Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Công tác chăm sóc người bệnh suy tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện a thái nguyên 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.77 KB, 30 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HỒN

CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SUY TIM
TẠI KHOA NỘI – TIM MẠCH BỆNH VIỆN A
THÁI NGUYÊN 2016
Chuyên ngành: Điều dưỡng nội

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HỒN

CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SUY TIM
TẠI KHOA NỘI – TIM MẠCH BỆNH VIỆN A
THÁI NGUYÊN 2016
Chuyên ngành: Điều dưỡng nội

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I


Giảng viên hướng dẫn: TS.BS. Vũ Văn Thành

NAM ĐỊNH - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực hiện, tất cả các
số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Nếu
có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

NGUYỄN ĐỨC HOÀN


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH trường đại học Điều Dưỡng Nam
Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.BS. Vũ Văn Thành
Phó hiệu Trưởng Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định - người thầy đã tận tình
hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sỹ và điều dưỡng tại Khoa Nội Tim mạch
Bệnh viện A Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện chuyên đề.
.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06/2016
Học viên

NGUYỄN ĐỨC HOÀN


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1. MỤC TIÊU ........................................................................................................ 2
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 3
2.1.Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3
2.1.1. Định nghĩa .................................................................................................... 3
2.1.3. Triệu chứng ................................................................................................... 4
2.1.4. Phân độ suy tim ............................................................................................. 6
3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN
A THÁI NGUN .................................................................................... 14
3.1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh suy tim tại bệnh viện A Thái Nguyên
năm 2016 .................................................................................................... 14
3.1.1. Theo dõi người bệnh hàng ngày khi nằm viện .............................................. 15
3.1.2. Thực hiện y lệnh thuốc ................................................................................ 16
3.1.3. Hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi................................................................. 16
3.1.4. Hướng dẫn người bệnh tập luyện .................................................................. 17

3.1.5. Hướng dẫn chế độ ăn hàng ngày .................................................................. 17
3.1.6. Chăm sóc tổng hợp cho người bệnh suy tim................................................. 18
3.1.7. Hướng dẫn cho người bệnh sau khi ra viện .................................................. 19
3.2. Những ưu điểm và tồn tại ............................................................................... 19
3.2.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 19
3.2.2. Nhược điểm ................................................................................................. 19
3.2.3. Nguyên nhân................................................................................................ 19
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................... 20
5. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 22


iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Ảnh 3.1.Tập thể khoa nội – tim mạch ........................................................... 14
Ảnh 3.2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn ............................................................. 15
Ảnh 3.3. Hướng dẫn người bệnh uống thuốc ................................................ 16
Ảnh 3.4. Hướng dẫn người bệnh nằm nghỉ ngơi ........................................... 17


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


BTM

Bệnh tim mạch

HA
HATT

Huyết áp
Huyết áp tâm thu

HATTR

Huyết áp tâm trương

BD

Biệt dược

NB
CSNBTD

Người bệnh
Chăm sóc người bệnh toàn diện.

TH

Tuần hoàn


1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một gánh nặng lớn của cộng đồng. Bệnh có tỉ lệ mắc và mắc mới
tăng lên theo tuổi trên toàn thế giới [11]. Tại Mỹ, hiện nay ước tính có khoảng 5
triệu người được chẩn đốn suy tim, và hàng năm có thêm khoảng 550.000 trường
hợp suy tim mới mắc. Tại Châu Âu, hiện nay có khoảng 15 triệu người mắc suy
tim, tần suất hiện mắc của suy tim trong dân số 2-3%. Nó ảnh hưởng chủ yếu đến
khoảng 6-10% người trên 65 tuổi [13]. Ở người bệnh>70 tuổi, tỷ lệ này tăng cao
lên đến 10-20%[5]. Suy tim cịn là ngun nhân chính làm người già mắc suy tim
phải nằm viện và tái nhập viện [14]. Nó được báo cáo là tỉ lệ nằm viện tăng lên từ
877.000 đến 1.106.000 năm 2006, và tăng 171% tại Mỹ [4]. Ở Việt Nam, theo
thống kê của bộ y tế năm 2005, tỷ lệ mắc và tử vong của các BTM là 6,77% và
20,68% [7]. Tổng số người bệnh nhập Viện Tim mạch Việt Nam đã tăng một cách
rõ rệt trong những năm gần đây (từ 7.046 người bệnh năm 2003 lên đến 10.821
người bệnh vào năm 2007) tức là tăng 53,5% số người bệnh nhập viện trong vịng
5 năm [9].
Ngồi việc ảnh hưởng tới sức khỏe, tàn tật và tử vong, năm 2005 chi phí tiêu
tốn cho BTM khoảng 394 tỷ USD, trong đó 242 tỷ USD dành cho chăm sóc y tế và
152 tỷ USD do mất khả năng lao động vì tàn tật hoặc tử vong [18].
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim, nhưng tỷ lệ tử vong do suy tim
vẫn còn khá cao. Để giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao sức khỏe cho người bệnh suy
tim bên cạnh việc điều trị của bác sĩ thì cơng tác chăm sóc người bệnh suy tim đóng
một vai trị quan trọng. Quy trình chăm sóc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người
bệnh suy tim. Hàng ngày điều dưỡng viên đi buồng để nhận định tình trạng hiện tại
cũng như các vấn đề sức khỏe của người bệnh, phối hợp thực hiện thuốc, hay cấp
cứu đưa người bệnh suy tim ra khỏi tình trạng khó thở. Nhẹ nhàng ân cần giúp
người bệnh giảm bớt lo lắng, tin tưởng vào điều trị. Tất cả những điều trên đều
hướng tới cải thiện sức khỏe cho người bệnh suy tim.
Bệnh viện A Thái Nguyên là bệnh viện Đa khoa hạng I. Tại khoa Nội - tim
mạch điều dưỡng đã thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh suy tim tuy nhiên

