Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Thực trạng chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.86 KB, 36 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC BỆNH NHÂN TRẦM
CẢM TẠI KHOA BÁN CẤP TÍNH NỮ
BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH – 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC BỆNH NHÂN TRẦM
CẢM TẠI KHOA BÁN CẤP TÍNH NỮ
BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1

Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

Giảng viên hướng dẫn: ThS.BS Nguyễn Mạnh Dũng


NAM ĐỊNH – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chuyên đề này. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn
ThS. Bs Nguyễn Mạnh Dũng– Giám đốc trung tâm khảo thí và đảm bảo chất
lượng giáo dục – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và hướng
dẫn tơi rất tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện chuyên đề này.
Xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Tâm thần kinh – Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định, các cán bộ y tế trong 10 khoa lâm sàng của
Bệnh viện Tâm thần trung ương 1đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm
quý báu trong thời gian học tập và làm chuyên đề này.
Xin được cảm ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa 1, khóa 4, đã cùng vai
sát cánh với tơi để hồn thành tốt chun đề này.
Xin được cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thông cảm
và tạo điều kiện cho tôi được thăm khám, tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện
nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin chân thành cảm ơn mọi người!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên đề
là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác.
Hà nội, ngày 02 tháng 08 năm 2017
Người làm đơn

Nguyễn Thị Bình Minh



CÁC TỪ VIẾT TẮT

- AG: Ảo giác
- BN: Bệnh nhân
- CTC: Chống trầm cảm
- HT: Hoang tưởng
- RLCXLC: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- RLTC: Rối loạn trầm cảm
- TTPL: Tâm thần phân liệt
- ETP: (Ergothérapeute ) Cán bộ liệu pháp
- SSRI: Loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng và loại thuốc tái hấp thu
chọn lọc Serotonin
- GDSK: Giáo dục sức khỏe
- PHCN: Phục hồi chức năng


MỤC LỤC

STT

Nội dung

Trang

Đặt vấn đề

1

Chương 1: Cơ sở lý luận


3

1

Khái niệm về trầm cảm

3

2

Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm

7

3

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

11

4

Một số nguyên nhân trầm cảm thường gặp ở Việt nam

13

5

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm


17

6

Những dấu hiệu dự đoán về tiến triển của trầm cảm

18

Chương 2:Cơ sở thực tiễn

29

Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể

29

Chương 3: Kết luận

38

3.1

Đối với nhân viên y tế

38

3.2

Đối với người nhà người bệnh


39

Chương 4 : Giải pháp, kiến nghị, đề xuất, nhằm cải
thiện chăm sóc bệnh nhân trầm cảm

40

4.1

Đối với nhân viên y tế

40

4.2

Với mạng lưới y tế cấp cơ sở

41

4.3

Đối với gia đình người bệnh

41

4.4

Đối với Bệnh viện Tâm thần trung ương 1

42


Tài liệu tham khảo

44

2.1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, khơng cịn hứng thú gì trong
cuộc sống, ngủ khơng ngon, ăn uống nhạt miệng, làm việc không xong tới chót,
mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết. Ngoài ra, bệnh
nhân hay kèm lo lắng, nặng đầu, đau mỏi vai gáy, ngực hồi hộp, tay chân lạnh.
Rối loạn trầm cảm là một trạng thái bệnh lý hay gặp trong thực hành tâm
thần học cũng như trong thực hành đa khoa. Rối loạn trầm cảm có xu hướng gia
tăng và chiếm khoảng 20 - 30% dân số, trong đó rối loạn trầm cảm chủ yếu
chiếm 4,4% (Mỹ ), 5,2% ( Italie ), 3,4% ( Nam ) và 6 % ( Nữ ) ở ( Pháp ), ( 2,85
% ) ở Việt Nam. Hàng năm trên thế giới có tới hàng trăm triệu người được phát
hiện là trầm cảm. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 18 – 44, tuổi khởi phát trung bình
là 25,6, tỷ lệ nữ bị rối loạn trầm cảm cao gấp 3 lần nam. Khoảng 45 – 70%
những người tự sát mắc bệnh trầm cảm và 15 % bệnh nhân trầm cảm chết do tự
sát. Rối loạn trầm cảm có tỷ lệ tái phát cao. [ 5 ]
Rối loạn trầm cảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhiều tác
giả cho là có sự biến đổi của các chất trung gian hóa học trong hệ thống thần
kinh trung ương như Noradrenaline và Dopamine. Các thay đổi nồng độ một
số Hormone thyroxin, Corticoid, một số chất điện giải, hoặc một số thành phần
miễn dịch đều có thể gây ra trầm cảm. Trong những năm gần đây đã có nhiều

nghiên cứu về yếu tố di truyền của bệnh rối loạn trầm cảm, và người ta thấy có
sự liên quan giữa trầm cảm với nhiễm sắc thể X, và một số nghiên cứu cũng
cho thấy có những biến đổi 3 vùng là Hồi Hải Mã, Hạnh nhân và vỏ não ở
những bệnh nhân trầm cảm điển hình.
Bệnh trầm cảm để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội về sức lao động
cũng như về kinh tế. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới ( OMS – 1996),
Nakajima hơn 1,5 tỷ người có những biểu hiện về rối loạn tâm thần trong đó có
khoảng 340 triệu người bị rối loạn trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây mất khả
năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020. Kinh phí chi cho trầm cảm rất
lớn, ở Mỹ chi cho trầm cảm là 45 tỷ đô la, cho tâm thần phân liệt là 65 tỷ đô la
và cho tim mạch là 120 tỷ đô la. Không những thế nhiều bệnh nhân trầm cảm đã
tìm đến cái chết để giải thốt mọi khổ cực và bi quan về cuộc đời do bệnh gây
ra. Do vậy nhiều nước đã đưa chương trình phịng và chống bệnh trầm cảm vào
chương trình quốc gia trong đó có Việt Nam. Bệnh trầm cảm cũng đã được phân
loại một cách chi tiết trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế năm 1992
( ICD.10 mục F32 ), từ các bệnh trầm cảm điển hình nhất đến các bệnh
trầm cảm khơng điển hình, bị che đậy bởi các thực thể cũng như các giai đoạn
tái diễn trầm cảm.


2

Hiện nay người bệnh có rối loạn trầm cảm ngày càng gia tăng, trở thành
một vấn đề lớn của xã hội cần phải tập trung giải quyết. Đây không phải là vấn
đề riêng của nghành y tế mà đòi hỏi sự tham gia của toàn cộng đồng và xã hội.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề này: “ Thực trạng chăm
sóc bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 ”, nhằm mục
đích:
1: Tìm hiểu thực trạng về chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm
thần trung ương 1.

2: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh Trầm cảm
tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 1.


3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1: Khái niệm về trầm cảm.
Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Cũng được
gọi là rối loạn trầm cảm chính và trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cảm
nhận, suy nghĩ và hành xử. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình
cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường
hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là không
đáng sống.
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần thường gặp nhất trong các dạng
rối loạn tâm thần, bao gồm nhiều triệu chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã
sâu sắc và người bệnh khơng cịn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì
xảy ra xung quanh hoặc đối với bản thân mình . Người bệnh luôn cảm thấy mệt
mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới xung quanh dường như lúc
nào cũng u ám.
Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thường gặp nhất
là ở lứa tuổi từ 18 – 44, nữ dễ bị trầm cảm gấp đôi nam.
Trầm cảm nhiều hơn chỉ là cơn nhảy múa, trầm cảm không phải là điểm
yếu, cũng không phải là một cái gì đó mà có thể chỉ đơn giản là thể hiện ra.
Trầm cảm là một căn bệnh kinh niên thường đòi hỏi phải điều trị lâu dài, như
bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.Nhưng không được nản lòng, hầu hết những
người bị trầm cảm cảm thấy tốt hơn với thuốc, tư vấn tâm lý hoặc điều trị khác.
1.1: Vài nét về lịch sử nghiên cứu bệnh trầm cảm.

