Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật crossen tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.96 KB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT CROSSEN TẠI KHOA PHỤ
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNH NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH- 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT CROSSEN TẠI KHOA PHỤ
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNH NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS.Lê Thanh Tùng

NAM ĐỊNH- 2019




i

LỜI CẢM ƠN

Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại
học, Bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại Học
Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong những năm qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS-TS Lê Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học, thực hiện và hồn thành chun đề
tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Thái bình, tập
thể Bác sỹ, điều dưỡng tại Khoa phụ cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh
vực điều dưỡng, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viện tơi trong q trình học tập, cơng
tác và nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chun đề này, tơi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các bạn
bè đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên giúp đỡ
tơi về tinh thần và vật chất để tơi hồn thành chun đề này.
Thái Bình, ngày 25 tháng 7 năm 2019
Học viên

Phạm Thị Lan Phương


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi.Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng.
Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn. Nếu có điều gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Người làm báo cáo

Phạm Thị Lan Phương


iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………….....i
Lời cam đoan…………………………………………………………………….….ii
Mục lục ………………………………………………………………………….....iii
Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………………………. v
Danh mục bảng …………………………………………………………………….vi
1. Đặt vấn đề ………………………………………………………………………..1
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………….…..…3
1.1.2. Giải phẫu ………………………………………………………………......……..3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh …………………………………………………….…..…...…..3
1.1.4. Nguyên nhân sa sinh dục …………………………………………………..…….4
1.1.5. Phân độ …………………………………………………………………………..5
1.1.6. Triệu chứng …………………………………………………………….…….…..5
1.1.7. Tiến triển và biến chứng …………………………………………………......…..6
1.1.8. Điều trị …………………………………………………………………….....…..6

1.1.9. Chăm sóc người bệnh sau mổ Crossen …………………………………….…....7
1.1.10. Phòng bệnh …………………………………………………………...………..11

1.2. Cơ sở thực
tiễn:………..…………………………………….………..……….122
1.2.1. Trên Thế giới ………………………………………………………………...….12
1.2.2. Tại Việt Nam …………………………………………………………………....12
Chương 2. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau mổ Crossen tại Khoa phụ Bệnh viện

Phụ sản Thái bình năm 2019.

……………………………………………………..14

2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Crossen …………….........……..…14
2.1.1. Nhận xét chung ………………………………………………………………… 14
2.1.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh ………………………………………...…….14
2.1.3. Thực trạng điều dưỡng thực hiện chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Crossen15
2.1.4. Tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ..17
2.2. Các ưu, nhược điểm ……..…………………………………………………………...19


iv
Chương 3. Giải pháp …………………………………………………………………….. 22
3.1. Đối với bệnh viện và trung tâm …………………………………………...…………22
3.2. Đối với điều dưỡng …………………………………………………………………..22
3.3. Đối với người bệnh ……………………………………………………………..……22

KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………….233


TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

BC

Bạch cầu

CS

Cộng sự

CTC

Cổ tử cung

MLT

Mổ lấy thai

HA

Huyết áp


HC

Hồng cầu

T0

Nhiệt độ

TC

Tử cung

SSD

Sa sinh dục

WHO

Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)


vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang


Bảng3.1

Phân bố theo nhóm tuổi

14

Bảng3.2

Phân bố theo nơi sinh sống

14

Bảng3.3

Phân bố theo nghề nghiệp

15

Bảng3.4

Tiền sử sản khoa

15

Bảng3.5

Thời gian trung tiện sau phẫu thuật

15


Bảng3.6

Đánh giá sau điều trị

16

Bảng3.7

Thời gian nằm viện

16

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1

Tên hình

Trang

Làm thuốc âm đạo

20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sinh dục(SSD) là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa

hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc
thành sau âm đạo và trực tràng. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ, gặp
nhiều ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể xẩy ra ở
những phụ nữ trẻ tuổi hoặc đang ở độ tuổi sinh đẻ.
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ làm
việc nặng, sinh đẻ nhiều, đẻ khơng an tồn. Người chưa đẻ lần nào cũng có thể sa
sinh dục nhưng ít gặp hơn và chỉ sa cổ tử cung đơn thuần.Do vậy ta hay gặp SSD ở
những người trong độ tuổi 40-70, đẻ sớm, đẻ nhiều lần, đẻ dày có thể khơng được
đỡ đẻ an tồn và đúng kỹ thuật, những người lao động nặng, chế độ dinh dưỡng
kém…Tuy nhiên SSD lại là bệnh khơng nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh
hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Nhiều
phụ nữ mắc căn bệnh này thường không biết chữa ở đâu và tâm lý hay ngại ngùng,
giấu bệnh, đặc biệt họ gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng.
Sa sinh dục tiến triển chậm, theo thời gian, nếu khơng được xử trí thì ngày
càng sa nhiều hơn, mức độ sa nhanh hay chậm tùy thuộc vào tuổi tác và mức độ lao
động nặng hay nhẹ. Các biến chứng do SSD gây nên gồm: Viêm loét, chảy máu cổ
tử cung kéo dài(do bị cọ sát) làm cho việc vệ sinh chăm sóc hàng ngày rất bất tiện;
Thành âm đạo sa dễ bị viêm, khô rát, có thể xuất huyết do bị cọ sát; người bệnh đau
đớn khó chịu, mất dần khả năng sinh hoạt tình dục; Tử cung- phần phơ dễ bị viêm
ngược dịng do viêm cổ tử cung; Bàng quang và niệu đạo bị sa (theo thành trước âm
đạo)gây rối loạn tiểu tiện, bí tiểu, lâu ngày dẫn đến viêm bàng quang, sỏi bàng
quang, xuất huyết bàng quang, rò bàng quang- âm đạo, thận ứ niệu; Khi thành sau
âm đạo sa nhiều sẽ kéo theo sa trực tràng gây rối loạn đại tiện(đại tiện khó, mót rặn,
són phân..)
Điều trị ngoại khoa là phương pháp chủ yếu trong điều trị SSD. Có nhiều
phương pháp phẫu thuật trong điều trị SSD. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ
thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo,
khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn. Phẫu thuật SSD chủ yếu bằng



2

đường âm đạo hơn là đường bụng. Ngoài cắt tử cung đơn thuần, nó cịn tái tạo lại
các thành âm đạo, vì vậy phẫu thuật trong SSD cịn mang tính chất thẩm mỹ. Đây là
ưu điểm chủ yếu mà phẫu thuật đường bụng không thể thực hiện được.
Khoa Phụ. Bệnh viện Phụ sản Thái bình có nhiệm vụ khám, chẩn đoán và
điều trị các bệnh lý phụ khoa, tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo
chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới. Trong đó có tư vấn, phẫu thuật điều trị bệnh
SSD; tư vấn phẫu thuật các bệnh lý thuộc tầng sinh môn; Tư vấn phẫu thuật điều trị
sa thành trước thành sau âm đạo; Nghiên cứu khoa học: Cùng với các phòng chức
năng của bệnh viện tham gia việc nghiên cứu khoa học và đào tạo, cùng với Bệnh
viện Phụ sản Trung ương trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong lĩnh vực phụ
khoa.
Hàng năm có hàng nghìn người bệnh đến điều trị tại Khoa Phụ Bệnh viện
Phụ sản Thái bình, trong đó trung bình mỗi tháng có từ 7-10 ca mổ Crossen. Khoa
cũng đã xây dựng quy trình chăm sóc cho đối tượng người bệnh này, tuy nhiên chưa
có đánh giá, mơ tả nào về chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Crossen,
chúng tơi thực hiện chun đề: Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
Crossen tại Bệnh viện phụ sản Thái bình năm 2019
Mục tiêu:
1.Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Crossen tại Khoa
phụ Bệnh viện Phụ sản Thái bình năm 2019
2.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao cơng tác chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật Crossen tại Khoa phụ Bệnh viện Phụ sản Thái bình năm 2019


3

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm:
Sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra
ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau
âm đạo và trực tràng.
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ làm
việc nặng, sinh đẻ nhiều, đẻ khơng an tồn trong lứa tuổi 40- 50 tuổi trở lên.
Người chưa đẻ lần nào cũng có thể sa sinh dục nhưng ít gặp hơn và chỉ sa cổ
tử cung đơn thuần.
Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến
sinh hoạt, lao động
1.1.2. Giải phẫu:
Âm đạo là một bộ phận hình ống dài nối từ cửa mình bên ngồi vào tử cung
bên trong. Các mơ cơ thành âm đạo có tính đàn hồi cao.Âm đạo và cổ tử cung có
khả năng giãn ra lớn gấp nhiều lần, giúp thai nhi ra khỏi người mẹ khi sinh nở.
Cổ tử cung (uterine cervix): Là phần sau của tử cung và nơi nối tiếp của âm
đạo với tử cung. Cổ tử cung có thành dày và rất chắc với một lỗ mở rất nhỏ. Tuy
nhiên, khi phụ sản sinh, cổ tử cung sẽ mở đủ rộng để trẻ lọt qua trong các trường
hợp đẻ thường.
Tử cung là một bọc cấu tạo bởi một lớp cơ trơn rất dầy nằm phía dưới bụng,
trên bàng quang. Khi chưa có thai, tử cung hình trái lê, kích thước khoảng 8x5x3
cm. Cổ tử cung nằm phía dưới, dẫn ra âm đạo.Phía trên ở hai bên tử cung là hai
ống dẫn trứng nối ra hai buồng trứng. Tử cung là nơi phát triển của thai trong quá
trình thai nghén.Trong chuyển dạ, tử cung sẽ co lại đẩy thai ra ngoài.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh:
Do sự thay đổi tư thế tử cung


