Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại bệnh viện tâm thần trung ương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.62 KB, 47 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHÙNG THỊ KIM LIÊN

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
SA SÚT TRÍ TUỆ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I
NĂM 2017

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA I

NAM ĐỊNH - 2017



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỆP

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
SA SÚT TRÍ TUỆ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

HỌ VÀ TÊN: PHÙNG THỊ KIM LIÊN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:NGUYỄN THỊ TUYẾT DƯƠNG

Nam Định, năm 2017



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại
học, Khoa Y học lâm sàng trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các thầy cơ
giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuyết Dương,
người thầy đã giành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu để tơi hồn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Tôi cũng
xin cảm ơn các tới Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương I đã giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập thơng tin.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tơi - những
người đã ln động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và làm khóa luận.
Nam Định, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Người làm báo cáo

Phùng Thị Kim Liên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................ 3
A .Cơ sở lý luận....................................................................................................... 3
1.

Định nghĩa, chẩn đoán, phân loại bệnh sa sút trí tuệ ........................................ 3


1.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 3
1.2. Chẩn đốn ....................................................................................................... 4
1.3. Các thể bệnh của sa sút trí tuệ .......................................................................... 6
2.

Các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ ............................................................... 8

2.1. Các yếu tố nguy cơ do cá nhân, gia đình và nếp sống ...................................... 8
2.2. Các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử ................................................................ 12
3.

Nội dung chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ ................................................ 13

B. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 16
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................ 18
A.

Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Tâm

thần trung ương I................................................................................................... 19
1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ................................................................... 19
2. Thực trạng về chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ ............................................... 21
2.1. Thực trạng chăm sóc sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân ......................... 21
2.2. Thực trạng chăm sóc về chế độ ăn và dùng thuốc của bệnh nhân .................... 22
2.3 Thực trạng chăm sóc chế độ tập thể dục, tổ chức hoạt động giải trí hàng ngày
cho bệnh nhân........................................................................................................ 23
3. Phân tích thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại bệnh viện Tâm thần


trung ương I ........................................................................................................... 24

3.1 Thực trạng chăm sóc sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân .......................... 24
3.2 Thực trạng chăm sóc về chế độ ăn và dùng thuốc của bệnh nhân ..................... 24
3.3 Thực trạng chăm sóc chế độ tập thể dục, tổ chức hoạt động giải trí hàng ngày
cho bệnh nhân........................................................................................................ 24
B. Các ưu, nhược điểm .......................................................................................... 24
1. Ưu điểm............................................................................................................. 24
2. Nhược điểm ....................................................................................................... 25
3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 25
IV. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ......................................................... 26
4.1. Đối với bệnh viện: .......................................................................................... 26
4.2 Đối với cán bộ nhân viên y tế........................................................................... 26
4.2 Đối với người bệnh .......................................................................................... 26
V. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT……………………………………………………28
5.1 Thực trạng chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ tại bệnh viện Tâm thần trung
ương I .................................................................................................................... 28
5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện
Tâm thần Trung ương............................................................................................. 28
PHỤ LỤC I
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................ 19
Bảng 3. 2 Tiền sử mắc các bệnh liên quan ................................................................. 20
Bảng 3. 3Tiền sử gia đình .......................................................................................... 20
Bảng 3. 4 Tiền sử uống rượu của bệnh nhân trước đây .............................................. 20
Bảng 3. 5 Nhận được sự chăm sóc hàng ngày............................................................ 21
Bảng 3. 6 Đặc điểm chăm sóc về chế độ ăn và dùng thuốc của bệnh nhân.................. 21
Bảng 3. 7 Thực trạng chăm sóc chế độ tập thể dục, tổ chức hoạt động giải trí cho

bệnh nhân ................................................................................................................... 22

Bảng 3. 8 Thái độ của điều dưỡng với việc uống thuốc của người
bệnh………22
Bảng

3.