Thuật ngữ trầm cảm hay sầu uất “ Melancholie ” được Hippocrate (460 –
377 trước công nguyên ) dùng để mơ tả một số rối loạn tâm thần có biểu hiện rối
loan khí sắc. Năm 1686 Bonet mơ tả một bệnh tâm thần mà ông gọi là bệnh
hưng cảm – sầu uất “ Maniaco – Melancoliants ”. Sau đó E. Esquirol tách ra từ
các bệnh loạn thần bộ phận ( Folies partielles ) một thể trầm cảm và gọi là cơn
hoang tưởng ( HT ) buồn rầu. Năm 1882, K. Kahlbaum dùng thuật ngữ “
Cyclothymia ” ( Bệnh khí sắc chu kỳ ) mô tả hưng cảm, trầm cảm như các giai
đoạn của cùng một bệnh. E. Kraepelin (1899 ), dựa trên các biểu hiện lâm sàng
và tính chất tiến triển của các bệnh do các nhà tâm thần học Pháp và Đức mô tả,
thống nhất lại thành một thể bệnh và gọi là bệnh loạn thần hưng - trầm cảm.
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, rối loạn trầm cảm ( RLTC ) được mô tả
như một giai đoạn của bệnh loạn thần hưng – trầm cảm. Các tiến bộ quan trọng
trong việc mô tả, phân loại các RLTC trong 30 năm qua đã giúp thúc đẩy các


4

nghiên cứu quan trọng về dịch tễ, bệnh nguyên và bệnh sinh các RLTC này một
cách chi tiết, hợp lý. [ 5 ]
1.2: Dịch tễ học trầm cảm.
1.2.1:Một số nghiên cứu ở các nước trên thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự đoán rằng năm 2020 sẽ có khoảng
121 triệu người mắc bệnh trầm cảm, bệnh này cướp đi mỗi năm trung bình
850 000 mạng người và bệnh này là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn
bệnh phổ biến toàn cầu. Thế nhưng, ngày 10/10/2012 ( Ngày Sức khỏe Tâm
thần Thế giới) vừa qua, WHO cho biết hiện nay trên thế giới đã có hơn 350 triệu
người đang mắc bệnh trầm cảm và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự tử (
trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử ). Điều này cho thấy số người mắc
bệnh trầm cảm trên thế giới đã tăng quá nhanh trong những năm tháng gần đây.
Theo The Huffing Post, ngày 27/7/2011 thì: Trung bình tỷ lệ dân số mắc

bệnh trầm cảm ở 10 nước giàu là 15% và ở các nước nghèo là 11%. Nước Pháp
có tỷ lệ cao nhất là 21%, trong 5 người Pháp thì có một người bị mắc bệnh trầm
cảm trong cuộc đời của họ. Kế đến là nước Mỹ: 19,2%, Brazil: 18,4%, Hà Lan:
17,9%, NewZealand: 17,8%, Ukraine: 14,6%, Bỉ: 14,1%, Colombia: 13,3%,
Lebanon: 10,9 %, Tây Ban Nha: 10,6%, Israel: 10,2%, Đức: 9,9%, Ý: 9,9%,
Hàn Quốc: 9,8%, Ấn độ: 9%, Mexico: 8%, Nhật: 6,6%, Trung Quốc: 6,5%.
Tại Mỹ, hiện nay có khoảng 27 triệu người mắc bệnh trầm cảm ( tăng gấp
3 lần trong 20 năm qua ), mỗi năm có trên 300 000 người tự tử, trong đó chiếm
60% là những người mắc bệnh trầm cảm.
Tại Châu Âu, số người mắc bệnh trầm cảm và tự tử tăng đột biến vì khủng
hoảng, ¼ dân số Châu Âu tương đương ( 215 triệu người ) sẽ bị rối loạn tâm lý
bởi cuộc sống quá khó khăn. Số lượng các ca yêu cầu điều trị chống trầm cảm ở
Anh đã tăng tới 28%, từ 34 triệu người trong năm 2007 lên 43,4 triệu người
trong năm 2011.
Với quốc gia Trung Quốc, hàng năm có khoảng 300 000 người tự tử (
thực tế có thể là cao hơn nữa ), đặc biệt tại Trung Quốc khác với các quốc gia
khác là nữ tự sát nhiều hơn nam giới theo tỷ lệ 3:1, ở nông thôn tự tử nhiều hơn
thành phố theo tỷ lệ 3:1. [6 ], [ 10 ]
1.2.2: Thực trạng về bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.
Theo tài liệu của chính phủ Việt Nam thì năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh trầm
cảm ở nước ta là 2,47% dân số, nhưng hiện nay con số này tăng lên khoảng
15%.
Theo báo cáo của buổi hội thảo quốc tế về “ Vấn đề tồn cầu hóa, thành
thị hóa và sức khỏe tâm thần ” được tổ chức tại Huế vào ngày 25 đến ngày


5

27/11/2010 thì hiện nay 20% dân số, tức khoảng 18 triệu người Việt Nam đang
mắc các chứng bệnh “ Tâm thần hiện đại ”.

Theo tác giả La Đức Cương có khoảng 12 triệu người ( tương đương 15%
dân số ) đang có vấn đề về rối loạn tâm thần, trong đó phần lớn là bệnh trầm
cảm, sau đó là bệnh nặng hơn như Tâm thần phân liệt, nghiện rượu, lạm dụng
rượu, ma túy và chậm phát triển trí tuệ.
Theo TS. BS Tơ Thanh Phương thì có khoảng 15% dân số nước ta có vấn
đề về sức khỏe tâm thần. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm nặng thuộc lứa tuổi từ
16 – 35 tuổi. [ 7 ]
Bệnh trầm cảm là bệnh gây mất sức lao động đứng thứ hai trên thế giới và
là nguyên nhân của 2/ 3 trường hợp tự tử. Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm
hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có đến 60% người mắc bệnh trầm cảm
không được phát hiện và điều trị trầm cảm thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, xuất
hiện ở mọi lứa tuổi. Một cuộc điều tra theo diện hẹp do viện quân y 103 tiến
hành cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người già cô đơn trên 60 tuổi là 50%.
Theo trung tâm phòng chống khủng hoảng tâm lý, có tới 25,4% người dân
có ý định tự tử; 15,6% có kế hoạch tự tử và thực hiện hành vi tự tử là 4,2%,
tương đương khoảng 3,78 triệu người Việt nam đã thực hiện hành vi tự tử. Trên
thực tế bệnh trầm cảm ở Việt nam còn tệ hơn thế nếu có điều tra tồn quốc theo
đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Tại Viêt Nam sau khi nghiên cứu lại các trường hợp trước đây được chẩn
đoán là suy nhược thần kinh, các bác sĩ nhận thấy phần lớn các bệnh nhân có đủ
tiêu chuẩn để chẩn đốn trầm cảm.
Hiện nay tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm trên quy mô lớn như cấp
bộ, hay toàn quốc. Vấn đề nghiên cứu về dịch tễ lâm sàng trầm cảm vẫn chỉ
mang tính cục bộ tại một vài địa phương, chưa mang tính đại diện cho tỷ lệ trầm
cảm của một quốc gia.
1.2.3: Một số nghiên cứu ở trong nước.
Hiện nay ở nước ta có một số nghiên cứu về trầm cảm trong nước của một
số tác giả như sau.
- Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm điều tra trầm cảm tại

một phường ở Hà Nội.
- Trần Văn Cường và cộng sự năm ( 2002 ), rối loạn trầm cảm điển hình
chiếm 2,8 % khi điều tra dịch tễ lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở
các vùng kinh tế - Xã hội khác nhau ở nước ta hiện nay.


