BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ THỦY
CƠNG TÁC CHĂM SĨC VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH RỐI
LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I
Nam Định, tháng 9 năm 2017
1
2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN THỊ THỦY
CƠNG TÁC CHĂM SĨC VÀ QUẢN LÝ
NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP
VÀ NHẤT THỜI
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỚP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. MAI THỊ LAN ANH
NAM ĐỊNH - 2017
3
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa I, tôi
xin chân thành cảm ơn Ths. Mai Thị Lan Anh, giảng viên trường Đại học Điều
Dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và hướng dẫn tơi rất tận tình trong suốt thời gian tơi
thực hiện chuyên đề này.
Xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tâm thần kinh - Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định, các cán bộ y tế trong 10 khoa lâm sàng của Bệnh
viên Tâm thần Trung ương I đã giúp đỡ chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý
báu trong thời gian học tập và làm chuyên đề này.
Xin được cảm ơn các bạn trong lớp chuyên khóa 1, khóa 4 đã cùng vai sát
cánh với tơi để hoàn thành tốt chuyên đề này.
Xin được cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thơng cảm và
tạo điều kiện cho tôi được thăm khám, tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm
túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 15 tháng 9 năm 2017
Người làm báo cáo
Nguyễn Thị Thủy
5
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 10
I. Cơ sở lý luận............................................................................................... 10
1. Khái niệm, lịch sử các quan niệm và phân loại bệnh .............................. 10
2. Một vài đặc điểm dịch tễ của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời............ 16
3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sinh ................................................... 17
4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần cấp và nhất thời ........................... 19
5. Cận lâm sàng .......................................................................................... 25
6. Chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp và nhất thời ........................................ 25
7. Điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời ............................................. 26
8. Chăm sóc người bệnh RLLT .................................................................. 34
II. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC VÀ QUẢN LÝ
NGƯỜI BỆNH RLLT CẤP VÀ NHẤT THỜI TẠI BVTTTW I ....................... 39
I. Tổng quan về bệnh viện Tâm thần trung ương I.......................................... 39
1. Sự hình thành và phát triển của bệnh viện tâm thần trung ương I ........... 39
2. Các loại hình dịch vụ của BVTTTW I. ................................................... 39
3. Công tác điều trị, chăm sóc người bệnh điều trị tự nguyện. .................... 39
II. Thực trạng cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất
thời tại BVTTTW I. ...................................................................................... 40
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI
BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI ................................ 46
1. Đối với nhân viên y tế ................................................................................ 46
2. Đối với gia đình người bệnh....................................................................... 47
6
3. Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở................................................................ 47
4. Đối với Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ................................................ 48
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ............................................................................... 49
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn loạn thần (RLLT) cấp và nhất thời được ghi ở mục F23 trong
bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về rối loạn tâm thần và hành vi (ICD –
10), được định nghĩa là những rối loạn hình thành và khởi phát cấp, khơng đáp
ứng tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt (TTPL). Phân loại này được Tổ chức Y tế
Thế giới sử dụng để thay thế cho một loạt các chẩn đoán trong các Bảng phân
loại bệnh tâm thần ở một số quốc gia như: “Loạn thần chu kỳ” của tâm thần học
Đức; “Cơn hoang tưởng cấp” của tâm thần học Pháp; “Loạn thần tâm sinh” hoặc
“Loạn thần phản ứng” của tâm thần học các nước Bắc Âu; “Rối loạn loạn thần
ngắn” của tâm thần học Mỹ…Theo ICD – 10, rối loạn này được chia thành các
thể khác nhau tùy theo trong bệnh cảnh lâm sàng triệu chứng nào chiếm ưu thế và
tùy theo diễn biến của rối loạn (thời gian khởi phát, thời gian loạn thần…).
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy: RLLT cấp và nhất thời chiếm tỷ
lệ từ 4 đến 7% tổng số bệnh nhân loạn thần không thực tổn và rối loạn cảm xúc
nằm viện. Rối loạn thường khởi phát cấp tính, nhiều trường hợp chỉ trong một vài
ngày; các biểu hiện trong giai đoạn toàn phát chủ yếu là các hoang tưởng (100%),
ảo giác (75%), rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong… Các triệu chứng
thay đổi nhanh trong ngày hoặc từng ngày, diễn biến nhanh, thường khỏi hồn
tồn, bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động xã hội và nghề nghiệp như trước
khi bị bệnh. Tuy nhiên, 40 – 50% trường hợp tái phát sau giai đoạn loạn thần đầu
tiên, trong đó 20 – 30% các trường hợp tái phát thay đổi chẩn đoán thành tâm thần
phân liệt, rối loạn cảm xúc…
Ở nước ta, kể từ khi áp dụng IDC-10, thực tế cho thấy chuẩn đoán RLLT
cấp và nhất thời ngày càng tăng lên ở các cơ sở điều trị tâm thần. Song song với
nó là những khó khăn trong chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh như là: Giường
bệnh quá tải, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, điều trị, chăm sóc và
quản lý người bệnh, nguồn nhân lực cịn thiếu. Sự hiểu biết về quy trình chăm
sóc và quản lý người bệnh của một số điều dưỡng viên còn chưa được tốt.
8
Những tồn tại và khó khăn trên dẫn đến những hậu quả của việc chăm sóc
điều dưỡng khơng tốt như: Bệnh nhân trốn viện, thời gian điều trị kéo dài gây tốn
kém thêm kinh phí, nguy cơ rủi ro nghề nghiệp đối với điều dưỡng còn cao như
điều dưỡng bị bệnh nhân gây thương tích, cịn có bệnh nhân tử vong. Theo thống
kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, năm 2016 số người bệnh có rối loạn
loạn thần cấp và nhất thời nằm điều trị nội trú là 3,35% trên tổng số bệnh nhân
điều trị nội trú của bệnh viện. Đi kèm với số bệnh nhân phải nằm điều trị ngày
càng tăng thì cơng tác chăm sóc cho người bệnh cũng phải được đi đơi.
