Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh copd thở máy không xâm nhập tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.74 KB, 35 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TÁC GIẢ: PHẠM THỊ THANH HỊA

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH COPD THỞ MÁY
KHÔNG XÂM NHẬP TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
PHÚ THỌ NĂM 2017

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỌ VÀ TÊN: PHẠM THỊ THANH HỊA

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH COPD THỞ MÁY
KHÔNG XÂM NHẬP TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
PHÚ THỌ NĂM 2017

Chuyên ngành: Điều dưỡng nội

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :TS. VŨ VĂN THÀNH

NAM ĐỊNH - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này do
bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai
trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Phạm Thị Thanh Hòa


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng đào tạo sau đại học, Phịng giáo vụ và q
Thầy Cơ giáo các Bộ mơn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt
tơi trong q trình học tập.
- Ban Giám Đốc Bệnh viện ĐK Tỉnh Phú Thọ.
- Ban chủ nhiệm Khoa Cấp Cứu Bệnh viện ĐK Tỉnh Phú Thọ.
- Ban chủ nhiệm và Thầy, Cô Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tơi trong suốt q trình học
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS.BS.Vũ Văn Thành, người đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận
tình quan tâm giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập và hồn thành chun
đề này.
- Xin chân thành cảm ơn tất cả các Bác sỹ, Điều dưỡng, Hộ lý, Bệnh nhân tại
Khoa Cấp Cứu đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này.

- Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên
khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề.
Xin trân trọng cảm ơn !
Phú Thọ, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Phạm Thị Thanh Hòa


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................ 10
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ..................................................... 10
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ................................................................... 10
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng................................................................................... 11
1.1.4. Biến chứng của COPD ................................................................................ 13
1.1.5. Điều trị COPD ............................................................................................ 13
1.1.6. Phòng bệnh COPD ...................................................................................... 14
1.1.7. Chăm sóc người bệnh COPD ....................................................................... 15
1.1.8.Thơng khí nhân tạo không xâm nhập trong đợt cấp COPD........................... 18
1. 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD trên thế giới ........................................... 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD tại Việt Nam .......................................... 22
1.2.3. Các giải pháp tăng cường quản lý, điều trị, dự phòng COPD ....................... 23

Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COPD THỞ MÁY KHÔNG
XÂM NHẬP TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2017 ............................................................................................................... 25
2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh COPD thở máy khơng xâm nhập điều trị nội
trú tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017 .......................... 25
2.2. Ưu, nhược điểm và nguyên nhân .................................................................... 29
2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh COPD thở máy
không xâm nhập: ................................................................................................... 31
2.4. Kết luận: ......................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 33
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 33


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACOCU

Quản lý hen và COPD
(Asthma and COPD Outpatien Care Unit)

ATS

Hội Lồng ngực Mỹ
(American Thoracic Society)

BiPAP

Thơng khí nhân tạo hai mức áp lực dương
(Bilevel Positive Airway Pressure)


COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)

CPAP

Thơng khí áp lực đường thở dương liên tục

EPAP

Áp lực dương thì thở ra
(Expiratory Positive AirwayPresure)

ERS

Hội Hơ hấp Châu Âu

GOLD

Chương trình tồn cầu về quản lý, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính
(Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease)

NKQ

Nội khí quản

IPAP


Áp lực dương thì thở vào

KTV

Kỹ thuật viên

PEEP

Áp lực dương cuối thì thở ra.
(Possitive End Expiratory Pressure)

PS
TKNTKXN
TKNTXN
WHO

Áp lực hỗ trợ
Thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập
Thơng khí nhân tạo xâm nhập
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1: Sơ đồ dạng sóng thở CPAP .......................................................................... 19
Sơ đồ 2: Sơ đồ dạng sóng thở BiPAP ......................................................................... 20
Hình 1: Điều dưỡng đo huyết áp cho người bệnh ....................................................... 26
Hình 2: Điều dưỡng thực hiện thuốc cho người bệnh ................................................. 26
Hình 3: Điều dưỡng vỗ rung cho người bệnh…………………………………………22



ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến và có xu hướng
ngày càng tăng, đặc biệt ở các nước phát triển. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng
thứ tư trên thế giới và sẽ là thứ 3 vào năm 2020 . Hơn 3 triệu người chết do COPD vào
năm 2012, chiếm 6% tổng số ca tử vong trên toàn cầu [11]. Trên tồn thế giới có
khoảng 600 triệu người mắc bệnh. Tại Mỹ có 14 triệu người mắc COPD, chiếm tỷ lệ
5% dân số, hàng năm có khoảng 700.000 người nhập viện được chẩn đoán là COPD.
Tại Anh, 25% người bệnh vào cấp cứu là bệnh lý hô hấp và quá nửa số đó là do đợt
cấp COPD [5]. Ở Việt Nam, COPD chiếm 25,1% số người bệnh nằm tại khoa hô hấp
và chiếm tới 32,6% nguyên nhân tử vong tại khoa Hồi sức cấp cứu [4].
COPD gây ra những gánh nặng to lớn đối với nền kinh tế, ở Mỹ chi phí y tế cho
COPD ước tính là 23,9 tỷ đơ la; trong đó, 14,7 tỷ là chi phí trực tiếp cho điều trị và 9,2
tỷ là chi phí gián tiếp. Các chi phí này phụ thuộc vào quản lý điều trị dự phòng tránh
các đợt cấp phải nằm viện. Chi phí nằm viện sẽ chiếm trên 70% chi phí tổng thể cho
điều trị COPD. Đối với các nước đang phát triển, xét trên góc độ kinh tế, COPD rất có
thể là những gánh nặng rất đáng kể đối với các gia đình và xã hội [10]. Đặc trưng của
bệnh là tình trạng tắc nghẽn khơng hồi phục đường dẫn khí, dẫn đến giãn và ứ khí phế
nang. Bệnh tiến triển mãn tính xen kẽ những đợt tiến triển cấp tính, gây suy hô hấp ở
nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh suy hơ hấp cấp do đợt cấp COPD có tỷ lệ tử
vong từ 1/5 – 1/3 mặc dù đã được thơng khí nhân tạo [6].
Phương pháp thơng khí nhân tạo không xâm nhập đã được Meduri áp dụng từ
năm 1987 trong điều trị đợt cấp COPD và đặc biệt được quan tâm trong thập kỷ vừa
qua. Do cải thiện chức năng hơ hấp và khí máu, ưu thế về giảm tỷ lệ viêm phổi liên
quan đến thở máy, tránh tai biến do đặt nội khí quản và mở khí quản, cai máy thuận
lợi, giảm số ngày điều trị, chi phí điều trị và trên hết là giảm tỷ lệ tử vong; nên các
phương thức thở không xâm nhập được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới, cùng
với đó là sự xuất hiện của nhiều loại máy thở ngày càng phù hợp cho phương thức này
[5], [6]. Ở Việt nam, thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập đã được áp dụng trong điều
trị đợt cấp COPD từ năm 1997 và một số nghiên cứu đã được thực hiện; tuy nhiên, với