4


Bình thường tư thế tử cung trong hố chậu là gập trước, đổ trước – thân tử
cung gập với cổ tử cung một góc 1200. Cổ tử cung gập với trục âm đạo một góc 900
.
Các trường hợp tử cung đổ sau, hay tử cung trung gian là yếu tố làm dễ sa
sinh dục.
Do tổ chức cơ: Cơ hoành chậu và cơ nâng hậu môn là các tổ chức quan trọng
nhất để giữ cho tử cung khỏi sa. Các trường hợp rách cơ vịng hậu mơn, màng cơ
giãn mỏng, nhân trung tâm của tầng sinh môn bị phá hủy dẫn đến sa thành âm đạo,
sa tử cung.
Do tổ chức liên kết và dây chằng.
Đó là các dây chằng tử cung- cùng, dây chằng tròn, dây chằng rộng. Các
trường hợp giãn dây chằng đều gây sa sinh dục.
Tổ chức liên kết dưới phúc mạc và trên cơ nâng hậu môn kết hợp thành
những vách ràng buộc các tạng, với thành chậu, đáy chậu. Khi các tổ chức này bị
tổn thương hoặc lỏng lẻo cũng góp phần vào sa sinh dục.
1.1.4. Nguyên nhân sa sinh dục
-Chửa đẻ
-Đẻ nhiều, đẻ dày, đẻ không an tồn, khơng đúng kỹ thuật, rách tầng sinh
mơn khơng khâu.
-Lao động quá nặng:
- Lao động quá nặng hay quá sớm sau đẻ làm áp lực ổ bụng tăng lên khi các
tổ chức cịn yếu, chưa trở lại bình thường.
- Rối loạn dinh dưỡng:
Thường gặp những người bị bệnh mãn tính, suy sinh dưỡng, lớn tuổi.
- Cơ địa:
Ngồi ra cịn do cơ địa bẩm sinh ở phụ nữ chưa đẻ lần nào, ở phụ nữ có sự
thay đổi giải phẫu và các chức năng của cơ quan sinh dục. Các trường hợp này
thường sa cổ tử cung đơn thuần.
-Giải phẫu bệnh và phân độ sa sinh dục

-Thể bệnh


5

Sa sinh dục ở người chưa đẻ:
Ở những người chưa đẻ thường là sa cổ tử cung đơn thuần. Cổ tử cung dài sa
ra ngoài âm hộ, thành âm đạo không sa.
Sa sinh dục ở người đẻ nhiều lần:
Trước hết là sa thành trước hay sa thành sau âm đạo sau đó kéo tử cung sa
theo.
1.1.5. Phân độ:
*Sa độ I:
Sa thành trước âm đạo ( kèm theo sa bàng quang)
Sa thành sau( kèm theo sa trực tràng).
Cổ tử cung ở thấp nhưng còn ở trong âm đạo, ngang với hai gai tọa, chưa
nhìn thấy ở ngồi âm hộ.
* Sa độ II:
Sa thành trước âm đạo đạo ( kèm theo sa bàng quang)
Sa thành sau âm đạo ( kèm theo sa trực tràng)
Cổ tử cung thập thò âm hộ.
* Sa độ III:
Sa thành trước âm đạo ( kèm theo sa bàng quang).
Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng).
Tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.
1.1.6. Triệu chứng:
Đặc điểm của bệnh là tiến triển rất chậm có thể từ 5 đến 20 năm, và sau mỗi
lần đẻ, lao động nặng trường diễn, sức khỏe yếu, mức độ sa sinh dục lại tiến triển
thêm.
*Cơ năng