Bên cạnh đó, cơng tác chăm sóc của điều dưỡng trong q trình điều trị
RLLT cấp và nhất thời có những đặc điểm riêng so với các bệnh lý tầm thần
khác. Nhu cầu chăm sóc đối với người bệnh RLLT cấp và nhất thời rất phức tạp,
do các triệu chứng về thể chất và tâm thần, trên nhân cách đặc thù của người
RLLT cấp và nhất thời. Để có thể chăm sóc tốt người bệnh RLLT cấp và nhất thời,
cần phải nắm rõ qui trình diễn biến của bệnh, đặc điểm riêng, cũng như nhu cầu
chăm sóc theo từng đối tượng, đồng thời phải xây dựng kế hoạch chuyên biệt.
Tại bệnh viện Tâm thần Trung ương I cơng tác chăm sóc người bệnh đã
được quan tâm . Đã có các quy trình chăm sóc bệnh nhân trầm cảm, bệnh nhân
tâm thần phân liệt, bệnh nhân có ý tưởng tự sát... nhưng quy trình chăm sóc bệnh
nhân RLLT cấp và nhất thời vẫn chưa được xây dựng cụ thể. Vì vậy, để khám
phá thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh RLLT cấp và nhất thời và từ đó
đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao cơng tác chăm sóc chun biệt đối
với người bệnh Rối loạn loạn thần (RLLT) cấp và nhất thời tại bệnh viện Tâm
thần Trung ương I, thì chuyên đề: “Cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh
có rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại bệnh viện Tâm thần Trung ương I”
là thực sự cấp thiết. Chuyên đề được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Thực trạng cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh có rối loạn loạn
thần cấp và nhất thời tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý người
bệnh có rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm, lịch sử các quan niệm và phân loại bệnh
1.1. Khái niệm
EyH. Chia các rối loạn loạn thần thành hai nhóm: các loạn thần cấp tính và
các trạng thái ảo giác mạn tính. Theo tác giả các loạn thần cấp tính gồm: các
trạng thái loạn thần trầm cảm và hưng cảm, các cơn hoang tưởng - ảo giác cấp,
bàng hoàng – giống mê mộng, sảng và lú lẫn.
Một số tác giả khác nhận thấy: từ khi có quan niệm đầu tiên phân đơi các
rối loạn loạn thần thành mất trí sớm mà sau này là tâm thần phân liệt và loạn thần
hưng trầm cảm, sau này là rối loạn cảm xúc, điều đáng chú ý là một số các rối
loạn loạn thần cấp không thể xếp vào mục nào trong các mục nói trên. Một số
quan niệm có tính chất “quốc gia” như: “loạn thần chu kỳ” của trường phái tâm
thần học Đức, “cơn hoang tưởng cấp” của trường phái tâm thần học Pháp, “ loạn
thần tâm sinh” hay “loạn thần phản ứng” của trường phái tâm thần học các nước
Bắc Âu, “tâm thần phân liệt tiên lượng tốt” hay “tâm thần phân liệt hồi phục” của
trường phái tâm thần học Mỹ, “loạn thần không điển hình” của trường phái tâm
thần học Nhật Bản… đã minh chứng cho thực tế này.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu quy mô cấp đa quốc gia do Tổ chức Y tế Thế
giới khởi xướng từ năm 1979 đã đưa ra bằng chứng về sự không đồng nhất giữa
các rối loạn loạn thần không thực tổn và loạn thần không rối loạn cảm xúc. Các
nỗ lực nhằm xác định các rối loạn loạn thần “Phân liệt khơng điển hình” này đã
dẫn đến sự hình thành mục chẩn đốn rối loạn loạn thần cấp và nhất thời trong
ICD – 10 (mục F23) ra đời vào năm 1992 rối loạn này có đặc điểm sau:
- Khởi đầu cấp: là một sự biến đổi từ một trạng thái hồn tồn bình thường
sang một trạng thái loạn thần rõ rệt trong vòng hai tuần hay ngắn hơn.
- Các hội chứng điển hình được chọn lựa trước tiên là trạng thái biến đổi
nhanh chóng và khác nhau ở đây gọi là “đa dạng” được xem là nổi bật với các
10
triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác
phong… thứ đến là các triệu chứng phân liệt điển hình.
- Có sang chấn tâm lý kết hợp: các triệu chứng loạn thần đầu tiên xuất hiện
trong vòng hai tuần sau một hay nhiều sự kiện được xem như là gây sang chấn
cho đa số người trong hồn cảnh tương tự. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp
khơng có sang chấn tâm lý kết hợp. Thơng thường bệnh khỏi hồn tồn trong
vịng một vài tháng, có trường hợp vài ngày đến vài tuần.
Có thể dựa vào những khác biệt về đặc điểm khởi phát bệnh và biểu hiện
các triệu chứng trong giai đoạn toàn phát để xác định các thể lâm sàng nhỏ hơn.
Hai trong số các thể này được đặc trưng bằng sự biển đổi nhanh của các triệu
chứng, trạng thái lo âu, cảm xúc không ổn định và các triệu chứng vận động.
Những thể này được gọi là “loạn thần cấp đa dạng”. Trong q trình thiết lập
mục chuẩn đốn rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, Tổ chức Y tế Thế giới đã cố
gắng dung hòa các quan niệm khác nhau của các trường phái tâm thần học trên
thế giới, bao gồm: Cơn hoang tưởng khơng hoặc có các triệu chứng của tâm thần
phân liệt; Loạn thần chu kỳ không hoặc có các triệu chứng của tâm thần phân
liệt; Tâm thần phân liệt cấp; Bệnh loạn thần mê mộng; Phản ứng Paranoid; Loạn
thần tâm sinh.
