Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn đa dạng hóa tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: ……………………………..
1.Tên sáng kiến:
Đa dạng hóa tiết giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường THPT bằng hình thức
trải nghiệm sáng tạo.
(Võ Thị Ánh Nguyệt, Trần Hoài Ngọc, Trần Thụy Huế Thanh,
Trần Quốc Khanh, Võ Thị Hoàng Châu, @THPT Mạc Đĩnh Chi)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục (dạy học và giáo dục học sinh).
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Nhận thức chung về vấn đề tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà
trường trung học phổ thông:
Công văn 7475/BGDĐT-GDTrH đã chỉ đạo rõ ngoài giờ lên lớp là một bộ
phận của quá trình giáo dục ở trường trung học phổ thơng. Đó là các hoạt động
được tổ chức định kì 2 tiết/1 tháng ở trên lớp, là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt
động dạy học ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm và niềm
tin của học sinh.
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức tiết NGLL ở các trường THPT cịn ít nhiều
bất cập, cần được quan tâm cải tiến trong thời gian tới nếu không tiết NGLL sẽ
không hiệu quả và trở nên nhàm chán đối với học sinh. Cụ thể là ở trường THPT
Mạc Đĩnh Chi, trong các năm học trước, hầu hết các tiết NGLL đều do giáo viên
chủ nhiệm tổ chức thực hiện. Các giáo viên chủ nhiệm họ không được đào tạo,
hướng dẫn thực hiện các tiết NGLL nên giáo viên mỗi người thực hiện một kiểu,
hay nói cách khác là họ khơng có chun mơn trong việc dạy các tiết NGLL.
Thậm chí có những giáo viên giao hẳn tiết đó cho học sinh tự chuẩn bị, trao đổi
thảo luận, nên nội dung giáo dục chưa được đảm bảo. Từ đó, nội dung tiết


NGLL trở nên qua loa, mang tính hình thức, khơng đảm bảo được mục tiêu giáo
dục của tiết NGLL. Điều này cũng làm xuất hiện tâm lí coi thường tiết NGLL ở
cả thầy và trị.
Đứng trước thực trạng đó, chúng tơi ln trăn trở phải làm sao để giáo viên
và học sinh đều hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của tiết NGLL mà có sự đầu tư và tổ
chức thực hiện một cách nghiêm túc như đối với một tiết học văn hóa. Có như
vậy, tiết NGLL mới đạt được hiệu quả giáo dục học sinh về các giá trị truyền
thống của dân tộc, những giá trị tốt đẹp của nhân loại; bổ sung, củng cố, nâng
cao, mở rộng kiến thức được học trên lớp; giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm
với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướng nghề cho bản thân;
0


đồng thời hình thành, hồn thiện các kĩ năng, năng lực cần có của học sinh như
năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp
tác và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt,
đánh giá để tự điều chỉnh và hồn thiện bản thân mình.
- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Ở mỗi năm học, chắc chắn mỗi trường đều có xây dựng kế hoạch tổ chức
dạy học NGLL gắn với các chủ đề giáo dục khác nhau. Cụ thể, ở trường THPT
Mạc Đĩnh Chi, năm học 2016-2017, nhà trường xây dựng kế hoạch dạy NGLL
với 9 chủ đề như sau:
+ Tháng 9 năm 2016: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Tháng 10 năm 2016: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
+ Tháng 11 năm 2016: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng
đạo.
+ Tháng 12 năm 2016: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
+ Tháng 01 năm 2017: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

