BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
PHẠM THỊ HUYỀN
KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II
TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
THẠC SỸ: NGUYỄN MẠNH DŨNG
Nam Định – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của Ths. Nguyễn Mạnh Dũng. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo hoàn toàn
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ các cơng trình nghiên cứu nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo
Tác giả
Phạm Thị Huyền
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................. 1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 3
3. THỰC TRẠNG .............................................................................................................................. 13
4. GIẢI PHÁP .................................................................................................................................... 24
5. KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 27
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 28
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
ĐTĐ
Đái tháo đường
IDF
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế
NB
Người bệnh
NĐ
Nam Định
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
WHO
Tổ chức y tế thế giới
OGTT
Oral Glucose Tolerance Test
MODY
Maturily – onset diabetes of young
IGT
Impaired glucose tolerance
CS
Cộng sự
BVMTD
Bệnh võng mạc tiểu đường
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán các dạng tăng glucose máu
Bảng 2: Sự phân bố bệnh ĐTĐ trên Thế giới
Bảng 3: Sự phân bố bệnh ĐTĐ khu vực Tây - Thái Bình Dương
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng cường máu mãn tính cùng với rối
loạn chuyển hóa carbohydrat, chất béo, protein do thiếu insulin có kèm theo hoặc
khơng kèm theo sự kháng insulin với các mức độ khác nhau. Bệnh ĐTĐ đã trở
thành căn bệnh phổ biến và đang gia tăng nhanh trên giới ở cả những nước phát
triển và những nước đang phát triển.Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã dự đoán ĐTĐ
sẽ là một trong những vấn đề sức khoẻ chính trong thế kỷ 21 và ước tính có 80% tất
cả các ca bệnh mới sẽ là ở những nước đang phát triển.Theo báo cáo của Liên đoàn
đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2011 cho thấy trên thế giới có 336 triệu người bị
ĐTĐ, tỷ lệ mắc ĐTĐ type II rất cao chiếm 90% tổng số NB mắc ĐTĐ.Tác giả Wild
(2004) thì cho rằng số người mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng như hiện nay là do sự
phát triển của dân số, sự tăng tuổi thọ, sự đô thị hóa, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và
cuộc sống không hoạt động thể chất. Việc điều trị cho NB ĐTĐ type II cần phối
hợp các yếu tố: chế độ ăn uống hợp lý, tránh lối sống tĩnh tại bằng việc vận động cơ
bắp và dùng thuốc hạ đường huyết.
Việt nam là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh, năm
2012, theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới IDF Diabetes Atlas, Việt
Nam là quốc gia có 3,16 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (tương đương
5,29% dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20-79 tuổi). Dự đoán đến năm 2030, số
người bệnh đái tháo đường sẽ tăng lên 3,4 triệu người (tương đương 6,4%
tổng dân số trưởng thành). Rối loạn dung nạp đường được biểu thị bằng lượng
đường trong máu cao là yếu tố tiên lượng quan trọng của bệnh đái tháo đường
trong vòng 5 năm tới. Trong năm 2012, rối loạn dung nạp đường đã ảnh hưởng tới
5,4 triệu người (chiếm 9,5% dân số trưởng thành ở Việt Nam).Tuy nhiên, các
nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam thực
tế cao hơn: 1,2% trong năm 1994 và 3,8% vào năm 2001. Những dữ liệu mới nhất
(2009) từ TPHCM chỉ ra rằng tỷ lệ này đã gần 11%.Đáng lưu ý, ngay cả các bệnh
nhân đã được chẩn đoán cũng chưa được điều trị đúng mức và đa số họ đều không
đạt được mục tiêu điều trị. Những dữ liệu này cũng chỉ ra rằng cứ 10 bệnh nhân
được chẩn đoán mắc bệnh thì có 6 người đã có biến chứng của bệnh đái tháo
đường.Ở nước ta theo thống kê của bệnh viện nội tiết trung ương tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ năm 2002 là 2,7% , tăng lên 5% vào năm 2008, đến năm 2012 đã phát triển
lên đến 6%. Chi phí đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bị ĐTĐ lên
tới 465 tỷ đơ la, trong đó chi phí chủ yếu dành cho điều trị biến chứng của ĐTĐ.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình, tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
1
Minh vào năm 2001 là 5,4% dân số trưởng thành. Tại khoa Nội bệnh viện đa khoa
tỉnh NĐ, đang quản lý và điều trị nội trú cho 100 NB ĐTĐ type II. Việc phòng
ngừa bệnh ĐTĐ được tập trung trên việc phòng ngừa sự phát triển những biến
chứng của bệnh. Để phòng ngừa được các biến chứng do ĐTĐ gây ra, thì NB ĐTĐ
phải có kiến thức hiểu biết về bệnh để biết cách tự chăm sóc bản thân. Kiến thức tự
chăm sóc của NB ĐTĐ là một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành
phòng chống bệnh ở cả ba cấp có hiệu quả. Khơng thể “nhờ hết vào thuốc” vì thuốc
thang chỉ chiếm một phần nhỏ trong hiệu quả điều trị mà quan trọng nhất là kiến
thức tự chăm sóc chiếm đến 50% - 60% hiệu quả điều trị. Kết hợp tốt giữa việc
tuân thủ điều trị và kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II sẽ làm giảm 50% 60% các biến chứng do ĐTĐ gây ra. Chúng ta thấy rõ rằng kiến thức tự chăm sóc
của NB ĐTĐ là rất quan trọng, làm tăng hiệu quả điều trị, làm giảm nguy cơ biến
chứng, giảm chi phí kinh tế, tăng niềm vui lạc quan cuộc sống...
Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh
NĐ như thế nào? Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II tại khoa
Nội BVĐK tỉnh NĐ có đạt hiệu quả không?... Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến
hành làm chuyên đề “ Kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II tại khoa Nội
BVĐK tỉnh NĐ” với hai mục tiêu sau:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II tại
khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ.
Mục tiêu 2. Đưa ra các giải pháp để nâng cao kiến thức cho NB ĐTĐ type II tại
khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ.