6

- Lâm Xuân Điền điều tra trầm cảm tại một phường của thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tơ Thanh Phương nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị trầm cảm
nặng bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần.
- Ngô Ngọc Tản, Cao Tiến Đức điều tra trầm cảm tại một phường của Thị
xã Hà Đông – Hà Nội.
- Nguyễn Văn Siêm điều tra trầm cảm tại xã Quất động – Thường Tín –
Hà Nội.
2: Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm.
Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ
ràng như: mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, mất hứng thú trong các sinh hoạt, buồn
rầu, khó khăn khi tập trung, bng xi, vượt xa những cảm xúc buồn bã bình
thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua.
Ở phái nam, trầm cảm dễ bị xảy ra khi bị stress do căng thẳng trong công
việc hàng ngày, kinh tế chật vật, ân hận vì lỡ thua cờ bạc, hạnh phúc tan vỡ,
người thân mất, thay đổi chỗ ở, chỗ làm việc, tương lai bấp bênh…Nam giới vẫn
thường phải chịu áp lực về sự thành đạt trong đời nếu không làm được điều này
( bị nép vế trong gia đình hay ở chỗ làm ), nhiều người ơm nỗi buồn đó một cách
lặng lẽ, khơng muốn ngỏ cùng ai do đó dễ bị stress, người bệnh có những cơn
giận dữ đột ngột, khơng kiểm sốt bản thân, khơng thể quyết định được việc gì.
Ở phái nữ, triệu chứng thường thấy là buồn, âu sầu, hay khóc thờ ơ, khơng
thấy thích thú gì với những cơng việc hàng ngày, kể cả chuyện tình dục, tuyệt

vọng hoặc thấy mình chẳng có giá trị gì, ngủ q nhiều hoặc khơng ngủ được,
ngủ li bì đánh thức cũng không tỉnh; không thèm ăn và gầy đi hoặc ăn quá nhiều
và béo lên; cảm giác mệt mỏi rã rời hoặc uể oải, không tập trung chú ý được và
không quyết định được làm việc gì, cảm thấy trên thân thể đau đớn mà điều trị
cũng không đỡ.
2.1: Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm điển hình.
Khí sắc trầm cảm: Khí sắc trầm cảm thường gặp là buồn rầu uể oải, chân
tay rời rã, cảm giác khó chịu, bất an, đuối sức trước cuộc sống, luôn cảm thấy
đau khổ, nét mặt ủ rũ hoặc rơm rớm nước mắt, mệt mỏi, bệnh nhân ( BN ) thấy
quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một màu đen tối, ảm đạm, thê thảm, đơi khi
khó tả được cảm giác của mình, cảm thấy mình bị thất bại, hỏng việc, bất lực, tự
đánh giá bản thân thấp kém, khơng có khả năng, là ngõ cụt. [ 5 ]
Các rối loạn nhận thức: Quá trình liên tưởng ở BN chậm chạp, hồi ức xuất
hiện khó khăn, dịng tư duy bị ngưng trệ, khó diễn đạt ý nghĩ của mình thành lời
nói, ít hoặc khơng nói. Cũng có thể là các ý nghĩ tự ti, hèn kém, phẩm chất xấu,
phạm nhiều tội lỗi, ý nghĩ bị thiệt hại, hoặc bị truy hại.


7

- Các rối loạn tâm thần vận động: Ở những bệnh nhân RLTC nặng, bệnh
nhân ngồi hàng giờ, ít đi lại hoặc nằm im một chỗ ở những nơi yên tĩnh, kín đáo
như trong buồng hoặc ở phịng tối, khơng muốn tiếp xúc với ai, BN cảm thấy
nhanh chóng bị kiệt sức khi làm việc gì đó gắng sức, ln cảm thấy mệt mỏi,
suy nhược, mất nghị lực, luôn phàn nàn về sự mệt nhọc, đuối sức.
- Các biểu hiện lo âu: BN thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi cho các dự
định trong tương lai của họ. Sự lo lắng của BN xuất hiện dưới dạng căng thẳng
và sự nguy hiểm, chờ đợi điều không mong muốn sắp xảy ra, do vậy họ thường
có phản ứng tấn cơng người khác, hoặc xung động, lo âu và có thể xuất hiện
hành vi tự sát.

- Các triệu chứng cơ thể: Các biểu hiện rối loạn cơ thể thường xuyên biến
đổi trong ngày, mệt mỏi thường tăng vào buổi sáng, giảm cân đơi khi nặng nề,
có thể giảm tới 10kg trong một vài tháng ( gặp ở nữ ).Giảm trọng lượng có liên
quan trực tiếp đến chán ăn, lo âu, tức ngực, chóng mặt, đau vùng trước tim, cảm
giác kiến bị, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, dễ kích thích căng thẳng. Khi
trầm cảm nặng BN thường từ chối ăn, đôi khi gặp sự trái ngược là ăn vô độ có
thể gây ra tăng cân.
- Hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm nặng: Có tới 80% BN trầm cảm
nặng có ý định tự sát. Đặc biệt có thể gặp tự sát trong quá trình tiến triển của
trầm cảm khi điều trị chưa đạt kết quả. Việc xác định được nguy cơ tự sát không
phải là dễ dàng, hơn nữa họ có thể nói dối những ý định tự sát càng làm cho
chúng ta không thể phát hiện được những ý nghĩ và hành vi của họ. Mức độ
nặng nề của nguy cơ tự sát thường có liên quan nhiều giữa cường độ lo âu với
mức độ trầm trọng của trầm cảm. [ 11]
2.2: Một số rối loạn trầm cảm .
- Rối loạn trầm cảm khơng điển hình. Bệnh nhân khơng có các biểu hiện
của RLTC điển hình. BN thấy ăn ngon miệng, tăng cân, ngủ nhiều,tăng hoạt
động, mệt mỏi kèm theo đau các chi, cảm thấy như bị liệt, dễ tủi thân.
-Trầm cảm ẩn. Bệnh nhân thường phàn nàn về các triệu chứng cơ thể một
cách lờ mờ, khơng rõ ràng, đau khơng rõ vị trí, thường kêu đau vùng trước ngực,
đau nhức xương khớp…..
- Trầm cảm suy nhược.Nổi bật là những nét suy nhược với những ám ảnh
sợ bệnh, ám ảnh mắc bệnh.
- Trầm cảm nhẹ. Các triệu chứng trầm cảm nằm dưới ngưỡng của trầm
cảm điển hình.
- Trầm cảm đơi. Là trầm cảm điển hình xuất hiện ở bệnh nhân loạn khí
sắc. [ 5 ]
2.3: Các loại trầm cảm chính.
Trầm cảm nhìn chung có 3 loại chính:
- Trầm cảm tâm căn:



8

Thường gặp nhất là cường độ trung bình và những trầm cảm này có thể
gây ra loạn thần, thường là những hành vi tự sát hoặc muốn chết.
- Trầm cảm nội sinh:
Trầm cảm nội sinh là loại trầm cảm có tính chất hệ thống đối lập với trầm
cảm tâm căn và đáp ứng tốt với điều trị hóa dược.
Một số biểu hiện của trầm cảm nội sinh là.
+ Khơng có phản ứng với biến đổi mơi trường
+ Khí sắc thường xấu hơn vào buổi sáng
+ Mất hứng thú quan tâm sở thích
+ Tự buộc tội hoặc bị tội
+ Thức dậy sớm hoặc mất ngủ giữa đêm
+ Vận động chậm chạp hoặc kích động
+ Ăn khơng thấy ngon, giảm cân
- Trầm cảm triệu chứng.
Thường do các bệnh nội tiết, nhiễm trùng, chấn thương sọ não. Trầm cảm
thứ phát do nguyên nhân bệnh cơ thể, nhất là các bệnh cơ thể nặng
Tất cả các trầm cảm này dễ có ý định tự sát hoặc có hành vi tàn bạo khơng tự
chủ được. Để đánh giá năng lực chịu trách nhiệm cần dựa vào sự nặng nề của
trầm cảm có những cơn trong tiền sử. Một số gợi ý nghĩ tới loại trầm cảm này
là:
- Khơng có các yếu tố tác động
- Khơng có tiền sử rối loạn khí sắc và yếu tố gia đình
- Khơng có các biểu hiện bệnh lý tâm căn trong tiền sử
- Trạng thái suy nhược
- Có một số triệu chứng gợi ý: Lú lẫn, lo âu, tư duy chậm chạp cùng với
đau đầu kín đáo, động kinh, run… [ 2 ]

3: Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm.
3.1: Nhân tố di truyền.
Các rối loạn khí sắc của trẻ, thanh thiếu niên và người lớn hay gặp trong
số thành viên gia đình họ. Nếu cha mẹ có một người bị trầm cảm thì nguy cơ
con cái mắc bệnh trầm cảm tăng gấp đôi so với con cái của cặp cha mẹ có tiền
sử bình thường. Nếu cả hai cha mẹ đều bị trầm cảm thì xác xuất là 4 lần nguy cơ
phát triển rối loạn khí sắc ở trẻ em dưới 18 tuổi. [ 2 ]
3.2: Nhân tố mơi trường.
Có ít bằng chứng là vấn đề hơn nhân của cha mẹ, ly thân, ly hôn, anh chị
em, vấn đề cấu trúc gia đình hay kinh tế - xã hội phát hiện ở trẻ em trầm cảm
hình như là thứ phát sau trầm cảm sẽ cải thiện sau khi trầm cảm hồi phục bền
vững. [ 2 ]
3.3: Nhân tố sinh học.


9

Trẻ em trước tuổi dậy thì trong một giai đoạn trầm cảm lớn, có tăng khá
rõ hocmon tăng trưởng trong giấc ngủ so với trẻ em bình thường với các trẻ em
bị rối loạn cảm xúc không trầm cảm. Các trẻ em này cũng tiết ít hocmon tăng
trưởng khá rõ phản ứng giảm đường huyết do Insulin gây ra so với các bệnh
nhân không trầm cảm, hai bất thường trên tồn tại bền vững ba bốn tháng sau khi
trạng thái lâm sàng ổn định và trong trạng thái không dùng thuốc. [ 2 ]
3.4: Một số thói quen dẫn đến bệnh trầm cảm.
Người bị trầm cảm khơng thể tìm thấy hứng thú trong bất kỳ cơng việc gì.
Có nhiều yếu tố gây ra trầm cảm, một số trong đó là thể chất, còn một số khác
thuộc về tâm lý. Dưới đây là một số thói quen dễ dẫn đến trầm cảm:
+ Khơng vận động.
Thoạt nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng tập luyện rất quan trọng cho sức khỏe
thể chất cũng như sức khỏe tâm thần.

Lười vận động có thể dẫn đến trầm cảm. con người cứ ru rú trong nhà cả
ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta
trở lên lười biếng hoặc ăn quá nhiều. Lười biếng và thân hình quá khổ là cách
chắc chắn là đưa bản thân vào trạng thái trầm uất, nó khơng chỉ làm giảm khả
năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin.
+ Chế độ ăn không hợp lý.
Ăn uống lành mạnh khơng chỉ tốt cho cơ thể mà cịn tốt cho trí não,
những thực phẩm chứa chất béo omega – 3 được xem là những thực phẩm bổ
não vì chúng có vai trị thiết yếu đối với mơ não khỏe mạnh.
Ngồi ra cịn có nhiều chế phẩm bổ sung. Mặc dù những chế phẩm này
không phải lúc nào cũng ngon miệng, nhưng chúng giúp cho bộ não khỏe mạnh
và ngăn ngừa sự tấn công của bệnh trầm cảm.
+ Ngủ khơng đúng và stress.
Nếu bạn thường xun để mình bị đói ngủ, thì bạn đang tạo ra hồn cảnh
lý tưởng cho bệnh trầm cảm. Nếu không được ngủ đủ, bạn sẽ dễ trở lên bị kích
động và hoang tưởng, là nền tảng cho trạng thái trầm cảm.
Hơn nữa, những người không ngủ đủ thường không làm tốt công việc,
khiến họ bị stress và càng giảm năng xuất.
Khi một người không thể ngủ hoặc khơng thể làm tốt vai trị của mình, họ
sẽ trở lên thất vọng và cảm thấy bị mắc kẹt thì kết cục là con người sẽ có cảm
giác trầm uất. Rất ít người biết rằng chỉ cần ngủ đủ là có thể ngăn chặn được
bệnh trầm cảm.
+ Cuộc sống cô lập.
Sống cô lập là con đường chắc chắn dẫn đến trầm cảm. Khi bạn lảng tránh
bạn bè và người thân vì bất kỳ lý do gì, thì bạn đang tạo ra mảnh đất màu mỡ
cho bệnh trầm cảm.


10


+ Tính hay lo nghĩ.
Suy nghĩ tiêu cực là một trong những nguyên nhân chính của trầm cảm.
Thường xuyên nghĩ về các mối đe dọa, sự chối bỏ, mất mát hay thất bại là cách
chắc chắn đưa bạn đến với bệnh trầm cảm. Với tất cả những áp lực của thế giới
ngày nay, lo nghĩ quá nhiều đang trở thành ngịi nổ chính cho bệnh trầm cảm.[2]
4: Một số ngun nhân trầm cảm thường gặp ở Việt nam.
4.1: Trong cuộc sống hàng ngày.
+ Lý do kinh tế.
Cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21 có rất nhiều cơng ty ( tư nhân ) bị phá
sản, có rất nhiều cá nhân hùn tiền vào công ty để hưởng lãi xuất cao, có rất nhiều
người dồn tất cả tài sản vào cơng ty đó với hy vọng làm giàu nhanh chóng. Vụ
việc vỡ lở khi mọi người biết bị lừa thì đã muộn, một số người cảm thấy thất
vọng đã định nhẩy lầu tự tử. [ 7 ]
- Tiếp theo là phong trào hụi, họ phát triển mạnh để lừa nhau cũng đã gây
thiệt hại nặng về kinh tế và tinh thần cho những người tham gia, chủ họ lớn nhất
ôm tiền bỏ trốn để lại hậu quả cho những chủ họ nhỏ hơn và cho những người
tham gia. Rất nhiều gia đình tan cửa nát nhà, mất nhà, nợ nần chồng chất, vợ
chồng bỏ nhau con cái ly tán do vậy khơng ít người bị rối loạn tâm thần trong đó
có trầm cảm phải điều trị.
- Thời gian gần đây một số người có cả nam và nữ bị một số công ty lừa
đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài với mức lương cao, họ nhận tiền đặt cọc của
những người dân muốn đi lao động ở nước ngoài, số tiền đặt cọc không giống
nhau tùy thuộc vào các quốc gia mà họ muốn đến ( khoảng từ 7000 đến 10000
đô la/ người ). Mỗi đợt khoảng vài chục người chờ đến hạn mà khơng được đi
thì mới biết là mình bị lừa, rất nhiều người đau khổ vật vã vì mất tiền mà khơng
đi được nước ngồi nhằm đổi đời. Mà số tiền đó họ phải đi vay với lãi xuất cao
hoặc vay của ngân hàng nên nhiều người rơi vào trạng thái kích động hoặc trầm
cảm cần phải điều trị.
- Và nạn lô đề với lãi suất tới 70 lần nên có rất nhiều người tham gia
khơng kể lứa tuổi già hay trẻ. Họ lao vào như con thiêu thân càng đánh càng say

trúng thì ít mà thua thì nhiều, thua nhiều thì mong gỡ. Hết tiền thì đánh nợ số
tiền nợ ngày càng tăng lên, số tiền mất thì làm cho kinh tế suy kiệt. Vấn nạn này
cũng gây khủng hoảng cho nhiều gia đình nhẹ thì mất nhà nặng thì bỏ trốn gia
đình ly tán để lại gánh nặng cho người ở lại. Với sức ép của chủ nợ cộng với sự
ân hận mất tiền nên nhiều người cũng rơi vào trạng thái kích động hoặc trầm
cảm cần phải điều trị.
+ Lý do về xã hội.