9

Thái

độ

bệnh………………….22

của

điều

dưỡng

khi

chăm

sóc

người



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

BMI (BodyMassIndex)

: Chỉ số khối cơ thể

ĐH-CĐ-TCCN

: Đại học - cao đẳng – trung cấp chuyên

nghiệp
HDL
(Highdensitylipoprotein)

: Lipoprotein tỷ trọng cao

LDL
(Lowdensitylipoprotein)

: Lipoprotein tỷ trọng thấp

TBMN

: Tai biến mạch não


TCYTTG

: Tổ chức Y tế Thế giới

THA

: Tăng huyết áp


-2-


1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, sự gia tăng dân số già có ở tất cả các nước phát triển và
đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân
số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các
mặt xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới, năm 2000 tồn thế giới có 580 triệu người trên 60 tuổi và dự đốn
đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ
chưa từng có về số người cao tuổi trên thế giới [10], [9]. Dân số trở nên
già hóa, từ đó tần suất, mức độ và tình trạng bệnh tật của người già cũng
tăng lên. Các bệnh mạn tính khơng lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội
hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất
lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [9], [10],
[19].
Trong các bệnh mạn tính khơng lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối
loạn khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng
bệnh nặng đe dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi;

đồng thời cũng là gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã
hội. Tỷ lệ mắc ở người từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80
tuổi là 20% và trên 90 tuổi có thể đến 47% [13]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc
bệnh càng nhiều. Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng
gấp đôi.
Đã có nhiều cơng trình trên thế giới nghiên cứu về sa sút trí tuệ. Tại
châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học về sa sút trí tuệ của các nước trong
khu vực cho thấy ở Hàn Quốc (1999) là 10,6%; ở Đài Loan (1994) là
3,7%; ở Malaixia (2005) là 14,4%; ở Inđônêxia (2006) là70,9%; ở
Philippin (2003) là 11,5%; ở Thái Lan (2003) là 11,4% [ 1 3 ] .


2

Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu
phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế nhiều chỉ số phát triển đã
được cải thiện, đặc biệt tuổi thọ trung bình trong nửa thế kỷ qua đã tăng
lên hai lần (năm 1945 là 32, đến năm 1999 là 67,8). Năm 1950 nước ta
chỉ có 1,95 triệu người già (chiếm 6,5% dân số); năm 1979 có 3,7 triệu
người trên 60 tuổi chiếm 7,06% tổng dân số. Trong 25 năm qua, không
những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989,
6,2 triệu năm 1999 và 9,1 triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong
dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo,
trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đơi lên tới 16%[15].
Cùng với sự “già hố dân số”, mơ hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang
thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thối hố,
trong đó khơng cịn nghi ngờ gì nữa, sa sút trí tuệ thật sự là thảm hoạ đối
với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này,
mà cịn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của
bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân.

Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay mới chỉ có một số ít cơng trình
nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, các cơng trình
này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm sàng, chưa có các số liệu về
thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ cao tuổi. Trong khi đó, các
nhà chun mơn hàng đầu về lão khoa nhận định rằng: Dưới góc độ kinh
tế, sa sút trí tuệ cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ
đứng sau các bệnh tim - mạch và ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học
trên thế giới đã chỉ rõ để phòng tránh, chăm sóc và điều trị hiệu quả sa sút
trí tuệ, một trong các xu hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát
tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm
khởi phát bệnh [41].


3

Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành chuyên đề nghiên cứu:
Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện
tâm thần trung ương I, Nhằm mục tiêu:
- Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện
Tâm thần trung ương I.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sa sút
trí tuệ tại Bệnh viện tâm thần trung ương I.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A .Cơ sở lý luận
1. Định nghĩa, chẩn đốn, phân loại bệnh sa sút trí tuệ
1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới [44]: "Sa sút trí tuệ là sự phối
hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và q trình ý niệm hóa, ở mức độ gây
tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng
qua với rối loạn ít nhất một trong những chức năng như ngơn ngữ, tính

tốn, phán đốn, rối loạn tư duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận
biết hoặc biến đổi nhân cách".
Đây là một trong những rối loạn ảnh hưởng trầm trọng nhất đến người cao
tuổi. Người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, sinh
hoạt và các mối quan hệ của họ. Họ cũng mất khả năng giải quyết vấn đề
và kiểm sốt xúc cảm, có thể có những thay đổi tính cách và hành vi như
lo âu, hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn về ngôn ngữ và rối loạn vận động
hữu ý. Tình trạng suy giảm nhận thức tiến triển nặng dần, không thể đảo
ngược được với biểu lộ nổi bật và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm về trí
nhớ [8], [27].