chưa được thống nhất nên chất lượng còn chưa cao. Nhằm nâng cao hiệu quả chăm
sóc người bệnh suy tim và đưa ra những đề xuất phù hợp chúng tôi tiến hành
chuyên đề:


2

“ Cơng tác chăm sóc người bệnh suy tim tại Khoa Nội-tim mạch bệnh viện
A Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh suy tim tại Khoa Nội-tim
mạch bệnh viện A Thái Nguyên năm 2016.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh suy tim
tại Khoa Nội-tim mạch bệnh viện A Thái Nguyên.


3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Định nghĩa [1], [5]
Đã có rất nhiều định nghĩa của suy tim trong vòng 50 năm qua. Trong những
năm gần đây, hầu hết các định nghĩa suy tim đều nhấn mạnh cần phải có sự hiện
diện của: triệu chứng cơ năng của suy tim và dấu hiệu thực thể của tình trạng ứ dịch
trên lâm sàng.
Theo Trường Mơn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC): “Suy tim là một hội chứng lâm
sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim,
dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống
máu (suy tim tâm thu)”.
Trong phần lớn các trường hợp suy tim, người bệnh sẽ có biểu hiện của tình

trạng cung lượng tim thấp (chẳng hạn như: mệt, khó thở khi gắng sức) hoặc tình
trạng q tải tuần hoàn gây ra sung huyết phổi và phù ngoại vi (tĩnh mạch cổ nổi,
gan to, chân phù).
Theo Hội Tim Mạch Châu Âu: “Suy tim là một hội chứng mà người bệnh
phải có các đặc điểm sau: các triệu chứng cơ năng của suy tim (mệt, khó thở khi
gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi); các triệu chứng thực thể của tình trạng ứ dịch (xung
huyết phổi hoặc phù ngoại vi); và các bằng chứng khách quan của tổn thương thực
thể hoặc chức năng của tim lúc nghỉ”
Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo
nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi nghỉ ngơi.
2.1.2. Nguyên nhân [1], [5]
Suy tim trái: Tăng huyết áp động mạch, hở hay hẹp van động mạch chủ đơn
thuần hay phối hợp, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng, các
bệnh cơ tim, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rung nhĩ
nhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát thất, blốc nhĩ thất hoàn toàn, hẹp eo động mạch
chủ, tim bẩm sinh, còn ống động mạch, thông liên thất.
Suy tim phải: Hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất, tiếp đến là bệnh
phổi mạn như: Hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế quản, nhồi
máu phổi gây tâm phế cấp. Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh tim bẩm sinh
như hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất giai đoạn


4

muộn,viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tổn thương van 3 lá, ngồi ra một số ngun
nhân ít gặp như u nhầy nhĩ trái. Trong trường hợp tràn dịch màng ngoài tim và co
thắt màng ngoài tim, triệu chứng lâm sàng giống suy tim phải nhưng thực chất là
suy tâm trương.
Suy tim toàn bộ: ngoài 2 nguyên nhân trên dẫn đến suy tim tồn bộ, cịn gặp
các ngun nhân sau: bệnh cơ tim giãn, suy tim toàn bộ do cường giáp trạng, thiếu

