Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.35 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự quản lý
của Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự chủ trong sản
xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Công ty có trụ sở chính tại số 10
Thành Công- Ba Đinh- Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn có một cơ sở sản xuất thảm
len, khăn tay tại số 114 phố Nguyễn Lương Bằng và là cổ đông lớn nhất của Công
ty May cổ phần Lê Trực (với 25% cổ phiếu). Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ
chức sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, thảm
len phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời,
Công ty có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ mà nhà nước giao cho đó là bảo
toàn và phát triển nguồn vốn, phân phối theo kết quả lao động.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm sản xuất và gia công các
loại áo Jacket, áo váy nữ, quần áo đồng phục cho các cơ quan... và các sản phẩm
may da.Ngoài ra, Công ty còn chuyên sản xuất các loại thảm len để xuất khẩu ra
nước ngoài. Bên cạnh chủ trương chính là làm hàng xuất khẩu, Công ty còn có một
mạng lưới tiêu thụ khá hoàn chỉnh với 8 cửa hàng ở các quận nội thành. Để tạo
thuận lợi hơn trong thanh toán quốc tế cũng như trong nước, Công ty có tài khoản
tiền gửi tại ba ngân hàng là Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình,
Ngân Hàng Đầu Tư và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Ngày 2/3/1968 Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến
Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực- Quận Ba Đình- Hà Nội và giao cho Cục
Vải sợi may mặc quản lý với nhiệm vụ ban đầu là tổ chức sản xuất các loại quần
áo, mũ vải, găng tay, áo dạ theo chỉ tiêu phục vụ cho lực lượng vũ trang và trẻ em.
Tổng số lao động lúc bấy giờ là 325 người. Trải qua một quá trình phát triển với
nhiều thăng trầm, ngày 25/8/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 730/CNn-
TCLĐ chuyển Xí nghiệp May Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng đánh
dấu một bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp với tên giao dịch quốc tế là:
CHIEN THANG GARMENT COMPANY


Viết tắt là: CHIGAMEX
Từ năm 1987, Xí nghiệp đã thực hiện chủ trương của Đảng xoá bỏ bao cấp,
tự chủ trong kinh doanh, mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài.
Trong năm 1990,1991 Xí nghiệp dần làm quen với cơ chế thị trường. Thị
trường không chỉ bó hẹp ở các nước Xã hội chủ nghĩa mà đã mở rộng ra ở một số
nước khác như CHLB Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hàn Quốc, Hồng Kông,...
Đến cuối năm 1999, do có chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,
cơ sở I Lê Trực đã được tiến hành cổ phần hoá và đã hoàn thành cổ phần xong
trong năm 1999 với số vốn ban đầu 4,2 tỷ đồng (trong đó Công ty May Chiến
Thắng nắm 25% tức là 1,05 tỷ đồng). Công ty mới được mang tên: Công ty May
cổ phần Lê Trực.
Tháng 5/2000 Công ty đưa một phân xưởng của xí nghiệp may 9 (Thái
Nguyên) đi vào hoạt động với số lao động trên 300 người.
Tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt trong khu vực có một số chuyển biến tích
cực, mối quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã có những bước đi khả quan.
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chuẩn bị tiếp cận với thị
trường Mỹ thông qua việc chào hàng, chào giá.
Năm 2000 Công ty đã tập trung đầu tư trên 23,7 tỷ đồng để đổi mới hạ tầng
cơ sở theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước mắt thu hút khách hàng
mới, giữ khách hàng truyền thống tăng sức mạnh cạnh tranh của Công ty, đồng
thời chuẩn bị cho sự hội nhập với nền kinh tế thị trường trong khu vực và thế giới,
đón bắt cơ hội thị trường xuất khẩu mở ra do việc ký kết hiệp định thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ.
Đến nay, tổng số lao động toàn Công ty là 2560 người, trong đó nhân viên
quản lý là 237 người .
Để có cái nhìn toàn diện hơn về Công ty May Chiến Thắng, ta có thể xem
những con số mà Công ty đã thực hiện trong mấy năm gần đây:
Bảng 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ
NĂM
1998

