Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC VIỆT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC VIỆT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Vũ Thị Thu Hương

HÀ NỘI 2015




LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới GS.TS Nguyễn Thanh Bình - Phó hiệu trưởng Trường Đại học
Dược Hà Nội ; TS. Vũ Thị Thu Hương, ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy,
những thầy cô đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu,
phòng sau Đại học, Bộ môn quản lý và kinh tế Dược và các bộ môn khác
của Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện và luôn động viên, cổ vũ tôi, cũng như
các bạn đồng nghiệp trong Bệnh viện đã giúp đỡ, hợp tác với tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình và bạn
bè đã luôn động viên, quan tâm chia sẻ cùng tôi trong cuộc sống và sự
nghiệp.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Học viên

Nguyễn Quốc Việt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1


Chương 1. TỔNG QUAN

3

1.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT
NAM

3

1.1.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng

3

1.1.2. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú

6

1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỀ SỬ DỤNG
THUỐC

9
13

1.3.1. Phương pháp phân tích ABC

13

1.3.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị


14

1.3. 3. Phân tích VEN

15

1.4. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BVĐK THÀNH PHỐ THANH HÓA

15

1.4.1. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của BVĐK Thành phố
Thanh hóa.
1.4.2. Hội đồng thuốc và điều trị BVĐK Thành phố Thanh hóa

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

15
17
19

NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

19

2.1.1. Đối tượng

19



2.1.2. Thời gian nghiên cứu

19

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

19

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

19

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

19

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

20

2.2.4. Phương pháp trình bày số liệu

22

2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU


22

2.3.1. Các chỉ tiêu trong phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử

22

dụng
2.3.2. Các chỉ tiêu trong phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại
trú được BHYT chi trả

23

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

25

3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ TIỀN THUỐC

25

3.1.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng

25

3.1.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp phân
nhóm điều trị
3.1.3. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương
pháp phân tích ABC


26

28

3.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

32

3.1.5.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần – đa thành phần

36

3.1.6. Cơ cấu thuốc mang tên biệt dược gốc – tên thương mại

37

3.1.7. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo đường dùng

37


3.1.8. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc trong danh mục – ngoài danh
mục

38

3.1.9. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc nhóm thuốc kháng sinh

38


3.1.10. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc nhóm thuốc tiêu hóa

40

3.1.11. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc nhóm thuốc tim mạch

41

3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ ĐƯỢC

43

BHYT CHI TRẢ

3.2.1. Các chỉ số tổng quát về kê đơn ngoại trú

43

3.2.2. Sự phân bố thuốc trong một đơn

44

3.2.3. Chi phí một đơn thuốc

45

3.2.4. Đơn thuốc có phối hợp kháng sinh

45


3.2.5. Sử dụng các thuốc có tác dụng bổ trợ trong kê đơn

46

3.2.6. Thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

47

Chương 4. BÀN LUẬN

48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BV:

Bệnh viện

BVĐK:

Bệnh viện đa khoa


KS:

Kháng sinh

BHYT:

Bảo hiểm y tế

TW:

Trung ưng

BYT:

Bộ y tế

BVTW:

Bệnh viện trung ương

BN:

Bệnh nhân

BS:

Bác sỹ

DS:


Dược sỹ

HĐT & ĐT:

Hội đồng thuốc và điều trị

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

VEN: + Vital:

Sống còn

+ Essential:

Thiết yếu

+ Nonessential:

Không thiết yếu

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

DMTCY:

Danh mục thuốc chủ yếu


DMTBV:

Danh mục thuốc bệnh viện

SX:

Sản xuất

SL:

Số lượng

GT:

Giá trị

TL:

Tỉ lệ

ĐV:

Đơn vị

NK:

Nhập khẩu

SLTT:


Số lượng tiêu thụ

TB:

Trung bình


DANH MỤC BẢNG
Bảng
1.1
3.2

3.3

3.4

Nội dung
Cơ cấu nhân lực bệnh viện
Giá trị tiền thuốc sử dụng tại BVĐK Thành phố Thanh
hóa năm 2014
Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp
phân nhóm điều trị
Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp
phân tích ABC