+ Tháng 02 năm 2017: Thanh niên với lí tưởng cách mạng.
+ Tháng 03 năm 2017: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
+ Tháng 04 năm 2017: Thanh niên với hịa bình, hữu nghị và hợp tác.
+ Tháng 05 năm 2017: Thanh niên với Bác.
Các chủ đề này có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần bồi dưỡng nhân
cách và năng lực của học sinh hướng đến hình mẫu người thanh niên tiên tiến
trong thời kì đổi mới và hội nhập.
Tuy nhiên, tiết NGLL mỗi tháng hầu như chỉ được tổ chức tại phòng học, nội
dung chủ đề chủ yếu được triển khai với hình thức thơng tin tun truyền hoặc
trao đổi, thảo luận... mà thiếu các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Qua quá trình
theo dõi, hướng dẫn học sinh tham gia tiết học NGLL, chúng tôi nhận thấy:
- Hoạt động diễn ra chủ yếu là vai trò của người thầy từ khâu xây dựng kế
hoạch đến việc chuẩn bị nội dung, rồi truyền thụ nội dung trên lớp học.
- Nhiều học sinh tham gia tiết học với tâm thế bị bắt buộc nên các em thiếu
sự tích cực, chủ động trong việc học, thiếu tinh thần hợp tác, cộng đồng trách
nhiệm mà có thái độ né tránh, đùn đẩy, bỏ bê phần việc được giáo viên giao cho.
Nhiều học sinh không mang tập, sách, tài liệu khi tham gia tiết học NGLL, cho
nên kết quả tiết học chưa thật sự đạt như yêu cầu. Khi được giáo viên, cán bộ
lớp nhắc nhở, nhiều em cịn có thái độ khó chịu, thiếu thân thiện.
- Một số học sinh còn lo ra, khơng tập trung, thậm chí cịn vắng q nhiều
lượt khơng lí do trong giờ học NGLL.
- Sau mỗi chủ đề, tình trạng chán nản, tâm trạng nặng nề mong sao tiết học
mau hết thời gian.
Nói tóm lại, các tiết NGLL chỉ được thực hiện đúng chủ đề, đúng phân phối
chương trình, đúng kế hoạch đã đề ra, nhưng hiệu quả giáo dục thì khó đánh giá.
Nhận thức của học sinh về ý nghĩa hoạt động của tiết NGLL vẫn chưa cao.
1


- Phân tích ngun nhân:

Theo chúng tơi, có ba ngun nhân dẫn đến việc học sinh dù tham gia nhiều
chủ đề của hoạt động NGLL song ý thức về việc học bộ môn này chưa cao.
Thứ nhất là việc phân công xây dựng kế hoạch NGLL từng tháng của nhà
trường. Đầu năm học, Ban Giám Hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL
chung cho cả năm. Sau đó, các GVCN dựa vào kế hoạch này mà xây dựng kế
hoạch hoạt động NGLL từng tháng, theo từng chủ đề và theo từng khối lớp. Mỗi
tháng, một đại diện GVCN ở mỗi khối lớp sẽ xây dựng một kế hoạch NGLL
chung cho cả khối. Các GVCN cịn lại căn cứ vào đó mà thực hiện. Các tháng
sau, các GVCN khác sẽ xây dựng kế hoạch, cứ luân phiên nhau cho đến hết năm
học. Việc phân cơng như thế dẫn đến tình trạng đơi lúc GVCN qn mình phải
xây dựng kế hoạch NGLL của tháng nào, dẫn đến chậm trễ trong việc xây dựng
và triển khai kế hoạch. Thời gian tổ chức thực hiện trở nên gấp gáp, cho nên
GVCN và học sinh của các lớp khơng có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết NGLL.
Mặt khác, các GVCN khi xây dựng kế hoạch NGLL mỗi tháng ở mỗi khối cũng
có ít khi mạnh dạn đổi mới phương pháp thực hiện nội dung chủ đề, mà thường
hay chọn các hình thức tổ chức quen thuộc, ít sáng tạo, dẫn đến trùng lắp ý
tưởng, cách thức thực hiện. Cho nên tiết NGLL trở nên đơn điệu mà thiếu chiều
sâu, thiếu đổi mới, sáng tạo nên chưa thật sự hấp dẫn, thu hút HS. Từ đó HS
thiếu hứng thú, hay lo ra, thiếu chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động
NGLL. Thái độ thiếu tập trung của học sinh dễ gây tâm lí khó chịu ở giáo viên,
dẫn đến những lời la rầy, quở trách thậm chí “hâm dọa”, khiến khơng khí buổi
học thật căng thẳng, giáo viên thì nơn nóng, bực dọc cịn học sinh hoặc là thờ ơ,
hoặc học với thái độ gượng ép, chán nản.
Thứ hai là về phía GVCN. Một số GVCN, đến hẹn lại lên cứ vào cuối mỗi
tháng là phải đối mặt với lớp chủ nhiệm của mình qua tiết NGLL được tổ chức
rập khuôn theo kế hoạch, theo hình thức truyền đạt ngay trên lớp học của mình,
mà chưa dành thời gian chuẩn bị đầu tư xây dựng tiết học dưới hình thức là các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với chủ đề.
Thứ ba là về phía học sinh. Một số học sinh tỏ thái độ lười biếng, khơng
ham thích tiết sinh hoạt NGLL này, hoặc tham gia tiết học để có mặt khi GVCN