Tùy thuộc từng người sa nhiều hay ít, sa lâu hay mới sa.Sa đơn thuần hay
phối hợp. Triệu chứng cơ năng rất nghèo nàn.
Triệu chứng thường là khó chịu, nặng bụng dưới, đái rắt, đái són, đái khơng
tự chủ, có khi đại tiện khó. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh sa lâu, mức độ cao.
*Thực thể


6

Thường gặp 3 độ như trên, nếu sa độ II hay độ III bệnh nhân có thể thấy một
khối ra ngồi âm hộ. Chẩn đốn dễ.
Cần chẩn đốn phân biệt:
-Lộn lịng tử cung
-Cổ tử cung dài, phì đại đơn thuần ở những phụ nữ còn trẻ, chưa đẻ.
-Polyp cổ tử cung.
-Khối u âm đạo.
1.1.7. Tiến triển và biến chứng.
Tiến triển nói chung, sa sinh dục tiến triển chậm. Theo thời gian, nếu khơng
được xử trí thì ngày càng sa nhiều hơn, mức độ sa nhanh hay chậm tùy thuộc vào
tuổi tác và mức độ lao động nặng hay nhẹ.
Các biến chứng do sa sinh dục gây nên gồm:
-Viêm loét, chảy máu cổ tử cung kéo dài ( do bị cọ sát) làm cho việc vệ sinh
chăm sóc hàng ngày rất bất tiện.
-Thành âm đạo sa dễ bị viêm, khô, rát, có thể xuất huyết do cọ sát; Người
bệnh đau đớn khó chịu, mất dần khả năng sinh hoạt tình dục.
-Tử cung – Phần phơ dễ bị viêm ngược dịng do viêm cổ tử cung.
-Bàng quang và niệu đạo bị sa( theo thành trước âm đạo) gây rối loạn tiểu
tiện, bí tiểu, lâu ngày dẫn đến viêm bàng quang, sỏi bàng quang, xuất huyết bàng
quang, rò bàng quang- âm đạo, thận ứ niệu.
-Khi thành sau âm đạo sa nhiều sẽ kéo theo sa trực tràng gây rối loạn đại tiện

( đại tiện khó, mót rặn, són phân…)
1.1.8. Điều trị
*Điều trị nội khoa
Ở những bệnh nhân già yếu, mắc các bệnh mãn tính, khơng có điều kiện
phẫu thuật.
-Vệ sinh hàng ngày, hạn chế lao động, có thể dùng phương pháp tập hoặc đặt
vịng nâng tử cung nhưng kết quả khơng được như mong muốn .
*Có 3 khả năng áp dụng:


7

-Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn: Hướng dẫn các bài tập co
cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu. Phương pháp này có thể làm mất các triệu
chứng cơ năng và lùi lại thời gian phẫu thuật. Nếu phải phẫu thuật, thì việc phục hồi
trương lực cơ đáy chậu cũng làm hạn chế tái phát sau mổ.
-Vòng nâng đặt trong âm đạo: Ngày nay ít có chỉ định.
-Estrogen(ovestin, colpotrophin): Đơi khi có tác dụng tốt với một số trường
hợp có triệu chứng cơ năng như đau bàng quang, giao hợp đau, có tác dụng tốt để
chuẩn bị phẫu thuật.
*Điều trị ngoại khoa:
Là phương pháp chủ yếu trong điều trị sa sinh dục. Có nhiều phương pháp
phẫu thuật trong điều trị sa sinh dục. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống
nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ
nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn. Phẫu thuật sa sinh dục chủ yếu bằng đường
âm đạo hơn là đường bụng. Ngoài cắt tử cung đơn thuần nó cịn tái tạo lại các thành
âm đạo, vì vậy phẫu thuật trong sa sinh dục cịn mang tính chất thẩm mỹ. Đây là ưu
điểm chủ yếu mà phẫu thuật đường bụng không thể thực hiện được.
* Các yếu tố có liên quan đến lựa chọn phương pháp phẫu thuật:
-Tuổi khả năng sinh đẻ sau khi phẫu thuật.

-Khả năng sinh lý tình dục.
-Thể trạng chung của bệnh nhân.
- Mức độ sa sinh dục.
Có nhiều phương pháp Phẫu thuật sa sinh dục. Nhưng có 3 phương pháp
thơng dụng là:
+Phương pháp Manchester:
Chỉ định chủ yếu cho phụ nữ còn trẻ, muốn có con và sa độ II. Phẫu thuật
này cũng có thể áp dụng cho những bệnh nhân già sa sinh dục độ III mà không chịu
được một cuộc phẫu thuật lớn.
Các bước phẫu thuật chính.
-Cắt cụt cổ tử cung.
-Khâu ngắn dây chằng Mackenrodt.