số lượng mẫu nhỏ và phương tiện nghiên cứu cũng khác nhau nên kết quả cũng chưa
thực sự thống nhất . Thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập có thể đưa những người bệnh


đáng phải đặt nội khí quản tới chỗ chỉ định muộn và đó chính là một trong những
ngun nhân gây tử vong muộn tại ICU và khoa hô hấp của các người bệnh COPD.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1965. Bệnh viện được xếp
hạng là bệnh viện hạng I từ tháng 10/2007. Hiện tại, là bệnh viện vệ tinh của: Bệnh
viện hữu nghị Việt Đức, bệnh viện K Trung ương, bệnh viện Bạch Mai chuyên ngành
về tim mạch, bệnh viện Nhi Trung ương.. Bệnh viện hiện có 1.500 giường bệnh, hằng
ngày tiếp đón trung bình từ 1.000-1.200 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú
trung bình 1.400-1.500 người. Khoa Cấp Cứu hàng tháng điều trị nội trú từ 350 đến
400 người bệnh; trong đó, có 20 đến 25 người bệnh COPD. Điểm hạn chế hiện nay
trong điều trị người bệnh COPD là thở máy khơng xâm nhập, việc chăm sóc người
bệnh chưa được tồn diện. Với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh,
giảm tỷ lệ tử vong do COPD; đặc biệt, là người bệnh COPD thở máy không xâm nhập.
Chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh COPD
thở máy không xâm nhập tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
năm 2017” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh COPD thở máy khơng xâm
nhập tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh COPD
thở máy khơng xâm nhập tại khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Theo GOLD 2007 [9]: COPD là bệnh có thể phòng và điều trị, được đặc trưng
bởi sự hạn chế lưu thơng khí đường thở tiến triển từ từ và có liên quan đến phản ứng

viêm bất thường của phổi - phế quản đối với các khí hay phân tử độc hại, đồng thời có
hồi phục khơng hồn tồn. Những trường hợp khơng có rối loạn thơng khí tắc nghẽn
khơng xếp vào COPD.
- Theo ATS/ERS (2005): “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể phịng
và điều trị, được đặc trưng bởi sự hạn chế thơng khí hồi phục khơng hồn tồn. Sự hạn
chế này thường xun tiến triển và có liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi
với các phần tử độc hoặc các chất khí, mà nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá” [2].
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
1.1.2.1. Nguyên nhân
COPD chủ yếu đề cập đến tắc nghẽn trong phổi từ hai bệnh phổi mạn tính.
Nhiều người bị COPD có cả hai.
- Bệnh giãn phế nang: Giãn phế nang là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, nó
có thể phá hủy một số thành phần của nhu mô phổi làm giảm chức năng trao đổi khí
của phổi.
- Viêm phế quản mạn tính: Là trạng thái viêm do đó dẫn đến tình trạng kích
thích làm người bệnh ho liên tục. Viêm phế quản mạn tính cũng làm tăng sản xuất chất
nhờn; vì vậy, càng làm hẹp các ống phế quản hơn.
- Hen phế quản gần giống viêm phế quản mạn tính nhưng có kèm theo các cơn
co thắt cơ trơn phế quản. Hen phế quản mạn tính đơi khi được xác định là COPD.
- Di truyền học: Một rối loạn di truyền hiếm được gọi là alpha - 1 - antitrypsin
là nguồn gốc của một số trường hợp COPD. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng yếu tố
di truyền khác cũng có thể làm cho một số người hút thuốc lá dễ bị bệnh.
1.1.2.2. Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ đối với COPD bao gồm:
- Khói thuốc lá và các chất kích thích: Trong hầu hết các trường hợp, những tổn
thương phổi dẫn đến COPD là do hút thuốc lá nhiều năm, đó là yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất đối với COPD. Hút thuốc nhiều năm và hút nhiều thuốc trong ngày thì nguy