ĐẾN
NĂM
2000
Đơn
vị:
VNĐ
2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của Công ty May
Chiến Thắng.
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000
Doanh thu thuần
57.701.395.51
0
63.889.926.46
6
52.804.287.732
Lợi nhuận 677.295.509 1.012.403.849 884.854.768
Nộp ngân sách 906.398.829 1.154.809.247 1.800.100.033
Thu nhập bình quân 722.000 864.000 910.000
Vốn kinh doanh
11.985.951.66
1
11.985.951.66
1
9.266.849.522
Vật liệu
Chế thử
Duyệt mẫu và thông số kỹ thuật
Phân xưởng

Tổ cắt Tổ mayy Tổ là
KCS
Thành phẩm Đóng gói Nhập kho
Tại Công ty May Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trong các
sản phẩm may mặc và thảm len là vải, da, thảm, cùng các phụ kiện như chun, chỉ,
khuy, khoá. Công ty nhận nguyên vật liệu theo giấy báo, nhận nguyên vật liệu từ
Hải Phòng về sau đó tập kết nguyên vật liệu về kho. Phòng tổng hợp phân bổ chi
tiết cho từng phân xưởng theo các mã hàng. Từ các phân xưởng, khi nhận nguyên
vật liệu sẽ thực hiện trọn gói đến khi ra thành phẩm để giao cho khách hàng. Công
ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng.
Sơ đồ 14: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MAY


3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty May Chiến Thắng
Đơn
đặt
Hiện nay, Công ty có hai bộ phận sản xuất chính là may mặc và thảm len với
2 cơ sở và 9 phân xưởng (không bao gồm cơ sở 8B Lê Trực vì từ 1/1/2000 đã
thành công ty độc lập).
Trụ sở chính tại số 10 Thành Công gồm 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng
may da và một phân xưởng thêu in.
Sơ sở tại số 114 phố Nguyễn Lương Bằng có 1 phân xưởng dệt thảm len.
Ngoài ra còn có một phân xưởng của Xí nghiệp may 9 ở thành phố Thái
Nguyên.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp gồm: Ban giám đốc có 1 tổng giám đốc phụ trách
chung và 3 phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể là lĩnh vực kỹ thuật, lĩnh vực kinh doanh, lĩnh
vực điều hành. Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành các phòng ban. Công ty có tất cả 10 phòng ban đảm nhiệm
những công việc khác nhau.
Phòng kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật sản xuất của các cơ sở sản xuất, nắm
vững thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực may mặc, chế tạo, sản

xuất mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Văn phòng Công ty: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sự, quy hoạch kế
hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên, hướng dẫn thực hiện chế độ lao động tiền
lương.
Phòng phục vụ sản xuất: điều tiết kế hoạch sản xuất của Công ty cung ứng
nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất theo kế hoạch, vật chuyển hàng hoá tìm thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Phòng tổ chức: thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sự, kế hoạch đào tạo các
cán bộ công nhân viên, hướng dẫn thực hiện chế độ lao động tiền lương.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh
ngắn hạn, dài hạn theo hợp đồng kinh tế, thiết lập mở các cửa hàng giới thiệu và
tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Phòng kinh doanh tiếp thị: có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến
dịch quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài
nước .
Phòng tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh doanh toàn Công ty, phân
tích hoạt động kinh tế, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập dự án
đầu tư.
Phòng hành chính tổng hợp: theo dõi văn phòng phẩm, văn thư tổng hợp.
Phòng y tế: theo dõi sức khoẻ cán bộ công nhân viên theo định kỳ.
Phòng bảo vệ: theo dõi an ninh, bảo vệ Xí nghiệp.
Các cơ sở sản xuất: Hoạt động độc lập theo cơ chế khoán với nhiệm vụ sản
xuất các sản phẩm may ra, thêu in, thảm len do Công ty giao khoán đồng thời phải
chịu trách nhiệm điều hành sản xuất từ khâu triển khai mẫu đến khâu cuối cùng là
đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, trong từng phân xưởng may lại có cơ cấu tổ chức sản
xuất như sau:
Mỗi phân xưởng may đều có một tổ cắt, 4 tổ may kiêm là, kiểm tra chất
lượng và đóng gói thành phẩm.
Bộ phận quản lý phục vụ tại phân xưởng gồm một quản đốc, một phó quản
đốc và một nhân viên thống kê.