11

- Do thi trượt: Trầm cảm thường gặp ở những bạn trẻ đã thi trượt vào các
trường đại học hoặc trung học một vài lần, ít khi gặp ở những bạn thi trượt lần
đầu.
- Do thất nghiệp: Một số người sau khi đã tốt nghiệp nhưng khơng tìm
được việc làm theo đúng nghành nghề, hoặc bị áp lực là không muốn về nông
thôn hoặc miền núi mà chấp nhận ở lại thành phố để được làm bất cứ cơng việc
gì. Họ mong trụ lại ở thành phố và có việc làm để nuôi sống bản thân và trang
trải trong cuộc sống thường ngày.
- Một số cô gái trẻ con nhà nghèo qua công ty môi giới để lấy được chồng
nước ngồi, nhưng khi đến nhà chồng thì cuộc sống lại khơng được như mong
muốn họ coi như là Ơsin trong nhà, bị quản thúc như tù giam lỏng mất tự do. Vỡ
mộng họ tìm cách trốn về nước và khơng ít người trong số họ bị trầm cảm cần
phải điều trị.
- Do ly hôn: Nhiều cặp vợ chồng trẻ ở các thành phố lớn họ sống theo
kiểu phương tây yêu rất nhanh và cưới gấp sẵn sàng ly hôn và có xu hướng ly
hơn ngày càng nhiều. Chính ngun nhân này ảnh hưởng đến bộ phận giới trẻ
trong xã hội.
- Do nghiện ma túy - HIV: Hiện nay tình hình người nghiện ma túy và
nhiễm HIV ngày càng tăng cao trong cộng đồng. mặc dù nhà nước có rất nhiều

biện pháp giáo dục và tuyên truyền đến từng xã, phường, người dân. Nhưng tỷ lệ
vẫn khơng ngừng gia tăng có rất nhiều người nhiễm HIV đã tìm đến cái chết
nhằm giải thốt cho bản thân cũng như gia đìnhcủa họ[7]
4.2: Trong các bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa.
Khá nhiều bệnh nhân nghĩ rằng mình bị bệnh, họ đã đến các bệnh viện để
khám, bác sĩ cho đơn thuốc nhưng bệnh chỉ ổn một thời gian ngắn rồi bệnh lại
như cũ. Họ lại khám ở các bệnh viện khác hoặc tìm tới các giáo sư nổi tiếng, tìm
các loại thuốc tốt nhất nhưng bệnh cũng không khỏi, mặc dù họ làm đủ các loại
xét nghiệm nhưng kết quả trả lời là bình thường, chỉ đến khi họ tìm đến bác sĩ
tâm thần và được là chẩn đoán là trầm cảm thì bệnh mới ổn định.
Ở Việt nam hiện nay còn ảnh hưởng nặng nề bởi định kiến bị tâm thần (vì
nếu đó là cơ gái trẻ mà mang tiếng bị bệnh tâm thần thì khó xin việc cho bản
thân và khó lấy chồng , khi cơ gái trẻ mà phải điều trị trầm cảm ở bệnh viện tâm
thần thì gia đình họ sẽ dấu khơng cho ai biết hoặc là nói đang điều trị ở bệnh
viện đa khoa trung ương nào đó, khơng bao giờ họ họ nói là con họ điều trị ở
bệnh viện tâm thần) do vậy người dân rất ngại đến với bác sĩ tâm thần vì họ sợ
bị mang tiếng là bị bệnh tâm thần. Việc dấu bị bệnh tâm thần đã làm cho nhiều
bệnh nhân trầm cảm trở thành mạn tính, vì vậy trong suốt thời gian dài họ khơng
thể làm được gì mà lúc nào cũng chỉ muốn tìm các bệnh viện tốt, các giáo sư và
thầy thuốc giỏi. Khi đã đi nhiều nơi và khơng cịn ai để hỏi nữa hoặc bệnh ngày
càng nặng thì họ mới đến với bác sĩ tâm thần. Mặt khác các bác sĩ đa khoa hầu
như ít phát hiện ra trầm cảm đối với bệnh nhân này. Do vậy gần đây, được sự


12

quan tâm của nhà nước nên nghành tâm thần đã tăng cường tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo có mời đơng đảo các
bác sĩ đa khoa tham dự để bổ xung thêm cho họ kiến thức về trầm cảm. [ 7 ]
4.3: Trong các bệnh viện tâm thần.

Trong các bệnh viện chuyên khoa tâm thần thì bệnh tâm thần phân liệt
thường chiếm tỷ lệ lớn, việc phân biệt giữa trầm cảm và TTPL nhiều khi cịn
khó khăn và khó khăn nhất là bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh hoặc khoa tâm thần
nằm trong bệnh viện đa khoa ).
Có thể là do 2 lý do sau.
- Khó phân biệt giữa triệu chứng âm tính của TTPL với trầm cảm
- Các bác sĩ trẻ mới ra trường và các bác sĩ ở xa trung ương nên khơng có
các thơng tin có tính cập nhật về trầm cảm, thâm niên làm trong nghành tâm
thần còn ít…cho nên chưa có nhiều kinh nghiệm, họ thường nghĩ là bệnh nhân
bị TTPL thì yên tâm điều trị theo hướng TTPL mà chính họ khơng nghĩ là bệnh
nhân bị cả bệnh trầm cảm, nghĩa là theo họ thì bệnh nhân hoặc là bị TTPL hoặc
là bị trầm cảm. Do vậy trong quá trình điều trị các bệnh nhân TTPL có trầm cảm
mà khơng biết thường điều trị rất dai dẳng, bệnh nhân thường xuyên kích động
hoặc thậm chí tự sát nhưng vẫn cho là tự sát do các triệu chứng của TTPL hoặc
do chán sống tâm lý. Vậy việc trang bị cho bác sĩ tâm thần ( nhất là bác sĩ trẻ )
kiến thức đồng bệnh lý giữa trầm cảm và TTPL là cần thiết. [ 7 ]
5: Tiêu chẩn chuẩn đoán trầm cảm.
Để được chẩn đoán là trầm cảm, phải đáp ứng được các tiêu chí triệu
chứng nêu ra trong chẩn đoán thống kê Manual of Mental Disorders ( DSM ).
Thống kê này được công bố bởi hiệp hội Tâm thần Mỹ và được sử dụng bởi các
nhà cung cấp sức khỏe tâm thần để chẩn đoán các điều kiện tinh thần.
Để được chẩn đoán là trầm cảm phải có năm hoặc nhiều hơn các triệu
chứng sau đây. Ít nhất một trong các triệu chứng phải là tâm trạng chán nản, thất
thoát một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm xúc của
riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao
gồm:
- Sự yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như
cảm thấy buồn, trống giỗng hoặc rơi lệ.
- Giảm hoặc cảm thấy khơng có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả
các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.

- Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, tăng cân, giảm hoặc tăng cảm
giác ngon miệng gần như mỗi ngày (ở trẻ em, không đạt được trọng lượng như
mong đợi có thể là một dấu hiệu của trầm cảm ).
- Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày
- Kích động hoặc trở lên chậm chạp
- Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày.


13

- Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi khơng thích hợp hoặc gần
như mỗi ngày.
- Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày.
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử. [ 2 ]
Chuẩn ICD – 10 F32
- F 32.0. Giai đoạn trầm cảm nhẹ ( người bệnh cảm thấy khơng khỏe và
tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, vẫn sinh hoạt bình thường )
- F 32.1. Trầm cảm mức trung bình ( những yêu cầu công việc, việc nhà
không đảm nhiệm nổi )
- F 32.2. Trầm cảm nặng ( Bệnh nhân cần điều trị )
- F 32.3. Trầm cảm nhẹ kèm theo các biểu hiện thần kinh khác
- F 32.8 và F 32.9 : Những giai đoạn trầm cảm. [ 2 ]
6: Những dấu hiệu dự đoán về tiến triển, tái phát của trầm cảm.
6.1: Trầm cảm và vấn đề tự sát.
Theo tác giả Kaplan H.I, các yếu tố tâm thần có ý nghĩa cao trong tự sát là
nghiện rượu, ma túy, trầm cảm, tâm thần phân liệt… 95% số bệnh nhân tự sát
hoặc tự sát không thành công mắc một bệnh tâm thần được chẩn đoán xác định,
bệnh nhân bị trầm cảm hoang tưởng có nguy cơ tự sát cao nhất. Nhiều nghiên
cứu cho thấy 30 – 70% tự sát có liên quan đến trầm cảm, trong 6 tháng đầu tiên
của bệnh có khoảng 32% bệnh nhân tự sát và 52% có ý định tự sát trong năm

đầu tiên bị bệnh, nam có tỷ lệ tự sát cao hơn nữ ( gấp 2 – 3 lần ), ý tưởng tự sát
sẽ tăng cao khi kết hợp với hoang tưởng ( bị tội ) mà đặc biệt là TTPL loạn khí
sắc cùng với hoang tưởng và ảo giác.
Theo Leff và Hirsch cho là trầm cảm và TTPL luôn luôn kết hợp với nhau
trong đó các triệu chứng phân liệt thường rõ rệt hơn còn các triệu chứng trầm
cảm bị lu mờ, thường gặp trong giai đoạn loạn thần cấp và có tới 60% bệnh nhân
TTPL trầm cảm có ý tưởng tự sát, khoảng 10 – 15% bệnh nhân TTPL trầm cảm
chết do tự sát. [ 6 ]
Bệnh nhân trầm cảm thường phàn nàn về ăn thấy không ngon trong khi
bệnh nhân chán ăn vẫn có cảm giác ăn ngon và đói ( chỉ mất cảm giác ngon
trong giai đoạn nặng của chán ăn tâm thần) và thường bị ám ảnh bởi béo. Có thể
sau nhiều lần tái phát của chán ăn tâm thần thì bệnh trở lên mãn tính và khi đó
có thể xuất hiện trầm cảm có thể tự sát ở bất cứ giai đoạn nào; giai đoạn khởi
phát tại gia đình, giai đoạn cấp tại bệnh viện, giai đoạn ổn định tại bệnh viện
hoặc giai đoạn hồi phục lúc ra viện về gia đình.
6.2: Những dấu hiệu dự đốn về tiến triển của trầm cảm.
- Tuổi khởi phát muộn trong giai đoạn đầu tiên sẽ có tiên lượng khơng tốt.
Sự tiến triển của trầm cảm tại người cao tuổi thường là nặng vì có thể kết hợp


14

với nhiều bệnh khác và thường có tự sát, bệnh thường phức tạp cùng với sự hủy
hoại trí tuệ và khó có thể kết hợp với liệu pháp tâm lý – xã hội để điều trị.
- Giai đoạn của cơn kéo dài cũng như việc điều trị muộn cũng là những
yếu tố làm cho bệnh tiến triển xấu.
- Các triệu chứng hoang tưởng đáp ứng kém với thuốc chống trầm cảm
đơn thuần.
- Các trạng thái hỗn hợp ít có tiên lượng tốt vì thường che đậy một triệu
chứng cơ thể

- Tính chất nặng nề của trầm cảm và có các bệnh nội tiết thường là có tiên
lượng tốt và đáp ứng tốt với điều trị.
- Các yếu tố nhân cách có ảnh hưởng khơng tốt đến tiến triển của trầm
cảm
6.3: Tiến triển và tiên lượng.
Theo một số tác giả nghiên cứu, những giai đoạn trầm cảm ở TTPL có các
triệu chứng loạn thần khơng phù hợp với khí sắc thường có tiên lượng xấu hơn
là loạn thần phù hợp với khí sắc. Khoảng 15% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự
sát. Trung bình một giai đoạn trầm cảm có thể kéo dài 10 tháng nếu không điều
trị, sau giai đoạn khởi đầu 6 tháng có thể có tới 75% bệnh nhân xuất hiện giai
đoạn trầm cảm lần thứ hai.
Trung bình có 5 đợt trầm cảm trong cuộc đời, có khoảng 50% khỏi hoàn
toàn, 30% khỏi từng phần và 20% trở thành mạn tính. Khoảng 20 – 30 % loạn
khí sắc phát triển thành một rối loạn trầm cảm lớn ( trầm cảm đôi ), một rối loạn
lưỡng cực II hoặc một rối loạn lưỡng cực I. Khoảng 1/3 bệnh nhân rối loạn khí
sắc chu kỳ trở thành rối loạn khí sắc nặng, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực II.
Khoảng 45% các trường hợp hưng cảm tái diễn, nếu khơng điều trị thì giai đoạn
hưng cảm kéo dài 3 – 6 tháng với một tỷ lệ tái phát cao ( trung bình là 10 giai
đoạn ). Tiên lượng nhìn chung là tốt với 15% khỏi, 50 – 60% khỏi từng phần,
mặc dù tái phát nhiều lần nhưng các chức năng tâm thần vẫn bình thường giữa
các cơn, khoảng 1/3 trở thành mạn tính và mất khả năng giao tiếp xã hội. [ 5 ]
6.4: Tái phát.
Tỷ lệ tái phát sau giai đoạn điều trị trầm cảm cấp là 30% trong năm đầu
tiên, 50% năm thứ 2, 70% năm thứ 3.
Trầm cảm tái phát: Triệu chứng trầm cảm tái phát trong giai đoạn thuyên
giảm ( tức là 6 tháng tính từ khi khởi phát giai đoạn trầm cảm )
Trầm cảm tái diễn: Giai đoạn trầm cảm khác xảy ra ngoài 6 tháng ( tính từ
khi khởi phát giai đoạn trầm cảm ), giữa 2 giai đoạn trầm cảm có một thời kỳ
lành bệnh nhiều tháng mà khơng có rối loạn khí sắc đáng kể )
6.5: Các dấu hiệu dự đốn nguy cơ tái phát hay tái diễn.