cơ càng lớn. Các triệu chứng của COPD thường xuất hiện khoảng 10 năm sau khi bắt

đầu hút thuốc. Những người tiếp xúc với số lượng lớn khói thuốc cũng có nguy cơ
COPD.
Tuy nhiên, chất kích thích khác có thể gây COPD bao gồm cả khói xì gà, ơ
nhiễm khơng khí và khói, bụi nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với bụi và hóa chất: Lâu dài tiếp xúc với khói hố chất,
hơi và bụi có thể gây kích ứng và làm viêm phổi.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này là một hình thức nghiêm trọng
của acid trào ngược. Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho COPD nặng hơn và
thậm chí có thể là nguyên nhân gây COPD.
- Tuổi: COPD phát triển chậm, do đó hầu hết người trên 40 tuổi mới bắt đầu
xuất hiện các triệu chứng của COPD.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
1.1.3.1. Triệu chứng cơ năng
- Ho: biểu hiện gián đoạn hoặc cả ngày, hiếm khi chỉ xảy ra vào ban đêm. Ho
thường là triệu chứng đầu tiên trong tiến triển của COPD. Ho mạn tính là một trong
những chỉ điểm quan trọng để xem xét chẩn đoán COPD [5].
- Khạc đờm: thường khạc đờm dính sau cơn ho, khạc đờm trên ít nhất 3 tháng
trong 1 năm và ít nhất trong 2 năm liên tục. Lúc đầu thường ho, khạc đờm vào buổi
sáng, sau đó khạc đờm cả ngày, đờm nhầy, số lượng ít (< 60 ml/24 giờ).
Trong đợt cấp của bệnh thì sự tăng lên về số lượng đờm và đặc biệt là sự hoá
mủ của đờm là một trong những chỉ điểm của bội nhiễm và được chỉ định dùng kháng
sinh. Theo Stockey R.A và cộng sự (2000), trong đợt cấp COPD cấy vi khuẩn dương
tính ở 38% trường hợp có tăng tiết đờm, trong khi đó 84% trường hợp cấy đờm dương
tính khi có đờm mủ [4].
- Khó thở là triệu chứng quan trọng nhất và thường gặp nhất với các đặc điểm:
tiến triển; liên tục; tăng lên khi hoạt động hoặc có nhiễm trùng hơ hấp hoặc khi tiếp
xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc, bụi và hố chất, khói bếp, bụi bơng [9].
Phân loại mức độ khó thở theo MRC dyspnea scale:
Độ 1: Khó thở khi gắng sức nhiều.
Độ 2: Khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc.

Độ 3: Khó thở khi đi chậm hơn người cùng tuổi.


Độ 4: Khó thở khi đi bộ 100 mét.
Độ 5: Khó thở khi gắng sức nhẹ.
- Ngồi ra có thể gặp các triệu chứng sau:
+ Thở khò khè và cảm giác bóp chặt ngực.
+ Các triệu chứng có trong trường hợp bệnh nặng, sút cân, biếng ăn, ho ra máu, lo
lắng, mệt mỏi, khó ngủ.
1.1.3.2. Các triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể ít có giá trị trong chẩn đốn COPD đặc biệt trong các giai
đoạn sớm của bệnh. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở thường âm tính cho đến khi có
dấu hiệu giảm chức năng phổi.
- Lồng ngực hình thùng, xương sườn nằm ngang, khoảng liên sườn giãn.
- Nhịp thở lúc nghỉ thường trên 20 lần/phút, thở nông, thì thở ra thường kéo dài,
người bệnh phải chúm mơi khi thở, sử dụng cơ hô hấp phụ, co rút khoang liên sườn.
- Gõ ngực vang
- Nghe: có thể thấy rì rào phế nang giảm, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ.
- Có thể thấy mạch nghịch đảo: Do ở người bệnh COPD, huyết áp tâm thu có
thể giảm từ 15 - 20 mmHg lúc người bệnh hít vào gắng sức. Bình thường chênh lệch
huyết áp tâm thu giữa thở ra và thở vào ≥ 10 mmHg.
- Tím mơi, đầu chi hoặc tím tồn thân khi có suy hơ hấp.
- Ứ trệ tuần hồn ngoại vi khi có suy tim phải: gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản
hồi tĩnh mạch cổ dương tính, phù chân.
- Giai đoạn cuối của COPD thường hay có biến chứng sau:
+ Đợt cấp COPD.
+ Suy hơ hấp mạn tính.
+ Tâm phế mạn.
+ Tràn khí màng phổi.
+ Suy hơ hấp cấp tính: là ngun nhân thường gây tử vong cho người bệnh

trong đợt cấp của bệnh, là cơ sở để sử dụng phương pháp TKNTKXN nhằm cải
thiện tình trạng lâm sàng, khí máu cũng như nhức năng thơng khí của người
bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.


1.1.4. Biến chứng của COPD [12]
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi có COPD, người bệnh sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc
dễ mắc bệnh cúm hoặc viêm phổi. Khi bị nhiễm trùng đường hơ hấp dấu hiệu hay gặp
là khó thở.
- Tăng áp động mạch phổi
- Vấn đề về tim: COPD làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như suy tim, bệnh tim
thiếu máu cục bộ.
- Ung thư phổi: Người hút thuốc với viêm phế quản mạn tính có nguy cơ cao
mắc ung thư phổi hơn so với người hút thuốc khơng có viêm phế quản mạn tính.
- Trầm cảm: Khó thở có thể hạn chế hoạt động mà họ thích. Người bệnh có thể
rất khó khăn để chấp nhận với một căn bệnh mạn tính ngày càng nặng lên và không
chữa được.
- Tràn dịch màng phổi.
- Một số biến chứng khác: Lỗng xương, thừa cân, khó ngủ, ...
COPD thường khơng được chẩn đốn ở giai đoạn đầu. Ngay cả những người
hút thuốc có triệu chứng ho mạn tính, ho nhiều đờm, khó thở khi làm việc nặng hay
vận động nhiều cũng ít được chú ý để chẩn đốn sớm. Vì vậy, đa số những trường hợp
phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao.
1.1.5. Điều trị COPD [10]
- Thuốc:
+ Thuốc giãn phế quản: Thuốc này có thể giúp giảm ho, khó thở. Tùy thuộc vào
mức độ của bệnh, có thể dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn hay dùng thuốc
giãn phế quản tác dụng kéo dài hoặc cả hai.
+ Steroid: Thuốc corticosteroid dạng xịt có thể làm giảm q trình viêm đường
hơ hấp và giúp người bệnh đỡ khó thở. Nhưng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc này

có thể làm lỗng xương và làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đục thủy tinh thể và tiểu
đường. Chỉ dùng corticoid những trường hợp COPD trung bình hoặc nặng.
+ Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh COPD bị nhiễm trùng
đường hô hấp như viêm phế quản cấp tính, viêm phổi và cúm có thể làm nặng thêm
các triệu chứng COPD. Kháng sinh có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn,
nhưng chỉ được dùng khi cần thiết.
- Phẫu thuật:


Phẫu thuật là một phương pháp điều trị tốt nhất cho các người bệnh bị bệnh khí
thũng nặng khơng đáp ứng với thuốc. Các phương pháp phẫu thuật gồm:
+ Cắt một phần nhu mô phổi: Khi cắt một phần nhu mô phổi sẽ tạo thêm không
gian trong khoang ngực để cho mơ phổi cịn lại và cơ hồnh thực hiện hơ hấp hiệu quả
hơn.
+ Ghép phổi: Cấy ghép có thể cải thiện khả năng để thở; tuy nhiên, kỹ thuật
ghép phổi phức tạp và tốn kém.
- Các liệu pháp: Sử dụng các liệu pháp bổ sung cho những người COPD trung
bình hoặc nặng:
+ Ơxy liệu pháp.
+ Chương trình phục hồi chức năng phổi.
- Quản lý đợt kịch phát
Để tránh đợt kịch phát xảy ra, người bệnh cần bỏ hút thuốc, tránh ơ nhiễm trong
nhà và ngồi trời và điều trị trào ngược thực quản.
1.1.6. Phòng bệnh COPD [10]
- Nâng cấp cơ sở vật chất và chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tại các
bệnh viện và tuyến y tế cơ sở.
- Xây dựng đơn vị quản lý bệnh COPD tại các bệnh viện.
- Bảo vệ cho môi trường sống trong lành hơn.
- Chú ý tập thở và phát hiện cơn COPD kịch phát.
- Vệ sinh đường hô hấp: Người bệnh COPD cần luôn luôn giữ ấm, ẩm và sạch

đường hô hấp để hạn chế tối đa nhiễm trùng đường hô hấp, là biến chứng thường gặp
ở người bệnh COPD.
- Tập thể dục thường xuyên: thường xuyên tập thể dục có thể cải thiện tổng thể
sức khoẻ, sự dẻo dai và tăng cường hoạt động của cơ hô hấp.
- Ăn các loại thực phẩm sạch: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh
dưỡng sẽ làm tăng sức đề kháng, làm chậm lại sự tiến triển của COPD.
- Tránh khói thuốc: Ngồi việc bỏ hút thuốc, điều quan trọng là tránh những nơi
mà người khác hút thuốc. Khói thuốc có thể góp phần làm phổi tổn thương thêm.
- Đề phòng trào ngược thực quản: Trào ngược thực quản sẽ làm nặng thêm
bệnh COPD.
- Đi khám bác sĩ thường xuyên: đều đặn theo dõi chức năng phổi.


- Nghề nghiệp tiếp xúc với khói hóa chất và bụi là một yếu tố nguy cơ COPD.
Khi làm việc trong mơi trường có các chất kích thích phổi, cần có phương tiện bảo hộ
như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với khói, bụi, hóa chất.
1.1.7. Chăm sóc người bệnh COPD [9]
1.1.7.1. Nhận định điều dưỡng
* Hỏi bệnh:
- Các biểu hiện:
+ Khó thở: mức độ, tính chất.
+ Ho và khạc đờm: số lượng, màu sắc, tính chất đờm.
+ Có sốt khơng?
+ Có phù khơng, có đái ít khơng?
- Tìm nguyên nhân gây bệnh:
+ Hút thuốc lá?
+ Nghề nghiệp?
+ Môi trường sống?
+ Yếu tố di truyền?
+ Những bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp mạn tính?

- Những khó khăn mà người bệnh cảm thấy như: lo lắng về bệnh tật, mệt nhọc,
chán ăn...
* Phát hiện các triệu chứng thực thể:
- Toàn trạng:
+ Thể trạng, dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
+ Biểu hiện phù
+ Các biểu hiện thiếu Oxy: tím mơi, tím đầu chi, ngón tay dùi trống.
- Hơ hấp:
+ Hình thể lồng ngực có biến dạng không?
+ Đếm tần số thở, quan sát kiểu thở.
+ Số lượng, tính chất và mầu sắc đờm.
- Tuần hồn: đếm mạch, đếm nhịp tim, đo hyết áp, xác định vị trí của mỏm tim,
xác định diện đục của tim.
- Tinh thần: biểu hiện thiếu oxy não: mệt, ngủ gà, kích thích vật vã, hay quên,
mất định hướng.


- Tham khảo các kết quả chẩn đốn hình ảnh, khí máu và các kết quả cận lâm
sàng khác.
1.1.7.2. Chẩn đoán điều dưỡng
Dựa trên kết quả nhận định thực thể người bệnh, các chẩn đốn chăm sóc chính
của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:
- Giảm lưu thông đường thở do:
+ Co thắt cơ trơn phế quản.
+ Tăng tiết dịch phế quản.
+ Phù nề niêm mạc phế quản.
- Khả năng làm sạch đường thở không hiệu quả do:
+ Tăng tiết dịch phế quản.
+ Đờm quánh đặc.
+ Người bệnh khơng biết cách ho có hiệu quả.

