Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa thành phố thái bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.64 KB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO BÀ MẸ SAU SINH CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO BÀ MẸ SAU SINH CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH - 2019




i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những thầy cô giáo
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Những người thầy cô đã giúp đỡ tôi trong
suốt quãng thời gian 2 năm học, cũng như trong q trình làm chun đề tốt nghiệp.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y học
lâm sàng, Bộ môn Sản Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Ban Giám đốc, Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình nơi tôi
đang công tác đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập
và hồn thành chun đề này
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới PGS.TS. Lê Thanh Tùng Hiệu Trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định. Thầy ln tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình làm chun
đề tốt nghiệp.
Xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, các bác sỹ, điều
dưỡng, các bạn đồng nghiệp Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình,
các bạn lớp Chuyên khoa I - Khóa 6, Chuyên ngành Phụ sản đã ln giúp đỡ, động
viên góp ý cho tơi trong quá trình học tập và làm báo cáo chuyên đề tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, ln
là hậu phương vững chắc cho tôi trong 2 năm học qua. Xin chân thành cảm ơn
những sản phụ đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hồn thiện chun đề.
Với thời gian thực hiện chuyên đề gần 3 tháng, do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khơng tránh khỏi những sai sót.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp từ các Quý thầy, cơ và các bạn cùng lớp để tơi
hồn thành tốt hơn bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, tháng 7 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Minh Phương


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này
do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn. Nếu có
điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Nguyễn Thị Minh Phương


iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ………………………………………………………………………...i
Lời cam đoan ……………………………………………………………………..ii
Mục lục …………………………………………………………………………...iii
Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………….……iv
Danh mục Bảng, Hình ảnh ………………………………………………………..v
Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 3
1.1.2. Những thay đổi sinh lý khi mang thai ........................................................ 3
1.1.3. Những thay đổi sau đẻ .............................................................................. 3
1.1.4. Nội dung tư vấn sau .................................................................................. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 11
1.2.1. Các quy định về giáo dục sức khỏe cho người bệnh ................................... 11
1.2.2. Thực trạng các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản đang được triển khai ở
Việt Nam ............................................................................................................. 12
Chương 2: Liên hệ thực tiễn ............................................................................... 14
2.1. Khái quát sơ lược về Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình .................... 14
2.2. Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Thái Bình ................................... 15
2.3. Tình hình cơng tác giáo dục sức khỏe ........................................................... 17
2.4. Những ưu điểm và những điểm còn tồn tại trong công tác giáo dục sức khỏe
cho bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm
2019. ................................................................................................................... 20
3.4.1. Về ưu điểm ................................................................................................ 20
3.4.2. Những điểm tồn tại .................................................................................... 20
3.5. Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được. ...................... 21
Chương 3: Một số đề xuất, giải pháp ................................................................... 22
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Formatted: Font color: Auto


iv


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

ĐDV

Điều dưỡng viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe

TT GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe


vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Ơ vng thức ăn................................................................................... 9
Hình 2.1: Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình ............................................ 15
Hình 2.2: Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Thái Bình .......................... 16
Hình 2.3: Hình ảnh làm việc của cán bộ Khoa Sản .............................................. 16
Hình 2.4: Theo dõi sản phụ sau sinh để phát hiện kịp thời chảy máu ................... 19
Hình 2.5: Hướng dẫn cho con bú ......................................................................... 20



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức,
thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại
tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người.
GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu
biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức
khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống,
dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe.
Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục
sức khỏe là: Kiến thức của con người về sức khỏe; Thái độ của con người về sức
khỏe; Thực hành của con người về sức khỏe [5]. Giáo dục sức khỏe là 1 quá trình
nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau
chứ khơng phải là một cơng việc có thể làm một lần là xong [1]. Vì vậy, để thực
hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên
nhẫn thì mới đem lại hiệu quả cao.
Giáo dục sức khỏe chính làm q trình dạy học có mối quan hệ qua lại hai
chiều. GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động
hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức
khỏe. Ở đây, vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận lợi cho
mọi người tự giáo dục mình. Biến quá trình giáo dục thành q trình tự học, q
trình đó diễn ra thông qua sự nỗ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức
khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Từ sơ đồ trên cho
thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức
khỏe. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình
mà cịn học từ học viên của mình. Thu nhận thơng tin phản hồi là vấn đề hết sức
quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức quan trọng,
đề kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiết sót làm cho các chương trình

giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thơng tin chính xác, đầy đủ về
sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi
sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hỗ trợ xã