Nhiều tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến trầm cảm kết hợp với bệnh cơ thể,
tuổi cao, các trầm cảm hoang tưởng ( Tỷ lệ tái phát tới 1 năm từ 75 – 80% ) hoặc


15

trầm cảm kết hợp với những nét nhân cách bệnh lý. Trong đó tiên lượng rối loạn
cảm xúc lưỡng cực là tốt, tiên lượng cũng tốt nếu như đáp ứng tốt với điều trị
chống trầm cảm, khơng có các rối loạn nhân cách, khơng có các yếu tố sang
chấn tâm lý xã hội. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tỷ lệ tái phát cao hơn đơn
cực, tái diễn cũng cao nếu tuổi cao mới xuất hiện trầm cảm trong giai đoạn đầu
tiên, thời gian xen kẽ giữa các cơn ngắn, trước đó đã có nhiều giai đoạn trầm
cảm.
7: Điều trị bệnh nhân trầm cảm.
Nguyên tắc chung.
Điều trị chống trầm cảm có thể được chia làm 3 giai đoạn.
- Điều trị giai đoạn cấp.
Nhằm làm giảm các triệu chứng của giai đoạn, thầy thuốc thăm khám toàn diện
dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng – tâm lý – xã hội. Bác sĩ , Điều dưỡng, cử nhân
tâm lý cần kết hợp để lựa chọn các phương pháp điều trị tích cực.
- Điều trị duy trì.
Nhằm tránh tái phát, là sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia
đình bệnh nhân để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị, đánh giá kết quả và phát
hiện sớm các dấu hiệu tái phát.
- Điều trị dự phòng. Nhằm tránh tái diễn bệnh
Điều trị cụ thể.
* Điều trị giai đoạn cấp tính.
Bệnh nhân đang điều trị nội trú, cần phải có thời gian ít nhất là sau 2 – 4
tuần điều trị. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ chọn thuốc và chỉnh
liều cho phù hợp. Thường chọn một trong các thuốc sau:

- Thuốc Serotonin ( SSRI )
+ Amitriptiline 10, 25, 50mg . Liều trung bình 20 – 50mg/ngày.
+ Sulpiride 50mg. Liều trung bình 200 – 400mg/ngày.
+ Nufotin 20mg. Liều trung bình 20mg/ngày.
+ Fluoxetine 20mg. Liều trung bình 60mg/ngày
+ Paroxetine . Liều trung bình 20 – 40mg/ngày
+ Citolopram 20, 40mg . Liều trung bình 10 – 60mg/ngày
+ Phenelzire ( Nardil ). Liều trung bình 15 – 90mg/ngày
+ Zoloft 25mg. Liều trung bình 50 – 200mg/ngày
+ Lustral 50mg. Liều trung bình 50mg/ngày
- Lưu ý. Người bệnh lầm lì hay kích động, có ý tưởng tự sát, bỏ thuốc, dấu
thuốc, khơng chịu uống thuốc thì dùng đường tiêm theo y lệnh của bác sĩ.
* Điều trị giai đoạn duy trì:
Khi bệnh nhân ổn định ra viện điều trị tại nhà, nhằm phòng tái phát và giúp bệnh
nhân trở lại tái hịa nhập cộng đồng. Liều thuốc duy trì là liều thấp nhất mà có
hiệu quả theo đơn của bác sĩ.


16

* Điều tri giai đoạn dự phòng:
Cần cho bệnh nhân uống thuốc đều dặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ
chuyên khoa tâm thần. Không tự ý điều chỉnh liều thuốc khi khơng có ý kiến của
bác sĩ chun khoa.
* Tác dụng phụ của thuốc:
Thuốc điều trị trầm cảm có một số tác dụng phụ làm cho bệnh nhân khó chịu,
buồn bực dẫn đến bỏ thuốc, dấu thuốc, khơng uống thuốc ảnh hưởng tới quá
trình điều trị của bệnh nhân. Như; Làm giảm khả năng tình dục, đau ngực, khó
thở, bồn chồn, đứng ngồi khơng n, bứt rứt, thao thức…Bệnh nhân bị khơ
miệng, táo bón, bí tiểu, tiêu chảy, xuất tinh ở nam…

Điều trị tâm lý – xã hội.
* Liệu pháp tâm lý:
Tư vấn tâm lý điều trị trầm cảm là một trọng điểm. Tâm lý là một thuật
ngữ chung cho một cách điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về tình trạng và
các vấn đề liên quan với nhà cung cấp sức khỏe tâm thần. Tâm lý cịn được gọi
là trị liệu, trị liệu nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý.
Thơng qua các buổi nói chuyện, tìm hiểu về các nguyên nhân gây trầm
cảm để có thể hiểu được nó tốt hơn. Cũng tìm hiểu làm như thế nào để xác định
và thực hiện thay đổi trong hành vi không lành mạnh hay suy nghĩ, tìm hiểu mối
quan hệ và kinh nghiệm, tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề và đặt
mục tiêu thực tế cho cuộc sống. Tâm lý có thể giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc
và kiểm soát trong cuộc sống và giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như
tuyệt vọng và giận dữ.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một trong những liệu pháp thông dụng
nhất. Liệu pháp này giúp xác định niềm tin và hành vi tiêu cực và thay thế bằng
hành vi lành mạnh, tích cực. Nó dựa trên ý tưởng rằng những suy nghĩ của riêng
mình khơng phải người khác. Ngay cả khi một tình huống khơng mong muốn
khơng thay đổi, có thể thay đổi cách suy nghĩ và cư xử theo một cách tích cực.
Trị liệu tâm lý giữa cá nhân với nhau là loại tư vấn thường được sử dụng để điều
trị trầm cảm.
* Lao động liệu pháp.
Là liệu pháp cận lâm sàng, gồm nhiều phương thức được thực hiện do chỉ
định của bác sĩ, là liệu pháp vừa mang ý nghĩa lao động vừa mang ý nghĩa điều
trị giúp người bệnh vượt qua những trở ngại do bệnh gây ra để tái thích ứng với
xã hội bằng việc thực hành những kỹ thuật thủ công cùng với các liệu pháp nghệ
thuật khác , liệu pháp nghệ thuật nhằm thu hút và dẫn dắt bệnh nhân đến với
những đồ vật mà họ thích để họ có thể tự thể hiện đặc tính nghệ thuật của riêng
mình. Con người ln có sự tác động tương hỗ với môi trường xung quanh. Cán
bộ liệu pháp (Ergothérapeute – ETP ) tác động vào những rối loạn vận động
hoặc rối loạn tâm thần do rối loạn sự tương hỗ này. ETP đóng vai trị trung gian

do vậy sẽ tạo cho bệnh nhân tính năng động hơn trong quan hệ của họ ( xã hội,


17

nghề nghiệp, cuộc sống hàng ngày, trao đổi với người khác ). Các hoạt động
này có thể là nghề nghiệp, cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật, thủ cơng, văn hóa
xã hội và để cho họ tự chủ trong các hoạt động này. ETP giám sát bệnh nhân
hàng ngày về hành vi, quan hệ với người khác, mức độ độc lập và tính tự chủ để
đánh giá mức độ bệnh tật và chất lượng cuộc sống của họ. Với bệnh nhân thì
chất lượng quan hệ là hàng đầu, ETP phải nắm được toàn bộ con người ( BN )
và đưa ra một đề án cuộc sống mà bệnh nhân cảm thấy là có liên quan với mình,
giải thích những ham muốn và không ham muốn… do vậy mối quan hệ giữa
bệnh nhân và ETP là cần thiết. ETP tác động trong cả một quá trình lâu dài về
phục hồi chức năng, về tái thích nghi, trong những lĩnh vực chức năng và trong
lĩnh vực tâm thần cho đến khi tái hòa nhập xã hội nghề nghiệp. ETP giúp bệnh
nhân khơng có khả năng đưa được cốc lên miệng, khơng có khả năng đánh
răng… và như vậy bệnh nhân sẽ lao động trong sự tự chủ của mình như: đi
toilette, ăn uống, mặc quần áo, có thể phục hồi các rối loạn chức năng về nhận
thức, về chức năng truyền đạt: chứng mất sử dụng động tác, trí nhớ, chú ý, mất
nhận thức, sơ đồ cơ thể, định hướng thời gian, không gian. Cuối cùng là phục
hồi chức năng về tâm lý xã hội. [ 9 ]
* Liệu pháp văn hóa giải trí.
Liệu pháp văn hóa giải trí thường sử dụng nâng cao hiệu quả của liệu
pháp lao động; bao gồm.
+ Tổ chức các trò chơi:
- Người bệnh tham gia một cách tích cực, hoặc đóng vai trị là khán giả
xem người khác chơi
- Những bệnh nhân ở trạng thái ức chế cần được đưa vào trị chơi của
nhóm bệnh nhân hoạt bát.