- Nguy cơ thiếu oxy trầm trọng do giảm trao đổi khí ở phổi.
- Nguy cơ nhiễm trùng đường thở do tăng tiết dịch phế quản.
- Dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu cơ thể do:
+ Người bệnh nuốt phải khơng khí vào dạ dày khi khó thở.
+ Ho và khạc đờm nhiều nên mệt, ăn kém.
+ Uống các thuốc làm giảm cảm giác ngon miệng, chán ăn, sút cân.
- Lo lắng do thay đổi tình trạng sức khỏe.
1.1.7.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Dựa trên các chẩn đốn chăm sóc đã có, các mục tiêu chăm sóc tương ứng cần
đạt được cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
- Người bệnh sẽ cải thiện được thơng khí phổi.
- Người bệnh sẽ được làm sạch dịch ứ đọng đường thở.
- Người bệnh sẽ giảm được nguy cơ thiếu oxy máu nặng.
- Người bệnh sẽ được khống chế nhiễm khuẩn đường thở.
- Người bệnh sẽ được cải thiện về dinh dưỡng, chăm sóc về tinh thần.
- Người bệnh sẽ được cung cấp kiến thức tự chăm sóc và phịng bệnh.
1.1.7.4. Thực hiện chăm sóc
- Các biện pháp cải thiện thơng khí phổi
+ Cho người bệnh nằm tư thế đầu cao, trong buồng thoáng.


+ Khi tình trạng người bệnh cho phép, hướng dẫn người bệnh thở sâu.
+ Thực hiện y lệnh các thuốc giãn phế quản, chú ý theo dõi tác dụng phụ của
thuốc, đặc biệt là tác dụng phụ của thuốc lên tim mạch.
+ Theo dõi sát các thông số về hô hấp như: mức độ tím, tần số thở, khí máu.
- Các biện pháp làm sạch dịch ứ đọng đường thở:
+ Hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, 2 đến 3 lít mỗi ngày khi chưa có
suy tim để đờm loãng, dễ khạc, theo dõi cân bằng dịch.
+ Thực hiện một số thuốc có tác dụng long đờm, lỗng đờm, giảm phù nề
đường thở khi có chỉ định.

+ Làm động tác vỗ, rung lồng ngực cho người bệnh để gây long đờm.
+ Khi tình trạng người bệnh cho phép, thực hiện liệu pháp dẫn lưu tư thế, kết
hợp với hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả.
+ Nếu đờm nhiều và người bệnh không thể ho khạc được tiến hành hút đờm cho
người bệnh, chú ý đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật hút đờm.
- Các biện pháp giảm nguy cơ thiếu oxy máu:
+ Thực hiện thở oxy ngắt quãng, liều thấp, chú ý đáp ứng của người bệnh.
+ Đảm bảo buồng bệnh thống khí, ấm về mùa lạnh, đảm bảo đủ ấm và ẩm
khơng khí thở vào cho người bệnh.
+ Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh
cách thở sâu.
+ Theo dõi sát tần số thở, mức độ tím, PaO2, SaO2 các biểu hiện thần kinh, và
kịp thời báo cho bác sĩ khi thấy diễn biến xấu như: khó thở và tím nhiều, ngủ gà hoặc
vật vã kích thích.
- Các biện pháp khống chế nhiễm khuẩn đường thở:
+ Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản bằng các biện pháp đã đề cập.
+ Tăng cường vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh răng miệng cho người bệnh.
+ Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường thở như khó thở tăng, mệt
nhiều, sốt, đờm chuyển đục, màu vàng hoặc xanh, công thức máu có tăng số lượng
bạch cầu...
+ Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
+ Khi có các bằng chứng của nhiễm khuẩn thực hiện y lệnh kháng sinh chú ý cơ
địa dị ứng của người bệnh.


- Các biện pháp cải thiện dinh dưỡng và tinh thần cho người bệnh:
+ Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
+ Cung cấp cho người bệnh chế độ ăn uống đủ calo, đạm, bổ sung vitamin.
+ Thay đổi cách chế biến thức ăn hợp khẩu vị của người bệnh, tránh thức ăn
không tiêu, thức ăn gây dị ứng, ăn hạn chế muối khi có suy tim.

+ Nếu người bệnh khó thở nhiều, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong
ngày để tránh đầy dạ dày gây chèn ép cơ hồnh làm người bệnh khó thở thêm.
1.1.8.Thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập trong đợt cấp COPD
Sự ưu việt của TKNTKXN trong điều trị đợt cấp COPD, cụ thể là trong việc
giảm tỷ lệ đặt NKQ, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ tử vong là rõ nét; hơn nữa
phương thức này cịn có thể áp dụng ngắt quãng, tránh cho người bệnh việc phải sử
dụng thuốc an thần, giãn cơ, cho phép người bệnh có thể ăn uống, nói chuyện. Thơng
khí nhân tạo khơng xâm nhập áp lực dương được áp dụng đầu tiên trong thực tế lâm
sàng từ năm 1930 cho người bệnh phù phổi cấp. Đầu những năm 60 của thế kỷ trước,
thông khí nhân tạo áp lực dương đã được sử dụng rất có hiệu quả cho người bị bệnh
thần kinh cơ. Đến những năm 1980, với sự xuất hiện của phương thức thở CPAP qua
mặt nạ áp dụng cho chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (obstructive sleep apnea).
Thơng khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương đã phát triển nhanh chóng [4].Các
nghiên cứu về sau này đó khẳng định hiệu quả và vai trò quan trọng của TKNTKXN
áp lực dương cho các người bệnh suy hơ hấp mạn tính. Sau đó dần dần được áp dụng
có hiệu quả trong điều trị suy hô hấp cấp. Năm 1987, Meduri và cộng sự đó áp dụng
thành cơng điều trị đợt cấp COPD. Hiện nay máy thở không xâm nhập áp lực dương
đã được sử dụng rộng rãi cho các người bệnh suy hô hấp cấp và ngày càng trở thành
một trong các phương tiện không thể thiếu để hồi sức hô hấp tại các khoa hồi sức cấp
cứu, khoa hô hấp.
Thông khí nhân tạo khơng xâm nhập áp lực dương sẽ hỗ trợ thơng khí cho người
bệnh bằng cách đưa luồng khí áp lực dương vào đường thở người bệnh, làm tăng áp
lực xuyên thành phổi và làm nở phổi. Thì thở ra là thụ động do lực đàn hồi của phổi và
do các cơ thở ra. Trong TKNTKXN, luồng khí đi vào đường thở và phổi người bệnh
không qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản mà thơng qua mặt nạ mũi hay mặt nạ
mũi miệng [6].
1.1.8.1. Các phương thức TKNTKXN áp lực dương:


 CPAP (Continuous Positive Airway Pressure)

Thở tự nhiên áp lực đường thở dương liên tục trong cả thì hít vào và thở ra. Bằng
việc duy trì một áp lực hằng định trong cả thì thở ra và thở vào, CPAP làm tăng dung
tích cặn chức năng và mở các phế nang bị xẹp cũng như các phế nang ở vùng giảm
thơng khí, làm giảm shunt phải trái và do đó tăng oxy hoá máu, tác dụng này tương tự
như việc dùng PEEP trong TKNTXN. Việc tăng dung tích cặn chức năng cũng làm cải
thiện độ đàn hồi của phổi, dù rằng đối với những người bệnh có hiện tượng căng giãn
phổi quá mức có thể gây ra những tác dụng không mong muốn [10]. Không những
vậy, bằng việc giảm áp lực xuyên thành thất trái, CPAP có thể làm giảm hậu gánh và
làm tăng thể tích tống máu, làm cho phương thức này trở thành lựa chọn được ưu tiên
khi điều trị phù phổi cấp do tim. Hơn nữa, thông qua việc lập lại cân bằng về áp lực
với AutoPEEP, CPAP cũng làm giảm công hô hấp cho người bệnh đợt cấp COPD.
Áp lực
đường thở

CPAP
Thở vào

Thở ra

Thời gian

0
Sơ đồ 1: Sơ đồ dạng sóng thở CPAP


BiPAP (Bilevel positive airway pressure):

Là một phương thức thở hỗ trợ áp lực (pressure support ventilation – PSV).
Máy thở cung cấp một áp lực dương liên tục cho phép kiểm soát độc lập cả áp lực thở
vào và áp lực thở ra. Khi người bệnh có nỗ lực hít vào, máy sẽ nhận cảm sự thay đổi

về dịng khí thở và ngay lập tức cung cấp một luồng khí sao cho đạt tới một áp lực thở
vào định trước. Cuối thì thở vào, khi máy thở cảm nhận được sự giảm về dịng khí thở
tới một giá trị ngưỡng, áp lực đường thở sẽ giảm tới áp lực thở ra. So với phương thức
CPAP, BiPAP có ưu thế hơn trong điều trị đợt cấp COPD do khả năng hỗ trợ cơ hô
hấp tốt hơn [3].


Cài đặt thông số máy thở:
- Áp lực thở vào (IPAP): thường đặt mức 8-12 cmH2O, sau đó điều chỉnh theo
mức đáp ứng của người bệnh, mỗi lần tăng hoặc giảm 1-2 cmH2O, tối đa là 20
cmH2O.
- Áp lực thì thở ra (EPAP): Thường đặt mức 4-5 cmH2O, sau đó điều chỉnh theo
mức đáp ứng của người bệnh, mỗi lần tăng hoặc giảm 1-2 cmH2O.
- Áp lực hỗ trở: PS = IPAP – EPAP
- Cài đặt FiO2, Risetime.
Áp lực
đường thở

Thở vào

Thở ra

IPAP
IPAP
EPAP
EPAP

0

Thời gian


Sơ đồ 2: Sơ đồ dạng sóng thở BiPAP
 Thơng khí giới hạn thể tích:
Ưu điểm lớn của phương thức này là có thể sử dụng ở hầu hết các loại máy thở
thơng thường, chỉ cần có tính năng hỗ trợ/điều khiển (assist/control). Để bù trừ rò rỉ
đường khí thở, cần phải dùng Vt lớn, từ 10 – 15 ml/kg cân nặng. Phương thức này hiện
nay thường chỉ được sử dụng trong điều trị người bệnh mắc bệnh về thần kinh cơ.
1.1.8.2. Ưu nhược điểm của thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập
Ưu điểm chính của thơng khí nhân tạo không xâm nhập là tránh được các biến
chứng của thơng khí nhân tạo xâm nhập. Tuy nhiên, TKNTXN hiệu quả hơn và chắc
chắn hơn, nhưng ống nội khí quản lại có nguy cơ gây ra các biến chứng do bản thân
ống; do làm mất cơ chế bảo vệ của đường thở hoặc biến chứng khi rút ống nội khí
quản. Do khơng dùng ống nội khí quản, thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập có thể
tránh được các biến chứng này nếu tuân thủ tốt chỉ định và các quy trình kỹ thuật.


TKNTKXN vẫn giữ cho đường thở nguyên vẹn, duy trì cơ chế bảo vệ của đường thở
và cho phép người bệnh ăn đường miệng, nói, ho và khạc đờm. Các nghiên cứu gần
đây đó chứng minh TKNTKXN giảm được biến chứng nhiễm trùng của TKNT, gồm
cả nhiễm trùng bệnh viện và viêm xoang. Hơn nữa, TKNTKXN có thể áp dụng ở các
nơi không phải khoa hồi sức cấp cứu, với điều kiện là phải có các hỗ trợ về hơ hấp và
có đội ngũ nhân viên đảm bảo được chăm sóc người bệnh đầy đủ [6].
Tuy vậy, TKNTKXN cũng có những hạn chế nhất định, trước hết là ở chỗ cần
phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định, nếu lạm dụng có thể dẫn đến những hậu quả nặng
nề. TKNTKXN địi hỏi một sự hợp tác cao của người bệnh, nên khó thực hiện đối với
những người bệnh rối loạn ý thức hoặc tăng tiết đờm. Phương thức này cũng không thực
hiện được đối với những người bệnh suy hô hấp nặng, tăng tiết đờm, rối loạn huyết động,
chấn thương hay mới phẫu thuật hàm mặt. Bên cạnh đó, tiến hành TKNTKXN địi hỏi
một sự theo dõi rất tích cực với đội ngũ chun mơn có tay nghề cao và kinh nghiệm thực
hành .