điểm danh, thậm chí có em sẵn sàng nhờ phụ huynh xin phép vắng tiết học
NGLL. Các em học sinh không nhận thức được hoạt động NGLL ở trường chính
là góp phần bảo vệ và phát huy về các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu
được những giá trị tốt đẹp của nhân loại ta, đồng thời qua các chủ đề này nó cịn
bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức của những vấn đề của cuộc sống
trong xa hội ngày càng phát triển như hiện nay.
- Sự cần thiết đề xuất giải pháp mới:
Nhận thức những hạn chế cùng những nguyên nhân trên, đồng thời từ kinh
nghiệm đúc kết được trong công tác chủ nhiệm, chúng tôi thấy rằng để học sinh
tham gia tiết học NGLL ngày càng đơng đủ hơn, tự giác hơn, nhiệt tình, tích cực
hơn; tiết sinh hoạt đạt hiệu quả cao hơn, khơng khí học tập vui vẻ hơn; và quan
2


trọng nhất là sau các tiết học gắn với mỗi chủ đề trên tháng , tình trạng trốn tiết,
bỏ tiết, học cho có mặt… trong tiết học NGLL ở trên lớp ít tái diễn hơn thì việc
giáo dục NGLL cho các em là việc rất cần thiết. Làm sao để HS nhận thức sâu
sắc, tiết học NGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học ở trên lớp,
là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và
hành động, góp phần hình thành tình cảm và niềm tin của học sinh. Từ suy nghĩ
trên, chúng tôi chọn đề tài “Đa dạng hóa tiết giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường
THPT bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
* Mục đích của giải pháp:
Nghiên cứu đề tài này, bản thân chúng tơi muốn góp một phần nhỏ kinh
nghiệm của mình để chia sẻ cùng đồng nghiệp cách thu hút học sinh tích cực
tham gia đầy đủ các tiết học NGLL. Chúng tơi mong muốn qua những giờ học
đó, các em có được thêm chút kiến thức bổ ích (nhận thức); có những tình cảm,
mối quan tâm đến các vấn đề xã hội hiện nay (thái độ, hành vi); có những kĩ
năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia

(kĩ năng); có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về lịch sử văn hóa dân
tộc mà dân tộc ta đã phát huy và gìn giữ từ bấy lâu nay và có những hành động
thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
*Nội dung giải pháp:
- Tính mới:
+ Đa dạng hóa tiết NGLL biến giờ học tập nhàm chán, mệt mỏi, căng thẳng
trở nên vui tươi, nhẹ nhàng như là một buổi sinh hoạt khóa về các vấn đề của xã
hội hiện nay gắn với từng chủ đề hàng tháng. Bằng phương pháp giáo dục trực
tiếp, GVCN giúp học sinh có thêm nhiều thông tin, kiến thức về xã hội, kết hợp
rèn luyện kĩ năng giao tiếp, từ đó các em có tình cảm u q, tơn trọng con
người, xã hội và đất nước mình nhiều hơn, có ý thức hành động và hành động
chính chắn hơn trước những vấn để nảy sinh của xã hội trong thực tế cuộc sống,
đồng thời xóa bỏ tư tưởng, quan niệm tiết học NGLL là tiết học phụ, tiết khơng
chính khóa…
+ Thơng qua các hoạt động NGLL với phương châm cùng học, cùng trải
nghiệm thực tế, góp phần nâng cao tinh thần đồn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau
trong nhiệm vụ học tập cũng như trong sinh hoạt tập thể và đời sống hàng ngày
của học sinh.
+ Việc sưu tầm, nghiên cứu tài liệu giúp giáo viên có thêm nhiều kiến thức
thực tiễn hơn để dạy bộ môn học này, bộ môn mà chúng tôi chưa một lần được
đào tạo bài bản. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục ở lớp chủ nhiệm.
+ Việc GVCN khơng đứng ở vị trí người chỉ huy mà cùng học, cùng trải
nghiệm với HS sẽ giúp giáo viên gặp nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt tâm lí,
tính cách của học sinh, thiết lập được mối quan hệ thân thiện, gần gũi hơn giữa
thầy và trò.
3