2
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm ĐTĐ
Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau:
1. Tăng glucose máu;
2. Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein;
3. Bệnh ln gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt,
thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
Tiêu chí phân loại ĐTĐ
Phân loại bệnh ĐTĐ và các mức độ giảm dung nạp glucose hiện đang sử
dụng được Hội ĐTĐ Mỹ (American Diabetes Association – ADA) đề xuất năm
1997 và được WHO phê chuẩn vào năm 1999 dựa trên cơ sở cơ chế bệnh sinh gồm
4 thể bệnh ĐTĐ là:
+ Bệnh ĐTĐ type 1:
Bệnh ĐTĐ type 1 chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và vị thành niên, chiếm tỷ lệ
khoảng 5% trong tổng số các trường hợp ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ type 1 là hậu quả của sự
phá huỷ các tế bào bê-ta tụy do cơ chế tự miễn dịch qua trung gian tế bào đưa tới
thiếu insulin – ĐTĐ type là (95%) hoặc vô căn – ĐTĐ type 1b (5%).
+ Bệnh ĐTĐ type 2:
Bệnh ĐTĐ type 2 chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành, chiếm tỷ lệ
khoảng 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ type 2 thường có yếu tố gia đình
và là hậu quả của sự tác động đồng thời của yếu tố gen (đa gen) và một số yếu tố
thuận lợi, trong đó bao gồm cả các yếu tố mơi trường (tuổi, tăng cân hoặc béo phì,
ít hoạt động thể lực,...).
Bệnh ĐTĐ type 2 đặc trưng bởi tình trạng đề kháng insulin và khiếm khuyết
bài tiết insulin. Tùy trường hợp cụ thể mà đề kháng insuslin nổi trội hơn khiếm
khuyết bài tiết insuslin hoặc ngược lại. Cả hai yếu tố này đồng thời hiện diện khi
bệnh ĐTĐ được chẩn đoán trên lâm sàng.
Các yếu tố nguy cơ đã được xác định của bệnh ĐTĐ type 2 gồm: tuổi cao,
thừa cân-béo phì, ít vận động thể lực, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, sử
dụng kéo dài các thuốc corticoid, lợi tiểu...
Bệnh thường được chẩn đoán muộn hoặc khơng được chẩn đốn trong nhiều
năm do tình trạng tăng đường huyết diễn biến âm thầm, không biểu hiện triệu
3
chứng lâm sàng. Vì vậy, người bệnh thường đã có biến chứng ngay từ khi mới
được chẩn đoán.
Trước đây, tuổi phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 thường là sau 50 tuổi, nhưng
hiện nay, bệnh có thể khởi phát sớm hơn, có thể từ 20-30 tuổi, thậm chí ở trẻ em;
đặc biệt trong những cộng đồng dân cư có tỷ lệ mắc bệnh cao.
+ Những thể bệnh ĐTĐ đặc biệt:
- Khiếm khuyết chức năng tế bào bêta do di truyền: Bệnh ĐTĐ khởi phát
sớm ở người trẻ, thường < 25 tuổi (Maturity - Onset Diabetes of the Young MODY) do đột biến gen. Sự đột biến ở những gen nào đó liên quan đến điều khiển
bài tiết insulin (giảm bài tiết) là nguyên nhân gây tăng đường máu ở những bệnh
nhân này. Gồm:
MODY 1: Khiếm khuyết nhiễm sắc thể 20, HNF-4
MODY 2: Khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase
MODY 3: Khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF-1
MODY 4: Khiếm khuyết DNA ty lạp thể và các khiếm khuyết khác
- Khiếm khuyết hoạt động của insulin do di truyền: Đặc trưng của nhóm này
là rối loạn bẩm sinh thụ thể insulin làm khả năng gắn insulin vào tế bào đích bị ảnh
hưởng. Một đặc trưng khác cũng thuộc nhóm này là sự có mặt của kháng thể kháng
thụ thể insulin; rối loạn chuyển hoá lipid (lipodystrophy) dẫn đến kháng insulin.
Gồm kháng insulin type A, leprechaunism, hội chứng Rabson-Mendenhall, bệnh
ĐTĐ teo tổ chức mỡ...
- Bệnh tuỵ ngoại tiết: Tất cả những tác động gây tổn thương tuỵ có thể gây
bệnh ĐTĐ, như: viêm tụy, chấn thương hoặc cắt bỏ tụy, nhiễm trùng, carcinom tụy,
bệnh xơ nang tụy, xơ sỏi tụy, rối loạn chuyển hoá sắt (hemochromatosis) - bệnh
ĐTĐ đồng đen.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết gây tiết nhiều hormon có tác dụng
đối lập với insulin như: Hội chứng Cushing, acromegaly, glucagonoma,
pheochromocytoma (u tăng tiết catecholamin), cường giáp... có thể gây bệnh ĐTĐ.
- Bệnh ĐTĐ do thuốc, hố chất: Các chất: Vacor, corticoid, thiazide,
pentamidin, nicotinic-acid... có thể gây bệnh ĐTĐ.
- Một số bệnh nhiễm trùng: Nhiễm một số loại virus như coxsakie B,
cytomegalovirus, adenovirus, virus quai bị... cũng có thể mắc bệnh ĐTĐ.
- Một số hội chứng di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ: Hội chứng Down,
Turner, Klinefelter, Wolfram,…
+ Bệnh ĐTĐ thai kỳ
4
Bệnh ĐTĐ thai kỳ được định nghĩa là sự rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ
mức độ nào, được khởi phát hoặc ghi nhận lần đầu tiên trong thời kỳ có thai. Định
nghĩa này khơng loại trừ trường hợp rối loạn dung nạp glucose có thể đã có từ
trước khi mang thai nhưng không được biết đến.
Những phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ từ trước khi mang thai thì khơng
được gọi là ĐTĐ thai kỳ, mà là “ĐTĐ trước khi có thai”.