Vitamine B1, thiếu máu nặng
2.1.3. Triệu chứng [1], [5]
2.1.3.1.Suy tim trái
Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng:
Có 2 triệu chứng chính: Khó thở và ho. Khó thở là triệu chứng thường gặp
nhất. Lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau từng cơn, có khi khó thở đột ngột, có khi
khó thở tăng dần; ho hay xảy ra vào ban đêm khi người bệnh gắng sức, ho khan, có
khi có đờm lẫn máu.
- Triệu chứng thực thể:
+ Khám tim: Nhìn thấy mỏm tim lệch về phía bên trái, nghe được tiếng thổi
tâm thu nhẹ ở mỏm do hở van 2 lá cơ năng.
+ Khám phổi: Nghe được ran ẩm ở 2 đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim
có thể nghe được nhiều ran rít, ran ngáy.
+ Huyết áp: HATT bình thường hay giảm, HATTr bình thường.
Cận lâm sàng
- X quang: Phim thẳng tim to, nhất là các buồng tim trái, nhĩ trái lớn hơn trong hở
2 lá, thất trái giãn với cung dưới trái phồng và dày ra, phổi mờ nhất là vùng rốn phổi.
- Điện tâm đồ: Tăng gánh tâm trương hay tâm thu thất trái. Trục trái, dày thất trái.
- Siêu âm tim: Kích thước buồng thất trái giãn to, siêu âm còn cho biết được
chức năng thất trái và nguyên nhân của suy tim trái như hở van động mạch chủ...vv.


5

Thăm dị huyết động: Nếu có điều kiện thơng tim, chụp mạch đánh giá chính
xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.
2.1.3.2.Suy tim phải
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng: khó thở nhiều hay ít tùy theo mức độ suy tim, khó thở

thường xun, nhưng khơng có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái. Xanh tím
nhiều hay ít tùy nguyên nhân và mức độ của suy tim phải.
Triệu chứng thực thể : Chủ yếu là ứ máu ngoại biên với gan to, bờ tù, mặt
nhẵn, ấn đau tức, điều trị tích cực bằng trợ tim và lợi tiểu gan nhỏ lại, hết điều trị
gan to ra gọi là “gan đàn xếp”, nếu gan bị ứ máu lâu ngày gan không nhỏ lại được
gọi là “xơ gan tim” với gan bờ sắc, mật độ chắc. Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan
tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450. Áp lực tĩnh mạch trung ương và tĩnh mạch ngoại biên
tăng cao.
- Phù: Phù mềm lúc đầu ở 2 chi dưới về sau phù tồn thân, có thể kèm theo cổ
trướng, tràn dịch màng phổi. Tiểu ít 200-300ml/ 24giờ.
- Khám tim: Ngoài các dấu hiệu của nguyên nhân suy tim, ta cịn nghe nhịp
tim nhanh, có khi có tiếng ngựa phi phải, thổi tâm thu ở ổ van 3 lá do hở van 3 lá cơ
năng hậu quả của dãn buồng thất phải. Huyết áp tâm thu bình thường, huyết áp tâm
trương tăng.
Cận lâm sàng
- X quang: Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp van động mạch phổi có đặc
điểm lá phổi sáng, cịn lại các nguyên nhân suy tim phải khác trên phim thẳng phổi
mờ, cung động mạch phổi giãn, mỏm tim hếch lên do thất phải giãn. Trên phim
nghiêng trái mất khoảng sáng sau xương ức.
- Điện tâm đồ: Trục phải, dày thất phải.
- Siêu âm tim: Thất phải giãn to, tăng áp động mạch phổi.
- Thăm dò huyết động: Tăng áp lực cuối tâm trương thất phải, áp lực động
mạch chủ thường tăng.


6

2.1.3.3.Suy tim toàn bộ
Bệnh cảnh suy tim phải thường trội hơn. Người bệnh khó thở thường xun,
phù tồn thân, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên, áp lực tĩnh mạch tăng cao, gan to nhiều,