+ Có sự phân tích, đánh giá tâm lí HS, nhất là ý thức của HS đối với tiết

học ngoại khóa và vai trị, vị trí của người GVCN trong việc giảng dạy bộ môn
không được đào tạo theo chuyên ngành.
- Cách thực hiện:
Trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến, khi thực tiết học NGLL, GVCN và
HS thường tiến hành theo trình tự như sau:
+ GVCN mỗi lớp triển khai tổ chức tiết NGLL từng tháng dựa vào kế
hoạch NGLL mà đại diện GVCN của mỗi khối lớp đã xây dựng.
+ GVCN hướng dẫn HS và giao luôn nhiệm vụ cho lớp trưởng, các tổ, hoặc
những cá nhân năng động chuẩn bị nội dung theo kế hoạch và thời gian chuẩn bị
cho tiết học NGLL (Nhà trường không xếp lịch thực hiện tiết NGLL cố định
hàng tháng, mà cho GVCN và lớp linh động tổ chức, thường là tổ chức vào tuần
thứ 3 hoặc tuần thứ 4 của tháng). Cách thức tổ chức thực hiện chủ yếu là thuyết
trình, thảo luận hay tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ xoay quanh nội dung chủ
đề của hoạt động.
+ GVCN nhắc nhở HS có mặt theo đúng thời gian qui định.
+ Trong tiết học NGLL, GVCN điểm danh, chia tổ, nhóm để hoạt động
theo nội dung kế hoạch như đã phân cơng.
+ GVCN quan sát, điều khiển HS trình bày nội dung các hoạt động theo kế
hoạch, cuối tiết học GVCN nhận xét đánh giá kết quả tiết học và cho học sinh
ra về.
Như vậy, với cách tổ chức tiết NGLL như thế này, vai trò của GVCN chủ
yếu là điều hành, theo dõi, quản lí HS nhằm đảm bảo được tiết NGLL thực hiện
đúng thời gian, phân phối chương trình mà chưa quan tâm nhiều đến xây dựng
kĩ lưỡng về mặt nội dung, đầu tư về cách thức tổ chức sao cho vừa phù hợp vừa
mới mẻ, sáng tạo, thu hút để tiết NGLL có được khơng khí sơi nổi, vui tươi, phát
huy được tinh thần tự giác, ý thức, ham học hỏi của tuổi trẻ.
So với cách làm cũ này thì ở cách làm mới – tổ chức tiết NGLL bằng hình
thức hoạt động nghiệm sáng tạo, vai trị của GVCN có những thay đổi, cải tiến
như sau:
- Trước khi tiến hành tiết học NGLL, GVCN cần:

+ Chủ động, linh động xác định thời thực hiện tiết NGLL mỗi tháng, tránh
tình trạng thời gian thực hiện được thơng báo gấp gáp, thầy và trò thiếu sự chuẩn
bị chu đáo cho tiết học.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu thật kĩ nội dung chủ đề để xác định phương pháp tổ
chức thực hiện phù hợp, đồng thời linh hoạt lựa chọn địa điểm tổ chức thích
hợp, khơng nhất thiết lúc nào cũng tổ chức tại phòng học.
+ GV chú trọng xây dựng tiết học NGLL dưới hình thức là các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo phù hợp với chủ đề tháng.
- Trong khi tiến hành hoạt động, bên cạnh việc quản lí sĩ số, điều khiển buổi
học thực tế, GVCN cịn thực hiện vai trò là đồng hành với HS, là hạt nhân tạo
tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi, tích cực của tiết học.
4


