tâm thần phân liệt, các tác giả Mỹ đã tập hợp các triệu chứng
thành 6 nhóm giúp cho chẩn đốn xác định bệnh bao gồm:
Nhóm A:
Có ít nhất một trong các biểu hiện sau đây:
- Ý tưởng hoang tưởng kỳ lạ (nội dung vô lý rõ rệt, khơng có các cơ sở thực
tế như bị chi phối, tư duy bị bộc lộ, tư duy bị áp đặt).
- Ý tưởng hoang tưởng tự cao, tôn giáo, hư vô hay các ý tưởng hoang tưởng
khác.
- Ý tưởng hoang tưởng truy hại, ghen tuông kết hợp với ảo giác bất cứ loại
nào.
- Ảo thính giác trong đó có tiếng nói thường xun bình phẩm tác phong hay
ý nghĩ của đối tượng hoặc trong đó có hai hay nhiều tiếng nói của đối tượng
khác nói chuyện với nhau.
- Ảo thính giác xuất hiện nhiều lần, nội dung khơng hạn chế vào một hay hai
lời nói và khơng có liên quan rõ ràng với một trạng thái trầm cảm hay khoái
cảm.
- Tư duy rời rạc, liên tưởng lỏng lẻo rõ rệt, tư duy không logic, nội dung tư
duy nghèo nàn rõ rệt. Nếu các hiện tượng trên có kèm theo ít nhất một trong các
triệu chứng sau đây.
+ Cảm xúc cùn mịn hay khơng phù hợp.
+ Các ý tưởng hoang tưởng và ảo giác.
+ Tác phong rối loạn nặng hoặc căng trương lực.

Nhóm B:
suy giảm các hoạt động thơng thường của con người như lao động, quan hệ
xã hội, tự săn sóc cho các nhân mình.
Nhóm C:
- Thời hạn của các triệu chứng thường xun có ít nhất là sáu tháng trong
một giai đoạn nào đó và trong đời sống hiện tại vẫn còn một số triệu chứng.
- Sáu tháng bao gồm một pha hoạt động trong đó có một trong các triệu
chứng thuộc nhóm A+ và có hoặc khơng có tiền chứng hay di chứng.

24


- Pha tiền chứng là sự giảm sút rõ rệt các chức năng tâm thần trước pha hoạt
động mà không thể gán cho một bệnh tâm thần nào. Cụ thể cần có ít nhất là hai
triệu chứng sau.
- Pha di chứng: Là sự tồn tại các triệu chứng rối loạn tâm thần sau một pha
hoạt động mà không thể gán cho một bệnh tâm thần nào. Cụ thể cần có ít nhất là
2 triệu chứng trong số các triệu chứng sau đây:
+ Cách ly khỏi xã hội hoặc sống thu mình lại
+ Có Hadicap (sự thua thiệt, thiệt thịi) tâm thần rõ như học kém.
+ Tác phong kỳ dị.
+ Vệ sinh kém, thiếu sự săn sóc bản thân trầm trọng.
+ Cảm xúc cùn mịn hay khơng phù hợp.
+ Lời nói tán phổ rộng, nội dung mơ hồ, chế biến quá mức, hoặc chi li quá
mức.
+ Ý tưởng lạ lùng hay kỳ dị hoặc tư duy thần bí.
+ Nhận cảm khơng bình thường, ảo tưởng thường hay quay đi, quay lại.
Cụ thể cách tính thời gian như sau:



6 tháng có tiền chứng + 1 tuần pha hoạt động



Khơng có tiền chứng + 6 tháng có một trong các triệu chứng ở
nhóm A.



Khơng có tiền chứng + hai tuần có một triệu chứng ở nhóm A + 6
tháng có di chứng

Nhóm D:
Nếu có hội chứng trầm cảm hoặc hưng cảm thì nó phải xuất hiện sau và ngắn
hơn các rối loạn tâm thần khác.
Nhóm E:
Pha tiền chứng hay pha hoạt động đều phải xuất hiện trước tuổi 45.
Nhóm F:
Bệnh cảnh lâm sàng xuất hiện không do một rối loạn tâm thần thực thể hoặc
các rối loạn tâm căn khác tạo nên.
Chú ý: Nếu đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt nhưng khơng đủ
thời gian sáu tháng thì gọi là rối loạn tâm thần dạng phân liệt.

25


×