2
hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe… Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các
hành động tăng cường sức khỏe thích hợp.
Vấn đề chăm sóc sau đẻ là vấn đề hết sức quan trọng nhằm hạn chế các tai
biến, giảm tỷ lệ tử vong sau đẻ. Trong nhiều biến chứng thì hiện tượng chảy máu
sau đẻ vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ ở các nước thu nhập
thấp và là nguyên nhân trực tiếp của ¼ số ca tử vong trên toàn cầu [2]. Năm 2011, ở
Việt Nam có 289 ca tử vong mẹ trên cả nước, với tỷ lệ tử vong mẹ trong chuyển dạ
và 24 giờ đầu sau đẻ chiếm 45% tổng số. Trong số các bà mẹ tử vong do chuyển dạ
thì 47% nguyên nhân là do chảy máu sau đẻ [8].
Trong các chăm sóc của người điều dưỡng thì giáo dục sức khỏe đóng vai trị
quan trọng trong thành cơng của q trình. Hầu hết các sản phụ đều thiếu kiến thức
về chăm sóc sinh sản, nhất là trong thời gian ngay sau đẻ và đặc biệt với những sản
phụ đẻ lần đầu. Thiếu kiến thức về chăm sóc hậu sản cũng như trẻ sau đẻ có thể dẫn
tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhất là khi những phong tục cổ
truyền đang ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều sản phụ. Vì vậy, cơng tác GDSK cho
phụ nữ sau sinh cũng là một phần hết sức quan trọng cần được chú trọng.
Để đánh giá một cách khách quan cũng như tìm hiểu việc thực hiện cơng tác
GDSK cho phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình, nhằm đưa
ra các khuyến nghị, góp phần nâng cao nhận thức cho phụ nữ sau sinh và gia đình
về những việc cần thiết phải chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh để phụ nữ
sau sinh có đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ, giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
khỏe mạnh. Vì vậy tơi đã chọn chun đề: “Thực trạng cơng tác giáo dục sức

khỏe cho phụ nữ sau sinh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Thái Bình năm 2019” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sai sinh của điều dưỡng
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2019.

2.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục sức khỏe
cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Thái Bình năm 2019.


3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Tư vấn giáo dục sức khỏe là một kiểu truyền thông trực tiếp đặc biệt, đây là
quá trình truyền thơng trực tiếp cho cá nhân, trong đó cán bộ tư vấn giúp đối tượng
đưa ra quyết định và hành động theo những quyết định này, thông qua việc việc
cung cấp những thông tin khách quan và chia sẻ về mặt tình cảm.
Quá trình tư vấn giúp đối tượng học cách nào để hoàn thiện sự phát triển
nhân cách, cải thiện các mối quan hệ xã hội, giải quyết các vấn đề, đưa ra các quyết
định và thay đổi hành vi.
Thai nghén (tiếng Latin graviditas) là việc mang một hay nhiều con, được
gọi là một bào thai hay phối thai, bên trong tử cung của một phụ nữ trong một lần
thai nghén, có thể có nhiều bào thai, như trong trường hợp sinh đôi sinh ba [10].
1.1.2. Những thay đổi sinh lý khi mang thai

Thay đổi của vú nhìn thấy được trong thời kỳ mang thai. Các quầng vú lớn
hơn và sẫm màu hơn.
Những thay đổi về sắc tố da mặt khi mang thai.
Khi mang thai, người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi sinh lý, chúng hồn
tồn bình thường, gồm tim mạch, huyết học, trao đổi chất, thận và hô hấp và chúng
trở nên rất quan trọng trong những trường hợp biến chứng. Cơ thể phải thay đổi các
bộ máy sinh lý và cân bằng nội môi trong thai kỳ để đảm bảo phôi được cung cấp
đầy đủ các nhu cầu. Những sự gia tăng về đường máu, lượng hơi thở và hơ hấp là
hồn tồn cần thiết. Những mức dộ progesterone và oestrogen gia tăng trong suốt
thai kỳ, chế áp trục dưới đồi và sau đó là chu kỳ kinh nguyệt [10].
1.1.3. Những thay đổi sau đẻ
Ngay sau khi sinh người sản phụ sẽ có những vấn đề lớn sau sinh như các
triệu chứng bình thường của sản phụ ngay sau sinh (sản dịch, vết khâu/vết cắt, sữa
và việc nuôi con) đặc biệt trong những ngày đầu. Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ bà