1.2. Lịch sử các quan niệm và phân loại bệnh
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là chẩn đoán được đưa vào Bảng Phân
loại Bệnh Quốc tế lần thứ 10 về rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10) từ năm
1992. Tuy nhiên các rối loạn loạn thần cấp được đề cập trong đó lại được biết đến
từ lâu trong các bảng phân loại bệnh tâm thần của nhiều nước và của một số
trường phái tâm thần học trên thế giới.
1.2.1. Cơn hoang tưởng cấp
Cơn hoang tưởng cấp hoặc loạn thần hoang tưởng cấp là chuẩn đoán theo
phân loại bệnh của tâm thần học Pháp, song rất ít được đề cập tại Đức và Anh –
Mỹ. Năm 1886 Magnan và Legrain đã đưa ra khái niệm “Cơn hoang tưởng cấp”
hoặc “Cơn hoang tưởng nhất thời” để miêu tả một trạng thái rối loạn loạn thần
11
cấp tính mà nổi bật là các hoang tưởng trong bệnh cảnh. Bonhoeffer đưa ra tên
“Thể loạn thần ngoại sinh”. Sau đó có nhiều tên được đưa ra: loạn thần ảo giác
cấp, loạn thần thoái triển cấp, mà hiện nay không được sử dụng nữa. Năm 1955
Ey H. và các tác giả khác sau này đã miêu tả chi tiết lâm sàng rối loạn này với
các đặc điểm:
- Khởi phát đột ngột như “một tia chớp giữa trời xanh”
- Hoang tưởng, ảo giác đa dạng bất kỳ loại nào.
- Ý thức mù mờ kết hợp với sự không ổn định về cảm xúc.
- Hồi phục nhanh chóng, hồn tồn.
- Có thể tái phát.
Năm 1987 Pull và Pichot đưa ra tiêu chuẩn chuẩn đốn cơn hoang tưởng
cấp có tính chặt chẽ hơn.
A. Các hoang tưởng có đặc điểm:
1. Rối loạn khởi phát đột ngột, ít nhất là 48 giờ
2. Hoang tưởng đa dạng
3. Hoang tưởng khơng có hệ thống
B. Đảo lộn về tâm thần, không mất định hướng về không gian và thời gian;
có ít nhất ba đặc điểm sau:
- Thay đổi một cách nhanh chóng từ phản ứng cảm xúc này sang phản ứng
cảm xúc khác như chuyển từ lo âu sang giận dữ.
- Thay đổi một cách nhanh chóng từ hành vi tác phong này sang hành vi
tác phong khác như từ kích động sang bất động.
- Thay đổi về tri giác hoặc ý thức về bản thân hoặc/và tri giác sai thực tại.
C. Các triệu chứng thuộc nhóm A và B trở lại trạng thái trước khi bị bệnh
trong khoảng thời gian dưới hai tháng.
D. Khơng có tiền sử các rối loạn loạn thần (cảm xúc hoặc không cảm xúc),
trừ trường hợp đó là một hoặc nhiều cơn hoang tưởng cấp.
E. Trạng thái loạn thần không phải do nguyên nhân thực tổn, nghiện rượu
hoặc lạm dụng chất.
12
F. Trạng thái loạn thần không phải do cơn hưng cảm hay trầm cảm.
Bệnh xảy ra một cách tự nhiên hoặc phản ứng với sang chấn tâm lý; không
phải là bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó đến nay, chẩn đoán này tồn tại độc lập
trong bảng phân loại bệnh tâm thần của Pháp.
Tâm thần phân liệt khởi đầu cấp cũng có thể bắt đầu bằng cơn hoang tưởng
cấp, nhưng có khác biệt với cơn hoang tưởng cấp là thời gian khởi đầu dài hơn,
hoang tưởng ít đa dạng hơn, hội chứng tâm thần tự động rõ ràng hơn.
1.2.2. Loạn thần chu kỳ
Loạn thần chu kỳ là chuẩn đoán theo phân loại bệnh của tâm thần học Đức.
Sự ra đời của khái niệm “loạn thần chu kỳ” xuất phát từ thuật ngữ “loạn thần
khơng điển hình” trong loạn thần nội sinh của Kraepelin (năm 1923). Tác giả coi
đây là một loại loạn thần khơng được xếp vào mất trí sớm hoặc loạn thần hưng
trầm cảm. Sau đó có một số tác giả cho rằng có thể có một nhóm bệnh độc lập
trong loạn thần nội sinh ngoài bệnh tâm thần phân liệt và bệnh loạn thần hưng
trầm cảm, chính vì vậy khái niệm “loạn thần chu kỳ” đã ra đời.
Thuật ngữ “loạn thần chu kỳ” đã được Kleist K. giới thiệu vào năm 1924,
và được Wernicke mô tả dưới hai dạng: “loạn thần vận động” và “loạn thần lo
âu”. Sau này Leonnhard cho rằng đây là một hội chứng loạn thần nội sinh với các
đặc trưng: khởi phát đột ngột, bệnh cảnh là sự hỗn hợp các triệu chứng rối loạn
cảm xúc và tâm thần phân liệt. Theo tác giả loạn thần chu kỳ có ba dạng loạn
thần riêng biệt mà phổ biến là có tiến triển từng giai đoạn, thun giảm khơng có
triệu chứng di chứng và lưỡng cực. Đó là các dạng: loạn thần lo âu – hưng cảm,
loạn thần vận động tăng động – mất động tác, loạn thần lú lẫn kích động – chậm
chạp vận động.