* Tiền ĐTĐ
Năm 2004, ADA đã đề xuất hạ tiêu chuẩn IFG từ 6,1 mmol/l glucose huyết
tương tĩnh mạch xuống 5,6 mmol/l glucose huyết tương tĩnh mạch và đưa ra khái
niệm “pre-diabetes – tiền ĐTĐ” được quy ước gồm: Rối loạn đường huyết lúc đói
(Impaired Fasting Glycemia, IFG) và Giảm dung nạp glucose (Impaired Glucose
Tolerence, IGT): Là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa
đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc
nghiệm pháp dung nạp glucose.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ
Trước năm 1999, bệnh ĐTĐ được xác định khi:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,8 mmol/l (140 mg/ml)
- Hoặc glucose máu tồn phần lúc đói ≥ 6,7 mmol/dl (120 mg/dl)
Năm 1999, nhóm nghiên cứu bệnh ĐTĐ của WHO đề nghị tiêu chuẩn xác
định bệnh ĐTĐ mới:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/ml)
- Hoặc glucose máu tồn phần lúc đói ≥ 6,1 mmol/dl (110 mg/dl)
Việc đề ra tiêu chuẩn mới chẩn đoán bệnh ĐTĐ là để phù hợp giữa đường
huyết (ĐH) lúc đói và ĐH sau 2 giờ OGTT (tiêu chuẩn dựa vào ĐH sau 2 giờ
OGTT không đổi) sau khi đã tiến hành nhiều nghiên cứu trên cộng đồng. Một số
nghiên cứu đã chứng minh: glucose huyết tương lúc đói ở mức ≥ 7,0 mmol/l thì
nguy cơ mắc bệnh mạch máu đã tăng lên, thậm chí ở cả những người có ĐH 2 giờ
OGTT dưới 7,8 mmol/l. Tuy vậy, ở một số đối tượng nặng cân, người già, hoặc
một số chủng tộc lại có hiện tượng ĐH lúc đói thấp hơn mức chẩn đốn, cịn ĐH
sau 2 giờ OGTT lại ở mức xác định bệnh ĐTĐ.
Chẩn đốn bệnh ĐTĐ có thể dựa vào mức đường trong máu mao mạch (toàn
phần và huyết tương), máu tĩnh mạch (toàn phần và huyết tương). Tuy nhiên,
đường máu huyết tương tĩnh mạch là chỉ số có giá trị nhất, thường được khuyến
cáo sử dụng. Các mẫu máu có thể được lấy vào lúc đói (nhịn đói ít nhất 8 tiếng),
lấy mẫu bất kỳ (không liên quan đến bữa ăn trước đó), và mẫu máu 2 giờ sau khi
uống glucose trong nghiệm pháp dung nạp glucose. Dưới đây là tiêu chuẩn chẩn
5
đoán bệnh ĐTĐ và các dạng rối loạn chuyển hoá glucose được WHO khuyến cáo
(1999).
Bảng1: Tiêu chuẩn chẩn đoán các dạng tăng glucose máu
Các dạng
tăng glucose máu
Thời điểm lấy máu
Glucose lúc đói hoặc
ĐTĐ
Rối loạn
glucose
máu lúc
đói
Tiền
ĐTĐ Giảm dung
nạp
glucose
máu
Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
dung nạp glucose máu hoặc
Glucose máu bất kì và kèm theo một số
triệu chứng
Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
và
Glucose máu lúc đói
Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
và
Glucose máu lúc đói
Nồng độ
glucose máu
≥ 7 mmol/l
≥ 11,1 mmol/l
≥ 11,1 mmol/l
< 7,8 mmol/l
5,6 – 6,9 mmol/l
7,8 - 11 mmol/l
< 7 mmol/l
Trong các nghiên cứu dịch tễ học và sàng lọc ĐTĐ, giá trị đường huyết
tương lúc đói hay đường huyết tương 2 giờ sau uống glucose trong nghiệm pháp
dung nạp glucose có thể sử dụng để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong thực hành lâm
sàng, chẩn đoán bệnh ĐTĐ cần phải được khẳng định lại bằng cách tiến hành lại
xét nghiệm vào một ngày khác sau đó (cũng cho kết quả đường máu cao), trừ khi
người bệnh có đường máu cao rõ rệt kết hợp với các triệu chứng của bệnh.
Thước đo giá trị liên quan đến bệnh ĐTĐ
Gan sản xuất ra glucose thông qua 2 quá trình:
Phân huỷ glycogen, cung cấp khoảng 75% glucose sau một đêm nhịn đói.
Tân tạo glucose, tổng hợp glucose từ những tiền chất khác được đưa đến
gan.
Khi nhịn đói kéo dài việc phân huỷ glycogen giảm xuống đáng kể và quá
trình tân tạo đường chiếm ưu thế.
Việc sản xuất glucose được điều chỉnh bởi nồng độ insulin, nồng độ
glucagon và cơ chế tự điều chỉnh. Insulin làm giảm sản xuất glucose, ngược lại
glucagon làm tăng sản xuất glucose.
6
Tự điều chỉnh là q trình qua đó mức glucose trung gian do gan sản xuất
độc lập với các hormone kích thích bên ngồi. Khi đó lượng insulin giảm xuống
trong khi lượng glucagon tăng lên.
Nhưng sau bữa ăn nồng độ glucose máu tăng lên kích thích tế bào tuỵ giải
phóng insulin, trong khi đó việc sản xuất glucagon bởi các tế bào của đảo tuỵ bị
ức chế. Insulin qua gan trước tiên, ở đó khoảng 50% bị phá huỷ. Phần cịn lại đi
vào vịng tuần hồn chung, ở đây, thời gian bán huỷ của insulin khoảng 5 phút.
Insulin gắn với các receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào gan, cơ và mơ mỡ, ở đó
chúng phát huy tác dụng trong vài giờ.
Vì thế, sau ăn việc sản xuất glucose ở gan giảm đáng kể và glucose đi vào
các mô. Khoảng 25% carbohydrate trong bữa ăn được dự trữ ở gan, số cịn lại đến
mơ ngoại vi, chủ yếu ở cơ.
Ở người trẻ không bị ĐTĐ, nồng độ đường máu tăng 20-50mg/dl ngay sau
ăn và trở lại bình thường sau 2 giờ. Tuổi tăng lên, sự đề kháng insulin tăng dần,
nồng độ glucose máu tăng thêm 5mg/dl trong mỗi 10 năm tính từ 50 tuổi trở đi.
Đường máu lúc đói tăng 1-2 mg/dl trong 1 thập kỷ.