Sau đây là phần minh họa cụ thể các công việc cần thực hiện của GVCN để
thực hiện một tiết NGLL bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề hàng
tháng:
- Bước 1: Sau khi nhận được sự phân công từ BGH của nhà trường về việc
xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL của cả năm học, các GVCN trong khối lớp
cần họp lại để bàn bạc, thống nhất thời gian, nội dung, địa điểm, hình thức,
phương pháp tổ chức thực hiện trong từng tháng.
- Bước 2: GVCN suy nghĩ, lựa chọn hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù
hợp với chủ đề NGLL của tháng để tổ chức tiết NGLL theo hình thức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo. Ví dụ cụ thể như sau:
Tháng
Chủ đề
Thời
Địa đểm tổ
Hình thức hoạt động
lượng/ lớp

chức
trải nghiệm sáng tạo
9
Thanh niên học - 2 tiết/ 4 - Hội trường - Diễn đàn: ‘Vai trò của
tập, rèn luyện vì lớp
của trường. thanh niên trong sự
sự nghiệp cơng (kết hợp tổ
nghiệp cơng nghiệp
nghiệp hóa, hiện chức chung
hóa, hiện đại hóa đất
đại hóa đất nước. cho 4 lớp)
nước”.
- 2 tiết/ 1 - Địa điểm
lớp
ngoài nhà - Tổ chức cho HS tham
trường
quan khu cơng nghiệp
Giao Long để tìm hiểu
về các cơng ty, xí nghiệp
tại đây.
10
Thanh niên với 2 tiết/ 1 lớp
Tại lớp
- Trị chơi hái hoa dân
tình bạn, tình u
chủ hoặc trị chơi ơ chữ.
và gia đình
- Thi tìm hiểu Luật hơn
nhân gia đình, Luật
bình đẳng giới…

- Thi báo tường hoặc
diễn tiểu phẩm theo chủ
đề tình bạn, tình yêu và
sức khỏe sinh sản trong
HS.
11
Thanh niên với 2 tiết/ 1 lớp Phòng học, - Cuộc thi sáng tác thơ,
truyền
thống
phòng
vẽ tranh, làm thiệp hoặc
hiếu học và tôn
truyền
thi văn nghệ (hát, múa,
sư trọng đạo
thống đoàn kịch…)
thanh niên
- Tổ chức hoạt động
“Một giờ làm giáo viên”
để HS đóng vai thầy cơ
giải quyết các tình
huống sư phạm.
12
Thanh niên với 2 tiết/4 lớp - Hội trường - Diễn đàn: Thanh niên
5


sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ
Tổ quốc


2 tiết/ 1 lớp

- Địa điểm
ngồi nhà
trường

1

Thanh niên với 2 tiết/4 lớp
việc giữ gìn bản
sắc dân tộc

Sân
khấu
của
hội
trường

2

Thanh niên với lí 2 tiết/4 lớp
tưởng cách mạng

Hội trường.

2 tiết/1 lớp
3

Thanh niên với 1 buổi

vấn
đề
lập
nghiệp

Ngoài nhà
trường

và việc thực hiện nghĩa
quân sự; hoặc Biển đảo
quê hương.
- Gặp gỡ, giao lưu với
một cựu chiến binh ở
địa phương.
- Tổ chức quét dọn,
chăm sóc khu thờ liệt sĩ
xã An Hóa hoặc thăm
nhà bà mẹ Việt Nam anh
hùng hoặc người có
cơng với cách mạng.
- Tổ chức tham quan các
di tích lịch sử trong
huyện, tỉnh, bảo tàng
tỉnh.
- Thi:
+ Thuyết minh về văn
hóa của các dân tộc trên
đất nước Việt Nam.
+ Trình diễn thời trang
của một số dân tộc.

- Xây dựng tiểu phẩm,
tình huống giáo dục với
chủ đề văn hóa học
đường.
- Giao lưu gặp gỡ, đối
thoại với những đảng
viên giáo viê của trường
hoặc các đảng viên học
sinh tiêu biểu của trường
đang là sinh viên hoặc
đã đi làm.
- Tổ chức trò chơi lớn
“Các chặng đường lịch
sử cách mạng”.
- Đi tham quan thực tế
tại các trường cao đẳng,
đại học trong và ngoài
tỉnh.
- Tham quan, học hỏi
các mơ hình thanh niên
khởi nghiệp.
6


2 tiết/4 lớp

4

Thanh niên với 2 tiết/4 lớp
hịa bình, hữu

nghị và hợp tác.

5

Thanh niên với 2 tiết/4 lớp
Bác.