4
mẹ hiểu biết về thai nghén, hậu sản và nuôi con là khá thấp [11]. Do đó hầu hết các
bà mẹ gặp vấn đề về việc thay đổi lớn này.
Sau khi sinh người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể: Đau
đớn phải trải qua do q trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ, đau có thể kéo dài một
vài tuần sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, người mẹ thường cảm
thấy mình trở nên xấu xí và khơng cịn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về
cách sống để chăm sọc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, thường
quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình, mong muốn là người mẹ hồn hảo. Có
một tỷ lệ khoảng 70-80% các bà mẹ có những cảm giác buồn thống qua, cịn gọi là
“baby blues” - buồn sau sinh, là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện
trong vòng mấy ngày đầu sau khi sinh con [8]. Những biểu hiện chính của buồn sau
sinh gồm: giảm khí sắc, dao động cảm xúc, buồn rầu, ủ rũ, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn
giấc ngủ. Các rối loạn này kéo dài khoảng 5-10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn. Đây là

do thay đổi hormon sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần,
bạn đã mắc trầm cảm. Ngay sau khi sinh, sự sụt giảm nhanh chóng nồng độ
estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến
mệt mỏi, trầm cảm. Suy giảm nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp,
chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa mà bà mẹ sau sinh
phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm.
Do đó sản phụ cần được tư vấn giải thích những vấn đề liên quan đến chăm
sóc sau sinh, cách ni con bằng sữa mẹ, cũng như giải thích các vấn đề mà sản phụ
còn lo lắng.
1.1.4. Nội dung tư vấn sau sinh (Tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế)
Trong khoảng 6 tuần của giai đoạn hậu sản, các cơ quan trong cơ thể người
mẹ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có
thai trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa.
Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự co hổi tử
cung, tiết sản dịch, sự tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và phát hiện nhiễm
trùng hậu sản.
Sự thu hồi tử cung


5
Bình thường ngay sau khi lấy rau thai ra, tử cung sẽ co hồi thành một khối
cầu an toàn. Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung
bình mỗi ngày tử cung co nhỏ đi 1cm. Sau ngày thứ 12-13, tử cung co hồi nhỏ lại
bình thường, đủ để nằm gọn trong cùng chậu, khơng còn sờ thấy đáy tử cung trên
bụng nữa [10], [11].
Tử cung bắt đầu co hồi ngay sau khi bé ra đời, và việc cho con bú mẹ sớm sẽ
giúp quá trình này diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Sự co hồi tử cung ở con so nhanh
hơn con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn người không cho con bú. Khi tử cung bị
nhiễm trùng, sự co hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.
Sản dịch

Trong 2-3 ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ
sậm như bã trầu. Từ ngày thứ 4 đến thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ
lờ như máu cá. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhầy
trong, ít đi dần dần [10], [11].
Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hơi, có thể có lẫn mủ.
Vết khâu tầng sinh môn
Nếu tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì có thể khâu lại. Vết khâu tầng
sinh mơn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ, đau nhiều, có tụ máu
âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ...) và sát khuẩn 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng,
sản phụ nên tự rửa sau khi tiểu tiện, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày,
tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài, vết khâu tầng sinh môn sẽ chậm liền và dễ nhiễm
trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón... Kháng sinh thường được bác sỹ
cho sử dụng trong 5 ngày. Nếu vết khâu tầng sinh môn tốt và lớp da khâu bằng chỉ
khơng tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.
Sự tiết sữa
Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh có
hiện tượng lên sữa (ở người sinh con so là từ 3-5 ngày, người sinh con rạ là từ 2-3
ngày sau đẻ). Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38-38,5o C),
đơi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24-48 tiếng, sau


6
đó sữa thực sự chảy ra [9]. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúng
cách và vắt sữa dư thừa.
Những thay đổi tổng qt
Bình thường, tồn trạng sản phụ tốt, thân nhiệt bình thường (trừ lúc lên sữa
có thể sốt nhẹ). Sản phụ có thể rét run sau khi sinh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi
rặn sinh, rét run ngắn hạn và mau hết.
Sau sinh, sản phụ có thể cảm giác lạnh và trẻ cũng cần hơi ấm vì trẻ mới sinh
dễ mất nhiệt ra mơi trường ngồi nên phải giữ ấm đủ cho cả con và mẹ. Tuy nhiên,