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám đốc kỹ thuật
Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phó tổng giám đốc điều hành
P kỹ thuật
PPhục vụ SX
PKinh doanh XNKPKDtiếp thịPTài vụVP Công tyPTổ chứcPTổng hợp PY tế PBảo vệ
Cơ sở may da thêu in 10 Thành Công
Xí nghiệp may 9Thái Nguyên
Cơ sở dệt thảm len 114 Nguyễn Lương Bầng
Sơ đồ 15: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
II- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
MAY CHIẾN THẮNG
Phòng kế toán tài vụ của Công ty May Chiến Thắng có nhiệm vụ tổ chức
công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty, cung cấp số liệu phục vụ yêu cầu
lãnh đạo của Ban giám đốc và yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng Nhà
nước như: Thuế, ngân hàng.
Mọi chế độ kế toán áp dụng tại Công ty May Chiến Thắng được áp dụng
thống nhất trong một niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12
cùng năm. Với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty lớn,
khối lượng công việc nhiều với mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính, bộ máy kế toán ở Công ty May Chiến Thắng được tổ chức theo hình thức kế
toán Nhật ký chứng từ. Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được
phản ánh trên các sổ chi tiết, các bảng phân bổ, các bảng kê và các nhật ký chứng
từ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê và nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái và lập
báo cáo.
Do đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá riêng có của
ngành may và yêu cầu quản lý nên hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo

phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó, kế toán theo dõi và phản ánh được
một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho vật
tư hàng hoá trên sổ sách kế toán.
Kỳ kế toán ở Công ty là hàng quý với công việc ghi sổ kế toán và quyết
toán. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của
Công ty. Tại các phân xưởng và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế
toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê có nhiệm vụ thu thập,
kiểm tra chứng từ, thực hiện việc hạch toán ban đầu, ghi chép vào sổ sách kế toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi bộ phận mình phụ trách, lập các báo
cáo nghiệp vụ như: báo cáo nguyên vật liệu, báo cáo chế biến. Định kỳ các nhân
viên này chuyển các chứng từ cùng các báo cáo đó về phòng kế toán Công ty để xử
lý và tiến hành công việc kế toán trong toàn Công ty.
Trình tự hạch toán ban đầu và ghi sổ kế toán ở Công ty May Chiến Thắng có
thể được mô tả như sau:
 Tại kho của Công ty: thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ tiến hành ghi sổ thực nhập, thực xuất vào
thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng, cuối tháng lập báo cáo Nhập - Xuất - Tồn theo thứ
tự loại vật liệu. Định kỳ chuyển các chứng từ nhập, xuất và báo cáo Nhập - xuất -
tồn lên phòng kế toán Công ty.
 Tại các phân xưởng của Công ty: Nhân viên hạch toán thống kê tại mỗi
phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho
đến khi giao thành phẩm cho Công ty bao gồm: Từng chủng loại nguyên vật liệu
đưa vào sản xuất theo từng mã hàng Công ty giao, số lượng bán thành phẩm cắt ra
và cung cấp cho từng bộ phận sản xuất vào đầu ngày, tình hình nhập kho thành
phẩm và theo dõi tình hình lao động (thời gian, năng suất) để tính lương cho công
nhân.
Cuối tháng, nhân viên hạch toán thống kê có nhiệm vụ lập các báo cáo
chuyển lên phòng kế toán Công ty: Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu,
báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo hàng hoá. Khi kết thúc một hợp đồng
sản xuất, nhân viên hạch toán thống kê có nhiệm vụ lập các báo cáo thanh quyết