Trang
17
25


26

28

3.5

Cơ cấu các thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

29

3.6

Một số thuốc bổ trợ có giá trị sử dụng cao trong hạng A

30

3.7

Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm 2014

31

3.8

Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước – thuốc nhập khẩu

32

3.9


Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước – thuốc nhập khẩu trong
các thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất

33

3.10 Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo nước sản xuất

35

3.11 Cơ cấu thuốc đơn thành phần – đa thành phần

35

3.12 Cơ cấu thuốc mang tên biệt dược gốc – tên thương mại

36

3.13 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo đường dùng

37

3.14 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc trong danh mục – ngoài danh
mục
3.15 Các nhóm kháng sinh sử dụng

37

Các hoạt chất nhóm beta-lactam có giá trị sử dụng cao
3.16 nhất


38
38


3.17 Một số biệt dược chứa Amoxicilin

39

3.18 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc các nhóm thuốc tiêu hóa

40

3.19 Một số biệt dược chứa Omeprazol 20mg

41

3.20 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc nhóm thuốc tim mạch

41

3.21 Các hoạt chất điều trị tăng huyết áp có giá trị sử dụng lớn
nhất
3.22 Các chỉ số tổng quát về đơn thuốc ngoại trú

42
43

3.23 Sự phân bố thuốc trong một đơn

44


3.24 Chi phí một đơn thuốc

45

3.25 Tỷ lệ đơn thuốc có phối hợp kháng sinh

45

3.26 Tỷ lệ đơn thuốc có kê các thuốc có tác dụng bổ trợ

46

3.27 Nội dung thực hiện ghi thông tin bệnh nhân

47


DANH MỤC HÌNH
Hình
2.1

3.2

3.3

3.4
3.5

Nội dung

Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thanh
Hóa
Tỷ trọng giá trị tiền thuốc sử dụng trong tổng kinh
phí BV
Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phương pháp phân
tích ABC
Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước – thuốc nhập
khẩu
Cơ cấu thuốc đơn thành phần – đa thành phần

Trang
16

25

28

32
36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và là nhân tố đầu tiên
trong hệ thống y tế góp phần hoàn thiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn
dân. Để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, việc sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn và có hiệu quả là rất cần thiết. Việc dùng thuốc bất hợp lý, không
hiệu quả là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tăng khả
năng kháng thuốc trong điều trị.
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã chú trọng đến công tác sử dụng thuốc
tại Bệnh Viện, đa số các Bệnh Viện đã nỗ lực cung ứng đầy đủ các loại

thuốc và quan tâm đến việc hướng tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và
hiệu quả nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, qua một số kết quả nghiên cứu
cho thấy việc sử dụng thuốc vẫn còn nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê
tại khoa Dược bệnh viện Bạch Mai cho thấy chi phí về kháng sinh trong
toàn viện chiếm hơn 30% tổng chi phí thuốc điều trị [4], tại bệnh viện C
Thái Nguyên năm 2011, chi phí KS trong toàn viện chiếm 34,4% tổng giá
trị tiêu thụ thuốc [1].
Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại Thế Giới, thị trường
dược phẩm nước ta ngày càng phong phú về cả số lượng và chủng loại.
Điều này đã tạo ra thuận lợi cho các Bệnh Viện cung ứng đầy đủ và kịp
thời các loại thuốc có chất lượng và giá cả tương đối ổn định [2]. Tuy nhiên
nó cũng có tác động không nhỏ đến việc tiêu cực trong công tác sử dụng
thuốc tại Bệnh Viện, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lạm
dụng thuốc trong điều trị và gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh cũng
như lạm dụng thuốc.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc trong công tác phòng và chữa bệnh ở
một số Bệnh Viện đôi khi còn những bất cập như: Thuốc khánh sinh
1


corticoid, Vitamin… còn bị lạm dụng, các thuốc không thiết yếu, không
thật sự cần thiết dùng với tỷ lệ cao [3].
Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Thanh Hóa được tách ra từ Trung
tâm y tế Thành phố Thanh hóa từ năm 2006, là Bệnh Viện Đa Khoa hạng
III với quy mô 200 giường ( thực kê 250 giường) có nhiệm vụ, chức năng
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Thành Phố và các
vùng lân cận.
Với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân, để thực
hiện tốt hơn nữa công tác khám và điều trị bệnh, công tác quản lý sử dụng
thuốc cần được chú trọng, trong đó việc phân tích đánh giá thực trạng sử