thường có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm
trương tăng, Xquang tim to tồn bộ, điện tâm đồ có thể dày cả 2 thất.
2.1.4. Phân độ suy tim
2.1.4.1. Theo Hội Tim Mạch New York: Chia làm 4 độ:
Độ 1: Người bệnh có bệnh tim nhưng khơng có triệu chứng cơ năng, hoạt
động thể lực vẫn bình thường.
Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt
động thể lực.
Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn
chế hoạt động thể lực.
Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân
nghỉ ngơi.
2.1.4.2. Phân độ suy tim mạn theo Trần Đỗ Trinh & Vũ Đình Hải
- Suy tim độ 1: Khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan không to.
- Suy tim độ 2: Khó thở khi đi lại với vận tốc trung bình, khi đi phải ngừng lại
để thở, phù nhẹ, gan chưa to hoặc to ít, 2cm dưới bờ sườn. Phản hồi gan tĩnh mạch
cổ (+) ở tư thế 450
- Suy tim độ 3: Khó thở nặng hơn hoặc giảm đi, phù toàn thân, gan > 3cm
dưới sườn, mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450, điều trị gan nhỏ lại
hoàn toàn.
- Suy tim độ 4: Khó thở thường xuyên, người bệnh phải ngồi dậy để thở, gan
>3cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị không đáp ứng hoặc nhỏ lại ít.
2.1.5. Điều trị suy tim
Một số thuốc điều trị suy tim:
* Thuốc trợ tim :
- Tác dụng: Làm cho tim đập mạnh, chậm và đều hơn.
- Thuốc thường dùng:


7


+ Digoxin: Ống tiêm 0,5 mg
Viên uống 0,25 mg
Liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ
+ Lanatosid C ( Cedilanide , Isolanid ):
Ống tiêm 0,4 mg
Viên uống 0,25 mg
Liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Lưu ý: Thuốc dễ gây độc đặc biệt là làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền
hoặc loạn nhịp tim nên không được dùng kéo dài, tràn lan.
* Thuốc lợi tiểu:
- Tác dụng: Thải muối và nước làm giảm bớt ứ trệ tuần hoàn.
- Thuốc thường dùng:
+ Nhóm thải trừ Kali:
Furosemit: Ống tiêm 0,02 gam. Viên uống 0,04 gam
Hypothiazit: Viên uống 0,025 gam.
+ Nhóm không thải trừ Kali:
Spironolacton (BD: Aldacton , Diatensec…) viên uống 50 mg, 75 mg hoặc
100 mg.
- Lưu ý: Khi dùng lợi tiểu thải trừ Kali phải đề phòng hạ Kali máu và bù Kali
cho người bệnh. Nên dùng thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ vì đái đêm.
* Thuốc giãn mạch:
- Tác dụng: Gây giãn các tĩnh mạch (làm giảm tiền gánh cho tim) hoặc giãn
các động mạch (làm giảm hậu gánh cho tim) hoặc cả hai.
- Thuốc thường dùng:
+ Nhóm Nitrat:
Risordan viên 5 mg.
Lenitral viên 2,5 mg.
+ Nhóm ức chế men chuyển:
Captopril viên 25 mg; 50 mg

Enalapril viên 5 mg; 10 mg ( BD: Renitec, Ednyt...)
Perindopril viên 4 mg ( BD: Coversyl )


8

- Lưu ý: Thuốc gây hạ huyết áp, không nên dùng ở người bệnh suy tim có
huyết áp tâm thu quá thấp (dưới 90 mmHg).
2.1.6. Chăm sóc[2]
2.1.6.1.Nhận định chăm sóc:
Hỏi bệnh
- Phát hiện các triệu chứng cơ năng: khó thở, ho, khạc ra đờm máu, trạng thái
tinh thần, ăn uống, đại tiểu tiện.
- Tiền sử bệnh: thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và những đáp ứng của
cơ thể khi dùng thuốc
Thăm khám
- Quan sát:
+ Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân
+ Kiểu thở, nhịp thở
+ Xem người bệnh có phù khơng: nhìn mi mắt, mắt cá chân
- Khám
+ Đếm mạch, nghe nhịp tim, tiếng tim
+ Đo nhiệt độ, huyết áp
Tham khảo hồ sơ bệnh án
Kết quả điện tim, kết quả X quang, y lệnh điều trị…
2.1.6.2.Chẩn đoán chăm sóc:
Từ các thơng tin thu được qua nhận định chăm sóc, các chẩn đốn chăm sóc
chính ở người bệnh suy tim có thể là:
- Giảm cung lượng tim (giảm tưới máu tổ chức) do giảm chức năng bơm của tim.
(Dựa vào các dấu hiệu: Mệt nhọc, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp tim, HA tâm

thu giảm, đái ít …)
- Giảm trao đổi khí ở phổi do ứ huyết ở phổi.
(Dựa vào các dấu hiệu: Khó thở nhanh, nơng, tím, ran ẩm ở phổi…)
- Tăng tích dịch trong cơ thể do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên.
(Dựa vào các dấu hiệu: Tăng cân đột ngột hoặc phù, tĩnh mạch cổ nổi to, gan
to, áp lực tĩnh mạch tăng )
- Người bệnh thiếu kiến thức về bệnh và không biết cách tự chăm sóc.