toán hợp đồng, báo cáo tiết kiệm nguyên liệu, báo cáo phế liệu thu hồi.
 Tại phòng kế toán của Công ty: Phòng kế toán có nhiệm vụ lập ghi nhận
các nghiệp vụ phát sinh trên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tổ chức, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử lý thông tin kế toán ban đầu, thực
hiện đúng và đầy đủ chế độ hạch toán, chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định
của Bộ Tài chính, cung cấp một các đầy đủ kịp thời, chính xác những thông tin
toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty, phân tích, đánh giá tình hình và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có biện pháp phù hợp về phương hướng
phát triển của Công ty.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên đây, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất, đặc điểm quản lý của Công ty, mức độ chuyên môn hoá của công
tác kế toán và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty
May Chiến Thắng có biên chế là 10 người và được tổ chức theo phần hành kế toán
như sau:
Kế toán trưởng (trưởng phòng): Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, báo
cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy cho giám đốc, tổ
chức lãnh đạo chung cho toàn phòng, phân chia từng bộ phận kế toán cũng như bố
trí từng người phụ trách, làm công tác đối nội, đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế
kiêm phụ trách chung về vốn và giá cả, là người chịu trác nhiệm thực thi hướng
dẫn thi hành chính sách chế độ tài chính cũng như việc chịu trách nhiệm các quan
hệ tài chính với cơ quan nhà nước.
Kế toán phó (Phó phòng kế toán): Là người trực tiếp giúp việc cho kế toán
trưởng, làm những công việc của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng ngoài ra
còn làm công việc kế toán tổng hợp
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Phụ trách tài khoản 152, 153
hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối quý tổng
hợp số liệu lập bảng kê Nhập - Xuất - Tồn.
Kế toán tiền mặt và ngân hàng: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc,hàng
quý lập kế hoạch tiền mặt gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch .
Kế toán thanh toán với người mua và người bán: Theo dõi các khoản phải

thu, phải trả giữa Công ty với khách hàng và giữa Công ty với nhà cung cấp.
Kế toán công nợ : Theo dõi các khoản công nợ của Công ty.
Kế toán tài sản cố định và phân bổ lương: Phụ trách tài khoản 211, 214, 334,
338. Phân loại TSCĐ hiện có trong Công ty và tính khấu hao. Hàng tháng căn cứ
vào sản lượng thực tế của từng phân xưởng và đơn giá được hưởng để tính quỹ
lương của từng phân xưởng. Cuối tháng, lập bảng thanh toán lương.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành : Hàng tháng nhận các báo cáo từ
các phân xưởng gửi lên .Căn cứ vào bảng phân bổ số 1, bảng tập hợp chi phí để
cuối quý ghi vào bảng kê số 4, tính giá thành theo phương pháp thích hợp.
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Kho thành phẩm, ghi sổ
chi tiết tài khoản 155, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phát sinh khác liên
quan đến quá trình tiêu thụ và xác định kết quả, cuối quý lập bảng kê số 8 và bảng
kê số 11.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tiền mặt tại quỹ cũng
như các nghiệp vụ nhập quỹ, xuất quỹ.
Sơ đồ 16: BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán nguyên vật liệu chính
Kế toán nguyên vật liệu phụ và phụ tùng thay thế
Kế toán tài sản cố định và phân bổ tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán tập hợ chi phí sản xuất và tính giá thàng
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tiền mặt
Kế toán thanh toán với người mua và người bán
Kế toán tổng hợp
Nhân viên thống kê các phân xưởng thuộc các cơ sơ sản xuất
Hiện nay, Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán máy. Các chứng từ minh
chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán kiểm tra, sắp xếp số liệu để