Có 5 cơ chế giải thích ảnh hưởng của tuổi tác lên chuyển hố carbohydrate:
chế độ ăn nghèo nàn, ít hoạt động thể lực, giảm khối lượng cơ dự trữ carbohydrate,
suy giảm bài tiết insulin và đề kháng insulin:
* Ăn ít carbohydrate chỉ giải thích một phần nhỏ của vấn đề. Những nghiên
cứu gần đây chỉ ra rằng những người có tuổi, chịu khó rèn luyện cơ thể khơng thấy
rối loạn dung nạp đường huyết.
* Ít hoạt động thể lực đóng vai trò quan trọng trong mối liên quan giữa tuổi
và rối loạn đường huyết.
* Khối cơ của cơ thể giảm xuống theo tuổi và sự phân bố lại mơ khơng giải
thích được mối liên quan giữa tuổi với thay đổi chuyển hoá carbohydrate.
* Sự bài tiết insulin đáp ứng với glucose không suy giảm theo tuổi. Hầu hết
các nghiên cứu về sự đáp ứng tiết insulin với các kích thích khác nhau (uống hoặc
truyền glucose, amino acids, hay tolbutamide) chỉ ra sự bình thường, thậm chí làm
tăng mức insulin ở người già. Mặc dù nhiều người già đáp ứng chậm với glucose
đường uống, ý nghĩa của đáp ứng chậm này là chưa chắc chắn.
* Sự đề kháng insulin kết hợp với tuổi, đặc biệt tuổi > 60 kèm không thường
xuyên tập luyện. Cơ chế cịn chưa biết rõ. Vị trí đề kháng insulin có thể nằm trong
tế bào của mơ nhạy cảm với insulin, khiếm khuyết trong việc gắn insulin với
receptor chức năng khơng giải thích được sự đề kháng.
Biến chứng ĐTĐ:
Các biến chứng cấp tính:
7
Hôn mê nhiễm toan ceton: Xảy ra ở người ĐTĐ type 1- nguyên nhân do thiếu
Insulin.
Hôn mê nhiễm toan lactic: Hay gặp ở người ĐTĐ type 2, có suy giảm chức
năng gan thận, sử dụng Biguamid (glucophage).
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: Gặp ở người ĐTĐ type 2.
Hơn mê hạ đường máu: Có thể do dùng thuốc quá liều hoặc do thực hiện chế
độ ăn kiêng quá nghiêm khắc gây thiếu năng lượng.
Biến chứng mạn tính:
Biến chứng vi mạch máu nhỏ:
Biến chứng thận: Sớm nhất là Microalbumin niệu, muộn nhất là suy thận
tăng huyết áp.
Biến chứng mắt:
o Tổn thương đáy mắt: Bệnh võng mạc tăng sinh, tiền tăng sinh hoặc xuất
huyết, xuất tiết.
o Đục thuỷ tinh thể.
Biến chứng thần kinh:
Thần kinh trung ương gây rối loạn cảm giác, giảm thậm chí mất phản xạ
gân xương.
Biến chứng mạch máu lớn: Mạch não, mạch vành, hệ thống mạch ngoại vi...
Gây nhiễm trùng, hoại tử chi, lao phổi...
Tổn thương bàn chân ở người ĐTĐ.
Các tổn thương khác.
Đái tháo đường là bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là gánh nặng cho
gia đình và cộng đồng
ĐTĐ là bệnh lý rối loạn nội tiết chuyển hóa nặng nề, một nguyên nhân quan
trọng gây ốm đau kéo dài và gây tử vong sớm. Tuy nhiên, có trên 50% bệnh nhân
ĐTĐ khơng được chẩn đốn và điều trị thích hợp. Điều đó càng làm cho ĐTĐ là
nguyên nhân của những biến chứng rất phổ biến và nặng nề như nhồi máu cơ tim,
đột quỵ, tổn thương thần kinh ngoại vi, mắt, thận, loét chân dẫn đến cắt cụt chân,
nhiễm trùng, tổn thương mắt, thận. Sau 15 năm mắc bệnh, khoảng 2% bệnh nhân bị
mù với 10% bị hư hỏng thị giác. Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân đơn độc
thường nhất gây ra suy thận giai đoạn cuối. Bệnh tim và đột quỵ gây ra 75%
8
nguyên nhân tử vong ở những người bị ĐTĐ ở các nước phát triển. Tuổi thọ trung
bình của người mắc ĐTĐ trung bình thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với tuổi thọ của
cộng đồng.
2.2 . Cơ sở thực tiễn
Tình hình bệnh ĐTĐ trên Thế giới
Bệnh ĐTĐ là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay trên
toàn cầu, theo báo cáo của Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), năm 2000 có khoảng 151
triệu người tuổi 20 - 79 mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6%. Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao
nhất là khu vực Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và Trung Đông, với tỷ lệ tương ứng là
7,8% và 7,7%, tiếp đến khu vực Đông Nam Á: 5,3%, Châu Âu: 4,9%, Trung Mỹ:
3,7%, Tây Thái Bình Dương: 3,6%, Châu Phi 1,2%.
Hiện khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á là hai khu vực
có số người mắc ĐTĐ đơng nhất tương ứng là 44 triệu người và 35 triệu người.
Những báo cáo mới đây của IDF cũng khẳng định tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2 chiếm
khoảng 85% - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm
chí cịn cao hơn ở các nước đang phát triển.
Bệnh ĐTĐ có tốc độ phát triển nhanh, tỷ lệ bệnh tăng theo thời gian và sự
tăng trưởng kinh tế. Đầu thế kỷ 20, tần xuất mắc bệnh ĐTĐ trên Thế giới cịn ở
mức thấp, WHO ước tính năm 1985 mới có khoảng 30 triệu người trên Thế giới
mắc bệnh ĐTĐ, năm 1994 có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Đến năm 1995 đã có
135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 4% dân số toàn cầu). Dự báo đến năm 2010
sẽ là 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ ; Năm 2025 là 330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ
(chiếm 5,4% dân số toàn cầu).