Theo Perris đây là rối loạn có khởi phát đột ngột, hầu như không liên quan
đến sang chấn tâm lý, tiên lượng tốt song nguy cơ tái phát cao, cảm xúc dao động.
Tiêu chuẩn chuẩn đoán loạn thần chu kỳ theo định nghĩa của Perris và
Brokington:
13
1. Là một tình trạng loạn thần cấp tính, khơng liên quan đến việc sử dụng
hay lạm dụng bất kỳ loại thuốc hay chấn thương não nào, xảy ra lần đầu tiên ở
những đối tượng có độ tuổi trong khoảng từ 15 đến 50.
2. Tình trạng này khởi phát đột ngột với sự biến đổi từ trạng thái còn
khỏe mạnh ban đầu nhanh chóng trở thành loạn thần hồn tồn trong vòng vài
giờ hay phần lớn là chỉ vài ngày.
3. Phải có ít nhất bốn trong các mục sau:
A. Lú lẫn các mức độ, phần lớn biểu hiện bối rối, lúng túng hay hoang mang
B. Hoang tưởng các loại không phù hợp với cảm xúc, thường gặp nhất là
có nội dung bị truy hại.
C. Ảo giác các loại, thường liên quan đến chủ đề cái chết.
D. Biểu hiện lo âu sợ hãi tràn ngập, chắc chắn không liên quan đến các
tình huống, hồn cảnh cụ thể.
E. Cảm giác hạnh phúc ngây ngất say đắm, phần lớn màu sắc tôn giáo.
F. Các rối loạn vận động có thể là mất động tác hay tăng động biểu hiện
chủ yếu trên nét mặt.
G. Có mối liên quan đặc biệt đến cái chết.
H. Khí sắc không ổn định về cơ bản và không đủ rõ rệt để có thể chuẩn
đốn được là một rối loạn cảm xúc.
4. Khơng có sự kết hợp pha trộn về triệu chứng, mà trái lại triệu chứng
thay đổi thường xuyên trong suốt giai đoạn bệnh và cho thấy một tình trạng đặc
trưng với tính chất lưỡng cực.
1.2.3. Rối loạn dạng phân liệt
Được Langfeld mô tả ở Na-uy. Tác giả chia tâm thần phân liệt thành hai
nhóm: Một nhóm với tiên lượng nặng, đó là tâm thần phân liệt “chắc chắn” hoặc
“tiến triển”; một nhóm với tiên lượng tốt, đó là rối loạn dạng phân liệt.
Theo DSM – 4 và một số tác giả khác rối loạn dạng phân liệt có hai thể:
tiên lượng tốt và tiên lượng xấu. Các yếu tố tiên lượng tốt:
- Nhân cách tiền bệnh lý bình thường;
14
- Có yếu tố thúc đẩy; khởi phát đột ngột;
- Các triệu chứng không phải là tâm thần phân liệt mà là rối loạn cảm xúc;
- Trong giai đoạn toàn phát có rối loạn ý thức kiểu mù mờ và khơng có
biểu hiện cùn mịn cảm xúc.
1.2.4. Loạn thần tâm sinh
Loạn thần tâm sinh được đề cập đến trong các trường phái tâm thần truyền
thống ở Đức và Pháp. Thuật ngữ “loạn thần tâm sinh” bắt nguồn từ sommer và
Jaspers ở Đức, Magnan ở Pháp và Wimmer của Đan mạch được mơ tả vào năm
1916, đây là chuẩn đốn được sử dụng nhiều ở các nước Bắc Âu. Khái niệm loạn
thần tâm sinh gần gũi với khái niệm loạn thần phản ứng được sử dụng rộng rãi
hiện nay. Phần lớn những cơng trình nghiên cứu theo dõi dài sau giai đoạn rối
loạn ban đầu được thực hiện ở các nước Bắc Âu.
Đây là một dạng các loạn thần phản ứng (chiếm khoảng 20% trong các
trạng thái phản ứng). Paranoid phản ứng cũng là một thể trong mục “Loạn thần
phản ứng” của bảng phân loại của Liên Xô về bệnh tâm thần. Chuẩn đoán này
dùng để chỉ một trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính với các hoang tưởng, ảo
giác xảy ra sau sang chấn tâm lý mạnh.
1.2.5. Rối loạn loạn thần ngắn
Thể bệnh này được gọi là loạn thần phản ứng ngắn và nguyên nhân thường
là do các sang chấn tâm lý – xã hội, với khởi phát đột ngột ngay sau sang chấn
tâm lý (dưới hai tuần), lâm sàng có một hay nhiều các triệu chứng sau:
- Khởi bệnh cấp, thời gian cơn rối loạn dài hơn một ngày nhưng ngắn dưới
một tháng.
- Lâm sàng: xuất hiện các triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo
giác, rối loạn hình thức tư duy (tư duy khơng liên quan…) hoặc rối loạn hành vi
như kích động kiểu thanh xuân hay căng trương lực.
- Sau cơn rối loạn này người bệnh hồi phục gần như hồn tồn.
- Trong bệnh sử, khơng có các cơn rối loạn tâm thần được chuẩn đốn là
tâm thần phân liệt, phân liệt cảm xúc hay rối loạn cảm xúc với tính chất loạn
15
thần. Các rối loạn này không phải của rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,
nghiện ma túy, nghiện rượu và các bệnh thực tổn.
Rối loạn này được chia làm ba nhóm nhỏ: có sang chấn tâm lý rõ phù hợp
với định nghĩa của loạn thần phản ứng ngắn, không có sang chấn tâm lý rõ và
khởi phát sau đẻ.
