Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YấN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.55 KB, 17 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HèNH THỨC
TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI THIỆU YấN
I) Hoàn thiện điều kiện trả lương theo sản phẩm.
1) Hoàn thiện công tác định mức lao động.
1.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy định mức.
Định mức lao động là việc làm không thể thiếu được trong công tác trả lương
theo sản phẩm. Trả lương có thực hiện tốt hay không có gắn được thu nhập với kết
quả thực hiện công việc của người lao động hay không phụ thuộc rất nhiều vào
định mức lao động. Vì vậy, để đáp ứng được đặc điểm của loại hình sản xuất và
kinh doanh thì ngoài trình độ của cán bộ định mức tại phòng Tổ chức lao động,
phải có sự kết hợp với cán bộ kỹ thuật tại phòng Kỹ thuật – KCS - để việc định
mức đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay tại Công ty việc kết hợp để tiến hành
định mức chưa được quan tâm đúng mức, chưa có cán bộ định mức ở phòng Kỹ
thuật mà chỉ có sự kết hợp giữa người công nhân lành nghề và cán bộ định mức ở
phòng Tổ chức lao động. Điều này đòi hỏi Công ty phải bổ sung thêm cán bộ định
mức cho phòng Kỹ thuật để đảm bảo tính chính xác của kết quả định mức do sự
nắm bắt, hiểu rõ về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của cán bộ định mức.
1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ định mức:
- Mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn định mức.
- Bổ sung thêm cán bộ định mức bên kỹ thuật.
- Cử cán bộ định mức đi học ở các trường chính quy, Công ty hỗ trợ một
phần kinh phí đào tạo.
- Cán bộ làm công tác định mức phải thường xuyên nghiên cứu bỗ sung,
điều chỉnh kịp thời hệ thống định mức nhằm tránh lỗi thời, lạc hậu.
1.3. Tăng cường kiểm tra, điều chỉnh thực hiện mức:
Các cán bộ định mức phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh mức để đảm
bảo chất lượng cũng như sự đồng đều cho các mức, đặc biệt khi có sự thay đổi
về máy móc thiết bị công nghệ, mặt khác cũng phải thường xuyên kiểm tra và rà
soát lại mức cũ đặt ra, tìm nguyên nhân dẫn đến mức không còn phù hợp với
thực tế sản xuất.


Về qui mô, phải tiến hành định mức cho cả bộ phận kinh doanh, bộ phận
phục vụ cho quá trình sản xuất, bởi vì bộ phận này tiền lương của họ phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm của tổ đó sản xuất và tiờu thụ .
2) Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc nhằm đảm bảo cho người lao động có thể
hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian
tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật. Hiện nay Công ty có biên chế cho
việc dọn vệ sinh nơi làm việc ở một số công đoạn, điều này là cần thiết song có thể
kết hợp công nhân vừa đứng máy, đứng bỏn vừa dọn vệ sinh.
Trong các phân xưởng sản xuất phõn bún hiện tại công nhân Công ty chưa có
mũ bảo hộ lao động và khẩu trang…Công ty cần có đầu tư để trang bị bảo hộ lao
động cho công nhân, đặc biệt ở các tổ sản xuất chớnh, đóng bao bỡ mựi húa chất
và bụi rất khó chịu và độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
Mặt khác, do điều kiện làm việc trong nhà có mái tôn nên vào mùa hè, nhiệt
độ nơi làm việc rất cao. Mặt khác, hệ thống quạt máy của Công ty còn ít nên nhiệt
độ cao sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy, Công ty cần phải bổ sung hệ
thống quạt máy và nước uống cho người lao động để một mặt vừa khuyến khích
tinh thần làm việc của người lao động, mặt khác đảm bảo sức khoẻ, giảm căng
thẳng, mệt mỏi của người lao động.
3) Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.
Vì Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm nên công tác kiểm tra nghiệm
thu chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Công tác này có được thực hiện tốt thì
công tác trả lương của Công ty tốt được. Để làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu
sản phẩm Công ty cần hoàn thiện một số vấn đề sau:
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong tổ KCS.
- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trong từng
công đoạn sản xuất sản phẩm.
- Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng các máy móc thiết bị
chuyên dùng, hạn chế kiểm tra, nghiệm thu bằng kinh nghiệm, bằng mắt.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng: Đây là khâu quan