dụng thuốc là hết sức cần thiết.
Vì vậy, với mong muốn góp phần tăng cường việc sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn và hiệu quả tại Bệnh viện, tôi tiến hành đề tài: “Phân tích
thực trạng sử dụng thuộc tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Thanh Hóa
năm 2014” với 2 mục tiêu:
1. Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Thanh
Hóa năm 2014.
2. Phân tích thực trạng kê đơn sử dụng thuốc ngoại trú được BHYT
chi trả tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Thanh hóa năm 2014.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác sử dụng thuốc tại
Bệnh viện.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

1.1.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
Việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong
Bệnh viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây
cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người
bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám
chữa bệnh. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng
30% - 40% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, và phần lớn số tiền đó bị
lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc
không hiệu quả [39]. Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc
bất hợp lý xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển,
30%-60% bệnh nhân sử dụng kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần

thiết [40] và hơn một nửa số ca viêm đường hô hấp trên điều trị kháng sinh
không hợp lý. Tại châu Âu, sự đề kháng của phế cầu với penicillin tỷ lệ
thuận với lượng kháng sinh được sử dụng [41].
Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí Bệnh viện. Kết quả khảo sát
Bệnh viện E năm 2009 cho thấy, kinh phí mua thuốc chiếm gần 50% tổng
chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [4]. Tại Bệnh viện Hữu Nghị từ năm
2004 đến năm 2010, tổng tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ từ 29,4% (năm
2010) đến 41,2% (năm 2007) trong tổng kinh phí Bệnh viện [5].
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của
các Bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các
Bệnh viện. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010
của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
3


trong Bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010)
tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong Bệnh viện [6].
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các Bệnh viện, kinh phí
mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số Bệnh viện cho thấy,
từ năm 2007 đến năm 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ
không đổi, từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [7].
Nghiên cứu của Vũ thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38
Bệnh viện Đa khoa (7 Bệnh viện Đa khoa tuyến Trung Ương, 14 Bệnh viện
tuyến Tỉnh và 17 Bệnh viện huyện/quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước
cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến
Bệnh viện trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các Bệnh viện tuyến
Huyện (43,1%) và thấp nhất tại các Bệnh viện tuyến Trung Ương

(25,7%)[8].
Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo
cáo về tình hình sử dụng thuốc của một số Bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc
kháng sinh trung bình tại các Bệnh viện chuyên khoa Trung Ương (21
Bệnh viện) là 28% và tại các Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh
viện) là 34% và tại các Bệnh viện đa khoa tuyến Tỉnh (52 bệnh viện) là
cao nhất (43%) [9].
Tại một số Bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung Ương có đến hơn
50% giá trị tiền thuốc sử dụng phân bổ cho nhóm kháng sinh. Tại Bệnh
viện Da Liễu trung ương, nhóm kháng sinh chiếm đến 52,2% tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng năm 2009 và đặc biệt, tỷ lệ này lên đến 70,3% tại Bệnh
viện Phổi Trung Ương và 89% tại Bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh
[10], [11].

4


Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại Bệnh viện
Trung Ương Quân Đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy, nhóm thuốc
kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ
trung bình là 26,4% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [12]. Tương tự, tại Bệnh
viện C Thái Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [13].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất
(chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng
sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92%) tiền thuốc BHYT) [14].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ
lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng

kháng sinh vẫn còn phổ biến [15].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 Bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho
thấy Vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất
cả các tuyến Bệnh viện. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng
nhiều tại Bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 đến năm 2010 và tại Bệnh viện
E năm 2009 [4], [5].
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng bổ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết
các Bệnh viện trong cả nước.
Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán
lớn nhất có cả các thuốc bổ trợ là L-Ornithin L-Aspartat, Ginkgo biloba và
Arginin. Trong đó, hoạt chất L-Ornithin L-Aspartat nằm trong số 5 hoạt
chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán[20]. Đồng thời, hoạt chất này
5


