Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG III HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.61 KB, 32 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG
TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG III HÀ NỘI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG III.
1. Lịch sử phát triển
Công ty Công trình Giao thông III là một doanh nghiệp nhà nước, được
thành lập từ năm 1965, khởi đầu tư một xưởng sửa chữa cầu đường nội thành thuộc
Sở công trình thị chính Hà Nội. Sau đó được ủy ban hành chính thành phố Hà Nội
ra quyết định số 1239/TC-QC ngày 18/5/1966 chuyển đội sửa chữa cầu đường nội
thành thuộc Sở công trình địa chính Hà Nội thành công ty sửa chữa cầu đường nội
thành. Công ty là một đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách
pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc (kể cả tài khoản ngoại tệ)
và có con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Từ khi thành lập công ty đã
không ngừng phấn đấu hoành thành nhiệm vụ được giao để bảo đảm yêu cầu ngày
càng tăng về việc khôi phục lại đường xá, cầu cống do chiến tranh phá hoại nên
ngày 13/9/1978 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 3836/QĐ-TC chuyển
công ty sửa chữa cầu đường nội thành thành công ty sửa chữa hè đường nội thành.
Qua một quá trình phấn đấu và phát triển không ngừng mở rộng, đổi mới trong
kinh doanh. Ngày 16/11/1992 UBND thành phố Hà Nội lại ra quyết định số
2861/QĐ-CB xác định lại tên gọi và nhiệm vụ của Công ty Sửa chữa cầu đường
nội thành với tên gọi mới là Công ty Cầu đường nội thành thuộc Sở Giao thông
công chính (Sở giao thông công chính được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa giao
thông vận tải và sở công trình đô thị).
Sau thời kỳ này, các đơn vị kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường không
còn chế độ bao cấp của nhà nước, nhiều doanh nghiệp phát triển một cách nhanh
chóng, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, song cũng không ít doanh nghiệp bị
thua lỗ dẫn đến phá sản. Công ty Cầu đường nội thành vẫn đứng vững và ngày
càng lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường nên vào ngày 24/3/1993 UBND thành
phố Hà Nội ra quyết định 1195/QĐUB cho phép thành lập công ty nhà nước đó là
Công ty Công trình giao thông III thuộc Sở giao thông Công chính Hà Nội ngày
nay với tổng số vốn kinh doanh là 2.896.000.000 đ.


Trong đó: - Vốn ngân sách nhà nước cấp : 822.000.000 đ.
- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 1.064.000.000 đ.
- Vốn vay : 1.010.000.000 đ.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
- Xây dựng và sửa chữa công trình giao thông.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản xuất cầu kiến bê tông.
- Xây dựng công trình thoát nước.
3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các công trình giao
thông đường bộ do địa phương quản lý trong phạm vi được giao cho công ty (theo
kế hoạch thành phố giao hàng năm và quy định lên Bộ tài chính GTVT).
- Công ty được phép thiết kế, sửa chữa công trình do công ty trực tiếp quản
lý trung tu, bảo dưỡng.
- Nhận thầu xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình kỹ thuật hạ tầng về
cầu đường bộ, san nền, cống thoát nước và công trình xây dựng dân dụng khác
trong và ngoài thành phố.
- Nghiên cứu thực nghiệm các đề tài khoa học, công nghệ bằng vốn tự bổ
sung, mở rộng liên doanh liên kết và các tổ chức cá nhân để phát triển năng lực của
công ty.
- Sản xuất các vật liệu chuyên dùng phục vụ xây dựng các công trình cầu
đường bộ, hè phố và các nhu cầu xây dựng khác.
Qua quá trình phấn đấu, công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao,
mở rộng thêm được nguồn vốn, tăng được quy mô và sản lượng so với kế hoạch.
Để đáp ứng yêu cầu và phù hợp với cơ chế thị trường, UBND thành phố ra quyết
định số 2597/QD-UB ngày 2/6/2002 bổ sung thêm nhiệm vụ cho Công ty Công
trình Giao thông III như sau:
Xây dựng sửa chữa các công trình: Công nghiệp, thủy lợi, dân dụng, hạ tầng
điện lực, bưu điện, cấp thoát nước với quy mô vừa và nhỏ.
4. Đặc điểm về thị trường.