4

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng nhanh theo tuổi, tăng gấp đôi sau mỗi khoảng
5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Số liệu thống kê của y văn thế
giới cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ khoảng 1% quần thể người từ 60 đến
64 tuổi, nhưng chiếm 30 đến 50% trong quần thể người trên 85 tuổi. Tỷ lệ
mắc sa sút trí tuệ trong các viện dưỡng lão từ 60 đến 80%[2].
Cần phân biệt sa sút trí tuệ với quên lành tính của tuổi già là tình trạng
giảm trí nhớ sinh lý của người cao tuổi, hệ quả của sự lão hóa trong đó các
quá trình hoạt động thần kinh-tâm lý bị chậm đi. Người có chứng qn
lành tính của tuổi già tiếp thu các thông tin mới và nhớ lại các thông tin
mới ghi được chậm hơn người bình thường, tuy nhiên nếu có thêm thời
gian để thực hiện những hoạt động này họ vẫn đạt được các thành tích trí
tuệ ở mức của người bình thường. Các hoạt động thường ngày cũng
khơng bị ảnh hưởng [6].
1.2. Chẩn đoán
* Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo Bảng Phân loại Quốc tế
các

Bệnh tật (ICD-10) [5], [16].
(1) Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (gần) và trí nhớ dài hạn (xa).
(2) Có ít nhất một trong các bất thường sau: Suy giảm tư duy trừu

tượng; suy giảm phán đoán, nhận xét; các rối loạn khác của chức năng
thần kinh cao cấp; biến đổi nhâncách.
(3) Suy giảm quan hệ xã hội và nghề nghiệp do các rối loạn về trí

nhớ
và trí tuệ ở trên gây ra.
(4) Không xuất hiện trong bối cảnh đang bị mê sảng.


5

(5) Có sự hiện diện của các yếu tố sau đây:
- Có bằng chứng về bất thường thực thể đã gây ra những suy giảm

về
trí tuệ và suy giảm về chức năng trí tuệ.
Các suy giảm về trí nhớ và chức năng trí tuệ khơng là hệ quả của
một
bệnh tâm thần khác.
* Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ theo Sách Thống kê Chẩn
đoán
các Rối loạn tâm thần (DSM-IV) [9], [16].
(1) Suy giảm trí nhớ (mất khả năng thu nhận các thông tin mới và

mất khả năng nhớ lại các thơng tin vừa mới tiếpnhận).
(2) Có ít nhất một trong các rối loạn nhận thức sauđây:

- Mất ngôn ngữ (không diễn đạt được, không hiểu được).
- Mất vận động hữu ý(khơng thực hiện được các động tác có được

do
huấn luyện, mặc dù không bị liệt).
- Mất nhận thức (mất khả năng nhận biết đồ vật, mặc dù chức năng

giác
quan vẫn bình thường).
- Rối loạnchức năng tiến hành các kế hoạch(ví dụ: Lập kế hoạch,tổ

chức, phân chia giai đoạn, trừu tượng hoá).


6

(3) Các suy giảm ở (l) và (2) gây cản trở lớn cho sinh hoạt thường

ngày và giao tiếp xã hội và tình trạng này ngày càng nặng dần.
(4) Các suy giảm trí nhớ và nhận thức xảy đến trong bối cảnh bệnh

nhân khơng bị mê sảng.
(5) Khơng có sự hiện diện của các bệnh khác vốn có có thể gây ra

rối loạn nhận thức (ví dụ: Tâm thần phân liệt, trầm cảm).
1.3. Các thể bệnh của sa sút trí tuệ
Triệu chứng nổi bật nhất và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm trí
nhớ. Bệnh tiến triển nặng dần trong vòng từ hai đến mười năm, bệnh nhân
sẽ mất dần các khả năng về nhận thức và trí tuệ, sau cùng mất khả năng
sống độc lập, phụ thuộc vào người khác và tử vong do các bệnh nhiễm

khuẩn [46].
Việc phân chia các giai đoạn của sa sút trí tuệ có vai trị rất quan
trọng trong cơng tác nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng các biện pháp điều
trị trong cơng tác quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và cộng đồng
[13]. Cách phân chia giai đoạn thích hợp nhất hiện nay là dựa vào những
tiêu chí như mức biểu hiện của rối loạn chức năng các nhận thức, mức
ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và điểm thực hiện trắc
nghiệm kiểm tra trạng thái tâm trí thu nhỏ của Folstein (MMSE)[34].
* Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm (20 - 24 điểm MMSE)
Triệu chứng nổi bật nhất là giảm trí nhớ gần hay trí nhớ ngắn hạn.
Bệnh nhân thường biểu lộ thiếu sót này dưới hình thức nhắc lại một câu
hỏi đã hỏi nhiều lần, thậm chí hai câu hỏi cùng một nội dung được nhắc
lại chỉ cách nhau vài phút, hoặc hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì khơng nhớ
đã để ở đâu. Vì thế bệnh nhân thường hay có thêm hoang tưởng bị mất
cắp. Tình trạng quên các từ ngữ dùng thường ngày khiến bệnh nhân phải