cũng là một trong những hoạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc
nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008 [17].
Cũng theo kết quả của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009, các
nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các Bệnh viện khảo sát,
trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan mật (L-Ornithin L-Aspartat và
Arginin) chiếm tỷ lệ cao. Tại một BVĐK tuyến Trung Ương, 3 thuốc chứa
L-Ornithin L-Aspartat 500mg, dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm
tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài ra, tại các Bệnh viện tuyến TW
và tuyến Tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong trường hợp ngộ độc
cũng chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của nhóm thuốc này tập
trung vào các hoạt chất có giá thành cao, hiệu quả điều trị không rõ ràng là
Glutathion và Alfoscerate [8].

Một thực tế nữa cho thấy, hiện nay các thuốc sản xuất trong nước
vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng.
Các kết quả khảo sát tại một số Bệnh viện Đa khoa và Chuyên khoa
ở 3 tuyến BV đều cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%
- 43,3% số khoản mục thuốc và 7% - 57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó
thấp nhất là tại các Bệnh viện tuyến TW [8], [10], [13]. Bên cạnh đó, trong
các thuốc nhập khẩu, các Bệnh viện ưu tiên nhập khẩu từ các nước như Ấn
Độ, Hàn Quốc. Năm 2008, thuốc thành phẩm nhập khẩu từ 2 Quốc gia trên
chiếm trên 1/5 kim nghạch nhập khẩu thuốc thành phẩm vào thị trường
Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn,
chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong nước đang tiến hành
sản xuất [17].
1.1.2. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú
Năm 2005, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
6


trong BV đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến
tương tác thuốc khi điều trị. BV Thống Nhất có nhiều đơn kê 14 đến 16
thuốc trong một ngày cho một người bệnh, thậm chí có đơn kê 20 loại
thuốc một ngày cho bệnh nhân [18].
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh –
Bộ Y tế tại một số Bệnh viện năm 2009 cho thấy: Mỗi bệnh nhân trong một
đợt điều trị đã được sử dụng từ 0 – 10 loại thuốc, trung bình 3,63 ± 1,45
thuốc. Nhóm bệnh nhân không có BHYT có số lượng thuốc trung bình
trong trong một đợt điều trị (4,00 ± 2,00 thuốc/đợt) tăng hơn so với nhóm
bệnh nhân có BHYT (3,63 ± 2,10 thuốc/đợt) [19].
Theo một nghiên cứu tại BV Nhân Dân 115 năm 2009, số thuốc
trung bình trong một đơn ngoại trú là 3,62, trong đó số thuốc không thiết

yếu là 1,5 thuốc/1 đơn thuốc, chiếm 41,46% tổng số thuốc trung bình một
đơn [20].
Theo các nghiên cứu tại BV TW Quân Đội 108 năm 2010, BV Tim
Hà Nội 2010 và BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, số thuốc trung bình
trong một đơn thuốc từ 4,2 đến 4,4 [21], [22], [23].
Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú BV Bạch
Mai năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong một
đơn là 4,7 (với đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn BHYT). Trong đó, số
đơn có 6 – 10 thuốc chiếm tỷ lệ 32,7% (với đơn không có BHYT) và
25,3% (với đơn BHYT) và có đơn (không có BHYT) sử dụng 11 – 15
thuốc chiếm tỷ lệ 4,8% [24].
Cũng theo nghiên cứu trên tại BV Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kháng sinh
là 32,3% (với đơn không có BHYT) và 20,5% (với đơn BHYT). Trong đó,
sử dụng kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến (45,9% các đơn không
BHYT và 37,67% các đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh [24].
7


Các nghiên cứu tại BV TW Quân Đội 108 năm 2010 và tại BV Nhân Dân
115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng
26,5% - 28% đơn có kháng sinh. Trong khi đó tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh
Phúc năm 2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú và 61,8% hồ sơ bệnh án
khảo sát có kê kháng sinh [22].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sỹ kê đơn. Theo một
khảo sát tại BV Tim Hà Nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê Vitamin,
chủ yếu là Vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg, Fe,…. Và
hầu như không có tình trạng Bác sỹ kê nhiều loại Vitamin trong cùng một
đơn [21]. Một khảo sát tại BV Nhân Dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là
38% [20]. Trong khi đó, tại BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến
46,3% đơn thuốc ngoại trú và 43,5% hồ sơ bệnh án có kê Vitamin [22].