+ Tổ chức các cuộc dạo chơi:
- Tổ chức cho bệnh nhân đi tham quan các di tích lịch sử, khu vui chơi
giải trí lớn.
- Tổ chức đi thực tế để người bệnh gắn bó với đời sống, với quê hương
+ Tổ chức các cuộc trò chuyện. Như tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho
người bệnh
+ Tổ chức chiếu phim :
- Chọn phim ngắn , mang nhiều tính chất giải trí
- Phim có nội dung phong phú, tránh phim có nội dung xấu buồn, bế tắc.
+ Tổ chức biểu diễn văn nghệ. Động viên bệnh nhân tham gia hát, múa
như ca sĩ và diễn viên.
+ Liệu pháp âm nhạc:
- Cần phát huy âm nhạc lên cảm xúc, tình cảm người bệnh
- Ép người bệnh tham gia các điệu múa tập thể trực tiếp tạo nên những
vận động tích cực cho người bệnh


18

- Hát karaoke, nghe nhạc nhẹ cũng là hình thức có tác dụng điều trị rộng
rãi nhất cho người bệnh
+ Hướng dẫn người bệnh thể dục, thể thao có tác dụng phục hồi thể lực và
tâm lý hứng thú cho người bệnh. Nó khơi dậy sự tập trung chú ý, trực tiếp tác
động lên cơ quan vận động, làm lưu thơng khí huyết cho bệnh nhân; bao gồm: đi
bách bộ, các bài tập thể dục buổi sáng, thể dục nhịp điệu, đá bóng, đạp xe đạp…
[9]
Tiên lượng bệnh trầm cảm.
Những giai đoạn trầm cảm có các triệu chứng loạn thần khơng phù hợp
với khí sắc thường có tiên lượng xấu hơn là loạn thần phù hợp với khí sắc.
Khoảng 15% bệnh nhân trầm cảm có ý tưởng tự sát. Trung bình một giai đoạn

trầm cảm có thể kéo dài 10 tháng nếu không được điều trị, sau giai đoạn khởi
đầu 6 tháng có thể có tới 75% bệnh nhân xuất hiện giai đoạn trầm cảm lần thứ
hai. Trung bình có 5 đợt trầm cảm trong đời, có khoảng 50% khỏi hoàn toàn,
30% khỏi từng phần và 20% trở thành mạn tính. Khoảng 20 – 30% bệnh nhân
loạn khí sắc phát triển thành một rối loạn trầm cảm lớn ( trầm cảm đôi), một rối
loạn lưỡng cực II, một rối loạn lưỡng cực I. Khoảng 1/3 bệnh nhân rối loạn khí
sắc chu kỳ trở thành rối loạn khí sắc nặng, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực II.
Khoảng 45% các trường hợp hưng cảm tái diễn, nếu khơng được điều trị
thì giai đoạn hưng cảm kéo dài 3 – 6 tháng với một tỷ lệ tái phát cao ( trung bình
là 10 giai đoạn ), đối với 80 – 90% bệnh nhân hưng cảm, sự tiến triển của bệnh
được che đậy bởi một giai đoan trầm cảm.
Tiên lượng nhìn chung là tốt với 15% khỏi , 50 – 60% khỏi từng phần
mặc dù tái phát nhiều lần nhưng các chức năng tâm thần vẫn bình thường giữa
các cơn, khoảng 1/3 trở thành mạn tính và mất khả năng giao tiếp xã hội.
8: Chăm sóc người bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm cần được sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ
của nhân viên y tế và mọi thành viên trong gia đình người bệnh. Khi chăm sóc
bệnh nhân trầm cảm mọi người cần phải biết rằng trầm cảm là một bệnh chứ
không phải là lười nhác hoặc giả vờ. Trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân rất
hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau lưng,
đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt..
Ngồi ra bệnh nhân cịn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung, ln
bi quan và chán nản. Chính những điều than phiền này của bệnh nhân khiến cho
nhân viên y tế và người nhà người bệnh rất khó chịu khi người bệnh kêu ca. Khi
đó họ quay ra cáu gắt, chế giễu bệnh nhân cho rằng bệnh nhân giả vờ, lười nhác
khơng có ý chí phấn đấu, khơng chịu khắc phục khó khăn. Dẫn tới bệnh nhân sẽ
dần cảm thấy mình mất chỗ dựa tinh thần, họ khơng dám thổ lộ với ai về bệnh
tật của mình. Bệnh nhân sống khép kín, giấu mình, ngại tiếp xúc với xung
quanh. Người bệnh buồn rầu cảm thấy cô đơn trong mơi trường điều trị và cơ
đơn ngay chính trong gia đình mình.



19

Việc chăm sóc bệnh nhân tại gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều
kiện cho bệnh nhân dễ dàng hòa nhập cộng đồng và phục hồi chức năng tâm lý
xã hội. [ 8 ]
- Cần tạo cho người bệnh có thái độ lạc quan trong cuộc sống
- Ăn uống điều độ với nhiều thức ăn có hàm lượng canxi và acidamin cao
như: Cá, tơm, thịt bị, thịt gà, đậu tương….
- Theo dõi các triệu chứng của người bệnh bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Bệnh nhân ngủ, ăn uống như thế nào?
+ Đỡ buồn chán khơng? Có bi quan chán nản không?
+ Đã quan tâm đến thú vui, sở thích trước kia chưa?
+ Có chủ động nói chuyện trình bày những vấn đề về sức khỏe của bản
thân không ?
+ Đã quan tâm đến sức khỏe nghề nghiệp chưa?
+ Muốn tham gia các hoạt động xã hội chưa?
- Theo dõi ý tưởng và hành vi tự sát vì đây là triệu chứng nặng của bệnh.
Khi phát hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát, cần theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh
viện ngay.
- Cần cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ chuyên
khoa tâm thần. Không được tự ý chỉnh liều thuốc khi khơng có ý kiến của bác sĩ
chun khoa.
- Người nhà phải tránh những thái độ kỳ thị và coi thường bệnh nhân :
luôn tạo mọi điều kiện cho bệnh nhân làm việc, được bầy tỏ ý kiến của mình.
- Người bệnh được làm việc sẽ cảm thấy mình có ích, thỏa mãn vì mình
đã hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời
cũng đóng góp phần của mình vào cuộc sống xã hội.
- Người bệnh trầm cảm sau khi được điều trị ra viện thì họ trở về sống với

gia đình là chủ yếu vì vậy để người bệnh được chăm sóc tốt nhất thì gia đình
người bệnh cần có kiến thức về bệnh, kiến thức chăm sóc đúng để người bệnh
có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc phòng khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.
Thông thường bệnh nhân trầm cảm cần khám định kỳ hàng tháng, hàng
quý…tùy theo tình trạng ổn định của bệnh. [ 8 ]


×