7

diễn đạt theo kiểu nói vịng vo, chẳng hạn như khơng nhớ từ "khăn
qng", nên phải nói là một vật quấn quanh cổ áo. Các sinh hoạt thường
ngày như lái xe, quản lý nhà cửa, quản lý tiền bạc cũng ngày càng trở nên
khó khăn [5].
Thay đổi nhân cách, các rối loạn cảm xúc, sự suy giảm khả năng
nhận xét và đánh giá cũng xuất hiện trong giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ.
Các rối loạn cảm xúc có thể dao động giữa hai thái cực là trạng thái trầm
cảm và trạng thái hưng phấn. Bệnh nhân thường có những thay đổi tính
tình như trở nên khó tính hơn trước, dễ nóng giận và dễ kích động. Trong
giai đoạn sớm này, bệnh nhân thường có khả năng bù đắp những thiếu sót
về trí nh`ớ nếu như họđược sinh hoạt trong khung cảnh gia đình đã quen

thuộc; tuy nhiên các thiếu sót về nhận thức và hành vi sẽ bộc lộ dễ dàng
nếu họ bị rơi vào những tình huống mớigặp.
* Sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian (10-19 điểmMMSE)

Là giai đoạn tiếp theo trong đó bệnh nhân bắt đầu biểu lộ những
biến đổi trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá
nhân, cụ thể là thực hiện khó khăn hay khơng thực hiện được các hoạt
động này như lúc bìnhthường.
Bệnh nhân mất hồn tồn khả năng tiếp thu những thơng tin mới,
khơng lưu giữ được các thông tin chủ yếu về môi trường xung quanh do
đó bị rối loạn định hướng nặng về khơng gian và thời gian. Bệnh nhân có
thể khơng nhận biết vị trí ngay cả khi ở trong nhà mình. Bệnh nhân dễ té
ngã và gặp các tai nạn trong giai đoạn này. Các rối loạn hành vi tiếp tục
xuất hiện và trở nên nặng hơn. Bệnh nhân có nhiều hoang tưởng hơn, đặc
biệt hoang tưởng bị ám hại do đó càng nghi kỵ người xung quanh. Các rối


8

loạn hành vi khác cũng được gặp như hung dữ tấn cơng người khác, tình
dục bất thường, kích động khơng điểnhình.
* Sa sút trí tuệ giai đoạn nặng (dưới 10 điểmMMSE)

Đây là giai đoạn cuối của diễn biến bệnh trong đó bệnh nhân mất
hẳn và tồn bộ các khả năng sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc
vào người khác trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, đại tiểu
tiện, tắm rửa và di chuyển. Bệnh nhân mất mọi thể loại trí nhớ gần và xa,
khơng cịn nhận biết được người thân trong gia đình nữa. Do mất khả
năng đi lại nên bệnh nhân nằm liệt giường. Tăng nguy cơ thiếu dinh
dưỡng và tăng nguy cơ viêm phổi do nuốt nhầm do bị mất các cử động

mang tính phản xạ như nhai và nuốt. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào người
khác có khi đưa bệnh nhân đến tình huống phải vào nhà dưỡng lão. Các
biến chứng của giai đoạn cuối là kiệt nước, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi
do nuốt nhầm và loét do tỳ đè, trong chừng mực nào đó có thể phịng ngừa
được nhờ chế độ chăm sóc thật tốt. Nguyên nhân tử vong hay gặp gồm có
nhiễm khuẩn đường hơ hấp, tiết niệu và ngồi da[12].
2. Các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ
2.1.

Các yếu tố nguy cơ do cá nhân, gia đình và nếp sống

Các yếu tố thuộc cá nhân và gia đình như: tuổi, giới tính, tiền sử gia đình có người mắc sa sút trí tuệ đã
được rất nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên quan với sa sút trí tuệ[ 5 0 ] .