* Tất cả các rối loạn kể trên đều có những điểm riêng biệt nhưng có chung
các đặc điểm sau:
- Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính: từ trạng thái tâm thần bình thường
sang trạng thái loạn thần trong vài ngày đến vài tuần.
- Biểu hiện lâm sàng đa dạng: hoang tưởng các loại, ảo giác các loại, các
rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong…
- Bệnh diễn biến nhanh trong khoảng một vài tháng, tiến triển thuận lợi.
- Xảy ra một cách tự nhiên hoặc kết hợp với sang chấn tâm lý.
Tuy nhiên, sự khác nhau chính giữa các rối loạn này là thời gian loạn thần:
rối loạn loạn thần ngắn là từ một ngày đến một tháng, còn loạn thần chu kỳ
khoảng vài tháng, cơn hoang tưởng cấp đến hai tháng, rối loạn loạn thần cấp và
nhất thời tới ba tháng tùy theo các thể.
Các đặc điểm lâm sàng của các rối loạn loạn thần cấp khác được mô tả ở
trên cũng tương tự như đặc điểm của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Rõ ràng
rối loạn loạn thần cấp và nhất thời (F23) trong ICD- 10 khơng phải là chuẩn đốn
thay thế của một trong các rối loạn kể trên, mà là một tập hợp các rối loạn loạn
thần cấp tính đó mặc dù khơng phải là tất cả. Chính vì vậy. rối loạn loạn thần cấp
và nhất thời được chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau, mà mỗi thể thay thế
cho một hay nhiều chuẩn đoán trên.
2. Một vài đặc điểm dịch tễ của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
2.1. Tỷ lệ mắc
Nghiên cứu của Singh S.P và cs (2004), cho thấy tỷ lệ mắc hằng năm (giai
đoạn loạn thần đầu tiên) là 3,9/100.000 dân số chung.
16
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp và nhất
thời ở bệnh viện: Pillmanm F. và cs (2003) nghiên cứu tại Đức, rối loạn loạn thần
cấp và nhất thời chiếm 4,1% tổng số rối loạn loạn thần không thực tổn và rối loạn
cảm xúc vào điều trị nội trú.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, trong
năm năm (1997 – 2001) có 270/2340 (chiếm 11,54%) bệnh nhân rối loạn loạn
thần cấp và nhất thời nhập viện.
Liên quan đến một số rối loạn loạn thần cấp khác cho thấy:
- Năm 1970, tại Pháp có 5% bệnh nhân tâm thần nhập viện với chẩn đoán
cơn hoang tưởng cấp. Peraud (1975) nhận thấy 4,5% bệnh nhân tâm thần bị cơn
hoang tưởng cấp.
- Theo Kaplan H.I tỷ lệ loạn thần phản ứng ngắn là 1,4/100.000 dân (1994).
2.2. Tuổi và giới
Theo một số tác giả trên thế giới tuổi khởi phát trung bình của RLLT
cấp và nhất thời khoảng từ 30 đến 35 và khẳng định gặp nhiều ở nữ giới.
Liên quan đến một số RLLT cấp khác: Các tác giả Pháp cho rằng cơn
hoang tưởng cấp thường gặp ở tuổi trẻ, giảm dần ở tuổi trung niên. RLLT chu kỳ
thường gặp ở giới nữ, tuổi khởi phát trong khoảng từ 15 đến 50 tuổi.
3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sinh
3.1. Vai trị của sang chấn tâm lý
Có nhiều tác giả thừa nhận sang chấn tâm lý có liên quan đến trạng thái rối
loạn loạn thần cấp:
Theo IDC – 10, có một tỷ lệ nhất định các rối loạn loạn thần cấp và nhất
thời kết hợp với sang chấn tâm lý. Các sự kiện gây sang chấn có thể là tang tóc,
mất mát tài sản lớn, sang chấn trong chiến đấu, bị khủng bố bị tra tấn; cũng có
thể là sự thất vọng trong cuộc sống lứa đôi. Các triệu chứng loạn thần đầu tiên
phải xuất hiện trong vòng hai tuần sau một hay nhiều sự kiện được xem như là
sang chấn.
17
Jorgensen P. và cs nhận định rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có liên
quan đến sang chấn tâm lý vừa và nhẹ.
Kaplan H.I. cũng nhận thấy sự kết hợp với sang chấn tâm lý trong rối loạn
loạn thần ngắn.
Các tác giả Pháp cũng khẳng định vai trò của sang chấn tâm lý trong cơn
hoang tưởng cấp. Nghiên cứu của các tác giả cho thấy 40 đến 50% bệnh nhân có
sang chấn tâm lý kết hợp.
Trong trạng thái hoang tưởng phản ứng, các sang chấn tâm lý thường
mạnh, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hoặc các đảo lộn
về tình cảm (thường gọi là sốc tâm lý). Có thể là một sang chấn hay nhiều sang
chấn tâm lý kết hợp gây bệnh.
3.2. Vai trò của nhân cách
Jorgensen P và cs (1996) khi nghiên cứu rối loạn loạn thần cấp và nhất
thời, cho thấy nhiều bệnh nhân có rối loạn nhân cách nhưng khơng có nét nhân
cách nào đặc hiệu cho bệnh.
Một số tác giả nhận thấy có một số nét nhân cách bất thường ở bệnh nhân
cơn hoang tưởng cấp hoặc rối loạn loạn thần ngắn như:
- Nét nhân cách nhậy cảm dễ bị tổn thương.
- Nét nhân cách dạng phân liệt (khép kín, khơng cởi mở, ít quan hệ…)
- Nét nhân cách phân ly: dễ xúc động, hay tưởng tượng, thích được quan
tâm, chiều chuộng…
- Nét nhân cách lo âu: hay lo lắng, chi ly, cầu toàn…
Ở trạng thái Paranoid phản ứng, bệnh nhân thường có những nét nhân cách
dễ xúc động, nóng nảy, bực tức, cảm xúc không ổn định.
