Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thực trạng chăm sóc trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.19 KB, 42 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ THU TRANG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2017

Chuyên ngành: Tâm thần

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG


2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG
ỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
D
NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ
TH THU TRANG

THỰC
C TR
TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ
TẠI BỆNH


NH VIỆN
VI TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT
ỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG
D
CHUYÊN KHOA


3

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt chun đề này tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân,
đồng nghiệp và bạn bè. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, các thầy cô giáo trong Bộ môn Tâm thần kinh Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Ban chấp hành Đảng ủy, Ban Giám đốc, các phòng chức năng và các cán bộ y tế trong 13
khoa lâm sàng của Bệnh viện Tâm thần trung ương I đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm
quý báu trong thời gian học tập và làm chun đề này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hương – Trưởng Bộ môn
Nghiên cứu khoa học và quản lý điều dưỡng, người cô đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Điều dưỡng Chuyên khoa I, khóa 4 đã động viên,
giúp đỡ, kề vai sát cánh với tơi để hồn thành tốt chuyên đề này.
Xin được cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thơng cảm và tạo điều kiện cho
tôi được thăm khám, tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin chân thành cảm ơn mọi người.

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017

Học viên
Hoàng Thị Thu Trang


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa
từng ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017
Người cam đoan

HOÀNG THỊ THU TRANG


5

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................2
1. Cơ sở lý luận...........................................................................................2
1.1. Khái niệm ............................................................................................2
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố .................................................................3

1.3. Triệu chứng lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán ................................4
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng ...................................................................4
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ...................................................................5
1.4. Các test tâm lý đánh giá TK ở trẻ em ..............................................12
1.4.1.Nguyên tắc điều trị, phục hồi chức năng .........................................8
1.4.2.Thuốc ..............................................................................................8
1.4.3. Can thiệp sớm TK ở trẻ em ..........................................................8
1.4.4. Các hình thức can thiệp TK ở trẻ em.........................................11

2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................13
2.1. Tại các cơ sở ngoài nước ..................................................................14
2.2. Tại các cơ sở trong nước ..................................................................15
2.2.1. Tại gia đình..................................................................................15
2.2.2. Tại các trường mầm non ............................................................16
2.2.3. Tại các cơ sở y tế ........................................................................18


6

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN .......................................................21
1. Thực trạng chăm sóc trẻ TK tại khoa Tâm lý lâm sàng-Phục hồi chức
năng (TLLS - PHCN) ..............................................................................21
2. Các ưu điểm và nhược điểm ...............................................................24
2.1. Các ưu điểm ...................................................................................24
2.2. Các nhược điểm .............................................................................24
3. Nguyên nhân của việc đã làm được và chưa làm được ......................25
3.1. Nguyên nhân của việc đã làm được...............................................25
3.2. Nguyên nhân của việc chưa làm được ..........................................26
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI .....................................27
1. Đối với nhân viên y tế .........................................................................27

2. Đối với gia đình người bệnh ................................................................29
3. Đối với Khoa TLLS-VLTL và Bệnh viện tâm thần trung ương 1.....29
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN .........................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................32
PHỤ LỤC


7

Danh mục chữ viết tắt
BN

Bệnh nhân

PHCN

Phục hồi chức năng

PECS

Pictures Exchange Communication System

TLLS-VLTL

Tâm lý lâm sàng-vật lý trị liệu

TEACCH

Treatment and Education of Autistic and related
Communication Handicapped children


TK

Tự kỷ

RL

Rối loạn


8

Danh mục hình ảnh
Hình 1 : Dùng thẻ dạy trẻ nhận biết ................................................................. 22
Hình 2: Nhân viên y tế dạy trẻ chơi trịliệu………………………...……….23
Hình 3: Hình ảnh trẻ chơi theo nhóm ............................................................... 23
Hình 4: Học cụ và đồ chơi cho trẻ .................................................................... 24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, trẻ em càng được chăm sóc kỹ hơn về
mặt y tế. Theo thống kê của những năm gần đây một số bệnh mới nổi cộm phát hiện
trên trẻ như tăng động giảm chú ý hay tự kỷ đang ngày một gia tăng. Tự kỷ đang là
mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa. Nỗi lo lắng này không chỉ của
riêng các bậc cha mẹ mà còn của chung của các chuyên gia. Tự kỷ đã trở thành một
vấn đề của xã hội do tần suất gặp khá cao 1-3 trẻ/1000 trẻ sơ sinh [6].
Tự kỷ là một trong những nguyên nhân gây ra tàn tật ở trẻ em.Theo mã ICD-10
tự kỷ ở trẻ em thuộc mã F84.0 và F84.1. Trẻ bị mắc tự kỷ không những chậm phát

triển về mặt xã hội , ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà cịn có những rối loạn về
hành vi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Việc phát hiện và điều trị sớm trẻ tự kỷ sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể những
khiếm khuyết của mình để có thể hòa nhập với xã hội tốt hơn trong những năm tiếp
theo của cuộc đời. Nó cũng góp phần phát triển những tiềm năng chưa được khai
phá trong trẻ. Có những trẻ tự kỷ phát hiện và được điều trị sớm đã có những thành
tích đáng kể trong lĩnh vực nghệ thuật như hội họa hay âm nhạc.
Bởi vậy, khoa Tâm lý lâm sàng - vật lý trị liệu (TLLS - VLTL) tiền thân là
phòng test tâm lý - phòng X-quang - Bệnh viện Tâm thần Trung ương là một khoa
mới thành lập từ năm 2012, vơí 19 nhân viên được đào tạo chuyên ngành tâm lý
lâm sàng, điều dưỡng viên và kỹ thuật viên luôn chú trọng tới công tác thăm khám,
chẩn đốn, điều trị, chăm sóc trẻ bị bệnh tự kỷ trong những năm gần đây nhằm hỗ
trợ giúp trẻ có thể hịa nhập với cộng đồng sớm và tốt hơn. Là một khoa mới nên
điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư mới, đồng bộ, nhân viên y tế trẻ, nhiệt huyết.
Bên cạnh những mặt tích cực khoa còn một số bất cập về nhân lực và phân công
công tác cần xem xét, chú trọng để việc hỗ trợ trẻ TK được tốt hơn nữa. Tôi viết
chuyên đề “Thực trạng cơng tác chăm sóc trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần
trung ương I năm 2017” với hai mục tiêu:
1.Mơ tả thực trạng chăm sóc trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần Trung ương I.
2.Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường cơng tác chăm sóc trẻ tự kỷ.