Bảng 2: Sự phân bố bệnh ĐTĐ trên Thế giới
Số người mắc bệnh ĐTĐ (triệu người)
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2010
118,42
151,23
220,72
Thế giới
Dân số
(triệu người)
5697,04
Châu Phi
731,47
7,29
9,41
14,14
Châu Á
3437,79
62,78
84,51
132,29
Bắc Mỹ
296,52
12,98
14,19
17,53
Mỹ Latin
475,70
12,40
15,57
22,54
Châu Âu
727,79
22,04
26,51
32,86
Châu Úc
27,77
0,92
1,04
1,33
Địa điểm
9
Nguồn: Amos A, Mc Carty D, Zimmet P (1997), “The rising global burden of
diabetes and its complications: estimates and projections to the year 2010”,
Diabetic Med 11, pp. 85-9
Dự kiến trong vòng 15 năm (1995 - 2010), số người mắc ĐTĐ ở Châu Á,
Châu Phi sẽ tăng lên 2 tới 3 lần so với hiện nay. Cụ thể: vùng Tây Á, số người mắc
sẽ tăng từ 3,6 triệu lên 11,4 triệu ; Đông Á, số người mắc sẽ tăng từ 21,7 triệu lên
44 triệu; Đông Nam Á sẽ là 8,6 lên 19,5 triệu và khu vực Bắc Á số người mắc ĐTĐ
sẽ tăng từ 28,8 triệu lên 57,5 triệu.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở 2 nhóm nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương
như sau (Bảng 1.2).
Bảng 3: Sự phân bố bệnh ĐTĐ khu vực Tây - Thái Bình Dương
Nhóm nước
Phát triển
Đang phát triển
Số người mắc bệnh ĐTĐ (x106)
1995
2000
2010
50,974
54,810
72,248
84,313
99,582
227,725
Tỷ lệ tăng trong
25 năm tới (%)
42
170
Nguồn : King H, Aubert R and Herman H (1998), “Global Burden of
Diabetes, 1995 – 2025”, Diabetes Care. Vol. 21, No.9, pp.35-42.
Tại các nước ASEAN, tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mà tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ cũng khác nhau: Malaysia 3%, Thái Lan 4,2%... Singapore có tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ tăng nhanh: năm 1975 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,9%, sau 23 năm tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ đã lên đến 9%.
Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ trong thời gian gần đây đang có chiều
hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại các thành phố lớn.
Phan Sĩ Quốc, Lê Huy Liệu và CS thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên 4912
đối tượng từ 15 tuổi trở lên, sống ở hai khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội,
theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1985 (ĐH đói trên 7,8 mmol/l
và ĐH 2 giờ sau OGTT trên 11 mmol/l) đã thu được kết quả: tỷ lệ mắc ĐTĐ chung
ở Hà Nội, năm 1991 là 1,1% (nội thành 1,44% ; ngoại thành 0,96%), tỷ lệ IGT là
1,6%.
Mai Thế Trạch và CS đã thực hiện một cuộc điều tra trên 5416 người từ 15
tuổi trở lên tại Tp. Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở Tp. Hồ Chí
Minh, năm 1992: 2,52%.
Năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội đã là 3,62%. Năm 2001, tỷ lệ này
tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ
Chí Minh) là 4,1%, tỷ lệ IGT là 5,1%.
10
Những số liệu về bệnh ĐTĐ ở Việt nam mới chỉ giới hạn ở một số thành phố
lớn, điều đó cho chúng ta thấy tình hình quản lý bệnh ĐTĐ ở Việt nam còn nhiều
hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới y tế quản lý bệnh ĐTĐ mới chỉ
tập trung ở một vài trung tâm y tế lớn của quốc gia; số cán bộ y tế có khả năng
khám và điều trị bệnh ĐTĐ khơng chỉ thiếu về mặt số lượng mà cịn khơng được
phổ cập những kiến thức mới về bệnh ĐTĐ; trang thiết bị để chẩn đoán và theo dõi
bệnh nhân thiếu và lạc hậu; chất lượng điều trị chưa tốt; chi phí điều trị bệnh rất tốn
kém do chi phí đi lại ăn ở của bệnh nhân và người nhà, do bệnh được phát hiện
muộn nên có nhiều biến chứng.
Cơng tác phịng bệnh hầu như chưa được đề cập do chưa đánh giá hết được
tình hình bệnh tật cũng như quan niệm và thực hành phòng bệnh ĐTĐ còn chưa
đúng, nhận thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ và khả năng phòng bệnh cịn thấp.
ĐTĐ là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của thiếu insulin tuyệt
đối hoặc tương đối. Đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết với các rối loạn sâu
xa về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khống. Các rối lọan này có thể dẫn đến
các biến chứng cấp hoặc mãn tính.Bệnh ĐTĐ thay đổi theo từng vùng lãnh thổ và
phụ thuộc vào từng nhóm tuổi cũng như chủng tộc. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ ngày càng
tăng nhanh. Theo WHO năm 1994 có 98,9 triệu người mắc ĐTĐ, riêng châu Á có
62,8 triệu người mắc, ở Việt Nam năm 1990 tại Hà Nội tỷ lệ mắc ĐTĐ là 1,1% và
năm 1999 tăng lên 2,68% (Nguyễn Huy Cường và Nguyễn Quang Bảy). Bệnh ở
khu vực thành thị cao hơn nông thôn, theo cuộc điều tra của Ts Tạ Văn Bình và
cộng sự thì tỷ lệ ĐTĐ năm 2001 ở các thành phố lớn của Việt Nam là 4,9% và tình
trạng RLDNG là l5,9% ở tất cả các đối tượng. Riêng ở nhóm có nguy cơ cao thì tỷ
lệ bệnh ĐTĐ là 10,5% và RLDNG là 13,8%. Các YTNC cao gây ra bệnh như: Lối
sống công nghiệp, tình trạng béo phì, tình trạng cao huyết áp (HA), đây là yếu tố có
thể can thiệp được, cịn các yếu tố như di truyền, tuổi thọ là khó phịng được. Tỷ lệ
bệnh giữa nam và nữ gần tương đương nhau: Nam 5,4% và nữ 6,1% (Ts Tạ văn
Bình, Ts nguyễn Thanh Hà và cộng sự năm 2001).
Dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thể lực dẫn đến thừa cân, béo phì và
rối lọan chuyển hóa (RLCH) là một trong những YTNC quan trọng dẫn tới
RLDNG và bệnh ĐTĐ. Những người có thói quen thường xuyên ăn nhiều mỡ, ít
rau, thường xuyên uống ruợu bia có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn nhóm người ăn ít mỡ,
nhiều rau, khơng thường xuyên uống rượu bia.Sự biến đổi mạch máu thứ phát bao
gồm sự bất thường ở mạch máu nhỏ (microangiopathy) và mạch máu lớn
(macroangiopathy); bệnh mạch máu nhỏ như bệnh lý võng mạc và bệnh thận do
ĐTĐ; bệnh lý mạch máu lớn dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh mạch máu
ngoại vi; các bất thường ở hệ thần kinh ngoại vi do ĐTĐ: hàng đầu là do rối loạn
chuyển hố, mặc dù một số có thể do sự biến đổi mạch máu.
11
Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại tỉnh Nam Định
Theo cơng bố của Sở Y tế Nam Định tại tỉnh Nam định đề án phòng chống
đái tháo đường đã được triển khai và thực hiện với nhiều hoạt động sàng lọc, điều
tra…từ cuối năm 2009. Theo kết quả sàng lọc 3 năm từ 2009 đến 2011: tỷ lệ người
bị ĐTĐ chiếm 9,12 %, kết quả điều tra tỷ lệ ĐTĐ chiếm 9,0 %.Tại NĐ bệnh ĐTĐ
ngày càng trở thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình họ và cả xã hội.
Tỉnh NĐ đã phải chi trả ngân sách khá lớn cho ngành y tế, để điều trị bệnh ĐTĐ
và các biến chứng của nó. Một đặc điểm riêng biệt NĐ là sự tăng nhanh số lượng
người mắc bệnh ĐTĐ lại thường gặp ở nhóm tuổi lao động từ 20 - 64 tuổi.
Tại khoa Nội BVĐK tỉnh Nam Định số người bệnh đến điều trị chủ yếu là
ĐTĐ type 2 chiếm 80 - 90%. Đây là bệnh do tác động qua lại của cả 2 yếu tố là di
truyền và môi trường. Việc loại trừ các yếu tố nguy cơ hồn tồn có thể ngăn ngừa,
làm chậm phát triển bệnh, làm chậm biến chứng bệnh như thay đổi lối sống, kiểm
soát tốt đường huyết, HbA1C huyết áp cao, rối loạn lipid máu đã được chứng minh
rõ ràng qua nhiều nghiên cứu khác nhau của các cán bộ y tế tỉnh Nam Định.Do ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, phát triển kinh tế xã hội, xu hướng ngày càng
tăng nhanh của ĐTĐ, cũng như khả năng phòng chống bệnh hữu hiệu. ĐTĐ là
bệnh có khả năng phịng được, Khoa Nội BVĐK tỉnhNĐđã đề ra những chiến lược
thích hợp để phịng và chống bệnh ĐTĐ. Bước đầu tiên của chiến lược này phải
đánh giá được thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II tại khoa Nội
BVĐK tỉnh NĐ. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao kiến thức cho NB ĐTĐ
type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ.
12
3.THỰC TRẠNG
3.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II tại khoa Nội
BVĐK tỉnh NĐ
Để đánh giá được thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II, tơi
đã tiến hành tìm hiểu kiến thức của NB ĐTĐ về bệnh ĐTĐ type II tại khoa Nội
BVĐK tỉnh NĐ như sau:
Quan sát đánh giá 100 bệnh nhân tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ hiểu được
nguyên nhân ĐTĐ?
+ 80/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã có kiến thức hiểu
được nguyên nhân ĐTĐ là do rối loạn chuyển hoá dẫn đến tăng đường máu vì thiếu
insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin ở các mức độ khác nhau,
do đó gây tăng đường huyết và khi đường máu tăng vượt ngưỡng thận sẽ dẫn đến
đường niệu (nước tiểu có đường).
+ 20/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ không hiểu được
nguyên nhân ĐTĐ. Số bệnh nhân này cho rằng họ đã được đọc và được nghe tư
vấn nhưng khơng nhớ gì về ngun nhân ĐTĐ.
+ 60/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ có kiến thức hiểu
rằng Insulin là hormon được sản xuất từ tuyến tuỵ, một tuyến nằm sau dạ dày. Khi
dịng máu mang Glucose đến các cơ quan, Insulin có tác dụng đưa glucose từ máu
vào tế bào để giúp tế bào sử dụng glucose sinh ra năng lượng cho tế bào. Khi thiếu
insulin, cơ thể sẽ không sử dụng được glucose -> glucose trong máu sẽ tăng cao và
xuất hiện trong nước tiểu.
+ 40/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ nói rằng họ đã được
đọc và được nghe tư vấn hướng dẫn nhưng họ vẫn không biết tuyến tụy là tuyến
nào? và nằm ở đâu?…
Kiến thức phân loại ĐTĐ :
100/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đều biết có 2 loại đó
là ĐTĐ type I và ĐTĐ type II. Nhưng họ không bị ĐTĐ type I nên họ không quan
tâm, họ chỉ quan tâm đến bệnh của họ là ĐTĐ type II.(1)
Kiến thức ĐTĐ tuýp II:
90/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ có kiến thức rằng ĐTĐ
type II là dạng ĐTĐ hay gặp nhất. Thông thường, với bệnh nhân đái tháo đường
type II, cơ thể vẫn sản xuất đủ insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó.
13
Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ dần tăng cao
trong máu.
Đái tháo đường tuýp II thường gặp ở người trên 40 tuổi
Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới
Là bệnh có liên quan đến di truyền
Béo phì và ít vận động cũng là những nguy cơ làm phát triển bệnh đái tháo
đường type II.
10/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ có hiểu về bệnh ĐTĐ
type II nhưng cịn lờ mờ chưa rõ ràng.
Đái tháo đường thai kỳ:
30/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ có kiến thức ĐTĐ ở
một số phụ nữ trong thời gian mang thai và sẽ chấm dứt sau khi sinh. Phụ nữ bị đái
tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type II
sau này.