9

2.1.6.3.Lập kế hoạch chăm sóc:
Các mục tiêu cần đạt được là:
- Người bệnh sẽ cải thiện được tưới máu tổ chức.
- Người bệnh sẽ cải thiện được trao đổi khí ở phổi.
- Người bệnh sẽ đạt được trạng thái cân bằng dịch (giảm ứ trệ TH ngoại biên).
- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh và biết cách tự chăm sóc.
2.1.6.4.Thực hiện chăm sóc:
* Cải thiện tưới máu tổ chức bằng các biện pháp:
- Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức.
(Tuy nhiên cần khuyên NB vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng
tắc mạch)
- Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim.
(Chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc)
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch
(Chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc).
* Cải thiện trao đổi khí ở phổi bằng các biện pháp :
- Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi.
- Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên
người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

- Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu. Chú ý cho NB uống vào buổi sáng để tránh
mất ngủ do đái đêm. Theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu và khuyến khích người
bệnh ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali.
- Cho người bệnh thở oxy khi có y lệnh.
* Đảm bảo trạng thái cân bằng dịch, giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên bằng các biện
pháp:
- Khuyến khích người bệnh nằm nghỉ nhiều.
- Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu (chú ý bù Kali).
- Khuyên người bệnh không ăn mặn, hạn chế nước uống.
- Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.
* Giáo dục sức khoẻ:


10

- Giáo dục cho người bệnh hiểu về suy tim bao gồm nguyên nhân gây suy tim,
các biểu hiện của suy tim và cách điều trị suy tim.
- Loại bỏ tất cả các hoạt động gắng sức (nếu là phụ nữ thì khơng sinh đẻ khi đã
suy tim). Tránh hoặc hạn chế đến mức tối đa các sang chấn.
- Thuyết phục người bệnh điều trị suy tim suốt đời theo đơn của thầy thuốc.
- Thuyết phục người bệnh duy trì chế độ ăn hạn chế muối suốt đời, nên ăn bữa
nhỏ, nhiều bữa, chọn thức ăn dễ tiêu, không dùng các chất kích thích tim mạch
(thuốc lá, bia, rượu...).
- Cần đến thầy thuốc khám ngay khi thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau:
+ Khó thở nhiều.
+ Tăng cân đột ngột.
+ Ho kéo dài.
+ Đau ngực.
+ Thay đổi tần số tim từ 20 lần / phút trở lên.
2.1.6.5.Đánh giá chăm sóc:

Người bệnh có đạt được các mục tiêu chăm sóc đã đề ra khơng?
- Cải thiện được tưới máu tổ chức?
Dựa vào: NB đỡ mệt, HA tâm thu ở mức bình thường, tần số và nhịp tim về
bình thường, lượng nước tiểu tăng...
- Cải thiện được trao đổi khí:
Dựa vào: NB đỡ hoặc hết khó thở, đỡ hoặc hết tím, hết ran ẩm ở phổi...
- Đạt được cân bằng dịch:
Dựa vào: NB giảm cân, hết phù, gan thu nhỏ lại...
- NB tuân thủ chế độ điều trị suốt đời theo hướng dẫn của thầy thuốc.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăm sóc người bệnh suy tim trên thế giới
Cơng tác chăm sóc người bệnh hết sức quan trọng và được xem như là vai trò
cơ bản của người điều dưỡng. Benner và Wubel (1989) phát biểu rằng: “Chăm sóc
là trung tâm của tất cả các hoạt động điều dưỡng có hiệu quả”. Jen Watson cho
rằng: “Thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dưỡng”. Trong việc chăm sóc
sức khoẻ, người điều dưỡng phải chịu trách nhiệm cho tất cả các phương diện của
quy trình chăm sóc.


11

Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu về cơng tác chăm sóc người bệnh suy
tim. Người điều dưỡng dựa vào quy trình chăm sóc bao gồm các bước nhận định,
chẩn đoán, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá. Trong q trình chăm sóc,
điều dưỡng thu thập các thông tin chủ quan và dữ liệu khách quan về vấn đề sức
khỏe đang còn tồn tại trên người bệnh dựa trên các dấu hiệu của người bệnh suy tim
sau đó phân tích, giải thích để đưa ra các chẩn đốn chăm sóc. Điều dưỡng xác định
mục tiêu, lập kế hoạch can thiệp để đạt được các mục tiêu đó. Các biện pháp can
thiệp điều dưỡng được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người bệnh và
được làm trong giai đoạn thực hiện kế hoạch của q trình chăm sóc. Kết quả sẽ