ở các nơi nhiệt độ môi trường cao, việc nằm hơ lửa như xưa là khơng cần thiết, đơi
khi cịn mang lại những điều tai hại như làm mẹ và con đổ mồ hôi suốt cả ngày làm
cho cơ thể mất nước, da ẩm thường xuyên khiến bị hăm lở, vi trùng dễ phát triển
gây viêm da hoặc gây ra tai nạn ngoài ý muốn như tàn lửa có thể gây bỏng cho mẹ
và con nếu sơ ý… Nếu ở những nơi lạnh như vùng núi, cao ngun hay vào mùa
đơng lạnh có gió bấc… sản phụ có thể nằm phịng kín đáo tránh gió lùa sau sinh, sử
dụng máy sưởi, chăn ấm, nhưng không nên sưởi bằng than tổ ong vì dễ ngạt hơi
độc.
Sản phụ và trẻ nên ra ngồi phịng phơi nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ)
khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở khơng khí trong lành và vận động nhẹ nhàng.
Dù đau, hãy cố gắng vận động lại sớm sau sinh để cơ thể phục hồi tốt hơn.
Sau khi sinh, người mẹ chỉ nằm bất động trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người
sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng [1], [5]. Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi
dậy từ từ, hít thở sâu, rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi dứng thẳng dậy.
Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thơng lên não, tránh hiện
tượng chống ngất, bị ngã.
Nếu chuyển dạ kéo dài hay trong những trường hợp sinh khó có thể bị bí tiểu
(do đầu thai nhi đè lên bàng quang trong một thời gian lâu làm liệt bàng quang).
Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, xoa bụng dưới…
Nhu động ruột có thể giảm nên sản phụ dễ bị táo bón sau sinh. Nên tránh để
bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị
trĩ, có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau.

Formatted: Font: Not Bold


7
Da là một cơ quan rất nhạy cảm và cần được bảo vệ. Nếu kiêng nước, không
tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bịt lại và vi trùng có cơ hội
phát triển gây viêm da, ngứa ngáy và cơ thể có mùi hơi rất khó chịu. Nên tắm bằng

nước ấm, trong phịng kín, tránh gió lùa, khơng nên ngâm mình lâu trong nước, lau
khơ và mặc đủ ấm sau khi tắm. Có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên
tắm bồn. Nếu mệt. sản phụ không nên tắm gội cùng một lúc và đừng đứng cúi lom
khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ.
Trong tháng đầu, bé thường hay thức nhiều về đêm và sản phụ phải thức
theo, vì vậy nên tranh thủ ngủ những lúc trẻ ngủ. Có thể vắt sữa cho vào bình tiệt
trùng bảo quản trong tủ lạnh vài giờ nhờ người thân cho trẻ uống một vài lần vào
ban đêm để tránh sản phụ bị mất ngủ nhiều quá.
Cho con bú
Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ sớm ngay sau sinh nếu khơng có chống chỉ
định của bác sỹ vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảo quản, cho con bú sẽ thắt
chặt tình cảm mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể
phịng thiếu máu, mẹ chậm có kinh lại 8 tháng sau sinh, có thể ngừa thai được 6
tháng đầu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ… Trước và sau mỗi lần cho bú
nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm [1], [5].
Hướng dẫn tự theo dõi bất thường sau đẻ giai đoạn tại nhà:
Khi có các dấu hiệu sau phải đến cơ sở y tế khám ngay:
- Đau bụng nhiều.
- Ra máu nhiều.
- Sốt.
- Đau tức vú.
- Hoa mắt chóng mặt.
- Đau đầu, đái ít …Khi có một trong các dấu hiệu sau đến ngay cơ sở y tế
khám kịp thời.
Theo dõi:
- Sản dịch.
- Co hồi tử cung.
- Sữa.