3.3. Yếu tố gia đình
Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân rối loạn
loạn thần cấp và nhất thời có người thân bị rối loạn tâm thần. Có tác giả cho tỷ lệ
cao hơn: 32,5% bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có người thân bị rối
18
loạn tâm thần như rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, tâm thần phân liệt, rối loạn
cảm xúc, loạn thần không thực tổn không biệt định.
Nghiên cứu của Criquillon S. ở bệnh nhân cơn hoang tưởng cấp cho thấy
50% có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần.
4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
4.1. Đặc điểm lâm sàng chung
4.1.1. Đặc điểm giai đoạn khởi phát
Theo một số tác giả, Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời thường xuất
hiện nhanh, đột ngột: từ trạng thái tâm thần bình thường sang trạng thái loạn
thần trong vài ngày đến vài tuần, thậm chí trong vài giờ. Theo ICD-10, thời
gian khởi phát của rối loạn trong vòng hai tuần, nhiều trường hợp trong vòng
48 giờ. Các triệu chứng giai đoạn tiền khởi phát nghèo nàn, thô sơ và không
đặc hiệu: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ hay ngủ chập chờn dễ tỉnh giấc),
lo lắng nhiều, rối loạn khí sắc, thay đổi hành vi tác phong, mệt mỏi, đau đầu…
Các tác giả Pháp nhận thấy trong tâm thần phân liệt thể khởi đầu cấp,
cơn hoang tưởng xuất hiện từ từ hơn so với cơn hoang tưởng cấp và coi đây là
một trong những tiêu chuẩn để phân biệt giữa hai loại rối loạn này.
4.1.2. Đặc điểm giai đoạn toàn phát
* Các rối loạn về ngôn ngữ rất phong phú như: tư duy nhiều chủ đề;
bệnh nhân nói đầu gà đi vịt, thay đổi chủ đề. Tư duy phi tán: bệnh nhân nói
nhiều, nói liên tục… Tư duy chậm chạp, rời rạc, trả lời nhát gừng; tư duy
không liên quan hay gặp ở bệnh nhân có các triệu chứng của tâm thần phân
liệt. Khơng hiếm các trường hợp khơng nói hay nói một mình…
* Đặc điểm hoang tưởng: đây là triệu chứng hàng đầu, gặp ở gần 100%
bệnh nhân với nhiều chủ đề khác nhau. Hay gặp nhất là các hoang tưởng bị
theo dõi, bị truy hại; bệnh nhân sợ có người rình rập, theo dõi để làm hại mình
và gia đình mình. Hoang tưởng bị đầu độc, có bệnh nhân cho rằng người ta
làm hại bằng cách đầu độc, nên không dám ăn cơm, uống nước. Hoang tưởng
liên hệ cũng không phải hiếm gặp. Hoang tưởng này thường đi kèm với hoang
19
tưởng bị hại. Hoang tưởng tự cao: bệnh nhân cho rằng mình rất giàu sang, có
rất nhiều tiền bạc hoặc có tài năng đặc biệt. Nhiều bệnh nhân có hoang tưởng
kỳ quái như có khả năng làm thay đổi thời tiết, hơ mưa, gọi gió. Hoang tưởng
bị chi phối, bị xâm nhập hay gặp ở thể giống tâm thần phân liệt. Các hoang
tưởng như bị tội, được yêu ít gặp hơn.
Theo các tác giả thì chủ đề các hoang tưởng thường thay đổi nhanh theo
thời gian, có thể hơm nay hoang tưởng này, ngày mai lại hoang tưởng khác.
Hoang tưởng xuất hiện nhất thời, chủ đề thay đổi liên tục ở thể F23.0 và F23.1
còn xuất hiện liên tục và có hệ thống hơn ở thể F23.2 và F23.3.
* Các ảo giác: 70 – 80% bệnh nhân có ảo giác, thường gặp nhiều là ảo
thanh, tiếp đến là ảo thị, các loại ảo giác khác ít gặp hơn. Pommes B. Nhận
thấy phần lớn bệnh nhân có ảo giác, đặc biệt hay gặp là ảo thanh. Ảo thanh
có nhiều nội dung khác nhau như đe dọa, ra lệnh, đàm thoại, bình phẩm…
xuất phát từ bên ngoài cơ thể, từ một vị trí nhất định trong khơng gian. Trong
trạng thái Paranoid phản ứng thường gặp ảo thanh là tiếng nói trực tiếp với
bệnh nhân. Cockina nhận thấy ảo thanh thường liên quan đến sang chấn tâm
lý như: nghe lời nhạo báng đe dọa, nghe lời bàn bạc giết họ…Cũng có thể
gặp ảo thanh giả như: tiếng nói từ trong đầu hoặc từ một bộ phận nào đó
trong cơ thể…
Ảo thanh có thể xuất hiện thường xuyên chiếm phần lớn thời gian
trong bệnh cảnh thường gặp ở thể F23.2 và F23.3 (IDC-10); cũng có thể ảo
thanh xuất hiện khơng liên tục, thay đổi cả nội dung lẫn cường độ từ ngày
này sang ngày khác ở thể F23.0; hoặc xuất hiện rời rạc lẻ tẻ ở thể F23.8
(IDC-10).
* Hội chứng tâm thần tự động: có gặp nhưng khơng nhiều, khơng điển
hình ở thể F23.1, nhưng gặp nhiều và rõ ràng hơn ở thể F23.2. Với các triệu
chứng: tư duy bị áp đặt, tư duy bị phát thanh, hành vi tự động.