+ Tuổi: sa sút trí tuệ có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào nhưng hiếm gặp
ở tuổi dưới 60. Người cao tuổi càng nhiều tuổi thì khả năng mắc sa sút trí
tuệ càng cao. Sa sút trí tuệ tăng gấp đơi sau mỗi độ 5 năm ở lứa tuổi trên
60. Tỷ lệ bệnh ở người từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80
tuổi là 20% và trên 90 tuổi có thể đến 47%. Người ta chưa chứng minh
được nguyên nhân của sự tăng tỷ lệ đó là do lão hóa não hay vì những
bệnh và những sự kiện phổ biến ở tuổi già [13], [50]. Các nghiên cứu


9

cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nữ giới cao hơn nam giới [20],
[50]. Điều này được giải thích là do nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam giới
nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy
bệnh Alzheimer gặp nhiều ở nữ giới, cịn sa sút trí tuệ mạch máu gặp
nhiều ở nam giới[42].

+ Về mối liên quan với tiền sử gia đình, người ta nhận thấy tỷ lệ
mắc bệnh cao hơn ở những người có họ hàng gần với người mắc sa sút trí
tuệ. Hiệp hội nghiên cứu bệnh Azheimer đã báo cáo rằng những người
mắc hội chứng Down có tỷ lệ tiến triển bệnh ở tuổi trung niên cao hơn.
Điều này có thể do sự khác biệt về gien. Một số nghiên cứu tìm ra một
số tiền liên quan trên nhiễm sắc thể 1, 14, 21 [35]. Con có bố hoặc mẹ
mang gien đột biến có khoảng 50% nguy cơ khởi phát bệnh Azheimer
sớm. Tuy nhiên vẫn chưa có một đáp án chính xác về mối liên quan này.
+ Các yếu tố tiền sử bệnh tật: Một số nghiên cứu đã tìm ra yếu tố
nguy cơ của sa sút trí tuệ là đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch
não, chấn thương sọ não, bệnh Parkinson... [36]. Các nghiên cứu cho thấy
xấp xỉ 1/3 những người sống sót đến tháng thứ ba sau tai biến mạch não
mắc sa sút trí tuệ[38];tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao hơn ở những người có
tiền sử bị chấn thương sọ não hay bệnh Parkinson. Người già bị trầm cảm
có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn từ hai đến ba lần so với dự kiến.
Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết liệu trầm cảm là một nhân tố gây bệnh
hay chỉ đơn giản là một triệu chứng của sa sút trí tuệ.
- Các yếu tố tâm lý - xã hội: Các nghiên cứu dịch tễ đã gợi ý rằng
một số yếu tố tâm lý - xã hội như học vấn, hoạt động xã hội, giải trí, hoạt
động thể lực có vai trị nhất định trong phát triển sa sút trí tuệ.
+ Học vấn: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở những người có trình độ văn
hóa thấp lớn hơn ở những người có trình độ cao [40].


10

+ Hoạt động xã hội: Các nghiên cứu dọc cho thấy mạng lưới tổ
chức xã hội kém hoặc cách ly xã hội có liên quan đến suy giảm nhận thức
và sa sút trí tuệ. Liên quan sa sút trí tuệ tăng lên ở những người già bị cô
lập về mặt xã hội, ít tiếp xúc với người thân và bạn bè.Các tổ chức xã hội

cung cấp sự hỗ trợ xã hội tốt hơn, kích thích tinh thần và trí thơng minh có
thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thơng qua con đường hành vi, tâm lý và sinh
lý[49].
+ Hoạt động giải trí: Các nghiên cứu quan sát cho thấy những người
càng tham gia tích cực các hoạt động kích thích tâm trí càng ít mắc sa sút
trí tuệ. Những người ít tham gia hoạt động xã hội khi về già và giảm tham
gia hoạt động xã hội từ tuổi trung niên đến tuổi già có liên quan mắc sa
sút trí tuệ cao gấp đơi. Do sự khác nhau về văn hố và sở thích cá nhân về
các hoạt động, có thể sử dụng thang điểm để tổng hợp các hoạt động khác
nhau[47].
+ Hoạt động thể lực: Một tổng hợp phân tích gần đây [65] cho thấy
hoạt động thể lực có liên quan đến giảm sa sút trí tuệ. Luyện tập đều đặn
ngay cả các hoạt động thể lực có cường độ thấp như đi bộ cũng phối hợp
với giảm sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức. Tác dụng bảo vệ rõ rệt của
luyện tập thể lực đều đặn cũng đã được báo cáo, đặc biệt ở những người
mang gien APOE4. Lợi ích của các chương trình luyện tập thể lực ngắn
hạn lên chức năng nhận thức vẫn chưa được khẳng định rõ. Thời gian
luyện tập ngắn có thể khơng có lợi ích rõ rệt lên nhận thức tổng thể,
nhưng có thể có ích với một vài lĩnh vực nhận thức[23], [30].
- Các yếu tố thuộc nếp sống như uống rượu, hút thuốc lá và chế độ
ăn

có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt là người cao

tuổi [30].