nhập vào máy vi tính theo các định khoản (xử lý nghiệp vụ), máy sẽ tự động phân
loại nghiệp vụ và ghi vào bảng kê phát sinh các tài khoản có liên quan. Đến cuối
kỳ, người sử dụng có thể in ra Sổ cái từng loại tài khoản, các loại báo cáo tài chính.
Với việc sử dụng kế toán máy, trình tự công việc xử lý số liệu như sau:
Chứng từ gốc
Xử lý nghiệp vụ
Nhập dữ liệu
Vào bảng kê phát sinh tài khoảnCác bảng cân đối số phát sinhCác sổ tổng hợp Nhập- Xuất- TồnVào Sổ cáiBáo cáo tài chính
In và lưu trữ
Khoá sổ chuyển sang kỳ
Sơ đồ 17: TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC SỬ LÝ SỐ LIỆU KẾ TOÁN
Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
III- HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
1. Đặc điểm thành phẩm và đánh giá thành phẩm
Đặc điểm thành phẩm
Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại áo Jacket, áo váy nữ, quần áo đồng
phục... và các sản phẩm may da, thảm len. Mỗi loại mặt hàng có nhiều kích cỡ,
mầu sắc khác nhau. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán cũng như để thuận
tiện cho việc áp dụng máy vi tính, Công ty đã tiến hành đặt mã số cho các loại sản
phẩm.
Sản phẩm của Công ty được phân làm hai loại:
- Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu
Phân xưởng hoàn thành Kho thành phẩm Bên sử dụng chứng từPhòng tài vụ kế toán
- Sản phẩm sản xuất để tiêu thụ nội địa
Trong đó, lượng sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất ra trong kỳ của Công ty.
Đánh giá thành phẩm
Tại Công ty May Chiến Thắng, thành phẩm nhập xuất kho được tính theo
giá thực tế. Việc tính giá thành sản phẩm xuất kho hay giá vốn hàng bán được tính
theo phương pháp giá thực tế đích danh.

2. Trình tự luân chuyển chứng từ nhập xuất thành phẩm
Các chứng từ về nhập xuất kho thành phẩm là căn cứ để thủ kho tiến hành
nhập xuất kho và là minh chứng pháp lý về tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Trình tự luân chuyển một số chứng từ ở Công ty như sau:
2.1 Chứng từ nhập
(1) (2)
(1): Sản phẩm sau khi hoàn thành được phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra,
đạt yêu cầu mới được nhập kho. Nhân viên ở các xí nghiệp lập phiếu lập kho (chỉ
ghi số lượng) rồi chuyển cho thủ kho.
(1): Thủ kho nhận phiếu nhập kho, kiểm nhận hàng và nhập kho, sau đó
cùng người nhập ký vào phiếu. Thủ kho giữ lại một liên để ghi thẻ kho, sau đó
chuyển cho phòng kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền và ghi sổ.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phân xưởng
Liên 2: Phòng kế toán lưu giữ
Liên 3: Người nhập giữ.
Mẫu số 01: PHIẾU NHẬP THÀNH PHẨM
Ngày .23.. tháng ..01.. năm..2001..
Số: 13/2.......
Nợ:..............
Có:..............
Họ tên người nhập:........XN May I.........................................................
Theo.........số...........ngày...........tháng............năm 2001.........................
.................................................................................................................
Nhập tại kho: Nguyên Thành Công
Số
T
T
Tên, nhãn hiệu quy
cách sản phẩm

M
ã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Theo
CT
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1
2
3
Áo T 5368
Áo 2 lớp 5403
Quần âu TE cỡ 7
Chiếc
Chiếc
Chiếc
30
20
65
100.00
0
30.000
32. 000

3000.00
0
600.000
2080.00
0
Cộng 115 5680.00
0
Nhập, ngày...23...tháng..01..năm..2001..
Người phụ trách Người giao Thủ kho
2.2 Chứng từ xuất
Thành phẩm của Công ty chia làm hai loại: thành phẩm gia công xuất khẩu
theo đơn đặt hàng và thành phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước (tiêu thụ trực tiếp
cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu lớn). Đối với cả hai loại hình tiêu thụ này, khi
xuất kho phòng phục vụ sản xuất lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”.
Phiếu này được lập làm 3 liên:
+ Liên 1: lưu tại phòng phục vụ sản xuất
+ Liên 2: dùng để vận chuyển hàng
+ Liên 3: dùng để thanh toán nội bộ

×