8
- Ăn uống.
- Đại tiểu tiện.
- Tình trạng sức khỏe con.
Chăm sóc:
 Ăn uống: Ăn đủ dinh dưỡng dễ tiêu, tăng cả số lượng và chất lượng, để đủ
dinh dưỡng giúp bà mẹ hồi phục sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng để giúp cho vấn
đề tiết sữa nuôi con [3].
Chất đạm: Mẹ nên ăn nhiều thịt nạc (heo, gà, bị, tơm), tránh thịt nhiều mỡ.
Ăn nhiều loại đậu và hạt như: Đậu nành, đậu đen, đậu đỏ...Đồng thời nên tăng
cường uống sữa và ăn thêm trứng gà..
Chất béo: Dùng dầu thực vật để chế biến món ăn, hạn chế sử dụng mỡ động
vật.
Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở …là những món chứa nhiều tinh
bột và đường rất tốt cho cơ thể mẹ sau sinh. Bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt,
kem lạnh...nên hạn chế.
Vitamin và chất xơ: Việc ăn nhiều các loại rau có lá xanh đậm và những củ
quả có màu cam, đỏ sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin và khống chất. Điển hình như rau
ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang… Rau khơng chỉ cung cấp nhiều
vitamin mà cịn giàu chất xơ giúp phịng chống táo bón rất tốt cho mẹ và bé.
Trong trái cây cũng chứa nhiều vitamin tuy nhiên, không nên ép lấy nước mà
nên để miếng ăn sẽ giúp dung nạp trọn vẹn chất xơ.
Chất sắt: Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt,
tim cật heo, cá, mực, tôm,thịt bồ câu, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà
lan, súp lơ xanh, cải xanh...
Ngoài ra nên uống nhiều nước hàng ngày (khoảng 2-3lít) vì nước cũng là
thành phần chính tạo nên sữa cho bé bú. Ngồi nước lọc, nước khống sản phụ có
thể bổ sung nước bằng uống sữa, ăn trái cây. Tuy nhiên khi uống sữa nên chọn
những loại có nhiều can-xi để tốt cho q trình phát triển xương của bé. Hạn chế
uống nhiều vào ban đêm để tránh đi vệ sinh nhiều lần.



9

Hình 1.1: Ơ vng thức ăn ( Viện dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế)

 Nuôi con bằng sữa mẹ:
- Cho bú sớm sau sinh trong vòng 1 giờ sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non [9].
- Cho con bú đúng tư thế.
- Chế độ ăn uống và sử dụng thuốc khi cho con bú: Ăn đủ 4 thành phần như
ô vuông thức ăn, hợp khẩu vị, luôn thay đổi để không bị chán, cần uống nhiều nước
để tiết sữa tốt. Khi sử dụng thuốc cần đúng chỉ định của thầy thuốc.
- Cho trẻ bú theo yêu cầu.
- Cai sữa khi trẻ 24 tháng trở lên, không được cai sữa khi trẻ đang ốm, khi
trời rét quá hoặc nóng q. Trong trường hợp cần cai sớm thì cũng chỉ nên cai sữa
khi trẻ tối thiểu 12 tháng [9].
- Trong vịng 6 tháng đầu cho trẻ bú hồn tồn bằng sữa mẹ, không cho trẻ
ăn thêm thức ăn khác, không cần cho trẻ uống nước.
- Vệ sinh núm vú trước và sau khi con bú.
 Nghỉ ngơi:
- Phụ nữ sau sinh phải được nghỉ lao động trong vòng từ 4-6 tháng để lấy lại
sức, đồng thời có thời gian và sức khỏe để chăm sóc con.
- Mỗi ngày được ngủ ít nhất 7-8 giờ.


10

 Tình dục sau đẻ:
Khơng sinh hoạt tình dục khi chưa sạch sản dịch để tránh nguy cơ nhiễm
khuẩn. Nhưng giai đoạn hậu sản cùng đồ, âm đạo mềm, khi quan hệ tình dục nên

