CÁC BƯỚC VÀ QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN HỒ SƠ
THIẾT KẾ MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC.
HỒ SƠ CỦA ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC.
A.MỞ ĐẦU:
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật; để thực hiện được chủ đề sáng tác của tác giả
phải sử dụng các phương tiện hoặc thể hiện chính xác để có thể biểu diễn được tác
phẩm.
- Đối với thơ ca: Con người cảm thụ được ý đồ của tác giả thông qua ngôn ngữ văn
học hay giọng thơ ngâm của nghệ sĩ. Như vậy, phương tiện “ mang tin” là chữ viết
– một dạng ký hiệu.
- Đối với âm nhạc: Chủ đề của bản nhạc được truyền cảm tới thính giả qua sự hoà
âm, phối khí của dàn nhạc dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng. Vởy để biểu diễn được
tốt, dàn nhạc phải có phương tiện mang tin là nốt nhạc và dấu nhạc.
- Đối với điện ảnh: ý đồ tư tưởng, chủ thể của vở kịch hay bộ phim từ tác giả
truyền cảm tới khán giả thông qua tình tiết biểu diễn của diễn viên. Để diễn viên
thể hiện được chuẩn xác, phải có các ký hiệu thể hiện, động tác, sự diễn cảm.
- Đối với lĩnh vực kiến trúc cũng như vậy: ý đồ sáng tác của kiến trúc sư ( tư duy
trìu tượng) được thể hiện bằng phương tiện kỹ thuật, tay nghề thành thạo của con
người và sự phối kết các loại vật liệu dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư và kỹ sư thi
công xây dựng. Để diễn đạt ý đồ sáng tạo phải có “ vật mang thông tin” - đó là đồ
án thiết kế kiến trúc. Vậy đồ án thiết kế kiến trúc là những bản vẽ trong đó có các
sơ đồ, hình vẽ, kí hiệu kỹ thuật, mĩ thuật, và phân thuyết minh, tính toán để diễn
đạt các yêu cầu của kiến trúc. Phần bản vẽ và phần thuyết minh có tác dụng hỗ trợ
cho nhau một cách đầy đủ chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
công trình.
B. HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng, vì trong
giai đoạn này người kiến trúc sư phải đầu tư suy nghĩ nhiều về mọi mặt:
- ý đồ tư tưởng chủ đạo về công trình.
- Xã hội học, tâm – sinh lý học của con người.
- Đặt điểm tính chất của công trình.
- Trình độ khoa học kỹ - thuật và các loại nguyên liệu.
- Tác động thẩm mĩ.
- Phong tục tập quán dân tộc.
- Các yêu cầu riêng biệt của địa phương nơi xây dựng.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn tổng hợp nhất, cần nhiều sáng tạo nhất để
đảm bảo cho công trình thoả măn các yêu cầu thích dụng, vững bền, mĩ quan cũng
như kinh tế. Giai đoạn này đóng vai trò quyết định chi phối các bước sau, như thiết
kế thi công xây dựng; nền móng; hệ kết cấu, cấu tạo, các hệ thống thiết bị kỹ thuật
và vật lý môi trường như : âm, quang, nhiệt, thiết bị vệ sinh..v..v..
I. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Công trình kiến trúc là một thực thể vật chất, dù nhỏ, dù lớn nó cũng chiếm
một diện tích, một không gian nhất định. Đó cũng là một tài sản lớn của xã hội nói
chung, thuộc quyền quản lý cụ thể của một cơ quan, một tập thể hoặc một cá nhân
để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của một con người trong xã hội. Cơ quan,
tập thể, hay cá nhân này được gọi là bên A. Còn Cơ quan, tập thể, hay cá nhân
nhận thiết kế được gọi là bên B. Giữa hai bên (A và B) phải phối hợp chặt chẽ với
nhau để lập được đồ án thiết kế kiến trúc – xây dựng công trình.
Những cơ sở để lập hồ sơ thiết kế gồm:
Bản nhiệm vụ thiết kế: là bản nêu những yêu cầu cơ bản đối với công trình cần
được thiết kế – xây dựng.
- Địa điểm dự kiến xây dựng công trình
- Các văn bản pháp luật và thể lệ về xây dựng.
- Kinh phí dự kiến để thiết kế và thi công công trình.
1. Bản nhiệm vụ thiết kế
Nhiệm vụ thiết kế là phần viết nêu lên được những yêu cầu cơ bản của bên
A về:
- Chức năng sử dụng, đặc điểm, tính chất về mặt hoạt động của công trình, căn cứ
vào tiêu chuẩn về diện tích, chiều cao của các phòng có trong các khối chức năng.
- Loại cấp công trình, độ bền lâu, cấp phóng hoả, số tầng cao quy định.
- Trang thiết bị kỹ thuật: hệ thống điện, cấp thoát nước, thông hơi, điều hoà không
khí.