11

+ Hút thuốc lá: Theo Suh G-H và cộng sự tại Hàn Quốc [50], hút

thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ do mạch máu. Một số nghiên
cứu tiến cứu cho thấy có tăng liên quan mắc bệnh Alzheimer ở người hút
thuốc [15].
+ Uống rượu: Uống rượu q mức có thể gây sa sút trí tuệ do rượu
và có thể làm tăng liên quan sa sút trí tuệ do mạch máu. Nghiện rượu
nặng ở tuổi trung niên phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ khi về già,
đặc biệt ở những người có mang apolipoprotein E4 [24].
+ Chế độ dinh dưỡng: Acid béo có thể tác động lên sự phát triển
của bệnh Alzheimer qua nhiều cơ chế khác nhau như vữa xơ động mạch
và viêm. Một nghiên cứu gợi ý có sự phối hợp giữa chế độ ăn nhiều mỡ
bão hoà với tăng liên quan mắc bệnh Alzheimer, trong khi ăn nhiều cá và
acid béo khơng bão hồ n-3 làm giảm liên quan mắc bệnh Alzheimer
[43].
Các yếu tố nguy cơ bệnh lý về tim - mạch và chuyển hóa
- Huyết áp: Nghiên cứu về huyết áp cho thấy tăng huyết áp ở tuổi

trung niên phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ, thậm chí bệnh
Alzheimer. Tăng huyết áp có liên quan đến các dấu ấn thoái hoá thần kinh
trong não, gợi ý rằng tăng huyết áp mạn tính có thể có vai trị trong bệnh
sinh của bệnh Alzheimer [41].
- Béo phì: Tương tự tăng huyết áp, một nghiên cứu gần đây gợi ý có

mối liên quan giữa béo phì và sa sút trí tuệ. Chỉ số khối cơ thể cao ở tuổi
trung niên có liên quan đến tăng liên quan mắc sa sút trí tuệ khi về
già[22].
- Đái tháo đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy đái tháo đường có

tăng liên quan cả sa sút trí tuệ do mạch máu lẫn do thối hố. Đái tháo



12

đường giới hạn và giảm dung nạp glucose cũng phối hợp với tăng liên
quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer[25].
- Bệnh tim: Bệnh tim-mạch phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ

và bệnh Alzheimer, đặc biệt ở những người có bệnh mạch ngoại vi, gợi ý
rằng vữa xơ động mạch ngoại vi lan toả là một yếu tố nguy cơ của sa sút
trí tuệ [28].
- Bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, đột quỵ não tái phát và

đột quỵ não ở vị trí chiến lược là những yếu tố nguy cơ chính gây sa sút trí
tuệ sau đột quỵ não. Đột quỵ não thầm lặng và các tổn thương chất trắng
thấy trên phim chụp cắt lớp vi tính não phối hợp với tăng liên quan sa sút
trí tuệ và suy giảm nhận thức [47]. Cục máu tắc ở não tự phát có liên quan
đến cả sa sút trí tuệ lẫn bệnh Alzheimer, và một số nghiên cứu báo cáo về
sự phối hợp của đột quỵ não với bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức.
Những tổn thương mạch não có thể tác động qua lại với những tổn thương
thoái hoá thần kinh để gây nên hội chứng sa sút trí tuệ ở những người mà
những tổn thương này khơng đủ để biểu hiện thành sa sút trí tuệ [32],
[47].
- Tăng lipid máu: Một số nghiên cứu gợi ý về sự phối hợp giữa tăng

cholesterol máu ở tuổi trung niên với bệnh Alzheimer khi về già[48].
- Tình trạng viêm: Người ta đã biết hiện tượng viêm có tham gia

vào quá trình xơ vữa động mạch. Do vậy, các dấu ấn viêm trong huyết
thanh có thể phối hợp với sa sút trí tuệ [31].
2.2.