1.1.8.3. Tác dụng phụ và các biến chứng thơng khí nhân tạo khơng xâm nhập
- Các biến chứng do mặt nạ: thơng khí khơng xâm nhập qua mặt nạ có thể gây
các biến chứng nhỏ, thường khơng nguy hiểm mà chủ yếu là gây khó chịu cho người
bệnh:
 Đỏ da vùng tiếp xúc với mặt nạ, loét sống mũi.
 Rị khí .
- Các biến chứng liên quan đến áp lực và lưu lượng khí:
 Xung huyết niêm mạc mũi, đau tai, đau xoang, khô mũi miệng, chảy
nước mắt .
 Chướng hơi dạ dày.
 Tràn khí màng phổi .
- Các biến chứng khác: Viêm phổi liên quan đến máy thở, rối loạn huyết động.
1. 2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD trên thế giới
TKNTKXN đã được Meduri lần đầu tiên áp dụng vào điều trị đợt cấp COPD
năm 1987 và từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Người bệnh đợt
cấp COPD không đồng nhất về mức độ suy hô hấp trong các nghiên cứu về


TKNTKXN nên kết quả điều trị rất khác nhau. Các nghiên cứu không đối chứng cho
thấy tỷ lệ thành công từ 58% - 93%. Trong một nghiên cứu có sử dụng nhóm chứng
lịch sử, Brochard và cộng sự nhận thấy người bệnh COPD được TKNTKXN qua mặt
nạ giảm được 65% trường hợp phải đặt NKQ và giảm thời gian nằm viện so với nhóm
chứng. Hơn thế nữa, người bệnh điều trị với TKNTKXN được cai máy nhanh hơn và
thời gian nằm tại ICU ngắn hơn so với nhóm chứng [5]. Bott và cộng sự nghiên cứu
60 người bệnh đợt cấp COPD chia hai nhóm, TKNTKXN và điều trị quy ước. Tỷ lệ tử
vong giảm từ 30% ở nhóm chứng xuống cịn 10% ở nhóm được điều trị bằng
TKNTKXN.
Theo nghiên cứu can thiệp có kiểm chứng tại nhiều trung tâm độc lập về
TKNTKXN trong điều trị đợt cấp COPD, cho thấy lợi ích của việc sử dụng

TKNTKXN trong điều trị đợt cấp COPD là rất rõ ràng, tỷ lệ thành công là rất lớn
khoảng 80 – 88%. TKNTKXN làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong, tỷ lệ đặt NKQ, tỷ lệ thất
bại điều trị, biến chứng, thời gian nằm viện và tình trạng khí máu. Mặc dù TKNTKXN
làm giảm việc cần thiết của đặt nội khí quản, nhưng khơng phải luôn như vậy. Trong
một số trường hợp đặc biệt TKNTKXN sẽ thất bại mặc dù sự chịu đựng mặt nạ và đáp
ứng với điều trị ban đầu là rất tốt [6].
Theo Antony M Cross, trong một tổng kết 4 thử nghiệm có kiểm chứng về vai trị
của TKNTKXN trong điều trị đợt cấp COPD, trong đó sử dụng các mode TKNT khác
nhau cho thấy: hai trong số 4 nghiên cứu khẳng định giảm tỷ lệ đặt NKQ so với nhóm
điều trị quy ước và phương thức BiPAP thành công hơn thể hiện ở sự cải thiện trao đổi
khí, các thơng số lâm sàng và thời gian nằm viện so với nhóm chỉ điều trị quy ước [4].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD tại Việt Nam
Ở Việt nam, trong một nghiên cứu không đối chứng, tác giả sử dụng phương
thức thơng khí hai mức áp lực dương cho trên người bệnh đợt cấp COPD cho thấy tỷ
lệ thành công là 62,5%. Nghiên cứu khác cho thấy BiPAP làm giảm tỷ lệ đặt NKQ tới
82% trong điều trị đợt cấp COPD ở 28 người bệnh có chỉ định đặt NKQ, Lê Thành Ấn
sử dụng phương thức hỗ trợ áp lực dương cho người bệnh đợt cấp COPD cho thấy tỷ
lệ thành công 71%. Nguyễn Quang Hiền cho kết quả thành công ở 77,4% người bệnh
suy hô hấp từ vừa đến nặng ở 31 người bệnh đợt cấp COPD khi sử dụng CPAP.
Nguyễn Nam Dương cho kết quả thành công ở 67,8% [2]. Phùng Nam Lâm cho kết
quả thành công 66,04% ở người bệnh suy hô hấp cấp do COPD vào khoa cấp cứu và


cải thiện triệu chứng lâm sàng, khí máu, giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ viêm
phổi ở bệnh viện, chi phí thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm chứng
[6]. Đặng Văn Huyên cho thấy BiPAP Vision có hiệu quả tốt trong điều trị suy hô hấp
do đợt cấp COPD với tỷ lệ thành công là 95,2% và cải thiện rõ về lâm sàng và khí máu
[5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trên một số lượng mẫu nhỏ, với các
kỹ thuật và trang bị khác nhau. Bên cạnh đó việc tiến hành nghiên cứu tiến cứu cũng
khó tránh khỏi việc mắc phải những sai số về phía chủ quan do nhóm nghiên cứu