nhẹ nhàng, để tránh rách cùng đồ. Cũng khơng nên quan hệ tình dục khi vết khâu
tầng sinh môn hay mổ lấy thai chưa lành sẹo hoàn toàn và khi chưa bắt đầu uống
thuốc tránh thai. Cần kiêng quan hệ tình dục một thời gian tối thiểu từ 3-6 tuần sau
đẻ. Sau khi thực hiện những điều kiện thận trọng nói trên thì chuyện quan hệ tình
dục trở lại là chuyện khi nào hai vợ chồng muốn. Nên quan hệ tình dục sau sinh từ 7
đến 8 tuần và áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp [11].
 Vệ sinh:
- Trong giai đoạn có sản dịch người phụ nữ cần rửa bộ phận sinh dục và
thay khố ngày 3-4 lần.
- Sau khi sạch sản dịch chế độ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, mỗi ngày
nên rửa ngồi và thay quần lót 2 lần/ngày.
- Mỗi ngày nên tắm 1 lần: Tắm nơi kín gió, tắm nước một chiều, tắm nhanh [3].
 Tránh thai sau đẻ:
Khi sinh hoạt tình dục cần áp dụng biện pháp tránh thai, người phụ nữ sau
sinh có thể dùng bao cao su, thuốc tránh thai đơn thuần, hoặc cho bú vô kinh.
 Vận động sau đẻ:
- Trong 6 giờ đầu sau sinh nên nghỉ ngơi tại giường, sau đó ngồi dậy và có
thể làm lấy các việc cá nhân, nên vận động nhẹ nhàng những ngày sau sinh, để giúp
tử cung có hồi [1], [3], [5].
- Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể,
đồng thời có lợi cho việc co bóp trở về vị trí cũ của tử cung, đưa sản dịch thốt ra
ngồi, làm giảm khả năng bị nhiễm khuẩn và cịn có thể làm giảm khả năng mắc các
bệnh tật trong thời kỳ sau đẻ, làm cho

ung quang phục hồi chức năng tốt, tránh

nhiễm khuẩn tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột, tăng cảm giác muốn ăn, tránh
táo bón.
- Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm, nhất là nằm nghiêng vừa có thể
tráng tử cung bị lệch về sau mà cịn có lợi cho việc thốt sản dịch ra nhanh. Những



11
người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 giờ thì có thể trở mình nằm nghiêng,
sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ
nhàng và bắt đầu cho con bú.
- Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột, nhưng khi
mới vận động không nên vận động quá lâu để tránh bị mệt, vận động tăng dần theo
thời gian. Thời gian bắt đầu ra khỏi giường và vận động có sự khác nhau tùy tình
trạng cơ thể của mỗi người. Với những người mẹ thể chất yếu hay đẻ khó phải mổ
thì khơng nên cố gắng vận động sớm.
- Việc vận động ở đây chỉ sự vận động nhẹ nhàng chứ không phải hoạt động
thử lực, càng không nên lao động chân tay quá sớm, rất dễ dẫn đến giãn thành âm
đạo, hoặc sa tử cung. Nghỉ ngơi sau khi sinh là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong thời gian ở cữ.
 Chế độ dùng thuốc sau đẻ:
Khi cần phải sử dụng thuốc phải được sự chỉ định của thầy thuốc, tuân thủ
đúng y lệnh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các quy định về giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Quyết định 4858 QĐ-BYT ngày 03/12/2013 về bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện. Trong 83 tiêu chí thì có 13 tiêu chí liên quan đến tư vấn giáo dục
sức khỏe cho người bệnh [6].
- Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về quy
tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
Thông tư quy định: Tư vấn giáo dục sức khỏe là hướng dẫn người bệnh hoặc người
đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế đồ điều trị và chăm sóc.
- Thơng tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cơng
tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện đã xác định nhiệm vụ chăm
sóc người bệnh tồn diện là: “Lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng các nhu cầu

điều trị, sinh hoạt hàng ngày, nhằm đảm bảo an tồn, chất lượng và hài lịng của
người bệnh”. Với 12 nội dung chăm sóc tồn diện được quy định trong thơng tư thì
nội dung đầu tiên là tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe. Chính vì vậy giáo dục
sức khỏe cho người bệnh là nhiệm vụ của mỗi cán bộ y tế cần phải rèn luyện để


12
thực hiện tốt kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình
người bệnh [3].
- Theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012 của Bô Y tế về chuẩn
năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam có 25 tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn 14 đã chỉ
rõ điều dưỡng phải có năng lực xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn giáo dục sức
khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
1.2.2. Thực trạng các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản đang được triển khai
ở Việt Nam
Ở nước ta nhận thức được vai tò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc
sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính
trị đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong
những nhiệm vụ quan trọng và là giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Truyền thơng giáo dục sức khỏe góp
phần tích cực trong tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước về y tế, trang thiết bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn
luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phịng
chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng,
góp phần tại ra sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe.
Truyền thơng GDSK là hoạt động khơng thể thiếu được trong cơng tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện nay ở nước ta hệ thống TT-GDSK đã được
hình thành từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương. Trong những năm qua, cơng tác