2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Khái niệm:
Tự kỷ (TK) là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến
nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài.
Biểu hiện chung của TK là khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và

hành vi. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác và tăng động.
Chẩn đoán TK lần đầu tiên được bác sỹ người Áo nêu ra từ năm 1943. Những
năm 1980 tỷ lệ TK gặp 3 - 4/100 trẻ, nhưng trong những năm gần đây có xu hướng
tăng lên với tần suất 1/100 trẻ, trong số đó TK điển hình (cịn gọi là TK Kanner)
chiếm 16,8%. Trẻ trai bị TK nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.
Bernald Rimland (1964) và một số nghiên cứu khác (thời kỳ 1960 - 1970) cho
rằng nguyên nhân của TK là do những thay đổi của cấu trúc lưới trong bán cầu não
trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này. Do
đó, những trẻ TK khơng có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của
bản thân; khơng giao tiếp được vì thiếu khả năng khái qt hóa những điều cụ thể.
Quan niệm này được các chuyên gia y tế chấp nhận là một bệnh lý thần kinh đi kèm
với tổn thương chức năng não cho tới tận năm 1999 tại Hội nghị tồn quốc về TK của
Mỹ. Sau đó, các chuyên gia cho rằng nên xếp vào nhóm các rối loạn phát triển lan
tỏa.
Những biểu hiện của trẻ TK khá đa dạng và thường phát hiện muộn khi trẻ vào
lớp 1. Có thể thấy rằng trẻ TK có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội hoặc hành
vi lệch lạc nhưng khi can thiệp sớm trẻ có thể học các kỹ năng này và phát triển gần
giống với trẻ bình thường. Trừ những trẻ chậm phát triển trí tuệ nặng hoặc TK rất
nặng.Như vậy, bản chất của TK là kém hoặc thiếu các kỹ năng kể trên. Theo phân
loại của Hội Tâm thần Mỹ, có 5 chứng thuộc nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa
kiểu TK, bao gồm:
1. Hội chứng Asperger
2. TK
3. Hội chứng Rett
4. Hội chứng mất hòa nhập ở trẻ em


3

5. Các rối loạn phát triển không đặc hiệu khác

Trong đó chứng Asperger là hội chứng TK với các biểu hiện nhẹ nhất [6].
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố:
Các nghiên cứu hiện nay đều chưa thể khẳng định nguyên nhân chính xác của
rối loạn TK. Một số giả thuyết cho rằng TK có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học,
môi trường hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các
khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen, bất thường hệ thần kinh…
-Yếu tố di truyền: Những nghiên cứu gia đình đã chỉ ra rằng các anh, chị, em
của trẻ mắc rối loạn TK có tỷ lệ TK cao hơn từ 50-200 lần so với quần thể chung.
Hơn nữa, kể cả khi không bị TK, những anh, chị, em này thường có nguy cơ mắc
những rối loạn liên quan đến giao tiếp và những kỹ năng xã hội. Trong một nghiên
cứu lớn về các cặp song sinh, tỷ lệ cùng bị rối loạn TK là 96% ở các cặp cùng
trứng, là 27% ở các cặp khác trứng. Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những
bằng chứng cho thấy gen chính là cơ sở sinh học của rối loạn TK.
- Yếu tố giải phẫu thần kinh: Cơ sở giải phẫu thần kinh của rối loạn TK hiện
giờ vẫn chưa được biết rõ. Một số nghiên cứu nghiên cứu MRI so sánh bệnh nhân
(BN) TK và nhóm chứng cho thấy có sự gia tăng thể tích chất xám ở một số ở một
số vùng não bộ nhất định như thùy chẩm, thùy đỉnh và thùy thái dương. Sự tăng thể
tích có thể xuất phát từ 3 cơ chế: phát triển các tế bào thần kinh, giảm tế bào thần
kinh chết và sự tăng sản xuất các mơ não, ví dụ như các tế bào thần kinh đệm hoặc
mạch máu.
- Yếu tố sinh hóa: Ở một số trẻ TK, một số bằng chứng cho thấy nồng độ axit
homovanillic (chất chuyển hóa chính của dopamine) ở dịch não tủy liên quan tới
biểu hiện cách ly và rập khuôn. Đồng thời nồng độ serotonin trong huyết tương
cũng tăng cao gặp ở một phần ba số BN TK. Một số nghiên cứu khác cho thấy mức
độ nặng của các triệu chứng giảm đi khi tỷ lệ của axit 5-hydroxyindoleacetic (5HIAAA) và axit homovanillic trong dịch não tủy tăng. Điều này gợi ý có thể sử
dụng thuốc làm cân bằng các chất nói trên giúp cải thiện triệu chứng TK.
- Yếu tố tâm lý xã hội và gia đình: các nghiên cứu so sánh bố mẹ của trẻ TK
với bố mẹ của trẻ không TK cho thấy không có một khác biệt lớn nào về các kỹ
năng ni con. Tuy nhiên trẻ TK có thể rất nhạy cảm kể cả với các thay đổi nhỏ
trong gia đình và môi trường, các sang chấn tâm lý xã hội…[8]