Quá trình phát triển hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước đã ban
hành các chính sách về đầu tư phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với sự
phát triển mạnh mẽ về nhu cầu xây dựng các khu đô thị nên việc xây dựng và sả
chữa hè phố và tổ chức giao thông ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng
công trình. Vì vậy công ty không chỉ chú trọng trong phạm vi thành phố mà còn cả
ngoại thành và vươn ra các tỉnh ngoài. Bên cạnh đó cần phải mở rộng liên doanh,
liên kết với các tổ chức cá nhân nước ngoài để đấu thầu những công trình mang
tính chất quốc tế.
5. Kết quả sản xuất kinh doanh
Công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội là đơn vị sản xuất, xây dựng tu
bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình cầu, hè đường. Muốn cho quá trình sản xuất
thi công diễn ra thuận lợi và tạo khả năng sinh lợi cho công ty, đòi hỏi phải có vốn
đầu tư, tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động bậc thợ cao và đội ngũ
cán bộ công nhân viên có trình độ học vấn biết sâu về chuyên môn để đánh giá
xem quá trình sản xuất của Công ty có lợi hay không ngoài việc vốn đầu tư ra
chúng ta còn cần căn cứ vào mức thu nhập tiền lương để xem công ty có phát triển
hay không. Muốn biếtn được điều đó thì phải căn cứ vào kết quả kinh doanh của
công ty.
Một số chỉ tiêu kinh doanh những năm gần đây:
Năm 2000 2001 2002
Doanh thu 38,18 tỷ đ 45 tỷ 70,134 tỷ
Sản lượng 40,542 tỷ 54 tỷ 60,413 tỷ
Qua kết quả kinh doanh của công ty ta nhận thấy doanh thu của công ty mỗi
năm một tăng lên, năm 2002 đạt 70,134 tỷ. Để đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ
lực làm việc hăng say và có hiệu quả của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công
ty cùng với sự điều hành có khoa học của đội ngũ ban lãnh đạo công ty.
Đối với công ty Công trình Giao thông III - Hà Nội việc trả lương cho người
lao động như thế nào cho công bằng, cho đúng với năng lực từng người luôn luôn
là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Cho nên công ty áp dụng những hình thức

trả lương khác nhau cho người lao động theo đúng với tinh thần đó thì thu nhập
của công nhân viên trong công ty được cải tiến rõ rệt, đồng thời tạo thêm lòng hăng
say, nhiệt tình, thái độ trách nhiệm của người loại trong xây dựng. Từ đó dẫn đến
NSLĐ tăng và hiệu quả sản xuất của công ty ngày càng cao. Điều này được thể
hiện ở giá trị sản lượng công ty đạt được.
Giá trị sản lượng của công ty đã tăng qua các năm, Công ty tăng quy mô sản
xuất. Kết quả thực hiện qua các năm đã tăng lên rõ rệt, năm 2001 so với năm 2000
tăng 13,458 tỷ, tốc độ tăng là 33,19%, năm 2002 so với năm 2001 tăng, tốc độ tanư
glà 11,9%
Kết quả kinh doanh ở trên đã phần nào khẳng định sự năng động và cố gắng
của cán bộ công nhân viên trong công ty đã đóng góp để cho công ty phát triển như
ngày nay. Đảm bảo đời sống và thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên.
6. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Căn cứ vào quyết định số 1195/TC-CQ ngày 24/3/1993 của UBND thành
phố Hà Nội về việc cho phép thành lập công ty Công trình Giao thông III thuộc Sở
Giao thông Công chính Hà Nội.
Bao gồm: 7 phòng banvà 6 xí nghiệp.
- Phòng Tổ chức - Hành chính y tế.
- Phòng Kế toán Thống kê.
- Phòng Quản lý các công trình giao thông và khai thác thị trường.
- Phòng vật tư.
- Phòng quản lý xe máy.
- Phòng bảo vệ quân sự.
- Ban quản lý dự án xây dựng khu nhà điều hành công ty.
- Xí nghiệp cầu đường nội thành 3 - 1
- Xí nghiệp cầu đường nội thành 3 - 2
- Xí nghiệp cầu đường nội thành 3 - 3
- Xí nghiệp tỏo chức giao thông.
- Xí nghiệp khảo sát thiết kế.
- Xí nghiệp xây lắp công trình.