Về việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, theo kết
quả khảo sát tại BV Phổi TW năm 2009, do chưa ứng dụng phần mềm kê
đơn trong máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thông tin về
bệnh nhân và thông tin về thuốc là chưa cao. Có 35% đơn khảo sát ghi rõ
ràng, đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác đến tận số nhà, đường phố hoặc
thôn, xã; 100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; chẩn đoán bệnh cho bệnh
nhân có ghi nhưng viết tắt nhiều, 62% số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt
chất, 83% số đơn ghi đầy đủ, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc, 99% số
đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng trong đơn, 100% số đơn ghi đầy đủ liều
dùng, 95% số đơn có ghi thời điểm dùng [10]. Một nghiên cứu khác ở BV
Tim Hà Nội năm 2010 cũng cho kết quả khá tương đồng với 43,5% số đơn
ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố
hoặc thôn, xã; 100% số đơn ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 100% số đơn ghi
đầy đủ chẩn đoán bệnh nhưng viết tắt khá nhiều, 95% số đơn ghi liều dùng,
thời gian dùng nhưng đa số chưa có hướng dẫn cụ thể [21].

8


Hiện nay, nhiều BV đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã
thực hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú. Một nghiên cứu can thiệp tại
BV Nhân Dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt
chất lượng kê đơn thuốc tại Khoa khám bệnh. Số đơn ghi thiếu thông tin về
bệnh nhân đã giảm từ 98% xuống còn 33,6%, trong đó, số đơn ghi thiếu địa
chỉ của bệnh nhân giảm từ 97,8% xuống còn 33,6%, các thông tin về họ,
tên, tuổi, giới giảm từ 96,2% đến không còn. Các sai sót về ghi chỉ định,
tên hoạt chất và tên thuốc đã được hạn chế tối đa (0%) khi áp dụng kê đơn
điện tử. Tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về thời điểm dùng thuốc giảm từ 54%
xuống còn 33,5% [25].
1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC TẠI

BỆNH VIỆN

Với mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Tổ chức Y tế
thế giới đã khuyến cáo các nước đang phát triển cần có chính sách quốc gia
về thuốc. Trên cơ sở đó, ngày 20/6/1996, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
chính sách quốc gia về thuốc nhằm 2 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân; bảo đảm sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả. Hai mục tiêu này đã được cụ thể hóa
thành 9 mục tiêu và 8 nhóm chính sách, về cơ bản phù hợp với hướng dẫn
của Tổ chức Y tế thế giới [26].
Chính sách thuốc thiết yếu, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là một
trong những nội dung cơ bản của chính sách thuốc quốc gia về thuốc của
Việt Nam. Trong đó chỉ rõ sự cần thiết phải có chính sách về thuốc thiết
yếu và nghành Y tế có trách nhiệm xây dựng và ban hành danh mục thuốc
thiết yếu, định kỳ (3 đến 5 năm) xem xét, bổ sung cho phù hợp với mô hình
bệnh tật, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, với tiến bộ về khoa học và
kỹ thuật trong điều trị. Bên cạnh đó, cần ban hành danh mục thuốc Quốc
gia, dựa trên các tiêu chí phù hợp với mô hình bệnh tật và phương pháp
9


điều trị trong nước, có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, dễ sử dụng, phù hợp
với yêu cầu điều trị ở mỗi tuyến. Đồng thời, cần thành lập Hội đồng thuốc
và điều trị cùng với việc ban hành các phác đồ điều trị khung, ban hành
Dược Thư Quốc gia làm tài liệu pháp lý trong việc dụng thuốc, thực hiện
quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, tên thuốc ghi trong đơn, in
trên nhãn thuốc [27].
Chính sách Quốc gia về thuốc kháng sinh cũng đã nhấn mạnh: Thuốc
kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị, đặc biệt đối với tình hình
bệnh tật ở một nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, do đó, cần chấn chỉnh