trọng nhất vì chỉ cần có một lỗi rất nhỏ là sản phẩm của Công ty sẽ bị
khách hàng đánh giá là không tốt và cũng để tránh tình trạng hàng bán bị
trả lại.
II) Hoàn thiện các chế độ trả lương sản phẩm.
1) Hoàn thiện chế độ trả lương sản phẩm tập thể.
1.1. Sử dụng quỹ lương:
Hiện nay, quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động chiếm 80%, còn lại là
20% là tiền thưởng cho người lao động vào các dịp lễ tết. Điều này là rất tốt vì tiền
lương so với tổng thu nhập chiếm tỷ lệ cao sẽ khuyến khích người lao động có
trách nhiệm hơn với công việc mình làm.
Thu nhập về tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập sẽ tránh được
tình trạng người lao động tìm kiếm nguồn thu nhập thêm không chính đáng khác.
Có thể nói rằng, việc sử dụng quỹ lương như vậy là có hiệu quả. Tuy nhiên, với
20% quỹ lương dùng làm tiền thưởng, cần sử dụng có hiệu quả hơn. Tiền thưởng
cho người lao động trong Công ty căn cứ vào phân loại lao động dựa trên các tiêu
chuẩn phân loại và hệ số tiến thưởng cụ thể như sau:
• Đạt tiêu chuẩn loại A: Hoàn thành khối lượng công việc và chất lượng
được giao; thực hiện đúng mức vật tư, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; đảm bảo
số giờ công, ngày công theo quy định; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế
của đơn vị.
• Đạt tiêu chuẩn loại B: Thực hiện thiếu 1 chỉ tiêu 2 hoặc 3 hoặc 4. Mức
thưởng = Loại A x 0,6.
• Đạt tiêu chuẩn loại C: Thực hiện thiếu 2 chỉ tiêu hoặc thiếu 1 chỉ tiêu 1.
Mức thưởng = Loại B x 0,3.
Không xếp loại lao động trong một số trường hợp như: không hoàn thành
nhiệm vụ công việc được giao; đạt năng suất, chất lượng quá thấp – dưới 50% so
với kế hoạch – làm mất mát, hư hỏng thiết bị, gây thiệt hại cho Công ty, làm mất
an toàn cho bản thân và cho người khác, nghỉ việc không có lý do nhiều ngày.
Tuỳ theo mức độ vi phạm và thiệt hại, ngoài việc bị cắt tiền thưởng, người
lao động còn bị phạt bồi thường thêm hoặc bị xử lý các hình thức kỷ luật khác.

Tiền thưởng với cách đánh giá như vậy sẽ không khuyến khích người lao
động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mà chỉ có tác dụng làm cho người lao
động thực hiện đúng nhiệm vụ công việc mình được giao. Để tiền thưởng thực sự
là yếu tố kích thích lao động, Công ty cần đề ra các tiêu chí thưởng cụ thể hơn cho
từng đối tượng về: điều kiện thưởng, mức thưởng…cụ thể như sau:
- Thưởng cho người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động và doanh số bỏn hàng.
- Thưởng cho người lao động sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu.
- Thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Thưởng cho người lao động thực hiện tốt nội quy, quy chế của Công ty.
- Thưởng cho người tham gia tốt vào các phong trào của Công ty.
Như vậy người lao động sẽ hiểu rõ mình phải làm gì và nỗ lực như thế nào để
có thể nhận được phần thưởng. Đồng thời tiền thưởng phải công bằng, kịp thời,
công khai thì mới phát huy cao sự khuyến khích cho người lao động, tạo ra phong
trào thi đua rộng khắp trong toàn Công ty. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả công việc của người lao động.

×