4

1.3. Triệu chứng lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán:
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của TK. Những
biểu hiện sớm của khiếm khuyết này là trẻ ít giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng khi gọi
tên, khơng có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp như khơng biết chỉ tay, khơng biết chìa
tay xin mà hay kéo tay người khác, không gật đầu, lắc đầu…Trẻ kém chú ý liên kết
như khơng nhìn theo tay chỉ, khơng làm theo hướng dẫn. Trẻ không chơi tương tác
với trẻ cùng tuổi, không mỉm cười đáp lại.Trẻ không để ý đến thái độ và khơng đáp
ứng trao đổi tình cảm với người khác.
- Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp: chậm nói, một số trẻ đã
nói được nhưng đến 18 - 24 tháng lại khơng nói hoặc nói ít, phát âm vơ nghĩa. Một
số trẻ nói nhại lời, nói theo quảng cáo, hát thuộc lịng, đếm số, đọc chữ cái, hát nối
từ cuối câu, đọc thuộc lòng bài thơ, chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như địi ăn, địi
đi chơi…Ngơn ngữ thụ động, chỉ biết trả lời mà không biết hỏi, không biết kể
chuyện, không biết khởi đầu và duy trì hội thoại, khơng biết bình phẩm. Giọng nói
khác thường như cao giọng, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói khơng rõ
ràng.
Trẻ khơng biết chơi trị chơi giả vờ mang tính xã hội hoặc trị chơi có luật như
những trẻ cùng tuổi.
Phân loại 4 giai đoạn phát triển giao tiếp của trẻ dựa vào 4 đặc điểm: khả năng
tương tác, cách giao tiếp, lý do giao tiếp và sự hiểu biết của trẻ: Giai đoạn giao tiếp
tự phát, giai đoạn giao tiếp yêu cầu, giai đoạn giao tiếp sớm và giai đoạn đối tác.
- Những biểu hiện bất thường về hành vi: có những hành vi định hình như đi
kiễng gót, quay trịn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, cho tay vào
miệng, nhảy chân sáo, chạy đi chạy lại, nhảy lên nhảy xuống…
Những thói quen rập khn thường gặp là: quay bánh xe, quay đồ chơi, gõ đập

đồ chơi…..
Những thói quen thu hẹp thể hiện như: cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo,
luôn cẩm nắm một thứ trong tay như bút, que, tăm….


5

Trẻ tìm kiếm sự an tồn trong mơi trường ít biến đổi và thường chống đối lại sự
thay đổi hoặc không vừa ý bằng ăn vạ, ném phá, cáu gắt, đập đầu, cắn hoặc đánh
người khác.
Nhiều trẻ có biểu hiện tăng động chạy không biết mệt, nghịch luôn chân tay,
không phản ứng phòng vệ với nguy hiểm. Ngược lại, một số trẻ lại lo lắng quá mức
trong những tình huống khơng có gì sợ.
- Chậm phát triển trí tuệ: khoảng 60%-80% trẻ TK có kèm theo chậm phát triển
trí tuệ. Những trẻ khơng chậm phát triển trí tuệ có khả năng hòa nhập xã hội cao
hơn, học hỏi tốt hơn nhưng vẫn gặp những vấn đề về tương tác và giao tiếp, hoặc
vẫn cịn các động tác, thói quen, hành vi bất thường.
- Các rối loạn đi kèm: Ở nhiều trẻ TK, có thể gặp các rối loạn(RL) kèm theo
như RL giấc ngủ, RL ăn uống, RL tăng động giảm chú ý. Những RL này khiến cho
bệnh cảnh lâm sàng trở nên đa dạng, vì vậy trẻ cũng cần có những chế độ điều trị
riêng nhất định [8].
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo cẩm nang hướng dẫn chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần DMS - IV của
Hội Chuyên gia tâm thần Hoa Kỳ, bản tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TK bao gồm
những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây: Một trẻ sẽ được chẩn đốn là TK khi có ít
nhất 6 dấu hiệu từ mục A, B, C trong đó ít nhất có 2 dấu hiệu từ mục A, 1 dấu hiệu
từ mục B và 1 dấu hiệu từ mục C.
A. Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: có ít nhất 2 dấu hiệu:
* Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời:
- Không giao tiếp bằng mắt khi được gọi hỏi.

- Không chỉ tay vào vật mà trẻ thích.
- Khơng kéo tay người khác để u cầu.
- Khơng biết xịe tay ra xin/khoanh tay ạ để xin.
- Không biết lắc đầu khi phản đối/gật đầu khi đồng tình.
- Khơng biết biểu hiện nét mặt khi đồng ý/khơng đồng ý.
- Không chào hỏi bằng điệu bộ (vẫy tay, giơ tay).
* Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi:
- Không chơi khi trẻ khác rủ.
- Không chủ động rủ trẻ khác chơi.


6

- Khơng chơi cùng nhóm trẻ.
- Khơng biết tn theo luật chơi.
* Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú:
- Khơng biết khoe khi được mua đồ vật/đồ ăn.
- Không biết khoe đồ vật mà trẻ thích.
- Khơng biết biểu hiện nét mặt thích thú khi được cho.
* Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm:
- Khơng thể hiện vui khi bố mẹ về.
- Không âu yếm với bố mẹ.
- Khơng nhận biết được sự có mặt của người khác.
- Không quay đầu lại khi được gọi tên.
- Không thể hiện vui buồn.
- Tình cảm bất thường khi khơng đồng ý.
B. Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: có ít nhất một dấu hiệu:
* Chậm/khơng phát triển kỹ năng nói so với tuổi (nếu trẻ nói được thì có khiếm
khuyết về khởi xướng và duy trì hội thoại:
- Khơng tự gọi đối tượng giao tiếp.

- Không tự thể hiện nội dung giao tiếp.
- Khơng tự duy trì hội thoại bằng lời.
- Khơng biết nhận xét, bình luận.
- Khơng biết đặt câu hỏi.
* Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, dập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị:
- Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường.
- Phát ra một số từ lặp lại.
- Nói một câu cho mọi tình huống.
- Nhại lại lời nói của người khác khi vừa nghe thấy.
* Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với lứa
tuổi:
- Không biết chơi với đồ chơi.
- Không biết chơi giả vờ.
- Chơi với đồ chơi một cách bất thường (mút, ngửi, liếm, nhìn…).
- Ném, gặm, đập đồ chơi.


7

- Không biết bắt chước hành động.
- Không biết bắt chước âm thanh.
C. Có hành vi bất thường: có ít nhất một dấu hiệu:
* Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và
độ tập trung:
- Thích đồ chơi/ đồ vật.
- Thích mùi vị.
- Thích sờ vào bề mặt.
* Bị cuốn hút khơng cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức:
- Bị hút vào một đồ vật/ đồ chơi.
- Mê mẩn với thao tác của đồ dung trong nhà.