Giám đốc quản lý chung là chủ đại diện của công ty trước mọi vấn đề, chịu
trách nhiệm kinh doanh của công ty trước cơ quan Nhà nước. Bộ máy giúp việc
cho Giám đốc là các Phó Giám đocó và các phòng ban. Mỗi phó Giám đốc phụ
trách thông tin qua lại để quản lý cấp dưới. Từ các phòng đến các Xí nghiệp là
quan hệ nghiệp vụ mệnh lệnh.
Phó giám đốc phụ trách công tác đấu thầu có nhiệm vụ chỉ đạo phòng quản
lý và các Xí nghiệp, chỉ huy sản xuất, khai thác tìm kiếm việc làm, thanh toán giá
trị công trình, soạn và ký các hợp đồng kinh tế phân bổ cho các Xí nghiệp thành
viên.
Phó giám đốc phụ trách công tác duy tu có nhiệm vụ chri đạo phòng quản lý
và các Xí nghiệp, lập các dự án kỹ thuật, chất lượng, tiến độ an toàn trong thi công
công trình, chỉ đạo và giúp đỡ các đơn vị về các giải pháp thi công.
Phó giám đốc nội chính có nhiệm vụ quản lý về con người, tuyển dụng và
điều hành lực lượng lao động, công tác tiền lương và các công việc hành chính
khác.
6.1. Phòng Tổ chức - Hành chính - Y tế.
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy và sản xuất của
công ty, trong công tác quản lý lao động, tổ chức lao động và an toàn lao động,
tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người
lao động.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân
viên và người lao động trong công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, vệ
sinh môi trường và phòng chống bệnh dịch.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý trang bị hành chính khu
vực, cơ quan và các đơn vị thuộc phạm vi công ty.
b. Nhiệm vụ:
- Đề xuất xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý để
phù hợp và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

- Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, đào tạo… hàng
năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất được giao.
- Quản lý và bổ sung hồ sơ nhân sự, giải quyết các thủ tục và tuyển dụng,
điều động nội bộ, cho thôi việc, hưu trí, nghỉ phép năm và trình Giám đốc duyệt
đảm bảo đúng chính sách ban hành.
- Theo dõi, quản lý tiền lương hàng tháng, các chế độ BHXH và các khoản
ca ba, độc hại, thêm giờ.
- Đề xuất với Giám đốc trong việc xét duyệt, theo dõi tổ chức các lớp đào
tạo ngành nghề, nâng bậc lương cho CBCNV hàng năm, tổng hợp báo cáo hội
đồng nâng bậc lương công ty.
- Xét duyệt, cấp phát trang bị bảo hộ lao động theo đúng chế độ, theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động ở các đơn vị. Tập hợp bổ sung
các văn bản của nhà nước và BHLĐ - ATLĐ, xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản
pháp quy về ATLĐ của công ty.
- Kiểm tra công tác quản lý lao động ở các đơn vị.
- Đề xuất và xây dựng các quy định về vịêc phân phối lương, tiền lương cho
CBCNV. Tham gia với các phòng ban trong công tác nghiệm thu, xác định tiền
lương hàng tháng của đơn vị căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản phẩm.
- Đề xuất và xây dựng giúp cho Giám đốc trong công tác thanh tra pháp chế.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ quy định về phương pháp phân phối
tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách đối với người lao động ở các đơn vị
thuộc phạm vi quản lý.
- Theo dõi quản lý hồ sơ sức khoẻ của CBCNV trong công ty.
- Khám chữa bệnh, điều trị, cấp cứu, sơ cứu, chuyển lên phía tên khi
CBCNVC và người lao động ốm đau, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kiểm tra vệ sinh lao động, theo dõi mạng lưới hoạt động của các vệ sinh
viên và giải quyết các chế độ về thực hiện chính sách đối với người lao động.
- Đề xuất tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, làm các thủ tục hồ sơ để
giải quyết hưu trí, điều dưỡng, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
-Phòng bệnh nghề nghiệp và thực hiện các báo cáo theo quy định của cơ