68/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ không biết ĐTĐ thai kì
2/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ cho rằng, lý do họ mắc
bệnh ĐTĐ type II bây giờ , là do trước đây họ bị ĐTĐ thai kì.
Dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo dường.
100/100 NB ĐTĐ tuýp II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ không biết tiền ĐTĐ
khi đường huyết cao hơn mức độ bình thường nhưng chưa đủ cao để được gọi là
bệnh tiền đái tháo đường. Bệnh nhân tiền đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành
đái tháo đường type II thực sự.
3.2 Nhận biết về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (Tiểu đường)
80/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ có kiến thức rằng
người dễ mắc ĐTĐ là:
o Người ở độ tuổi > 45
o Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh tiểu đường)
o Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, tiểu đườngthai
nghén, sinh con ≥ 4kg)
o Tăng huyết áp
o Người có tiền sử rối loạn đường huyết lúc đói
o Người có bệnh mạch vành hoặc đột qụy
14
o Tăng triglyceride (mỡ) máu.
o Chế độ ăn nhiều chất béo.
o Uống nhiều rượu
o Ngồi nhiều
o Béo phì hoặc thừa cân.
o Tất cả những đặc điểm trên được gọi là các yếu tố nguy cơ với bệnh
20/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ cho rằng ai ăn nhiều
đường thì dễ bị ĐTĐ.
3.3. Nhận biết về triệu chứng của tiểu đường:
100/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ biết những triệu chứng
ĐTĐ type II thường gặp là:
Mệt mỏi:
Giảm cân
Khát nước nhiều
Tiểu nhiều
Ăn nhiều.
Chậm lành vết thương
Nhiễm trùng
Thay đổi về trạng thái tâm thần
Nhìn mờ
Đường huyết đói cao hơn 126 mg /dl
3.4. Nhận thức về biến chứng của đái tháo đường
60/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ biết được biến chứng
của ĐTĐ là:
Vết lt khó liền do ít được cung cấp đủ máu
Hôn mê do nhiễm độc cetone hoặc do tăng áp lực thẩm
Suy giảm thị lực trầm trọng
Bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ, phù hoàng điểm, xuất huyết võng mạc,
biến chứng Glaucome thứ phát, đục thủy tinh thể tiểu đường
Tổn thương thận có thể gây suy thận
Tổn thương thần kinh có thể gây ra những vết thương và loét ở bàn chân
thường phải cắt cụt bàn chân
15
Tổn thương các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự chủ có thể dẫn đến liệt
dạ dày, tiêu chảy mạn.
Khơng kiểm sốt được tần số tim và huyết áp khi thay đổi tư thế.
Đái tháo đường cũng thúc đẩy xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến hẹp hoặc
tắc nghẽn dẫn đến cơn suy tim cấp, đột qụy và giảm lưu lượng tuần hoàn đến
tay và chân (bệnh lý mạch máu ngoại biên).
Đái tháo đường có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng cholesterol,
triglycerid. Những bệnh này tiến triển độc lập kết hợp với đái tháo đường để
gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bệnh thận, và những biến chứng về mạch
máu khác.
Bệnh nhiễm trùng
Hạ đường huyết
Nhiễm ceton acid do đái tháo thường
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không do ceton
Biến chứng tim mạch & biện pháp phòng ngừa?
Nhồi máu cơ tim.
40/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ hiểu được biến chứng của
ĐTĐ, nhưng họ hiểu chưa đầy đủ, có người cịn lẫn nghĩ mãi mới nói ra được 3
biến chứng.
3.5. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type II tại khoa Nội
BVĐK tỉnh NĐ
3.5.1 Kiến thức chế độ ăn uống cho NB ĐTĐ:
80/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ hiểu được chế độ ăn
uống của NB ĐTĐ type II là thức ăn đa dạng, nhiều thành phần. Chế biến thức ăn
dạng luộc, nấu là chính, khơng rán, rang với mỡ. Hạn chế chất béo, nhất là mỡ
động vật. Ăn lượng thịt nạc tối đa cho phép (10%).
Tuân thủ chế độ ăn giảm chất đường. Thức ăn có chất đường (glucide) sẽ làm
đường máu tăng nhiều sau khi ăn và các phủ tạng sẽ bị hư hại nếu lượng đường
trong máu cao thường xuyên và dao động.
Giảm chất béo: Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, bơ, mỡ, kem, xúc xích… vì chất
béo dễ gây xơ vữa động mạch ở ngườiđái tháo đường.
Không để dư thừa năng lượng nhưng vẫn phải đủ calo cho hoạt động sống bình
thường,
16
Tuy có hạn chế một số thực phẩm nhưng vẫn phải đủ các vi chất, các vitamin và
bảo đảm sự cân đối giữa chất đạm, đường, mỡ.
20/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ hiểu biết chưa đầy đủ
về chế độ ăn cho NB ĐTĐ.
3.5.2 Phân bổ bữa ăn trong ngày
80/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ tuân thủ đúng giờ các
bữa ăn, không được bỏ bữa ăn ngay cả khi không muốn ăn. Nhớ ăn bữa ăn phụ
trước khi đi ngủ. Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải.
Ăn chậm, nhai kỹ, khơng ăn nhiều và ln tự nhắc rằng mình đang thưởng
thức món ăn.
Khi phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian.
Khi đã đạt được yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ ăn tăng
lên.
Nên chia ra các bữa ăn chính và phụ vào những thời gian nhất định để đảm
bảo chắc chắn là ln có đầy đủ chất đường trong máu phù hợp với lượng thuốc, để
duy trì lượng đường máu ổn định, không để thừa đường gây nhiễm độc đường hay
gây hạ đường máu do chế độ ăn khắc khổ…
Mỗi ngày, nên ăn 5-6 bữa theo công thức: Bữa sáng 1, giữa buổi sáng 1, bữa
trưa 1, giữa buổi chiều 1, bữa tối 1, trước khi ngủ 1.
20/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ, không thể tuân thủ
phân bổ bữa ăn trong ngày, do khơng kìm hãm được sự thèm ăn, do nghề nghiệp
phải làm ca, lái xe ……
3.5.3 Món ăn dành cho người bị tiểu đường
80/100 NB ĐTĐ type II tại khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ hiểu rằng: Cách chữa
bệnh bằng ăn uống là cách chữa cần thiết và quan trọng với người bệnh tiểu đường.