- Say sưa quay bánh ô tô/ xe đạp/ đồ vật.
* Cử động chân tay lặp lại hoặc dập khn:
- Thích đu đưa thân mình, chân tay.
- Thích đi nhón trên mũi chân.
- Thích vê xoắn vặn tay, đập tay.
- Nghiện soi ngắm tay.
* Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật:
- Nghiên cứu đồ vật, đồ chơi.
- Mê mẩn chơi/ ngắm một phần nào đó của đồ vật.
* Với các điều kiện chậm hoặc có rối loạn chức năng ở một trong các lĩnh vực sau,
xuất hiện trước 3 tuổi:
- Quan hệ xã hội.
- Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp xã hội.
- Chơi mang tính chất biểu tượng hoặc tưởng tượng.
* Các rối loạn không rõ hơn khi được giải thích bằng hội chứng Rett hoặc hội
chứng mất hồ nhập ở trẻ em.
1.3.3. Phân biệt TK với các bệnh lý phát triển khác:
- Chậm phát triển trí tuệ.
- Điếc câm.
- Chậm phát triển ngôn ngữ hiểu hoặc biểu đạt.
1.4. Điều trị và phục hồi chức năng [5];[3]:


8

1.4.1.Nguyên tắc điều trị, phục hồi chức năng:
- Điều trị càng sớm càng tốt
- Điều trị toàn diện: Bao gồm chương trình can thiệp hành vi, ngơn ngữ trị liệu,
hoạt động trị liệu, chơi trị liệu và can thiệp tại nhà.
1.4.2.Thuốc: Khơng có thuốc điều trị tự kỷ. Sử dụng một số loại thuốc để làm tăng

khả năng tập trung, giảm tăng động và điều chỉnh hành vi.
- Thuốc giảm tăng động (Clonidin 0,5 mg: 1/2 đến 1 viên/ngày, Risperdal 1mg:
1/3 đến 1 viên/ngày).
- Thuốc giảm hung tính (Haloperidol 1,5 mg: do liều).
- Thuốc điều chỉnh cảm xúc (Tegretol 200 mg: 10mg/kg).
- Điều trị kém tập trung: Fluoxetine, Setroline, Citicolin (Somazina, Trausan,
Neurocolin…).
- Động tác lặp lại định hình (Zoloft).
- Cebrolysin: 0,2 mg / kg/24h X 20 ngày.
- Marinplus, Pho-L: 1 viên/ngày.
- Thuốc tăng cường tuần hoàn não (Nootropin, Lucidrin... ).
- Magie B6, Canxi.
1.4.3. Can thiệp sớm TK ở trẻ em:
Can thiệp sớm là can thiệp ngay khi phát hiện ra sự bất thường của trẻ. Khơng
có một chương trình duy nhất nào cho trẻ TK, nhưng một điều mà tất cả các chuyên
gia đều đồng ý là can thiệp sớm rất quan trọng[14]. Can thiệp hành vi, giao tiếp và
ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, chơi trị liệu và can thiệp tại nhà.
Can thiệp sớm, phục hồi chức năng (PHCN) cho trẻ TK là một chương trình can
thiệp tồn diện bao gồm các phương pháp sau:
1.4.3.1. Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm:
• Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ.
• Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi.
• Đo lường hành vi bất thường (tần xuất, thời gian, mức độ, địa điểm,..)
• Phân tích chức năng mối liên hệ giữa mơi trường và hành vi.
• Dựa vào các kết quả mơ tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập thực
hành về thay đổi hành vi.


9


Chương trình phân tích hành vi ứng dụng gồm 100 bài tập được sắp xếp từ đơn
giản đến phức tạp. Hiện nay được áp dụng tại nhiều trung tâm TK ở Việt Nam.
Trong chương trình các kỹ năng đặc biệt được chia thành từng bước nhỏ, dạy một
bước một thời điểm và củng cố bước trước đó, ứng dụng này được sử dụng để dạy
cho các cá nhân với những khả năng khác nhau và có thể sử dụng trong tất cả các kỹ
năng: tự chăm sóc, lời nói, ngơn ngữ và kỹ năng xã hội.
Mơ hình ABC - Là cơ sở của phương pháp “Phân tích hành vi ứng dụng”
Bước đầu tiên của “Phân tích hành vi ứng dụng” là phân tích hành vi bằng sử dụng
Mơ hình ABC gồm:
A. Trước hành vi (Antecedent): là một hướng dẫn hoặc một yêu cầu trẻ thực hiện
một hành động.
B. Hành vi (Behavior): là hành vi hoặc đáp ứng của trẻ.
C. Sau hành vi (Consequence): là đáp ứng của người chăm sóc/ trị liệu trẻ có thể
dao động từ các củng cố hành vi dương.
Dựa vào kết quả Phân tích hành vi ABC người can thiệp tiến hành thực hiện các kỹ
thuật can thiệp phân tích hành vi ứng dụng cho trẻ tự kỷ.
1.4.3.2. Phương pháp trị liệu và giáo dục trẻ TK có khó khăn về giao tiếp
(Treatment and Education of Autistic and related Communication Handicapped
children - TEACCH): Đa số trẻ tự kỷ có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao
tiếp và ngơn ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngơn ngữ là hết sức quan trọng.
• Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm huấn luyện các kỹ năng sau: Kỹ năng tập
trung; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh; Kỹ
năng xã hội.
• Huấn luyện các kỹ năng ngơn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng
diễn đạt bằng ngơn ngữ.
Ngồi ra có thể lựa chọn chương trình huấn luyện theo mức độ tập trung vào các
kỹ năng: chú ý, bắt chước, tiếp nhận ngôn ngữ; thể hiện ngôn ngữ, kỹ năng trước
khi đến trường, tự chăm sóc, ngơn ngữ trừu tượng, kỹ năng trường học và kỹ năng
xã hội.Nghiên cứu của Ozonnoffđều chứng minh phương pháp trị liệu giáo dục trẻ
TK có khó khăn giao tiếp là một phương pháp có hiệu quả đối với trẻ TK.