Các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử

Cơ chế bệnh học của bệnh Alzheimer dựa trên giả thuyết “bậc thang
amyloid”. Giả thuyết này cho rằng amyloid-42 (A42) là dẫn xuất thủy
phân của phân tử protein xuyên màng tiền thân amyloid (APP), đóng


13

vai trò quan trọng trong tất cả các trường hợp mắc bệnh Alzheimer
[33].
Tại Việt Nam, nghiên cứu về yếu tố nguy cơ ở mức phân tử, Trần
Viết Lực đã tiến hành nghiên cứu đánh giá vai trò của các dấu ấn sinh
học trong chẩn đốn sa sút trí tuệ. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho
thấy vai trò của beta amyloid 1-40 và amyloid 1-42 cùng với protein
tau dịch não-tủy trong chẩn đốn sa sút trí tuệ [11].
3. Nội dung chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ
Cải thiện chức năng hàng ngày và chất lượng sống có thể làm chậm
mức độ tàn tật và nhu cầu nhập viện của bệnh nhân. Những bệnh nhân có
biểu hiện trầm cảm nặng cần được điều trị. Điều trị trầm cảm sẽ cải thiện
sự chú ý, tập trung và mức năng lượng và đơi khi giảm tàn tật ở bệnh
nhân sa sút trí tuệ. Duy trì khả năng độc lập của người bệnh trong hoạt
động hàng ngày bằng cách:
- Bố trí điều dưỡng ln ở bên cạnh để chăm sóc và giám sát bệnh

nhân.
- Kiên trì hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các vật dụng thường dùng.
- Kích thích cảm giác của người bệnh bằng cách dùng cà phê, chè,

nước hoa... cho họ ngửi mùi, giúp họ gọi tên và nhớ lại cách sử dụng hồn

cảnh sử dụng các chất đó.
- Hồi phục trí nhớ bằng cách gợi lại các chuyện cũ, các cơng việc

mà người bệnh đã quen, khuyến khích người bệnh nhớ lại và liên hệ các
hoàn cảnh hay gặp.
- Hồi phục khả năng giao tiếp: Khuyến khích người bệnh nói

chuyện, trình bày các suy nghĩ của mình, khơng ngắt lời họ khi giao tiếp.
Hướng dẫn họ làm việc bằng các câu đơn giản, ví dụ như “Ơng ăn cơm


14

đi”, “Ơng đi ra bàn”... Khuyến khích họ tham gia các hoạt động chung với
người khác
- Khi người bệnh kích thích, có hành vi khơng phù hợp, tìm yếu tố

thúc đẩy xuất hiện các hành vi đó để loại bỏ yếu tố thúc đẩy, kiên nhẫn và
đánh lạc hướng họ sang một việc khác.
* Chế độ ăn[29],[37]: Đảm bảo chế độ ăn điều độ hợp lý, sẽ làm

giảm nguy cơ các bệnh mạch não, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa...
Thực hiện chế độ ăn điều độ, hợp lý bằng cách tăng lượng rau quả,
giảm mỡ và chất béo, ăn chất đạm vừa đủ theo nhu cầu. Chế độ ăn hạn
chế muối sẽ làm giảm đáng kể huyết áp, bổ sung đầy đủ các vitamin B12,
B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein. Việc bỏ
hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia... sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tim
mạch và tai biến mạch não.
* Tập thể dục [37]: Tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp cải


thiện trí nhớ và làm chậm q trình lão hóa.
- Tăng cường hoạt động thể lực: Thường xuyên tập dưỡng sinh, đi

bộ, chơi các môn thể thao phù hợp lứa tuổi.
- Tăng cường hoạt động trí óc:Đánh cờ, làm thơ, viết văn, tham gia

nghiên cứu khoa học...
- Tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội: dưỡng
sinh, âm nhạc, hội họa, khiêu vũ, thơ, nuôi động vật cảnh…
- Tăng cường rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy và các chức năng

nhận thức khác bằng cách duy trì đọc sách báo, tập nhớ lại những thơng
tin, các sự kiện trước đây, lập kế hoạch, thực hiện công việc, cố gắng làm
theo thời gian biểu đã lập hàng ngày hoặc hàng tuần và đề ra những phần
việc quan trọng cần chú ý để thực hiện.