việc kê đơn và sừ dụng kháng sinh, xác định tính kháng kháng sinh của một
số vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện để các cơ sở điều trị có khả năng làm
kháng sinh đồ [26].
Thực hiện theo Chính sách Quốc gia về thuốc, trên cơ sở danh mục
thuốc thiết yếu của thế giới, Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu
Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1987. Cho đến nay, danh mục này đã qua 4
lần được sửa đổi, bổ sung và cập nhật vào các năm 1992, 1995, 1999, và
2005. Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V ban hành kèm theo Quyết định
số 17/2005/QĐ – BYT ngày 01/7/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 thuốc của
314 hoạt chất tân dược; danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền; danh
mục cây thuốc nam và danh mục vị thuốc [28].
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện
cho nhân dân. Để thực hiện mục tiêu của chính sách thuốc Quốc gia về sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, công tác sử dụng thuốc tại BV đóng vai trò rất
quan trọng. Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác này
và đã, đang có nhiều giải pháp, chính sách chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
Căn cứ theo DMTTY, Bộ Y tế ban hành DMTCY để các cơ sở khám
chữa bệnh lựa chọn thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, khả năng
chuyên môn của đơn vị, làm cơ sở cho BHYT thanh toán chi phí điều trị
10


cho bệnh nhân. Từ DMTCY ban hành theo Quyết định 03/2005/QĐ –
BYT, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 05/2008/QĐ – BYT, cho đến
nay, danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu đang được áp dụng là DMTCY sử
dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán (ban
hành theo thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế), bao
gồm 900 thuốc (hay hoạt chất) tân dược, và 57 danh mục thuốc phóng xạ
và hợp chất đánh dấu [29]. Đây là cơ sở quan trọng để các BV xây dựng
danh mục thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật Bệnh viện, trình độ

kỹ thuật cũng như khả năng tài chính của BV.
Cũng theo thông tư 31/2011/TT-BYT, Bộ Y tế còn đưa ra các
nguyên tắc về lựa chọn thuốc thành phẩm như sau: Ưu tiên lựa chọn thuốc
Generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh
nghiệp Dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
Ngày 14/7/1997, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 08/TT – BYT
hướng dẫn về việc tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và
điều trị ở BV. Trong đó ghi rõ: HĐT & ĐT của BV có chức năng tư vấn
cho giám đốc BV các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của
BV, thực hiện tốt Chính sách Quốc gia về thuốc trong BV.
Để chấn chỉnh việc cung ứng thuốc nhằm đảm bảo chất lượng khám
chữa bệnh và sử dụng thuốc an toàn hợp lý, ngày 16/4/2004, Bộ Y tế đã
đưa ra chỉ thị số 05/2005/CT – BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng,
sử dụng thuốc trong Bệnh viện. Trong đó, chỉ thị yêu cầu Ban giám đốc BV
chỉ đạo hoạt động của HĐT & ĐT trong việc lựa chọn thuốc và sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện qui chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn trong BV.
Để thực hiện chỉ thị số 05, ngày 16 tháng 4 năm 2004, Vụ điều trị
(Nay là Cục Quản lý khám chữa bệnh) đã ra công văn số 3483/YT – ĐTr
hướng dẫn các Bệnh viện tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
11


các quy định sử dụng thuốc trong BV về việc thực hiện quy chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn, kiểm tra các chỉ số về kê đơn ngoại trú và phân tích sử
dụng thuốc trong các ca lâm sàng. Cụ thể như sau:
- Về thực hiện quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn:
+ Bệnh viện cần có danh mục thuốc sử dụng trong Bệnh viện (tên
gốc, tên biệt dược) cho Bác sĩ kê đơn để dễ tra cứu.
+ Tiêu chuẩn của một đơn thuốc hợp lý bao gồm: Đúng mẫu đơn quy