1.4.3.3. Hoạt động trị liệu:


10

Hoạt động trị liệu là kỹ năng vận động tinh liên quan đến các cử động nhỏ của
bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân, mơi và lưỡi. Bao gồm:
- Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: kỹ năng ăn uống (dùng dao, dĩa, thìa, uống nước
bằng cốc), tắm rửa, mặc quần áo, đi giầy và tất, đi vệ sinh.
- Kỹ năng của bàn tay: Cầm vật nhỏ, viết, vẽ, dùng kéo cắt, dán.
+ Bước 1: Đánh giá lúc bắt đầu can thiệp theo mẫu phiếu.
+ Bước 2: Lựa chọn kỹ năng can thiệp từng đợt.
+ Bước 3: Đánh giá can thiệp.
1.4.3.4. Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi tranh (Pictures Exchange
Communication System-PECS):
Năm 2002 Lori Frost và cộng sự nhận thấy thị giác đóng vai trị quan trọng
trong giao tiếp và hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh đã ra đời. Chương
trình sử dụng hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh gồm 6 giai đoạn với mức
độ khó được tăng dần. Sau khi trẻ đã kết thúc các giai đoạn của hệ thống trao đổi
tranh thì sẽ được phối hợp giao tiếp bằng lời để hoàn thiện quá trình giao tiếp.
Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh là công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp khơng
lời (khơng cần nói từ). Phương pháp này cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp theo nhu
cầu. Khi đó trẻ sẽ trở nên vui vẻ hơn và hành vi bất thường sẽ giảm bớt.
Điển hình của phương pháp này là sử dụng các bức tranh về đồ vật, thức ăn và
đồ chơi, cũng có thể dùng bảng thời gian biểu bằng hình ảnh để giúp trẻ hiểu điều gì
đang xảy ra và sẽ xảy ra trong một ngày nhất định.
1.4.3.5. Phương pháp chơi trị liệu:
Một đặc điểm thường thấy ở trẻ tự kỷ là thiếu các kỹ năng chơi phù hợp với lứa
tuổi.Với trẻ nhỏ, chơi cũng là phương tiện chủ yếu để dạy các kỹ năng xã hội và
nhiều trị liệu khác.

Hiện nay có nhiều loại hình chơi được áp dụng cho trẻ tự kỷ:
- Chơi tập thể nhóm nhỏ: trẻ tự kỷ bị hạn chế kỹ năng chơi tập thể, chính vì vậy
việc cho trẻ chơi trong một nhóm khoảng năm đến sáu bạn theo một chủ đề nào đó
(gia đình, thầy thuốc, xây dựng, nấu nướng…) với sự hướng dẫn của giáo viên giúp
trẻ hoà nhập với bạn bè.
- Chơi tập thể nhóm lớn hơn: giúp trẻ tự kỷ hiểu được các luật lệ của trò chơi, luật
lệ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng cá nhân - xã hội tốt hơn.


11

1.4.4. Các hình thức can thiệp TK ở trẻ em:[4]
Việc chăm sóc một trẻ TK là hết sức khó khăn, tốn kém, phải đầu tư thời gian và
tiền của rất nhiều vì nhận thức của trẻ kém hơn trẻ bình thường tuỳ tình trạng bệnh
tật của trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa về sức khoẻ là: “ Sức khỏe là
trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao
gồm có tình trạng khơng có bệnh hay thương tật”. Bởi vậy chăm sóc trẻ TK dù ở
nhà hay tại trung tâm thì việc chăm sóc trẻ về thể chất để trẻ có một cơ thể khoẻ
mạnh là rất quan trọng, bên cạnh đó chăm sóc về mặt tinh thần cho trẻ cịn quan
trọng và cấp thiết khơng kém. Động viên, an ủi trẻ để trẻ thoát khỏi mặc cảm là
trách nhiệm khơng chỉ của gia đình mà cịn là của tồn xã hội. Dưới đây là một vài
hình thức trị liệu hỗ trợ điều trị giúp trẻ cải thiện khả năng nhận thức, hành vi của
mình.
1.4.4.1. Trị liệu tại trung tâm: Gồm 2 hình thức:
* Trị liệu theo nhóm: Trẻ TK gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội nên
trị liệu theo nhóm là một hoạt động hết sức cần thiết. Mỗi nhóm có từ 5 đến 6 trẻ
được đánh giá là có cùng mức độ phát triển.
Thời gian trị liệu nhóm có thể từ 1 giờ 30 phút đến 2 giờ một ngày, thực hiện 2
đến 3 ngày một tuần. Các hoạt động trong buổi thường chia thành 5 đến 6 hoạt động
nhỏ, bao gồm hoạt động ngoài trời (khoảng 30 phút) và hoạt động trong nhà (1 giờ

đến 1 giờ 30 phút)
* Trị liệu cá nhân: Trị liệu cá nhân là hình thức chỉ có 1 cơ và 1 trẻ. Thời gian từ 45
phút đến 60 phút mỗi lần với 3 đến 5 ngày 1 tuần. Liệu trình này có thể kéo dài từ 3
đến 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng tuỳ theo mức độ của từng trẻ.
Trị liệu cá nhân đang là mơ hình được áp dụng tại nhiều các trung tâm can thiệp
trẻ TK. Đối với trẻ TK, phối hợp nhiều phương pháp giúp trẻ có cơ hội cải thiện
hơn là trị liệu với vài phương pháp nhất định. Trị liệu cá nhân đóng vai trị quan
trọng trong việc cải thiện về hành vi và tăng cường khả năng tập trung, khả năng
học tập ở trẻ.
1.4.4.2. Trị liệu tại nhà:
* Giáo dục hòa nhập mầm non:
Hòa đồng với các trẻ bình thường và mơi trường hoạt động xã hội bình thường thật
khó khăn với trẻ tự kỷ, nhưng đây cũng là mong đợi của các bậc phụ huynh và