được đánh giá trong giai đoạn đánh giá [17].
Các hoạt động chăm sóc đối với người bệnh suy tim bao gồm: Theo dõi dấu
hiệu sinh tồn, thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, cho người bệnh uống thuốc và
thở oxy khi khó thở, phối hợp với bác sỹ cung cấp thơng tin về bệnh cho người
bệnh và gia đình [17]. Tất cả các hoạt động đó cần được dựa trên các nguyên tắc
đạo đức [21], [20].
Việc thực hiện một kế hoạch chăm sóc cho người bệnh suy tim thành cơng
phụ thuộc vào sự tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh và gia đình. Theo kết quả
nghiên cứu của Ghali et al trên người da đen, trung bình mỗi năm người bệnh phải
nhập viện 3 lần do không tuân thủ chế độ thuốc điều trị [14]. Không tuân thủ thuốc
và chế độ ăn điều trị là nguyên nhân chính của nhiều đợt suy tim. Suy tim có thể
được ngăn chặn và hạn chế quá trình tiến triển của bệnh bằng biện pháp giúp người
bệnh tuân thủ kế hoạch chăm sóc và điều trị [23].
Trong suy tim trái, cung lượng tim giảm điều này ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh
tồn của người bệnh; vì vậy, điều dưỡng phải theo dõi dấu hiệu sinh tồn và ghi lại
những thay đổi nếu có, thơng báo những bất thường cho bác sĩ điều trị [17].
Để cải thiện sự co bóp cơ tim và cung lượng tim. Thuốc điều trị như Digitalis,
Digoxine[10],[12],[19]. Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như Furosemide: Để tăng cường
việc loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và làm như vậy, để ngăn chặn dấu
hiệu phù toàn thân như phù phổi [10], [12],[19]. Điều dưỡng theo dõi tác dụng
không mong muốn và khả năng đáp ứng của người bệnh khi uống thuốc [22].


12

Giáo dục sức khỏe là việc làm hàng ngày, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và chế
độ ăn hợp lý giúp người bệnh suy tim cải thiện sức khỏe. Theo nghiên cứu gần đây
của Serxner và cộng sự nhấn mạnh tới chương trình giáo dục, tư vấn về chế độ ăn
và hướng dẫn tập thể dục cho người bệnh suy tim mức độ nhẹ và vừa, giúp người
bệnh cải thiện sức khỏe[22].

Một nghiên cứu can thiệp của Kathleen L. Gradyet và cộng sự. Nhà nghiên
cứu gửi tài liệu 4 lần trong khoảng thời gian 12 tuần. So sánh nhóm được nhận tài
liệu với nhóm chăm sóc bình thường thì thấy giảm 51% tổng số người bệnh phải
nhập viện đồng thời giảm chi phí nằm viện, vì bệnh suy tim khi họ tuân thủ chế độ
ăn hạn chế muối [16].
2.2.2. Tình hình chăm sóc người bệnh suy tim ở Việt Nam
Trong q trình điều trị cơng tác điều dưỡng chăm sóc cũng vơ cùng quan
trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng kế
họach phù hợp sát với tình trạng người bệnh là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết
quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh. Chăm sóc người
bệnh tồn diện được đưa vào thực hiện trong các bệnh viện nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc cho người bệnh. Tuy nhiên, theo Thạc sỹ Nguyễn Bích Lưu một số
bệnh viện thành lập Ban chỉ đạo CSNBTD; nhưng ban này chưa hoạt động thường
xuyên, hoặc chưa thực sự thực hiện mà giao phó việc triển khai CSNBTD cho
phòng Điều dưỡng của bệnh viện. Tại Chỉ thị 05/2003/BYT-CT, Bộ Y tế đã yêu cầu
các bệnh viện xoá bỏ mơ hình phân cơng chăm sóc theo cơng việc, nhưng cho tới
thời điểm khảo sát (7/2009) vẫn còn 16% bệnh viện vẫn đang thực hiện mơ hình
chăm sóc theo công việc với lý do là thiếu nhân lực [4].
Ngày 26/01/2011 Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn
cơng tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện” đánh dấu một cột
mốc quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh tồn diện tại các bệnh viện.
Thơng tư 07 được hồn thiện, có nghĩa là người điều dưỡng phải thực hiện hết 12
nhiệm vụ quy định trong Thông tư: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm
sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục
hồi chức năng; Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc


13

và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và

người bệnh tử vong; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; Theo dõi, đánh giá người
bệnh; Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh; Ghi chép hồ sơ bệnh án [6].
Theo nghiên cứu của Trần Viết Thắng và Phan Thị Tuyết tất cả các quy trình
chăm sóc điều dưỡng đều được thực hiện tốt; tỷ lệ thực hiện đúng các quy trình điều
dưỡng đạt 80-90%. Tỷ lệ người bệnh hài lòng với thái độ phục vụ và chất lượng
chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đạt 75,2% và công tác vệ sinh là 62,4
% [8].
Trong cơng tác chăm sóc tồn diện thì người điều dưỡng phải luôn dự báo
trước, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người bệnh bởi vì do bệnh tật mà người
bệnh có những nhu cầu nhiều khi khơng được thỏa mãn, đó là cần sự giúp đỡ, chăm
sóc họ, cung cấp các điều kiện, để người bệnh được thỏa mãn các yêu cầu cơ bản
của mình.
Sức khỏe của người bệnh là mục đích mà người cán bộ y tế hướng tới. Trong
công tác khám chữa bệnh, nhiều cơ sở y tế nâng cao khẩu hiệu “Lấy người bệnh
làm trung tâm”, “ Lương y như từ mẫu”. Nhiều cơ sở y tế cử cán bộ đi học nhằm
nâng cao nghiệp vụ chun mơn, bên cạnh đó rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thông
qua giảng dạy, học tập 12 điều y đức.
Ở bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Ngun. Người bệnh suy tim được
chăm sóc tồn diện, từ việc theo dõi chỉ số sinh tồn, hướng dẫn uống thuốc đúng
quy định, chọn những thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh. Tư vấn sau khi ra
viện về tuân thủ chế độ thuốc, hoạt động thể lực cũng như chế độ ăn. Những điều
này góp phần vào sự hài lòng của người bệnh khi khám và điều trị tại bệnh viện.
Hàng tháng điều dưỡng tham gia giáo dục sức khỏe về kiến thức tự chăm sóc cho
bản thân người bệnh suy tim, do đó đã làm thay đổi hành vi không đúng ảnh hưởng
tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, q trình tự chăm sóc bản thân đã không
được hầu hết người già suy tim học và hiểu một cách thấu đáo [3].


14


3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN A
THÁI NGUN
3.1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh suy tim tại bệnh viện A Thái
Nguyên năm 2016
Bệnh viện A Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hạng I. Khoa nội-tim mạch
được thành lập ngày 19/3/2007 theo quyết định số 25/QĐ-SYT. Khoa hiện có 32
cán bộ, trong đó có 8 Bác sĩ (một bác sỹ chuyên khoa II, một bác sĩ chuyên khoa I
và 2 thạc sĩ), 24 Điều dưỡng (03 cử nhân điều dưỡng, 03 cao đẳng điều dưỡng, 14
trung cấp điều dưỡng).

Ảnh 3.1.Tập thể khoa nội – tim mạch
Dưới sự lãnh đạo của Trưởng khoa, khoa đã thực hiện tốt các chức năng
nhiệm vụ của mình như: Khám và điều trị nội trú các bệnh thuộc chuyên khoa Tim
mạch như tăng huyết áp, suy tim, đột quỵ, các rối loạn nhịp tim, bệnh mạch máu
ngoại biên và các bệnh thuộc nội tiết như Đái tháo đường, Basedow. Siêu âm
Doppler tim chẩn đoán cho tất cả các người bệnh của phòng khám và các chuyên
khoa khác trong Bệnh viện để phục vụ chẩn đoán và điều trị, làm và đọc điện tim
cấp cứu, khám chuyên khoa tim mạch cho các người bệnh cần phẫu thuật ở các
khoa hệ ngoại trong toàn viện, tham gia giảng dạy và là cơ sở đào tạo cho sinh viên
trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên


15

Nhằm nâng cao chất lượng khám điều trị, chăm sóc cho người bệnh đặc biệt
là người bệnh suy tim là những người đang hàng ngày đối mặt với khó khăn mà
bệnh tật mang lại. Tại khoa đã và đang thực hiện mơ hình chăm sóc theo đội:
- Điều dưỡng gồm: điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng đội, điều
dưỡng chăm sóc.