TT-GDSK có nhiều cố gắng trong việc tun truyền bảo vệ sức khỏe nhân dân.
TT-GDSK cho sản phụ ở Việt Nam đã đưa vào chương trình mục tiêu quốc
gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản. tuyên truyền GDSK dưới nhiều hình thức như
truyền thơng gián tiếp được triển khai rộng khắp tại các tỉnh/thành phố thông qua
các kênh truyền thơng khá phổ biến như phát thanh, truyền hình; truyền thanh qua
hệ thống loa truyền thanh của xã/phường/cụm dân cư; đăng tải các thông tin trên
báo viết, báo điện tử của Trung ương và địa phương; tư vấn qua điện thoại, internet,


13
thư từ, sản xuất các bản tin GDSK tới cộng đồng cư dân phản ánh các hoạt động về
công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Các hình thức tuyền thơng trực tiếp được triển khai rộng khắp các tỉnh/thành
phố với nhiều hình thức như thăm hộ gia đình; thảo luận nhóm; tư vấn sức khỏe, tổ
chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại cộng đồng và thực hành trình diễn/làm mẫu
tại bệnh viện, Sản phụ được tư vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, họp hội đồng người
bệnh…
Cụ thể: phối hợp với Đài Truyền hình, Đài Phát thanh từ Trung ương đến địa
phương xây dựng và phát sóng các chương trình GDSK phổ biến kiến thức về Sức
khỏe sinh sản đến với đa số người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho cộng
đồng. Chương trình được cây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thơng qua các
bài phỏng vấn, nói chuyện với chun gia, các tiểu phẩm, tình huống... Ngồi định
hướng tun truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình được phát sóng
cịn phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiểu được Sức khỏe sinh
sản. Chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường Sức khỏe sinh sản giúp người dân
nhận thức đúng dắn về lỗi sống, quan điểm chưa đúng, tiến tới từ bỏ những thói
quen xấu bà thực hiện lối sống lành mạnh để tăng cường Sức khỏe sinh sản.
Đặt các bảng tuyên truyền pano, áp phích về Sức khỏe sinh sản tại các vị trí
cơng cộng như: tại các điểm cơng cộng đơng người qua lại, tại các bệnh viện
tình/thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/huyện; tại các trạm y tế

xã/phường… Phân phát các tờ rơi tuyên truyền về Sức khỏe sinh sản cho các hộ gia
đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu.


14
CHƯƠNG 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Khái quát sơ lược về Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình.
BVĐK thành phố Thái Bình là bệnh viện có chức năng tiếp nhận, khám và chữa
bệnh cho người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận, hướng dẫn chuyên môn, kỹ
thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tuyến dưới và
triển khai các hoạt động dự phịng.
BVĐK thành phố Thái Bình có 4 phịng chức năng
- Phịng Kế hoạch - Tổng hợp
- Phịng Tổ chức Hành chính
- Phịng Điều dưỡng
- Phịng Tài chính – Kế tốn
- Và các khoa chun mơn gồm:
- Khoa khám bệnh
- Khoa Nội tim
- Khoa Nội tổng hợp
- Khoa cấp cứu
- Khoa ngoại
- Khoa sản
- Khoa đông y
- Khoa xét nghiệm
- Khoa chẩn đốn hìn ảnh
- Khoa nhi
- Khoa dược

- Khoa kiểm soát Nhiễm khuẩn


15

Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình
2.2. Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Thái Bình
Với quy mơ 30 giường bệnh điều trị nội trú trong đó các phịng bệnh gồm:
- Phịng chờ đẻ
- Phịng đẻ
- Phòng theo dõi sau sinh
- Phòng sản bệnh
- Phòng hậu sản
- Phịng hậu phẫu
Trang thiết bị phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản như: máy siêu
âm, máy Doppler, máy thử đường huyết cá nhân…
Một số kỹ thuật chuyên môn hiện đại đã được thực hiện tại khoa như: Mổ
nội soi sản khoa, phẫu thuật cắt tử cung bán phần, toàn phần, phẫu thuật u nang
buồng trứng, phẫu thuật chửa ngoài tử cung vỡ…
 Nhân lực của khoa gồm:
- Bác sỹ CKI:

01

- Bác sỹ định hướng:

03

- Hộ sinh:


07 (Trong đó, hộ sinh/điều dưỡng trình độ):

+ Đại học:

04

+ Cao đẳng:

02

+ Trung cấp:

01


16

Hình 2.2. Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Thái Bình

Hình 2.3. Hình ảnh làm việc của cán bộ Khoa Sản


×