15

* Sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân[47]
Bệnh nhân thường giảm khả năng thực hiện các công việc thường
ngày như ăn mặc, giặt rũ, nấu ăn, không nhớ được công dụng và giảm khả
năng sử dụng các đồ dùng trong nhà, không tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân
được. Do vậy, cần giúp đỡ bệnh nhân mặc quần áo, đánh răng, giúp bệnh
nhân sử dụng các đồ dùng hàng ngày, nhắc và trợ giúp họ đi vệ sinh...
Giải thích cho bệnh nhân sắp làm gì ví dụ như chuẩn bị đi tắm để có
thể tránh được những chống đối hoặc phản ứng bạo lực.
* Một số điều cần chú ý khác [4], [13]
- Để bệnh nhân ở những nơi quen thuộc và an toàn: Cần để các vật


dụng sao cho vừa thuận tiện nhưng tránh được các nguy cơ gây tổn
thương cho bệnh nhân, sửa đổi cấu trúc của ngôi nhà cho bệnh nhân tiện
sinh hoạt, đặt chuông báo động (nếu bệnh nhân đi lại nhiều trong nhà),
lắp đặt đủ ánh sáng, đặt các biển báo hiệu trong nhà để giúp bệnh nhân
định hướng. Nên cất bỏ các vật dụng nguy hiểm trong nhà như dao và các
vật sắc nhọn.
Khi có sự thay đổi về mơi trường xung quanh, về thời gian biểu
hoặc người chăm sóc phải giải thích cặn kẽ và đơn giản với bệnh nhân.
Lịch và đồng hồ và thời gian biểu hoạt động hàng ngày giúp tăng cường
sự định hướng. Phải cho bệnh nhân có thời gian để thích nghi và làm quen
với sự thay đổi này, cố gắng loại bỏ những việc không cần thiết.
- Ngồi ra, cho bệnh nhân dùng thẻ thơng tin cá nhân đề phòng

bệnh nhân đi lạc đường hoặc bị tai nạn. Giảm kích lực cho bệnh nhân:
tránh những tác động tâm lý không tốt với bệnh nhân. Hỗ trợ bệnh nhân
khi có vấn đề liên quan đến pháp lý như: thừa kế, các chế độ chính sách,
thực hiện quyền cơng dân... Nên đưa bệnh nhân vào các chương trình hoạt
động tại cộng đồng. Theo dõi những biểu hiện bất thường về tâm trí. Kịp


16

thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh bằng khám sức khỏe định kỳ tại các
cơ sở y tế. Theo dõi quá trình bệnh và thuốc điều trị của bệnh nhân. Phải
chuẩn bị kế hoạch về y tế và tài chính trước khi sa sút trí tuệ nặng [4].
- Khi sa sút trí tuệ tiến triển nặng, nên tập trung và tạo sự dễ chịu
của bệnh nhân.
B. Cơ sở thực tiễn
Một số nghiên cứu về sa sút trí tuệ trên thế giới và tại Việt nam:
 Trên thế giới

Theo kết quả dự báo của Nghiên cứu Delphi [33], hiện tại trên tồn
thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ, mỗi năm có thêm
4,6 triệu trường hợp mắc mới. Theo dự báo, cứ hai mươi năm, số người
mắc sa sút trí tuệ sẽ tăng lên gấp đơi và như vậy đến năm 2040 ước sẽ có
81,1 triệu người mắc sa sút trí tuệ. Hầu hết số người này sống ở các nước
đang phát triển (khoảng 60% năm 2001 và sẽ tăng lên 71% vào năm
2040). Tốc độ tăng không giống nhau, trong khi ở châu Âu trong khoảng
thời gian 2001-2040 chỉ tăng 100%, thì một số vùng, ví dụ như Ấn Độ sẽ
tăng trên 300%.
Một phân tích dự báo khác của Trung tâm Nghiên cứu Lão khoa tại
Viện Karolinska, Thụy Điển [38] cũng cho kết quả tương tự: Năm2000,
trên thế giới có 25 triệu người mắc sa sút trí tuệ, trong đó 46% sống ở
châu Á, 30% ở châu Âu và 12% ở Bắc Mỹ, 2% sống ở các nước kém phát
triển. Tỷ lệ mắc toàn bộ sa sút trí tuệ ở người trên 65 tuổi là 5,1% (chiếm
khoảng 0,5% tổng dân số). Số trường hợp mắc mới sa sút trí tuệ năm
2000 là 4,6 triệu người. Nghiên cứu cũng dự báo số người già mắc sa sút
trí tuệ sẽ tăng từ 25 triệu người năm 2000 lên 63 triệu năm 2030 (41 triệu


×