8

-Khâu nâng bàng quang.
-Làm lại thành trước.
-Phục hồi cổ tử cung bằng các mũi Sturmdorft.
- Làm lại thành sau âm đạo.
+Phương pháp Crossen:
Chỉ định: sa sinh dục độ III.
Cũng như phẫu thuật Manchester, phẫu thuật Crossen chỉ được tiến hành khi
cổ tử cung khơng bị viêm lt.
-Cắt tử cung hồn toàn theo đường âm đạo. Buộc chéo các dây chằng
Mackenrodt và dây chằng tròn bên kia để trao mỏm cắt khâu vào nhau thành cái
võng chắc, chống sa ruột.
-Khâu nâng bàng quang.
-Làm lại thành trước.
-Khâu cơ năng hậu môn, làm lại thành sau âm đạo.

+Phương pháp Lefort:
Đây là phương pháp đơn giản áp dụng cho người già, khơng cịn quan hệ
sinh lý, âm đạo cổ tử cung không viêm nhiễm.
Kỹ thuật: Khâu kín âm đạo.
Ngồi ra, người ta có thể chỉ làm lại thành trước âm đạo, nâng bàng quang,
hoặc làm lại thành sau âm đạo và nâng trực tràng.
Nếu áp dụng phương pháp này ở phụ nữ vẫn còn tử cung, cần phải để hai
rãnh nhỏ trong âm đạo để thốt dịch trong tử cung ra. Nếu khâu kín tồn bộ có thể
gây tình trạng áp xe tử cung, tiểu khung.
- Một số phương pháp phẫu thuật nội soi khác: Nội soi theo tử cung vào
thành bụng: đặt mảng ghép tổng hợp qua nội soi và đường âm đạo; cố định tử cung
vào mỏm nhơ…
1.1.9. Chăm sóc người bệnh sau mổ Crossen
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật hết sức quan trọng để đảm bảo kết quả
phẫu thuật được tốt. Tùy theo mỗi trường hợp phẫu thuật sa sinh dục sẽ có sự chăm
sóc khác nhau nhưng nguyên tắc chung cần chú ý:


9

*Tồn trạng:
-Tình trạng thiếu O2: Do thở kém, do tác dụng kéo dài của thuốc dãn cơ hoặc
ứ trệ đường hô hấp trên (gặp ở bệnh nhân mổ gây mê NKQ ).
-Tụt huyến áp: do gây tê tủy sống(Đặc biệt là tụt huyết áp tư thế: Phải cho
bệnh nhân nằm đầu thấp, khơng kê cao gối)
-Thần kinh: Kích thích: đau, mất ngủ (cho thuốc giảm đau)
-Phản ứng thuốc, dịch truyền: ngừng tiêm truyền, cho thuốc chống shock.
*Chăm sóc tư thếngười bệnh ngay sau phẫu thuật
Trường hợp phẫu thuật Crossen, người bệnh được mổ bằng phương pháp gây
tê tủy sống, nên người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Cần chú ý khi chăm sóc

bệnh nhân đón mổ về cần hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng đầu phịng tránh nơn
do ảnh hưởng của thuốc gây tê tủy sống, hạn chế ăn ít cháo từ từ từng ít một, tránh
nơn, nếu người bệnh nôn nhiều cần báo bác sỹ để sử lý kịp thời cho người bệnh.
*Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
Tùy theo tình trạng người bệnh, giai đoạn bệnh, tùy vào loại phẫu thuật
người điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 30 phút hay 60 phút/
lần và thời gian theo dõi có thể 12 giờ đến 24 giờ sau phẫu thuật. Những ngày tiếp
theo nếu dấu hiệu sinh tồn bình thường theo dõi ngày 2 lần. Tốt nhất sau phẫu thuật
theo dõi dấu hiệu sinh tồn bằng Monitor.
-Chăm sóc về hơ hấp: Theo dõi người bệnh thở có đều hay không đều, theo
dõi biến chứng ngạt bằng cách theo dõi số lần thở / phút, biên độ thở, SpO2 qua
Monitor, nếu số lần thở > 30 lần/1 phút hoặc< 15 lần/1 phút thì phải báo cáo lại với
bác sĩ.
-Chăm sóc về tuần hồn: Theo dõi xem mạch có đập đều hay không đều, số
lần mạch đập /1 phút, đo huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nếu trong quá trình
theo dõi thấy mạch tăng dần, huyết áp giảm dần, da và niêm mạc nhợt nhạt thì có
khả năng bị chảy máu sau phẫu thuật. Cần phải báo cáo ngay với bác sĩ.
-Chăm sóc về nhiệt độ: bình thường sau phẫu thuật nhiệt độ tăng từ 0,50C
đến 10C. Sau phẫu thuật người bệnh có thể sốt cao nguyên nhân do nhiễm trùng –
nhiễm độc, rối loạn nước điện giải trầm trọng. Trường hợp này cần chườm mát


