Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.15 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
I-/ NHỮNG TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
THỜI GIAN TỚI
Để phát huy những thành quả đã đạt được của hoạt động đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, chúng ta đã phấn đấu đến năm 20... sẽ thu hút được khoảng triệu USD
trong đó triệu USD là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm %. Nhưng như
chúng ta biết thì đặc điểm hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào
các nỗ lực chủ quan của nước sở tại mà còn phụ thuộc rất lớn vào những điều kiện
khách quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực.
Trong những năm qua bằng sự cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thoáng,
Việt Nam đã thu được rất nhiều thành quả trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư
nước ngoài. Nhưng cuối năm 1997 đầu năm 1998 do tác động mạnh của khủng
hoảng tài chính - tiền tệ khu vực mà nhịp độ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
giảm mạnh.
Như ta đã biết những đối tác chủ yếu của Việt Nam trong đầu tư nước ngoài là
những nước trong khu vực. Cuộc khủng hoảng xảy ra đã và đang tác động mạnh
đến các nước này, làm cho sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của họ bị xáo
trộn và giảm mạnh. Chính vì vậy, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian
tới có thể có những nét sau:
Thứ nhất, Đầu tư của các nước Châu Á vào Việt Nam bị hạn chế bởi những
quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN gặp nhiều khó khăn tại
chính quốc gia họ, dẫn đến các nhà đầu tư của những nước này phải tạm dừng hoạt
động hoặc làm ăn cầm chừng hoặc xin rút giấy phép đầu tư. Một điều chắc chắn
xảy ra là trong những năm tới số dự án mới sẽ giảm hẳn.
Thứ hai, Hiện nay các nước trong khu vực đang trong tình trạng phục hồi nền
kinh tế dẫn đến họ sẽ áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi mạnh để thu hút vốn đầu tư.
Chính điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
do phải cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Bởi Việt Nam có rất nhiều điểm
tương đồng về lợi thế và điều kiện so với những nước như: Trung Quốc hoặc
những nước trong khu vực Đông Nam Á.


Một yếu tố khác có thể tác động không nhỏ đến việc giảm sút đầu tư vào Việt
Nam. Đó chính là dư âm của khủng hoảng sẽ làm cho các chủ đầu tư của Mỹ và
Châu Âu dừng hoạt động lại để đánh giá xem xét tình hình đầu tư lâu dài. Do
khủng hoảng mà một số nhà đầu tư đánh giá khu vực này chứa đựng nhiều yếu tố
rủi ro... Do đó mà trong những năm tới đầu tư vào Việt Nam không tránh khỏi
những khó khăn chung này.
Ngoài các yếu tố kể trên, việc Việt Nam gia nhập APEC (tháng 11 năm 1998)
và khu vực mậu dịch tự do AFTA với sự cắt giảm thuế quan vào năm 2006 sẽ làm
cho hàng hoá của các nước trong khối thâm nhập và cạnh tranh gay gắt với nhau
hơn. Nếu như Việt Nam không có một môi trường đầu tư có hiệu quả thì sẽ dẫn
đến các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư tại những nơi khác thuận lợi hơn rồi chuyển
hàng vào tiêu thụ tại thị trường nước ta.
Trên đây là những yếu tố mang tính chất khách quan tác động vào hoạt động
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới. Bên cạnh đó, các yếu tố như cơ cấu
đầu tư của Việt Nam chưa hợp lý điển hình là những đối tác mạnh trên thế giới có
vị thế chưa xứng đáng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lĩnh vực sử
dụng vốn đầu tư của Việt Nam chưa hợp lý dẫn đến nhiều ngành còn nhỏ lẻ. Hình
thức đầu tư chưa thực sự đa dạng...
Như vậy là trong những năm tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thuận lợi thì
ít mà khó khăn thì quá nhiều. Đặt ra yêu cầu là Việt Nam cần phải có những biện
pháp về cả tầm vĩ mô cũng như vi mô để ngày càng cải thiện môi trường để thu hút
có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong những năm tới.
II-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ SỬ DỤNG VÀ THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THỜI GIAN TỚI.
1-/ Những giải pháp ở tầm vĩ mô - cấp Nhà nước.
a-/ Môi trường pháp luật và thủ tục hành chính.
Nhiều nhà kinh tế và nhà quản lý cho rằng việc cải thiện môi trường pháp luật
và thủ tục hành chính là biện pháp mang tính “nội lực” nhất. Bởi lẽ việc cải cách luật
pháp và thủ tục phụ thuộc chủ yếu vào “chất xám” cũng như hệ thống quản lý của
chúng ta. Những biện pháp này đòi hỏi vừa mang tính lâu dài song cũng cần tập trung

giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt nhất là khâu thủ tục.
Trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh đồng bộ rõ ràng vừa mang tính ổn định, vừa mang tính linh hoạt trong thời
gian dài để nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư cả trong nước cũng như nước
ngoài như bổ sung các loại luật mới như luật về cạnh tranh, bảo hiểm, thị trường
chứng khoán... tạo môi trường bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài.
Như vậy chúng ta cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thủ tục cấp
giấy phép đầu tư để tránh phiền hà, nhũng nhiễu, tạo khó khăn cho nhà đầu tư. Tạo
chủ trương “một cửa, một dấu” chứ không phải là “một cửa, nhiều khoá” để làm ăn
quan niêu tham nhũng. Thêm vào đó thì cần thiết phải xoá bỏ các ràng buộc các
nhà đầu tư phải xác định rõ một địa điểm đầu tư nhất định ngay từ đầu, mà cứ xét
duyệt dự án sau đó để nhà đầu tư tự tìm địa điểm xây dựng, triển khai và báo cáo
lại, chúng ta chỉ nên cần báo cáo lại chứ không nhất thiết là phải phê duyệt lại mỗi
khi dự án có thay đổi. Như phân tích ở trên việc liên doanh của Việt Nam lại chủ
yếu với doanh nghiệp nước ngoài và có phân biệt đối xử với khu vực tư nhân, do
đó cần thiết phải có sự xoá bỏ những ràng buộc khó khăn này và tiến tới cho phép
các khu vực kinh tế được bình đẳng khi tham gia liên doanh, làm ăn với nước
ngoài/
b-/ Về mặt tài chính
Để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả cả vốn trong nước và vốn
nước ngoài thì một điều cần thiết là phải tạo ra được một thị trường vốn ổn định,
một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh. Muốn vậy, Nhà nước phải nhanh chóng tạo
được thị trường chứng khoán, lành mạnh hoá hệ thống tài chính góp phần chu
chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại được thuận tiện. Như vậy,
Nhà nước cần phải soạn thảo và đưa ra luật cho thị trường chứng khoán, đào tạo
con người có đủ khả năng và trình độ hoạt động tốt trên thị trường và hệ thống tài
chính, nhanh chóng có biện pháp đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp. Ngoài
ra chúng ta không nên để hình thức đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài hoạt động trên cơ sở một công ty trách nhiệm hữu hạn mà nên để các công ty

này theo hình thức công ty cổ phần thì như vậy vừa tạo điều kiện tốt cho thị trường
chứng khoán ra đời, vừa tăng thêm vốn bổ sung của các doanh nghiệp và các nhà
đầu tư nước ngoài khác khi tham gia đóng góp cổ phần. Về mặt tài chính chúng ta
cần có biện pháp để các nhà đầu tư tiếp cận một cách dễ dàng với nguồn ngoại hối
hơn vì ngoại hối chính là dòng máu nuôi sống hoạt động đầu tư mà một khi khó
khăn trong việc tiếp cận sẽ làm cho dự án không thể hoạt động trong thời gian lâu
dài được.
Thêm vào đó là cần phải xoá bỏ những quy định về việc trả lương cho lao
động Việt Nam bằng ngoại tệ điều đó sẽ làm cho nhà đầu tư giảm được chi phí,
khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
Từ khủng hoảng kinh tế khu vực đã cho ta thấy cần phải thực hiện một chính
sách về tỷ giá hối đoái sao cho linh hoạt có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thực hiện
và điều chỉnh cán cân thanh toán cũng cần đặt ra cho chúng ta phải hạn chế nhập
khẩu tăng cường xuất khẩu.
Như chương II ta đã đề cập, các nhà đầu tư vẫn phàn nàn về chi phí kinh
doanh ở Việt Nam cao, tiến độ hoạt động trong khu công nghiệp - khu chế xuất còn
quá thấp. Do vậy, Nhà nước nên xem xét và giải quyết những thắc mắc của nhà đầu
tư. Thêm vào đó, Nhà nước nên giảm một số lệ phí cũng như tiền thuê đất, mặt
nước, mặt biển, để tăng việc sử dụng diện tích trong các khu công nghiệp - khu chế
xuất để giảm giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
và nước ngoài, tránh tình trạng lỗ nặng như hiện nay.
c-/ Hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn đầu tư.
Theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan... về các dịch vụ tư vấn đầu tư thiết nghĩ chúng ta ngày càng hoàn thiện
các loại hình dịch vụ này để tham gia tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng
như trong nước biết các thông tin về đầu tư như: lĩnh vực nào Nhà nước cho phép
đầu tư, lĩnh vực nào hạn chế và lĩnh vực nào không cho phép đầu tư. Ngoài ra, còn
cung cấp cho các nhà đầu tư biết hiện tại lĩnh vực nào đang có lợi nhuận, hoặc các
thông tin khác về tài chính, thuế, phí,... kinh nghiệm cho thấy các loại hình dịch vụ
này ở các nước làm ăn rất có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư, cũng như

hiệu quả của những đồng vốn bỏ ra.
Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư thì dịch vụ tư vấn cần
được tổ chức để tăng cường phục vụ thông tin cho các bên hợp doanh cho Nhà
nước để từ đó giảm tối thiểu mức thiệt hại do việc nâng giá nguyên liệu đầu vào,
nâng giá công nghệ hoặc nâng giá đất... làm được như vậy sẽ tránh được phần nào
tình trạng “lỗ giả, lãi thật” hiện nay của các doanh nghiệp liên doanh.

×