quan y tế cấp trên.
- Đề xuất các biện pháp thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, vệ
sinh môi trường và phòng chống bệnh dịch.
- Quản lý và sử dụng con dấu đúng yêu cầu, tiếp nhận vào sổ lưu các công
văn đi, công văn đến để trình Giám đốc.
- Mua sắm, cấp phát và quản lý văn phòng phẩm, các trang thiết bị văn
phòng phục vụ các đơn vị, phòng ban trong công ty.
- Quản lý và sử dụng máy vi tính, máy photcủa copy phục vụ các tài liệu của
công ty.
- Tiếp khách, tiếp các hội nghị, trực và bảo vệ, chỉ
+ Quản lý và sử dụng các phương tiện đi lại phục vụ lãnh đạo và các đơn vị
phòng ban.
- Thực hiện chế độ kiểm kê các loại tài sản thuộc vanư phòng công ty hàng
năm.
- Vệ sinh khu vực văn phòng.
- Quản lý đồ dùng sinh hoạt thuộc phạm vi phòng quản lý như phòng họp,
hội trường, phòng lãnh đạo.
c. Quyền hạn.
- Thừa lệnh giám đốc khi xác nhận cho CBCNV trong công ty (trừ các đối
tượng là trưởng, phó ban, đội trưởng) nghỉ phép năm, điều động nội bộ giữa các
đơn vị (Có sự đồng ý của Giám đốc). Được quyền kiểm tra việc thực hiện chế độ
chính sách ở các đơn vị.
- Thừa lệnh Giám đốc và theo quy định cho phép người lao động nghỉ ốm từ
1 - 3 ngày. Ký xác nhận thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
của CBCNV.
6.2. Phòng vật tư: có trưởng, phó phòng.
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác cung ứng, quản lý cấp phát và
giám định chất lượng vật tư.
b. Nhiệm vụ:

- Cung ứng, quản lý và cấp phát vật tư cho các công trình theo đúng chủng
loại và hạn mức phục vụ kịp thời cho tiến độ sản xuất.
- Bảo quản vật tư theo đúng quy định của nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về giám định chất lượng, khối lượng,
chủng loại vật tư theo yêu cầu kỹ thuật.
- Đề xuất với Giám đốc về tạo nguồn vật tư.
- Tập hợp vật tư tồn kho, các phế thải; phế liệu trình hội đồng thanh lý và có
trách nhiệm thực hiện theo quy định của hội đồng thanh lý.
- Thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán vật tư cho từng công trình và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về độ chính xác các chứng từ quản lý quy định.
- Phát hiện và lập biên bản các trường hợp sử dụng vật tư không đúng mục
đích để bảo cáo Giám đốc.
- Có trách nhiệm giám sát kỹ thuật, lập biên bản thu hồi vật tư, vật dụng
trong công trình thi công đường, hè phố.
c. Quyền hạn: Thừa lệnh Giám đốc trong việc ký phiếu xuất nội bộ công ty
theo hạn mục công trình.
6.3. Phòng Kế toán thống kê.
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính của công ty.
- Giám sát đồng tiền, tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế
độ chính sách về kế toán - thống kê của công ty theo quy định của nhà nước.
b. Nhiệm vụ.
- Quản lý giám sát công tác tài chính của Công ty.
- Đề xuất và xây dựng tổ chức bộ máy kế toán, thống kê từ Công ty đến các
đơn vị. Hướng dẫn việc hạch toán - kế toán cho các đơn vị.
- Ghi chép tính toán, phản ánh số liệu "có" tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Lập kế hoạch thu chi tài chính, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng quý, năm của công ty.
- Phát hiện và ngăn chặn các hành động vi phạm chính sách, chế độ kỷ luạt