- Bác sĩ
- Sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng.
- Người bệnh, người nhà của người bệnh.
Hàng ngày đội chăm sóc đi đến từng buồng bệnh để nhận định tình trạng hiện
tại. Ghi chép những khó khăn, vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh,
sau đó đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm trở lại
với cuộc sống hàng ngày. Đối với người bệnh suy tim, điều dưỡng tại khoa đã và
đang thực hiện cơng tác chăm sóc đó là:
3.1.1. Theo dõi người bệnh hàng ngày khi nằm viện
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn được điều dưỡng ở khoa thực hiện sáng, chiều.
Dấu hiệu sinh tồn gồm theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Ảnh 3.2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn


16

Theo quan sát 100% điều dưỡng ở khoa thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
Chỉ có 71,5% điều dưỡng theo dõi lượng nước tiểu.
3.1.2. Thực hiện y lệnh thuốc
Trong vấn đề chăm sóc, cho người bệnh uống thuốc theo y lệnh, đúng liều
lượng đúng thời gian sẽ giúp người bệnh chóng lành bệnh đồng thời hạn chế được
tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Thuốc điều trị cho người bệnh suy tim
được bác sĩ kê đơn vào hồ sơ bệnh án sau khi khám bệnh. Tham khảo hồ sơ bệnh án
và nhận định dấu hiệu. Điều dưỡng tại khoa thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày. Theo
quan sát 100% điều dưỡng thực hiện 5 đúng để hạn chế sai sót. Hơn nữa, khi cho
người bệnh uống thuốc điều dưỡng giải thích tác dụng và tác dụng khơng mong
muốn giúp người bệnh yên tâm

Ảnh 3.3. Hướng dẫn người bệnh uống

thuốc
3.1.3. Hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi
Suy tim là bệnh cần phải nghỉ ngơi, hạn chế gắng sức, tùy theo mức độ bệnh
điều dưỡng đã hướng dẫn cách tập luyện phù hợp cho người bệnh. Phần lớn người


17

bệnh đang điều trị tại khoa là bệnh nặng chỉ nằm tại giường nên tỷ lệ người bệnh
được hướng dẫn nghỉ ngơi tại giường là 80,5% giảm hoạt động gắng sức là 36,5%
do điều dưỡng bỏ sót. Khi người bệnh khó thở điều dưỡng hướng dẫn người bệnh
nằm đầu cao để giảm khó thở cho người bệnh

Ảnh 3.4. Hướng dẫn người bệnh nằm nghỉ
ngơi
3.1.4. Hướng dẫn người bệnh tập luyện
Tất cả người bệnh đều được hướng dẫn tập luyện. Số người bệnh dược hướng
dẫn xoa bóp các chi là 100% do tình trạng của bệnh suy tim. Người bệnh suy tim
thường có kèm phù nên cần kê hai chân để máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, 100%
người bệnh đều được hướng dẫn về vấn đề này.
3.1.5. Hướng dẫn chế độ ăn hàng ngày
Ngoài việc điều trị thuốc, chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng. Nếu xây dựng
khẩu phần ăn không tốt sẽ làm bệnh nặng thêm nhất là trong trường hợp suy tim
nặng, chế độ ăn nhạt là hết sức quan trọng, suy tim càng nặng thì lượng muối vào
cơ thể càng hạn chế. Ăn nhiều hoa quả có nhiều Kali như chuối, hạn chế uống nước
khi có suy tim nặng. Khi được hỏi về hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh


18


suy tim. Điều dưỡng trả lời chung chung là người bệnh suy tim phải ăn nhạt và chưa
có điều dưỡng nào hướng dẫn một chế độ ăn cụ thể. Dưới đây là thực đơn cho
người bệnh suy tim độ 1- 2

3.1.6. Chăm sóc tổng hợp cho người bệnh suy tim
Vệ sinh thân thể để tạo sự thoải mái cho người bệnh, đồng thời loại bỏ được
các ổ nhiễm trùng, đề phòng sự lây lan, nhất là những người bệnh bị bệnh phổi kèm
theo, cơ thể suy kiệt. Tuy nhiên vệ sinh thân thể cho người bệnh tại khoa vẫn là
công việc mà người nhà đang làm.
Động viên tinh thần là một trong những chăm sóc rất cần thiết cho người bệnh,
tinh thần thoải mái, khi đó người bệnh mới nhanh được lành bệnh. Ở khoa do người
bệnh quá đông, áp lực cơng việc lớn vì vậy điều dưỡng qn đi việc động viên tinh
thần cho người bệnh.
Cung cấp thông tin cho người bệnh về bệnh suy tim là rất cần thiết, điều
dưỡng phải có nhiệm vụ cung cấp thơng tin về bệnh trong giới hạn cho phép để
người bệnh biết được cách phịng và chăm sóc. Do số lượng người bệnh q đơng
mà nhân lực điều dưỡng ít nên một số điều dưỡng chưa làm tốt công việc này.


×