Để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, họ đã giới thiệu một số thực đơn người
bệnh tiểu đường nên dùng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia
vị, ăn trong các bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường khát nước uống nhiều, gầy
yếu, suy kiệt.
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái
lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị,
17
tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho
bệnh nhân tiểu đường.
Khổ qua xào thịt nạc: Cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc.
Thực đơn này dùng cho các trường hợp tiểu đường,
Đậu đỏ hầm phổi dê: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, đậu đỏ,
thêm nước muối, gia vị nấu nhừ. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã,
thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường,
Nhựa mận vịt ngọc trúc: Ngọc trúc 50g, sa sâm 50g, vịt 1 con, hành tây 1
củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với sa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to
cho chín, sau đun nhỏ lửa trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia
vị. Dùng cho bệnh tiểu đường biến chứng viêm teo niêm mạc dạ dày, suy
nhược, táo bón.
Tim lợn tiềm ngọc trúc: Tim lợn 300g, ngọc trúc 30g, gừng tươi 5g, hành
sống 5g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng
nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, tiếp tục đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun
tiếp cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột
ngọt; đun tiếp tạo thành nước canh đặc để ăn cho NB ĐTĐ
Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: Vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm
sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia
vị. Dùng cho các NB ĐTĐ bị âm hư, miệng khô khát nước, táo bón,.
Bồ câu hầm hồi sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g.
Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào nồi, thêm gia vị, nước sạch,
hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường,khát nước uống nhiều, mệt
mỏi, hồi hộp thở gấp.
Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt
nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm
nhừ dạng canh súp. Dùng cho NB ĐTĐ.
Trai sò luộc: Sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với gia vị thường ngày.
bệnh ĐTĐ bị vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng,
Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển
đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 – 3 lần. Dùng NB ĐTĐ
Thịt lợn hầm râu ngô: Thịt lợn nạc và râu ngơ liều lượng thích hợp, hầm
nhừ, thêm gia vị ăn dùng cho NB ĐTĐ
18
Râu ngô hầm ong non: Râu ngô 30g, ong non 120g, thêm nước nấu chín
nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân ĐTĐ
Nước sắc thỏ ty tử: Thỏ ty tử 60g. Sắc nước uống. Dùng giải khát cho bệnh
nhân tiểu đường khát nước uống nhiều.
Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải
xơ lấy nước uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân tiểu
đường…
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 – 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy
nước uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường bị sốt cao mất nước, miệng
khô, họng khát…….khô
20/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ khơng giới thiệu được các
món ăn, với lý do con họ nấu sao thì họ ăn vậy, vì lý do khơng có điều kiện, vì lý
do thói quen ăn uống khơng thể bỏ được.
3.5.4 Nhận thức về tuân thủ điều trị.
80/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã tuân rất thủ điều trị, vì
họ hiểu rằng người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng
hợp lý, hoạt động thể lực thường xun thì mới có hiệu quả trong điều trị ĐTĐ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cho họ thấy rằng nếu người bệnh không tuân thủ điều
trị thường dẫn đến thất bại trong điều trị.
20/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã được tư vấn nhưng họ
đã không tuân thủ điều trị, dẫn đến bệnh nặng hơn những người khác.
3.5.5 Tuân thủ vệ sinh.
90/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã tuân thủ vệ sinh hàng
ngày, họ hiểu được người bị mắc bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi những
biến chứng khó tránh trong cuộc sống hằng ngày, rất dễ nhiễm khuẩn, nên họ đã rất
tuân thủ đánh răng miệng, rửa mặt, vệ sinh da sạch sẽ, tắm gội bằng xà phòng và
nước sạch, những chỗ sây sước phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Mụn nhọt, lở
loét hàng ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh bị nhiễm trùng, thay
quần áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp...) và thay trải giường
hàng ngày để phòng tránh nhiễm khuẩn da.
10/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnhNĐ tự chăm sóc vệ sinh cá
nhân không được tốt do sức khỏe yếu.
19
3.5.6 Chế độ luyện tập
70/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã thường xuyên hoạt
động thể lực để cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng do đó làm giảm lượng đường máu
dẫn đến có thể làm giảm liều Insulin hoặc một số thuốc hạ đường máu khác.Cải
thiện tình trạng hoạt động một số cơ quan,nâng cao tình trạng sức khỏe cơ thể làm
tinh thần hoạt bát, nhanh nhẹn, sảng khoái.Tăng tiêu thụ năng lượng, làm giảm
nguy cơ béo phì.Có tham gia lao động để khơng mặc cảm là người khơng có ích
cho xã hội.
30/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ ít tập luyện do khơng có
thói quen, do khơng đủ sức khỏe...
3.6. Phịng ngừa và chăm sóc biến chứng
3.6.1 Biến chứng mắt do tiểu đường
70/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã biết cách phịng ngừa
chăm sóc biến chứng mắt, họ đã kiểm soát tốt đường huyết, khám mắt tối thiểu mỗi
năm một lần. Nếu thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước
mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức... người bệnh phải ngay lập tức đi khám để
điều trị kịp thời.
30/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã biết cách nhưng chưa
triệt để trong việc phòng ngừa biến chứng.
3.6.2 Biến chứng về tim mạch
80/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ đã kiểm sốt chăm sóc tốt
các chỉ số đường máu, mỡ máu và huyết áp trong giới hạn cho phép cùng với chế
độ ăn, tập luyện khoa học.
20/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ chưa biết cách kiểm sốt
chăm sóc biến chứng về tim mạch.
3.6.3 Biến chưng thần kinh tiểu đường
70/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ biết phân loại thần kinh
ngoại biên và thần kinh tự chủ
+ Bệnh thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh: cảm
nhận được cảm giác như đau, nóng hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động,
di chuyển cơ bắp.
+ Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt
động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết)…
30/100 NB ĐTĐ type II khoa Nội BVĐK tỉnh NĐ còn lẫn lộn giữa thần kinh
ngoại biên và thần kinh tự chủ
20