- Dự kiến về kinh phí xây dựng công trình.
- Kế hoạch, thời gian thiết kế và xây dựng công trình.
- Bước lập nhiệm vụ thiết kế này có thể do bên A làm hoặc giao cho bên B làm để
bên A xem xét.
2. Địa điểm dự kiến xây dựng công trình
Ngày xưa, để xây dựng ngôi nhà trên mảnh đất nào đó, ông cha ta phải mời
“thầy địa lý” xem đất, đặt hướng để gia đình sống trong ngôi nhà đó được an
khang, thịnh vượng cho cả đời con cháu về sau. Điều này không chỉ là vấn đề thần
thánh hoá, mê tín dị đoan, mà người đời xưa cũng có kinh nghiệm lưu truyền mang
tính triết lý của khoa học nhân văn.
Ngày nay, kiến trúc sư sáng tác một công trình kiến trúc cũng cần chú ý đến
địa điểm xây dựng, thể hiện ở:
- Vị trí địa lý của khu đất xây dựng: Công trình kiến trúc được đặt ở nơi nào: thành
phố, nông thôn, miền núi, trung du, đông bằng hay ven biển… Vị trí địa lý có liên
quan đến nhiều yếu tố khác.
- Hình dáng, kích thước, địa hình ( có thể hiện “ đường đồng mức”) của khu đất
được thiết kế để xây dựng công trình.
- Hướng của khu đất xây dựng, định vị phương hướng tự nhiên ( đông, tây, nam,
bắc) phía trước, phía sau, bên phải và bên trái khu đất có ảnh hưởng đến sự chon
hướng của công trình, vì nó có ảnh hưởng của gió, nắng, bão, mưa, nhiệt trong các
mùa.
- Cơ sở hạ tầng: các tuyến giao thông, đường dây điện, đường ống cấp thoát nước,
mạng lưới thông tin, liên lạc.
- Các công trình đã xây dựng, nhà cửa, cây cối, hồ nước, sông ngòi, phong cảnh
thiên nhiên xung quanh nơi sẽ xây dựng công trình kiến trúc mới.
- Các tài liệu về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của khu đất xây dựng, cấu
tạo địa tầng, sức chịu tải của đất, mực nước ngầm.v.v.
- Tài liệu về khí tượng như: nhiệt độ ngoài trời ( Tmin, Tmax, Tbt) trong các mùa, độ
ẩm tương đối của không khí, gió (hướng gió, tốc độ gió có hoa gió của địa
phương), mưa (số ngày mưa, lượng mưa trung bình hàng năm, lượng mưa tối đa và
tối thiểu).
- Các số liệu về thiên tai như: bão, lụt, động đất, sóng ngầm, xoáy ốc, mưa đá .v.v.
các số liệu này do cơ quan chuyên ngành khí tượng vật lý địa cầu, khoa học về trái
đất cung cấp, có lưu ý đến kinh nghiệm lâu đời của nhân dân trong vùng.
- Tài liệu về vệ sinh công cộng của khu đất xây dựng, độ trong lành của không khí,
độ trong sạch của nước, ảnh hưởng của độ ồn, tính chất tiếng ồn, ảnh hưởng của
chấn động .v.v..
Ngoài những điều nói trên, người kiến trúc sư phải tìm hiểu phong tục tập
quán dân tộc, truyền thống văn hoá, nếp sống của nhân dân địa phương, cũng như
đặc điểm phong cách kiến trúc của địa phương nơi xây dựng để có thể sáng tạo
công trình kiến trúc mang sắc thái riêng biệt độc đáo, nhưng phù hợp với quan
điểm thẩm mĩ mới của thời đại mới. Vấn đề này có liên quan nhiều đến cái đẹp của
tác phẩm kiến trúc, chúng ta phải trách cái sơ lược nhưng cũng không qua cường
điệu để tránh xa vào chủ nghĩa hình thức hay chủ nghĩa thực dụng quá mức.
3. Các văn bản pháp luật và thể lệ về xây dựng
Người xưa có câu: “nhà phải có chủ”. Xác định quyền chủ sở hữu của từng
công trình kiến trúc là cần thiết. Nó liên quan đến những văn bản của pháp luật
cũng như thể lệ của ngành kiến trúc, xây dựng. Các văn bản đó là:
- Quyền sở hữu đất đai xây dựng: Xác định chủ quyền đất xây dựng thuộc nhà
nước, tập thể hoặc cá nhân – có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi tuỳ theo quy
định của thể chế xã hội.
- Giấy phép xây dựng: Quy định các điều luật về xây dựng do cơ quan quản lý xây
dựng, quản lý đô thị, các chấp hành chính cho phép.
- Các văn bản thuộc tiêu chuẩn quy phạm, quy định mà nhà nước đã ban hành.