thường được quan tâm hơn, được đặt trong một điều kiện tốt hơn. Môi trường nghiên cứu
và môi trường thực hành điều trị có khá nhiều sự khác biệt, do đó tính thực tiễn của
TKNTKXN cịn cần phải được kiểm định.
1.2.3. Các giải pháp tăng cường quản lý, điều trị, dự phòng COPD
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra chiến lược toàn cầu quản lý COPD, chiến lược
GOLD (Global initiative for chronic Obstructive Disease) . Chiến lược GOLD đưa ra
hướng dẫn cho việc chẩn đoán, phân độ nặng, điều trị và phòng ngừa bệnh dựa trên y
học thực chứng. Việc chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp người bệnh COPD sẽ làm
giảm gánh nặng cho ngành y tế, cho xã hội, tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh
và tránh tử vong sớm. Chiến lược GOLD trong điều trị COPD bao gồm điều trị dùng
thuốc gồm thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm, điều trị khơng dùng thuốc gồm
cai thuốc lá, tiêm phịng cúm và phục hồi chức năng hô hấp [10].
Quan điểm về COPD của các nhà khoa học trên Thế giới ngày một đầy đủ và
toàn diện, năm 2014 chiến lược toàn cầu GOLD đã đưa ra định nghĩa về COPD [11].
COPD là bệnh thường gặp có thể ngăn ngừa điều trị. Bệnh đặc trưng bởi hạn chế luồng
khí kéo dài, thường tiến triển nặng dần kèm theo đáp ứng viêm mạn tính tại đường thở
và phổi với khí và hạt độc hại. COPD là bệnh tồn thân. Với quan điểm nhìn nhận toàn
diện về COPD, chiến lược toàn cầu GOLD đưa ra kết quả điều trị COPD phải đạt được
cả 6 mục tiêu gồm: (1) giảm khó thở, (2) tăng khả năng gắng sức, (3) tăng chất lượng
cuộc sống, (4) làm chậm suy giảm chức năng hô hấp, (5) ngăn ngừa đợt cấp, (6) giảm
tử vong [11].
Nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trang và cộng sự sử dụng bảng câu hỏi tầm sốt
GOLD (Chiến lược tồn cầu quản lý bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn) phỏng vấn người
bệnh đến khám tại các cơ sở khám bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Những đối tượng


đủ điểm qua bảng phỏng vấn sẽ được đo hô hấp ký. Kết quả, chẩn đốn đốn viêm
phổi mạn tính 25,7%, trong đó giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất 42,4% [8].
Năm 2015, Bộ Y tế ra Quyết định số 2866/QĐ-BYT, ngày 8/7/2015 ban hành
tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

làm cơ sở cho các cơ sở y tế, cán bộ y tế thực hiện [1].
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai dự án tổ chức quản lý hen và COPD ngay tại
cộng đồng. Cần thiết thành lập các đơn vị quản lý hen và COPD (ACOCU-Asthma
and COPD Outpatien Care Unit) tại cộng đồng. Ở một số tỉnh như thành phố Hồ Chí
Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh đã triển khai ACOCU ở tuyến huyện. Tại các
ACOCU này, việc cai thuốc lá, phục hồi chức năng cũng được thực hiện nhưng chưa
mạnh và đều khắp vì chưa có thuốc để hỗ trợ việc cai thuốc lá [7].


Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COPD THỞ MÁY
KHÔNG XÂM NHẬP TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
PHÚ THỌ NĂM 2017
2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh COPD thở máy không xâm nhập điều trị
nội trú tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017
Khoa Cấp Cứu hiện có 35 cán bộ, trong đó có 9 Bác sĩ (1 thạc sỹ, 2 bác sĩ
chuyên khoa I), 24 Điều dưỡng (5 cử nhân điều dưỡng, 10 cao đẳng điều dưỡng, 9
trung cấp điều dưỡng) và 1 hộ lý.
Về trang thiết bị: khoa hiện có 7 máy thở, trong đó có 3 máy thở có chức năng
thở khơng xâm nhập, 10 bơm tiêm điện và 8 mornitor, 2 máy khí dung, 1 máy sốc...
Dưới sự lãnh đạo của Trưởng khoa, Khoa đã thực hiện tốt các chức năng
nhiệm vụ của mình như: Khám tất cả các mặt bệnh và điều trị nội trú các bệnh như
tăng huyết áp, đa chấn thương, đột quỵ, xuất huyết não, viêm phổi, COPD.
Nhằm nâng cao chất lượng khám điều trị, chăm sóc cho người bệnh; đặc biệt,
là người bệnh COPD thở máy không xâm nhập, là những người đang hàng ngày đối
mặt với khó khăn mà bệnh tật mang lại. Tại Khoa đã và đang thực hiện mô hình chăm
sóc theo nhóm: gồm Bác sỹ, điều dưỡng, người bệnh và người nhà người bệnh
Hàng ngày Khoa tổ chức đi buồng để nhận định tình trạng hiện tại của người
bệnh. Ghi chép những khó khăn, những vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên
người bệnh; từ đó, đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh
sớm bình phục. Đối với người bệnh COPD thở máy khơng xâm nhập,khi mới vào

khoa được tiếp đón niềm nở, chăm sóc tận tình, khi về dặn dị chu đáo.Trong q
trình chăm sóc người bệnh được:
2.1.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn được Điều dưỡng ở khoa thực hiện 3h/lần và khi
người bệnh có diễn biến bất thường. Dấu hiệu sinh tồn gồm theo dõi mạch, nhiệt độ,
huyết áp, nước tiểu .Ngoài ra người bệnh COPD thường được theo dõi SPO2 liên tục
trên mornitor.


×