12

những nhà chun mơn.Theo các nghiên cứu, hịa nhập cộng đồng là một điều cần
thiết với trẻ tự kỷ ngay cả khi trẻ thờ ơ không hào hứng với loại hình này. Các trẻ
nên được đi mẫu giáo từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày, đây là hình thức tham gia nhóm giúp
trẻ hịa nhập cộng đồng, hiểu biết các quan hệ xã hội, tham gia với tư cách là thành
viên của nhóm, mặc dù mức độ tham gia của trẻ rất hạn chế.
* Giáo dục đặc biệt:
Trẻ tự kỷ cần chương trình học tập thích hợp với khả năng và xu hướng của
trẻ.Sau khi được đánh giá, đội đánh giá và cha mẹ cần thống nhất phương pháp trị
liệu tại gia đình. Hướng dẫn cho gia đình can thiệp tại nhà: hai lần mỗi ngày. Mỗi
lần từ 30 đến 45 phút theo các bài tập trong chương trình can thiệp hành vi, ngôn
ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu và chơi trị liệu. Có thể cử một hoặc hai giáo viên có
chun mơn về giáo dục đặc biệt đến hướng dẫn trực tiếp cho trẻ. Sau 1 đến 2 tháng
trẻ có thể được đánh giá lại để đưa ra chương trình can thiệp mới phù hợp với trẻ.

* Hướng dẫn cho cha mẹ nội dung can thiệp tại gia đình.
1.4.4.3. Các nội dung trong trị liệu trẻ TK:
* Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp:
- Huấn luyện về giao tiếp sớm, bao gồm huấn luyện những kỹ năng sau: kỹ năng
tập trung, kỹ năng bắt chước, kỹ năng chơi đùa, giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh; kỹ
năng xã hội.
- Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng
diễn đạt bằng ngơn ngữ.
Ngồi ra cịn có thể lựa chọn chương trình huấn luyện theo mức độ, tập trung
vào các kỹ năng: chú ý, bắt chước, tiếp cận ngôn ngữ, thể hiện ngơn ngữ, kỹ năng
trước khi đến trường, tự chăm sóc, ngôn ngữ trừu tượng.
* Hoạt động trị liệu, trị liệu tâm lý, các câu chuyện xã hội, thuỷ trị liệu, âm nhạc trị
liệu,điều hồ cảm giác, máy tính và trị chơi, phương pháp chơi trị liệu.
1.5. Các test tâm lý đánh giá TK ở trẻ em: dưới đây là một số test tâm lý hay
dùng tại khoa TLLS-VLTL
- Test Denver: Ban đầu test Denver (The Denver development screening test) do
nhóm bác sỹ và tâm lý trường đại học Denver (Colorado, Mỹ) thiết lập sau đó đã
được nhiều nước trên thế giới chuẩn hoá và sử dụng.


13

Ở nước ta, test Denver I được GS.Lê Đức Hinh áp dụng từ năm 1977, và Viện
trước tuổi học đã việt hố năm 1990, từ đó Denver II được sử dụng phổ biến để
đánh giá và theo dõi phát triển tâm vận động của trẻ dưới 6 tuổi ở một số cơ sở nhi
khoa.
Test Denver II chia làm 4 khu vực:
+ Cá nhân xã hội: sự tương tác của trẻ với người khác và khả năng thực hiện nhu
cầu cá nhân của trẻ.
+ Vận động tinh tế thích ứng: sự phối hợp tay mắt, khả năng thao tác với vật nhỏ,

làm chủ nhóm cơ nhỏ.
+ Ngơn ngữ: khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ.
+ Vận động thô: khả năng lẫy, bò, ngồi, đi, chạy…làm chủ và phối hợp của các
nhóm cơ lớn.
Trên mỗi mục kiểm tra màu sắc thể hiện tỉ lệ % trẻ làm được theo lứa tuổi là:
25%, 50%, 75%, 90%.
- M-Chat (Modified Checklish for Autism in Toddler): sàng lọc nguy cơ TK cho
trẻ từ 16 đến 30 tháng, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
+ Gồm 23 mục: các mục được in màu đậm (có ý nghĩa lâm sàng hơn), các mục
11, 18,20,22 được khoanh tròn là các câu hỏi cho điểm ngược.
+ Sau khi cha mẹ điền phải quan sát trẻ và phỏng vấn lại cha mẹ ở từng mục để
khẳng định rõ.
Các mục được cho điểm theo đánh dấu “có” và “khơng”, thường thì các câu trả
lời khơng là thất bại, riêng các câu hỏi nghịch thì ngược lại.
+ Sau khi đánh giá hết 23 mục. Tính tổng số các câu trả lời thất bại. Trẻ có nguy
cơ TK khi: nếu có trên 3 câu trả lời thất bại trên tổng số các câu trả lời hoặc có trên
2 câu trả lời thất bại ở các câu in đậm.
- Thang đánh giá mức độ TK ở trẻ em - CARS (Childhood Autims Rating Scale):
+ CARS được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, thường đã có chẩn đốn TK theo
DSM-IV. Thang đo này dùng để xác định mức độ nặng nhẹ của TK mà khơng phải
để chẩn đốn [9].
2. Cơ sở thực tiễn:


14

2.1. Tại các cơ sở ngoài nước:
Tự kỷ là một rối loạn về phát triển, biểu hiện đặc trưng bởi sự khiếm khuyết về
chất lượng tương tác xã hội, giao tiếp và các biểu hiện hành vi định hình, rập khuôn,
thu hẹp bất thường; kèm theo nhiều rối loạn về thực thể và tâm thần khác. Theo