* Các rối loạn cảm xúc: Đây là rối loạn thường gặp với nhiều biểu hiện
như cảm xúc khơng ổn định, có thể là náo động cảm xúc, lo âu và cáu kỉnh,
20
hưng cảm và trầm cảm. Lo âu cũng thường gặp có thể là do hoang tưởng và
ảo giác chi phối hoặc khơng. Có tác giả nhận thấy 100% bệnh nhân có rối
loạn cảm xúc. Trạng thái cảm xúc thay đổi liên tục và thường thay đổi theo
hoang tưởng, ảo giác. Nếu có hoang thưởng tự cao, ảo thanh khen ngợi thì
bệnh nhân vui vẻ; cịn hoang tưởng truy hại, ảo thanh buộc tội thì bệnh nhân
lo lắng, buồn rầu…
Các rối loạn cảm xúc thay đổi nhanh trong ngày hoặc hàng ngày: buổi
sáng vui vẻ, buổi tối trầm buồn; hôm nay bực tức, cáu kỉnh; ngày mai buồn
rầu, lo âu.
Bệnh nhân khi thì cởi mở, náo động giống hưng cảm, khi thì có cảm
giác thất bại, buồn rầu, lo âu, cảm giác bị tội, nói về cái chết…
* Các rối loạn hành vi, tác phong: Các rối loạn này thường là hậu quả
của sự xáo trộn gây ra bởi hoang tưởng, ảo giác làm bệnh nhân không thể phê
phán được.
Các rối loạn này rất phong phú: như bệnh nhân kích động, tấn cơng
người khác, có khi đập phá đồ đạc; thường gặp nhiều hơn ở thể F23.8.
Hành vi kỳ lạ, bất thường; thường bị các hoang tưởng, ảo giác chi phối
như: trốn chạy, không tiếp xúc với người khác hoặc can thiệp vào việc người
khác; có bệnh nhân biểu hiện căng trương lực.
Một số bệnh nhân có rối loạn hành vi khác: đi lang thang, ăn cắp, say
rượu, tấn công người khác thậm chí phạm pháp, đơi khi có hành vi tự sát.
* Thay đổi về ý thức: Chúng tôi không thấy ICD-10 miêu tả rối loạn ý
thức ở bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Nhưng ở một số bệnh
nhân loạn thần hoang tưởng cấp có biểu hiện: giảm năng lực định hướng về
xung quang, thời gian và khơng gian; có khi ý thức u ám như phủ sương mù,
phản ứng chậm chạp, bàng hoàng ngơ ngác…
Perris (1974) nhận thấy có thể gặp trạng thái mê mộng từng lúc ở loạn
thần chu kỳ nhưng rất ít.
4.2. Đặc điểm lâm sàng các thể rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
21
Theo ICD – 10, tùy theo đặc điểm các triệu chứng lâm sàng mà rối loạn
loạn thần cấp và nhất thời chia thành các thể:
* Rối loạn loạn thần cấp đa dạng khơng có các triệu chứng của tâm
thần phân liệt (F23.0)
Một rối loạn loạn thần cấp trong đó ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tri
giác xuất hiện rõ ràng nhưng cũng thay đổi rõ rệt, thay đổi từ ngày này sang
ngày khác hoặc từ giờ này sang giờ khác. Cũng thường gặp hiện tượng náo
động cảm xúc hoặc lo âu, cáu kỉnh… Bệnh cảnh biến đổi đa dạng và khơng ổn
định là nét đặc trưng. Chuẩn đốn xác định dựa vào các tiêu chuẩn:
a. Khởi đầu cấp (từ trạng thái không loạn thần sang trạng thái loạn thần
rõ rệt trong vòng hai tuần hay ngắn hơn).
b. Các hoang tưởng hay ảo giác đa dạng thay đổi cả thể loại lẫn cường
độ từ ngày này sang ngày khác hoặc trong cùng một ngày.
c. Phải có một trạng thái cảm xúc thay đổi tương ứng với hoang tưởng
và ảo giác.
d. Mặc dù có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng khơng một triệu chứng
nào xuất hiện đủ rõ và hệ thống để trở thành tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh
tâm thần phân liệt hoặc một giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm.
Nếu các triệu chứng kéo dài trên ba tháng thì phải thay đổi chẩn đoán
như rối loạn hoang tưởng dai dẳng (F22-) hoặc rối loạn loạn thần không thực
tổn khác (F28-).
Thể này bao gồm: Cơn hoang tưởng khơng có các triệu chứng tâm thần
phân liệt; Loạn thần dạng chu kỳ khơng có các triệu chứng tâm thần phân liệt.
Như vậy phải có nhiều hoang tưởng hay ảo giác trong bệnh cảnh lâm
sàng. Các hoang tưởng, các ảo giác này không phải là những hoang tưởng, ảo
giác của bệnh tâm thần phân liệt (như: hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối
hay bị động…).
* Rối loạn loạn thần cấp đa dạng với các triệu chứng của tâm thần
phân liệt (F23.1).
22
Một rối loạn loạn thần cấp đáp ứng các tiêu chuẩn mơ tả cho F23.0
nhưng trong đó các triệu chứng phân liệt điển hình cũng xuất hiện rõ ràng.
Chẩn đốn xác định: các tiêu chuẩn (a), (b), (c) biệt định cho F23.0 phải
có đầy đủ. Thêm vào đó tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt (F20.-) phải xuất
hiện trong đa số thời gian từ khi hình thành một bệnh cảnh loạn thần rõ rệt.
Nếu các triệu chứng phân liệt kéo dài trên một tháng phải đổi sang chẩn
đoán bệnh tâm thần phân liệt.
Bao gồm: Cơn hoang tưởng với các triệu chứng của tâm thần phân liệt.