định; thuốc ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất; ghi chính xác liều dùng
mỗi lần, số lần dùng thuốc và thời gian dùng thuốc trong ngày, thời gian
cho cả đợt điều trị.
+ Thực hiện kê đơn thuốc theo nguyên tắc sau:
 Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc, kê những thuốc tối thiểu
cần thiết và phải có đủ thông tin về thuốc đó.
 Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu
quả; chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của
người bệnh.
 Liều hợp lý, chỉ định dùng thuốc đúng: Thời gian, khoảng cách
giữa các lần dùng thuốc.
 Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng
thuốc hỗn hợp nhiều thành phần; thận trọng với các phản ứng
phụ, phản ứng có hại của thuốc.
- Kiểm tra các chỉ số về kê đơn ngoại trú:
+ Mỗi chuyên khoa kiểm tra ít nhất 30 đơn thuốc về các chỉ số sau:
 Số thuốc trung bình cho một đơn thuốc;
 Tỷ lệ % thuốc kê tên gốc;
 Tỷ lệ % đơn có Kháng sinh;
 Tỷ lệ % đơn có Vitamin;

12


 Tỷ lệ % đơn có Dịch truyền;
 Tỷ lệ % đơn có thuốc Tiêm;
 Tỷ lệ % các thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu;
- Phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng: Giám đốc Bệnh
viện giao cho HĐT & ĐT tổ chức phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm
sàng (bình bệnh án) ít nhất mỗi tháng một lần; bình bệnh án khách quan với

mục tiêu tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.
Từ các chỉ số kê đơn ngoại trú và số liệu về thuốc trong các tóm tắt
bệnh án, tính các chỉ số sử dụng thuốc cho mỗi khoa sau đó là cho cả Bệnh
viện. Lập danh mục 10 thuốc sử dụng nhiều nhất và 10 bệnh mắc cao nhất
từ các tóm tắt bệnh án để phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện.
Xác định cụ thể những vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý, chú ý kiểm tra
những thuốc sử dụng nhiều, hay lạm dụng. Sau đó, tổ chức thảo luận, phân
tích tìm nguyên nhân của sử dụng thuốc chưa hợp lý, xây dựng kế hoạch và
biện pháp khắc phục những tồn tại.
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỀ SỬ DỤNG THUỐC

Để giải quyết các vấn đề về sử dụng thuốc, cần có các bước điều tra
ban đầu để có nhận định vấn đề lớn. Có hai phương pháp để tiến hành điều
tra, đó là: Phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc và phương pháp nghiên
cứu chỉ số
Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc
có thể được phân tích theo 4 phương pháp chính, bao gồm: Phân tích ABC,
phân tích nhóm điều trị; phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu
(VEN) và phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD). Tất
cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐT & ĐT quản lý danh
mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý.

13


1.3.1. Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa số lượng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách. Phân tích ABC có thể:
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với số lượng lớn mà

có chi phí thấp trong danh mục hoặc sẵn có trên thị trường. Thông tin này
được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp
hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế hoặc thương lượng với nhà
cung cấp để mua được với giá thấp hơn.
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục
thuốc thuốc thiết yếu của Bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
trên một năm hoặc ngắn hơn.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A
cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có
trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ
điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.
1.3. 2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và
chi phí nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề
sử dụng thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức
tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ Sốt rét và
Sốt xuất huyết.
14


- HĐT &ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong
các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
Tương tự phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị có chiếm phần lớn
chi phí. Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị có

chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế
có chi phí hiệu quả cao.
1.3. 3. Phân tích VEN (Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu)
Tiêu chuẩn phân loại các hạng mục thuốc:
Thông thường cần phải so sánh giữa phân tích ABC và phân tích VEN
để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các thuốc
không ưu tiên hay không. Cụ thể cần là loại bỏ những thuốc “N” trong danh
sách nhóm A có chi phí cao/lượng tiêu thụ lớn tổng phân tích ABC.
Theo Thông tư 21/2013/TT – BYT quy định về Tổ chức và hoạt
động của HĐT & ĐT trong Bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa ra cách phân chia
thuốc theo 3 mục V, E, N như sau:
- Thuốc V (Vital drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp cấp
cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.
- Thuốc E (Essential drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô
hình bệnh tật của Bệnh viện.
- Thuốc N (Non - Essential drugs): Là thuốc dùng trong các trường
hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả
điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương
xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.
1.4. THÔNG TIN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ
1.4.1. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa Thành

phố Thanh Hóa (BVĐK Thành phố Thanh Hóa)
15


×