thống kê của Autism Treatment Network tại Mỹ ( Pediatrics, 2016), trong 6.800 trẻ
được khảo sát (từ 2 – 17, 6 tuổi) chẩn đoán bị tự kỷ, có 42,5% trẻ bị rối loạn giấc
ngủ; 38,7% trẻ bị rối loạn tiêu hóa; 60,4% bị rối loạn ăn uống; 59,1% rối loạn lo âu;
76,6% rối loạn cảm giác; 81,7% mất tương tác xã hội; 48,3% muốn gây xung động,
tấn công; 32,4% trẻ tự gây tổn thương; suy nghĩ và hành vi lặp lại, định hình:
67,1%; Tăng động: 68,8%; thiếu tập trung chú ý: 82,1%[9].
Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc…, việc đối mặt với thực trạng gia tăng
như bùng nổ của rối loạn tự kỷ, dựa trên các nghiên cứu chứng cứ, đã ban hành các
hướng dẫn chung cho chẩn đoán và can thiệp điều trị. Các hướng dẫn này đều thống
nhất với các bước tiến hành như sau: Sàng lọc => Chẩn đoán => Đánh giá và lập kế
hoạch can thiệp => Phát triển và Tiến hành can thiệp => Đánh giá kết quả cải thiện
bao gồm: khả năng độc lập, sức khỏe và chất lượng sống[10].
Theo những nghiên cứu ngoài nước về TK, số liệu của trung tâm kiểm sốt và
phịng bệnh của Mỹ (2009) là cứ 1 trong 4 gia đình có ít nhất 1 trẻ TK, năm 2013 tỉ
lệ TK trẻ em là 1/50 trẻ, theo Young Shin Kin và cộng sự (2011) là 1/38 trẻ từ 7-12
tuổi tại Hàn Quốc và nó ngày một tăng lên [3] ;[16]. Có rất nhiều những đề tài của
các quốc gia trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu của Gurney J.G.
(2003) tại Minesotta cứ 10.000 trẻ em lại có 52 trẻ bị TK [17], tại New Jersey (Mỹ)
năm 2001 (67/10.000 trẻ) còn tại Trung Quốc - một quốc gia ở Châu Á - năm 2008
cứ 250 trẻ em Trung Quốc thì có 1 trẻ bị TK [17]. Tỉ lệ trẻ trai :trẻ gái theo nghiên
cứu của Stephen J.Blumberg và cộng sự nghiên cứu tại Mỹ năm 2007 là 3,6 :1, năm
2012 là 4,6 :1 [13]. Từ đó chúng ta thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh TK, nó
ngày một gia tăng và nam nhiều hơn nữ.
Có những sự so sánh mức độ tốn kém giữa các nước khác nhau để thấy chi phí
cho TK là khá lớn và nghiêm trọng. Như so sánh chi phí ở 2 cường quốc trên thế
giới là Vương Quốc Anh và Liên Bang Mỹ thì chi phí để giúp 1 cá nhân bị TK và
khiếm khuyết về trí tuệ trong suốt cuộc đời tại Mỹ là 2,4 tỉ đô la, tại Anh là 2,2 tỉ đơ
la [15]. Chi phí của một quốc gia là rất lớn, bên cạnh đó gánh nặng của bố mẹ của



15

trẻ TK cũng không hề nhỏ. Họ mất thời gian, tiền bạc, cơng sức chăm sóc trẻ từ lúc
sinh ra đến khi lớn lên và có thể đến khi đứa trẻ chết. Theo nghiên cứu của Carbone,
Behl, Azor và Murphy (2010) chỉ ra rằng hành vi của trẻ TK gây căng thẳng cho bố
mẹ chúng [16]. Nghiên cứu còn cho rằng bố mẹ của trẻ chưa hài lòng với dịch vụ y
tế, cịn các bác sỹ nhi khoa thì đưa ra một số hạn chế khiến việc trị liệu chưa được
tốt đó là: thiếu thời gian, nguồn lực và đào tạo là những rào cản lớn.

2.2. Tại các cơ sở trong nước:
2.2.1. Tại gia đình: Người điều trị trực tiếp cho trẻ TK là cha mẹ, người chăm sóc.
Chẳng hạn, sự đối xử và quan hệ của các anh chị em trong gia đình hay của đứa trẻ
hàng xóm đối với trẻ TK, ở một mức độ nào đó, cũng có thể giúp trẻ học hỏi và
phát triển thêm. Nói cách khác trẻ TK ln cần có một mơi trường sống thuận lợi,
trong đó sinh hoạt và cư xử của mọi người xung quanh không tạo ra những mâu
thuẫn và bối rối hay làm bế tắc sự nhận thức và tiếp thu của trẻ [12].
Theo nghiên cứu về thái độ đối với TK ở Việt Nam có luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ của Nguyễn Thị Thanh Liên - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội năm 2009, với đề tài "Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng
TK". Trong luận văn tác giả đã chỉ ra một số kết luận về thái độ, bao gồm nhận
thức, tình cảm và hành vi của cha mẹ có con bị TK. Về nhận thức, một số cha mẹ
cịn có nhận thức sai về rối loạn (RL) TK. Về tình cảm, cha mẹ rất thương người
con có RLTK và ln muốn dành tình cảm dành cho con, bên cạnh đó họ ln có
tâm trạng lo lắng và cảm thấy thiệt thòi, tuyệt vọng mà bản thân đang phải gánh
chịu. Về hành vi, cha mẹ thương yêu, chăm sóc, chiều chuộng trẻ TK hơn những
người con khác nhưng thường ít cho con tham gia liên hoan, vui chơi cùng gia đình,
cộng đồng. Cha mẹ chăm sóc con thiếu khoa học và đa số cha mẹ đưa con đến trung
tâm y tế hoặc cơ sở chăm sóc giáo dục đặc biệt, mà chưa tìm ra mơ hình chăm sóc
con hợp lý là kết hợp chăm sóc giữa gia đình-nhà trường-xã hội nhằm tạo điều kiện
để phát triển hiệu quả nhất.