10

vùng cổ, nách, bẹn, cởi bỏ bớt quần áo, báo cáo thầy thuốc dùng thuốc hạ sốt. Tuy
nhiên người bệnh có thể hạ nhiệt độ nguyên nhân do sốc truyền máu – truyền dịch,
sốc nhiễm trùng – nhiễm độc nặng. Trường hợp này phải ngừng truyền dịch, truyền
máu, ủ ấm, dùng thuốc theo y lệnh.
*Chăm sóc về dinh dưỡng: Tư vấn chế độ ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa, bổ
xung thêm các dinh dưỡng từ thịt, cá… uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ phịng

chống táo bón, ăn đủ chất dinh dưỡng, tư vấn chế độ ăn cho người mắc bệnh lý nội,
ngoại khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường…
*Chăm sóc sonde tiểu:
- Đảm bảo sonde khơng bị tắc,
-Túi dẫn lưu luôn để thấp hơn đầu sonde
-Vệ sinh hàng ngày tránh nhiễm trùng
-Theo dõi nước tiểu: số lượng, tính chất.
-Rút sonde sau 1-2 ngày, có nơi sớm hơn. Các biện pháp hướng dẫn bệnh
nhân vận động sớm, bệnh nhân sẽ nhanh trung tiện hơn nhiều. 1h đầu sau mổ : Theo
dõi M,HA giờ đầu:15’/1 lần 3h: 30’/1 lần 6h: 1h/1lần. Sau đó theo dõi 1 lần đến hết
24 h.
*Chăm sóc đại tiện:
Khi người bệnh đã có chỉ định ăn, uống thì phải động viên người bệnh uống
nhiều nước, ăn thức ăn có tính nhuận tràng như đu đủ chín, chuối tiêu … tránh táo
bón. Hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.
Theo dõi nhu động ruột: nếu sau 48h không trung tiện phải đặt ống thông hậu
môn, tiêm Prostigmin, HTM 0,9 % 20ml…
*Chăm sóc chế độ vận động
Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh
Ngày đầu cho bệnh nhân xoay trở tại giường, ngày thứ hai cho ngồi dậy,
ngày thứ 3,4,5 sau phẫu thuật cho người bệnh ra khỏi giường tập đi lại. Đối với
người bệnh già suy nhược, thành bụng yếu, hay nhiều mỡ cho ngồi dậy và vận động
muộn hơn.
*Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật:


11

-Chảy máu sau phẫu thuật.
Do cầm máu chưa bảo đảm, tụt rút chỉ, đốt điện cầm máu khơng tốt…Lâm

sàng:
+Tồn thân có hay khơng các triệu chứng mất máu cấp: Da xanh, niêm mạc
nhợt, mạch nhanh,HA tụt.
+ Có thể thấy máu âm đạo ra nhiều hoặc rỉ rả từ mỏm cắt, từ vết khâu.
+Nước tiểu có máu: Phạm bàng quang, niệu quản hoặc chấn thương bàng
quang trong quá trình phẫu thuật.( theo dõi mức độ, lượng nước tiểu, dịch truyền,
cho thuốc cầm máu).
 Xét nghiệm: Công thức máu, siêu âm…
-Làm thuốc hàng ngày đối với phẫu thuật đường âm đạo.
*Thời gian sau:
Thuốc:
-Bồi phụ nước, điện giải phụ thuộc mức độ mất nước (đặc biệt chú ý thời tiết
nóng bức):Các loại dịch truyền.
-Kháng sinh toàn thân
-Thuốc cầm máu
-Chống viêm giảm phù nề
-Giảm đau… toàn thân, tại chỗ.
*Chế độ ăn:Khi chưa trung tiện: Truyền dịch thay ăn. Đã trung tiện cho chế
độ ăn lỏng, đặc dần, ít bã.
*Biến chứng muộn:
-Chảy máy do nhiễm trùng tiềm tàng vết rạch vào thời điểm tiêu chỉ 7- 10
ngày
+Không sốt hoặc sốt nhẹ
+Máu rỉ từ cuống mạch, chảy máu mỏm cắt …
-Nhiễm trùng: Cho kháng sinh toàn thân, sát khuẩn mỏm cắt bằng betadin.
-Nặng: Viêm tiểu khung, viêm phúc mạc tồn bộ, nhiễm trùng huyết. Điều trị
tích cực.
1.1.10. Phòng bệnh:



12

-Không nên đẻ nhiều, đẻ sớm, đẻ dầy. Nên đẻ ở nhà hộ sinh hoặc cơ sở y tế
đủ điều kiện.
-Không để chuyển dạ kéo dài, không rặn đẻ quá lâu. Thực hiện các thủ thuật
phải đảm đủ điều kiện , đúng chỉ định và đúng kỹ thuật.
-Các tổn thương đường sinh dục phải được phục hồi đúng kỹ thuật.
-Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng.
-Tránh tình trạng táo bón.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Trên thế giới
Sa sinh dục đã được đề cập từ thời Hippocrates và Galen, nhưng nó đã khơng
được để ý trong rất nhiều thế kỷ. Cho đến ngày nay sa sinh dục vẫn là một vấn đề
của các quốc gia đang phát triển. Một thời gian dài trước khi xuất hiện phẫu thuật,
việc điều trị chủ yếu vẫn chỉ là cố gắng duy trì vị thế tử cung bằng các phương pháp
luyện tập cố định hỗ trợ bằng tampons, vòng nâng… Tuy nhiên , kết quả kém và
các tai biến của nó đã thơi thúc các nhà khoa học tìm tịi các phương pháp phẫu
thuật. Phẫu thuật sớm nhất để làm giảm sa là một phẫu thuật đơn giản bằng cách
loại bỏ các mảng niêm mạc âm đạo và khâu bít các mơi lại cùng với nhau.
Năm 1831, Heming đã tiến hành phẫu thuật làm lại thành trước âm đạo.
Nhưng phẫu thuật điều trị sa tử cung và âm đạo vẫn không được thực hiện cho đến
khi có sự tiến bộ của gây mê và kháng sinh vào giữa thế kỷ 19.
Năm 1859, Huquer lần đầu tiên cắt cụt cổ tử cung và khẳng định sự phì đại
và nhơ ra của cổ tử cung là yếu tố nguy cơ chính gây ra sa sinh dục.
Năm 1861,Samuel Choppin ở New Orleans lần đầu tiên thực hiện cắt tử cung
qua đường âm đạo để điều trị sa sinh dục. Mặc dù vậy nó khơng phải là một phương
pháp phổ biến cho đến mãi về sau này.
Năm 1877,Lefort thực hiện thủ thuật khâu âm đạo.
Năm 1888, Donald thực hiện thủ thuật Manchester và sau đó được
Forthergill cải tiến một cách hoàn hảo.

Năm 1898, Martin(Đức) lần đầu tiên đã mô tả một cách đầy đủ phương pháp
cắt tử cung đường âm đạo đẻ điều trị sa sinh dục.


13

Năm 1901 Edebohls (Mỹ) lần đầu tiên thực hiện thành cơng cắt bỏ tồn bộ tử
cung qua đường âm đạo để điều trị sa sinh dục.Tuy nhiên, bên cạnh những phẫu
thuật sa sinh dục được phát triển mạnh mẽ nhưng đi song hành để phẫu thuật thành
công không thể không kể đến chăm sóc người bệnh sau mổ sa sinh dục cũng được
phát triển nhưng chưa được nghiên cứu nhiều.
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả chăm sóc
người bệnh sau phẫu thuật sa sinh dục. Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu mới
chỉ tập trung vào các kỹ thuật điều trị ngoại khoa trong bệnh nhân SSD như nghiên
cứu của Phan Xuân Khôi và cộng sự(2010) nghiên cứu về “ Kỹ thuật phẫu thuật
nội soi treo tử cung trực tiếp vào thành bụng trong điều trị sa sinh dục”. Kết quả
nghiên cứu trên 36 trường hợp SSD độ II-III cho thấy 100% trường hợp phẫu thuật
thành công với thời gian trung bình là 16,4 phút, thời gian hồi phục sức khỏe là 9,3
giờ; khơng có tai biến nào xảy ra trong quá trình phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều
hài lịng với kết quả phẫu thuật và khơng có trường hợp nào bị sa tử cung tái phát
sau phẫu thuật. Một nghiên cứu khác khá tương tự của Nguyễn Trung Vinh và cộng
sự (2012) cho kết quả : Độ tuổi trung bình của bệnh nhân có triệu chứng của sa tạng
chậu là 53,42 tuổi; Rất ít biến chứng trong và sau mổ; thời gian nằm viện trung bình
9,37 ngày. Theo dõi 3-12 tháng, kết quả tốt là 89% và trung bình là 11%.