Loạn thần chu kỳ với các triệu chứng của tâm thần phân liệt.
Đây là một thể khó chẩn đốn địi hỏi người thầy thuốc phải có kinh
nghiệm và vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10.
F23.0 và F23.1 đều là rối loạn loạn thần cấp đa dạng cho nên 2 thể này
đều có chung các tiêu chuẩn (a), (b), (c) của thể F23.0. Tuy nhiên, thể F23.1
phải xuất hiện các triệu chứng có giá trị chuẩn đốn của tâm thần phân liệt
như: hội chứng tâm thần tự động, các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay
bị động, các ảo thanh bình phẩm hoặc ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận
nào đó của thân thể… và thời gian loạn thần không kéo dài quá một tháng,
trong khi thời gian loạn thần của thể F23.0 có thể tới ba tháng.
* Rối loạn loạn thần cấp giống tâm thần phân liệt (F23.2):
Một rối loạn loạn thần cấp trong đó các triệu chứng loạn thần tương đối
ổn định và đáp ứng các tiêu chuẩn đốn bệnh tâm thần phân liệt, có những nét
đặc trưng sau:
a. Khởi đầu phải của các triệu chứng loạn thần phải cấp (hai tuần hay
ngắn hơn 1 tháng từ không loạn thần sang một trạng thái loạn thần rõ rết).
b. Các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần
phân liệt (F20.-) phải xuất hiện trong đa số thời gian từ khi hình thành một
bệnh cảnh loạn thần rõ rệt;
c. Khơng có triệu chứng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán các rối
loạn loạn thần cấp đa dạng.
23
Nếu các triệu chứng tồn tại trên một tháng phải đổi sang chẩn đoán bệnh
tâm thần phân liệt.
Bao gồm:
Tâm thần phân liệt cấp (không biệt định).
Rối loạn dạng phân liệt ngắn
Loạn thần dạng phân liệt ngắn
Phản ứng phân liệt
* Các rối loạn loạn thần cấp khác chủ yếu hoang tưởng (F23.3)
Các rối loạn loạn thần cấp trong đó nét lâm sàng chủ yếu là hoang tưởng
hay ảo giác tương đối ổn định nhưng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (F20-). Phổ biến là hoang tưởng bị truy hại
hay liên hệ và ảo giác thường là thính giác (tiếng nói trực tiếp với người
bệnh). Chuẩn đoán xác định dựa vào các tiêu chuẩn:
a. Khởi đầu của các triệu chứng loạn thần phải cấp (hai tuần hay ngắn
hơn từ một trạng thái không loạn thần sang một trạng thái loạn thần rõ rệt);
b. Hoang tưởng hay ảo giác phải xuất hiện trong đa số thời gian từ khi
bắt đầu hình thành một trạng thái loạn thần rõ rệt;
c. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (F20.-), cũng như
rối loạn loạn thần đa dạng cấp (F23.0) đều không được đáp ứng đầy đủ.
Nếu các hoang tưởng kéo dài trên ba tháng phải đổi sang chẩn đoán rối
loạn hoang tưởng dai dẳng. Nếu chỉ có ảo giác kéo dài trên ba tháng phải đổi
sang chẩn đốn loạn thần khơng thực tổn khác (F28).
Bao gồm:
Phản ứng Paranoid
Loạn thần Paranoid tâm sinh
* Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời khác (F23.8)
Bất cứ rối loạn loạn thần cấp nào khác không thể phân loại theo bất cứ
mục nào trong F23 (như các trạng thái loạn thần cấp trong đó các hoang tưởng
hay ảo giác rõ rệt có xuất hiện nhưng chỉ tồn tại trong tỷ số thời gian ngắn).
Các trạng thái kích động khơng biệt định phải được ghi theo mã này, nếu
khơng có bằng chứng về một nguyên nhân thực tổn.
24
5. Cận lâm sàng
Khơng có xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp và
nhất thời. Tuy nhiên nếu cần thiết, cần phải làm một số các xét nghiệm để loại
trừ trạng thái loạn thần do các nguyên nhân thực thể.
6. Chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
6.1. Chẩn đoán xác định:
Theo tiêu chuẩn của ICD – 10.
Một giai đoạn loạn thần kéo dài từ một đến ba tháng (tùy theo các thể
lâm sàng), trong giai đoạn này một số hoạt động như quan hệ xã hội nghề
nghiệp bị ảnh hưởng. Khởi bệnh cấp trong khoảng hai tuần.
Lâm sàng đa dạng với nhiều triệu chứng như: hoang tưởng các loại, các
ảo giác, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi tác phong… Nếu có rối loạn
cảm xúc thì các triệu chứng này khơng đủ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán
của cơn hưng cảm hay trầm cảm. Các triệu chứng này thay đổi liên tục thậm
chí trong một ngày.
Trong bệnh sử xác định khơng có ngun nhân thực tổn như: chấn
động não, mê sảng hay mất trí; trạng thái nhiễm độc rượu, ma túy hay các
chất độc khác.
6.2. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với các rối loạn sau:
* Trạng thái hưng cảm có triệu chứng loạn thần:
Trong nhiều trường hợp khơng phải dễ phân biệt. Tuy nhiên đây là trạng
thái hưng cảm điển hình có các hoang tưởng và ảo giác thường phù hợp với
khí sắc như hoang tưởng tự cao.
Ngồi các triệu chứng kể trên, giai đoạn hưng cảm phải kéo dài ít nhất
một tuần và đủ làm gián đoạn cơng việc và hoạt động xã hội.
Cịn trong rối loạn loạn thần cấp và nhất thời nếu có hưng cảm là hưng
cảm khơng điển hình.
* Trạng thái trầm cảm có triệu chứng loạn thần:
25