kế toán, tài chính Nhà nước.
c. Quyền hạn: như quy định tài điều 4 pháp lệnh kế toán - Thống kê và quy
định tài chương XI tổ chức kế toán.
6.4. Phòng Bảo vệ quân sự
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác bảo vệ, trật tự an ninh khu vực
công ty quản lý.
- Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác Quân sự, phòng cháy chữa cháy.
b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện bảo vệ các tài sản, trong của công ty trong phạm vi công ty quản
lý.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo mạng lưới bảo vệ an toàn công ty.
- Đề xuất, xây dựng phương án tự vệ, phòng cháy chữa cháy và công tác
nghĩa vụ quân sự của công ty.
c. Quyền hạn.
- Thừa lệnh Giám đốc xử lý các trường hợp phạm pháp trong khu vực công
ty quản lý theo pháp luật hiện hành.
- Trong trường hợp cấp bách có nguy hại đến tính mạng, tài sản của công ty
được phép yêu cầu các đơn vị ngừng hoạt động và báo cáo lên cấp trên giải quyết
kịp thời.
- Được quyền quan hệ với các cơ quan pháp luật địa phương về việc bảo vệ
trật tự an ninh trong phạm vi công ty quản lý.
6.5. Phòng quản lý.
a. Chức năng.
- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch tham gia đấu thầu các công
trình, xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty, lập
các dự án.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý cầu, đường, hè phố, tổ
chức giao thông thuộc phạm vi thành phố.
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch kỹ thuật tác chiến cụ thể và

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế hoạch kỹ thuật tác chiến cụ thể và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác chất lượng công trình, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
b. Nhiệm vụ
+ Lập các dự án về:
- Quy hoạch quản lý Giao thông đo thị trình cấp trên.
- Đầu tư cải tạo và nâng cấp thiết bị máy móc phục vụ sản xuất.
- Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng kế hoạch hàng quý, năm của công ty.
- Dự thảo xây dựng và hoàn tất các hồ sơ tham gia dự thầu các công trình.
- Triển khai kế hoạch của công ty cho các đơn vị quản lý hàng tháng, hàng
quý.
- Triển khai, thiết kế tổ chức thi công khi công ty được trúng thầu các công
trình.
- Theo dõi quản lý và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kỹ thuật sau khi công
ty ký kết.
- Thực hiện nhiệm vụ lập quyết toán các công trình.
- Quản lý và chỉ đạo tiến độ thi công các công trình, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về giám sát chất lượng sản phẩm.
- Tổng hợp, theo dõi và phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề xuất
phương án đổi mới máy móc thiết bị.
- Theo dõi và quản lý các phương tiện thiết bị thi công của công ty, lập và
chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các cấp của máy thiết bị thi công.
- Chịu trách nhiệm nghiệm thu các sản phẩm mà công ty thi công, thực hiện
nhiệm vụ tổ chức và điều hành sản xuất của công ty.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch kỹ thuật xây dựng sửa chữa, duy tu các công
trình, tham gia lập dự án quy hoạch Quản lý giao thông đô thị trình cấp trên.
- Đề xuất kinh doanh, áp dụng các quy chế về quản lý cầu, hè, tổ chức giao
thông theo quy định.
- Kiểm tra theo dõi việc thực hiện công tác tổ chức quản lý sửa chữa hè,

đường của các đơn vị.
- Giao kế hoạch sửa chữa công trình ngầm cho các đơn vị trong công ty,
giám sát chất lượng, kỹ thuật, nghiệm thu bàn giao công trình ngầm các loại.
c. Quyền hạn:
- Thừa lệnh Giám đốc yêu cầu các đơn vị ngừng thi công khi chất lượng
không đảm bảo, khi vi phạm các quy trình, quy hạm thi công.
- Thừa lệnh Giám đốc ký các văn bản thống kê nghiệp vụ trong nội quy của
công ty.
6.6. Phòng quản lý xe - máy
- Tham mưu cho Giám đốc về các máy móc định kỳ thường xuyên.
- Lập kế hoạch sửa chữa, giám sát, bảo dưỡng.
6.7. Ban quản lý dự án: Xây dựng các cơ sở hạ tầng của công ty như nhà
xưởng, nhà để xe, các phòng… trong công ty. Giám sát công trình xây dựng.
7. Đặc điểm lao động

×