Cha mẹ hay những người chăm sóc trẻ ln có tâm lý căng thẳng và áp lực khi
chăm sóc trẻ TK. Theo nghiên cứu của tác giả Mai Thị Lan Anh [1], kết quả nghiên
cứu cho thấy khả năng tự chăm sóc của trẻ TK thường thấp hơn so với trẻ em bình


16

thường cùng độ tuổi. Vai trị người chăm sóc cùng với việc thực hiện các hoạt động
để đáp ứng nhu cầu chăm sóc thể chất, tâm lý và tình cảm cho trẻ, vì vậy, người
chăm sóc phải thực hiện vai trị trách nhiệm của mình với một sự nỗ lực vô cùng
lớn, cùng với sự căng thẳng gặp phải thường ngày khi chăm sóc trẻ dẫn đến cảm
nhận về gánh nặng chăm sóctheo quan điểm của họ là rất lớn. Ngoài ra, kết quả của
nghiên cứu này xácnhận các kết quả trước đây của Paul (2009), cho rằng các đặc
tính của trẻ TK, vấn đề hành vi, đặc biệt là khả năng tự chăm sóc của trẻ kém hơn
bạn bè cùng trang lứa, dẫn đến làm tăng căng thẳng cũng như gánh nặng cho người
chăm sóc.
Những người chăm sóc trẻ TK trong nghiên cứu này thể hiện mức
độ cao về gánh nặng là do hầu hết những người chăm sóc đều là cha mẹ đẻ của trẻ
(92,20%), cộng thêm số năm trung bình chăm sóc cho trẻ tương đối cao (7,40).
Cha mẹ khi chăm sóc cho con bị bệnh tự kỷ trong một khoảng thời gian dài
nhưng mức độ tiến triển không rõ ràng làm cho họ cảm thấy lo lắng cho tương
lai của đứa trẻ; cùng với mệt mỏi về thể chất dẫn đến làm tăng gánh nặng cho
người chăm sóc. Ngồi ra, kết quả này có thể xuất phát từ nền văn hóa của Việt
Nam là nền văn hóa truyền thống phương Đơng.Các gia đình cho rằng đây là
sự trừng phạt cho tội lỗi của họ trong quá khứ. Do đó, họ thường giấu đứa trẻ
khuyết tật và chậm phát triển trí tuệ, trì hỗn việc tìm đến bác sỹ điều trị vì vậy
càng làm tăng mức độ căng thẳng, trầm cảm và gánh nặng cho gia đình cũng như
người chăm sóc. Ngồi ra, ngày nay, mặc dù trẻ TK là một vấn đề phổ biến nhưng
hệ thống thơng tin và dịch vụ chăm sóc cho đối tượng này rất khó tiếp cận ở Việt
Nam. Hơn nữa, trẻ bị bệnh TK ở nước ta chỉ có thể được điều trị y tế thích hợp và

theo dõi, phục hồi tại các bệnh viện lớn ở trung tâm nên càng khó hơn cho trẻ TK.
2.2.2. Tại các trường mầm non:
Theo một nghiên cứu về "Thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà
Nội về rối loạn phổ TK" củaVũ Văn Thuần và Trần Văn Công, nghiên cứu về thực
trạng thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội vể rối loạn phổ
TK, 116 giáo viên thuộc 5 trường mầm non trên các quận nội và ngoại thành Hà
Nội đã tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy mặc dù đa số giáo viên mầm
non nói chung có thái độ khá đúng đắn về TK, vẫn có những nhận thức sai lệch
nghiêm trọng về nguyên nhân, chẩn đoán và việc tự điều trị TK [11].


17

Nghiên cứu của đồng tác giả Vũ Văn Thuần và Trần Văn Công đã chỉ ra rằng đa
số giáo viên mầm non được hỏi đều đã biết đến vấn đề TK dù ở các mức độ khác
nhau. Có 30 (chiếm 25,9%) giáo viên được hỏi trả lời rằng đã từng nghe thấy TK,
trong đó có tới 86 (chiếm 74,1%) giáo viên trả lời nghe rất nhiều về vấn đề này, 2
lựa chọn cịn lại ("chưa bao giờ nghe"và"khơng quan tâm") khơng có giáo viên nào
chọn. Về nhận thức, có 64,5% giáo viên cho rằng giáo viên có thể chẩn đốn TK và
27,1% giáo viên cho rằng ai cũng có thể chẩn đốn trẻ TK. Việc cho rằng mình có
thể chẩn đốn được TK có thể làm gia đình trẻ hoang mang và sợ hãi khi nói với bố
mẹ những nhận định kiểu như "con anh/chị bị TK rồi". Phương pháp của đa số giáo
viên (từ 63,1 - 84,1%) có nhận thức đúng là can thiệp TK thường xuyên tương tác giao tiếp với trẻ, giáo dục tại các trung tâm đặc biệt, mời giáo viên, nhà trị liệu về hỗ
trợ tại nhà. Cảm xúc của giáo viên mầm non với trẻ TK đa số giáo viên được hỏi có
tình cảm tích cực với các em, thương cảm có 110 (chiếm 99,1%) lựa chọn của giáo
viên, cảm thấy buồn có 84 (chiếm 59,5%) giáo viên lựa chọn. Điều này cũng phần
nào hiểu được giáo viên nhận thấy trẻ có phần thiệt thòi hơn so với bạn trong lớp
hoặc các bạn đồng trang lứa trong việc học tập và tham gia các hoạt động dành cho
các em. Tuy nhiên cũng có một lượng nhỏ giáo viên có cảm xúc tiêu cực khi tiếp xúc
với trẻ như thấy ghê sợ, có 16 (chiếm 15,8%) giáo viên và có 19(chiếm 20%) giáo

viên lựa chọn khi tiếp xúc với trẻ. Có thể lý giải cho điều này là do một số hành vi
gây hấn của trẻ với giáo viên hoặc do người ngoài tác động vào suy nghĩ của giáo
viên đối với trẻ TK [11].
Sự phát triển giáo dục hoà nhập cho trẻ TK ở Việt Nam: Tại Việt Nam, TK mới chỉ
được biết đến vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ TK mới được phát triển từ
sau năm 2000 trở lại đây. Ban đầu trẻ TK được xếp vào nhóm khuyết tật trí tuệ và
được giáo dục trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ.
Hiện nay, cơng tác giáo dục trẻ TK được thực hiện ở các trung tâm nuôi dạy trẻ TK,
các bệnh viện tại các thành phố lớn. Ở Hà Nội có các cơ sở chăm sóc, giáo dục
trẻTK: Bệnh viện Nhi Trung Ương, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N-T,
Phòng khám Tuna, Trung tâm Sao Mai, Trung tâm Hy Vọng, Trung tâm Phúc Tuệ,
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt của trường Cao đẳng Sư phạm Tw. Ở
Thành Phố Hồ Chí Minh có Bệnh Viện Nhi Đồng I,Bệnh viện Nhi đồng II, trường


×