14

CHƯƠNG 2

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1.Thực trạng chăm sóc người bệnh sau mổ Crossen tại Khoa phụ Bệnh
viện Phụ sản Thái bình năm 2019.
2.1.1 Nhận xét chung
Tổng số ca mổ Crossen trong 6 tháng đầu năm 2019 là 38 ca. Trong độ tuổi
từ 40-70 tuổi.
Người bệnh cao tuổi thường có những bệnh phối hợp kèm theo như tăng
huyết áp, đái tháo đường với những người bệnh này thì thời gian nằm viện lâu hơn
bình thường từ 5-7 ngày.
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

<40

3

7.9

50-69

25

65.8

≥ 70


10

26.3

Tổng

38

100

Nhận xét:Tuổi trung bình sa sinh dục là 50-69 tuổi. Trong đó trẻ nhất là 40
tuổi, lớn tuổi nhất là 78 tuổi. Nhóm tuổi từ 50-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 65,8%.
Bảng 3.2. Phân bố theo nơi sinh sống
Địa chỉ

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nơng thơn

29

76.3

Thành thị

9


23.7

Tổng

38

100

Nhận xét: Có 29 bệnh nhân bị sa sinh dục sinh sống ở vùng nơng thơn; Cịn
lại là ở thành thị chiếm 23.7%.


15

Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Số lượng (n)

Tỷ lệ(%)

Làm ruộng

25

65.8

Cơng nhân viên
chức


1

2.6

Khác

12

31.6

Tổng

38

100

Nhận xét: Có 25/ 38 bệnh nhân là làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất 65.8%,
tiếp đó là các ngành nghề khác 12 trường hợp chiếm 31.6% cịn lại là cơng nhân
viên chức chiếm 2.6%.
Bảng 3.4. Tiền sử sản khoa
Số lần sinh

Số lượng

Tỷ lệ( %)

1-2

10


26.3

3-4

23

60.5

5-7

5

13.2

Nhận xét: Chiếm tỉ lệ cao nhất 60.5% là 23 trường hợp sinh từ 3-4 con.
Bên cạnh đó có 5 trường hợp sinh trên 5-7 con chiếm 13.2%.
Bảng 3.5 Thời gian trung tiện sau phẫu thuật
Thời gian ( giờ )

Số lượng ( n )

Tỷ lệ ( %)

≤ 24

26

68,4

24 – 48


12

31,6

Tổng

38

100

Nhận xét: Thời gian trung tiện sau mổ sớm nhất < 24h có 26/38 trường hợp
chiếm tỷ lệ cao 68,4% .Thời gian trung tiện từ 24 -48h có 12 trường hợp chiếm
31,6%. Cịn lại thời gian trên 48h khơng có trường hợp nào.


16

Bảng 3.6. Đánh giá sau điều trị
Kết quả

Ra viện
n

Tỷ lệ

Tốt

34


89.5

Khá

04

10.5

Tổng

36

100

Nhận xét – Trong 38 bệnh nhân trong đó có 34 trường hợp xuất viện với tình
trạng sức khỏe tốt chiếm tỷ lệ 89.5%, cịn lại là tình trạng sức khỏe khá, khơng có
trường hợp tử vong.
Bảng 3.7. Thời gian nằm viện
Thời gian ( ngày)

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

<5

2

5.3


5- 7

32

84.2

>7

4

10.5

Tổng

38

100

Thời

gian

trung

5 -7 ngày

bình
Nhận xét: Thời gian nằm viện từ 5- 7 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 84.2%, trên
7 ngày có 4 trường hợp chiếm 10.5 % và dưới 5 ngày là 2 trường hợp chiếm 5.3%
Thời gian hậu phẫu trung bình là 5- 7 ngày.

2.1.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Crossen:
Đây là công việc khá quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật Crossen,
giúp người bệnh phục hồi tốt, tránh các biến chứng sau mổ.
-Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt trong 24h đầu sau phẫu
thuật.
-Theo dõi tình trạng chảy máu qua âm đạo và chảy máu trong ổ bụng.


×