- Tổ chức cuộc thi tìm
kiếm ý tưởng khởi
nghiệp, thuyết trình ý
tưởng khởi nghiệp.
- Hội trường - Thi: Tìm hiểu mối
quan hệ giữa Việt Nam
và các nước trong khu
vực và thế giới.
- Sân trường - Tổ chức hoạt động trò
chơi dân gian.
Hội trường Thi kể mẫu chuyện
chuyện về Bác Hồ hoặc
thi hát về Bác.

Bước 3: Trong quá trình thực hiện trải nghiệm ở từng chủ đề, GVCN cũng
cần cho HS chơi một số trò chơi nhỏ, một số tiết mục văn nghệ, giải lao… Tùy
theo chủ đề và địa điểm tổ chức GVCN có thể chủ động phối hợp với nhà
trường, các đồn thể, các GVCN dạy cùng khối hỗ trợ về kinh phí và nhân lực,
chẳng hạn như khi đi tham quan thực tế ở những địa điểm xa trường.
Bước 4: Trước khi kết thúc mỗi chủ đề NGLL, GVCN cần có những nhận
xét, rút kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện, đồng thời trao đổi, lắng nghe ý
kiến, cảm nghĩ của HS để tiết NGLL sau sẽ tốt hơn.
Sau đây là minh họa cụ thể các bước thực hiện chủ đề NGLL tháng 3

“Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc nhận thức
được vấn đề lập nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên,
giúp các em có định hướng quan trọng cho cuộc sống sau này. Vì vậy, việc tham
quan các trường đại học hay các mơ hình lập nghiệp ở quê hương là điều cần
thiết, gắn với tinh thần “Đồng Khởi khởi nghiệp”.
Bước 1: Tham vấn cùng BGH, phối hợp với Đoàn trường thảo luận với các
GVCN cùng khối xây dựng kế hoạch cho chuyến tham quan thực tiễn:
 Chọn địa điểm cho HS tham quan (trường Cao Đẳng Bến Tre, trường Cao
đẳng nghề Bến Tre,… hoặc mơ hình khởi nghiệp như mơ hình trồng cây đinh
lăng của anh Võ Minh Nhựt, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, mô hình khắc chữ
trên trái dừa của anh Huỳnh Thanh Tâm (ngụ thị trấn Châu Thành, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre…)
 GV liên hệ với địa điểm đã chọn, sắp xếp thời gian hợp lí và thơng báo
cho HS có sự chuẩn bị cho chuyến đi.
Bước 2: Trong quá trình đi thực tiễn GV cùng HS tìm hiểu và ghi nhận các
kinh nghiệm; GV sẽ đặt ra các câu hỏi để HS tự định hướng cho bản thân như
cảm nhận của HS về ngành nghề thế nào? có phù hợp với mình khơng? có khả
năng phát triển khơng? có những thuận lợi và khó khăn nào?...

7


Lớp

11B1
11B2
11B3
11B4

Bước 3: Sau chuyến đi, giáo viên cho HS trình bày những vấn đề ghi nhận

được về chuyến đi, giáo viên rút kinh nghiệm và giúp học sinh rút ra các bài học
bổ ích.
Như vậy, với cách thức mới này, buổi học NGLL diễn ra với tính chất của
một buổi sinh hoạt ngoại khóa về giáo dục. Các HS vừa được cung cấp những
kiến thức về bổ ích từ mỗi chủ đề thông qua các cuộc thi, diễn đàn, thảo luận,
văn nghệ…. mà GVCN khéo léo cung cấp, vừa trực tiếp thực hành các kĩ năng
giao tiếp hiệu quả. Nhờ đó, số lượng HS tham gia các tiết học NGLL đầy đủ
hơn; thái độ, tinh thần học tập, tham gia tích cực, tự giác, vui vẻ hơn. Ý thức về
mơn học này của HS được nâng cao.
Sau đây là bảng so sánh việc tham gia tiết học NGLL của bốn tập thể lớp
trước và sau khi tổ chức đa dạng hóa các tiết NGLL bằng hình thức trải nghiệm
Năm học 2016-2017: tổ chức tiết học NGLL tổ chức bình thường trên lớp
học.

HS vắng tiết NGLL
số Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề
tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng tháng Tháng Tháng
9
10
11
12
1
2
3
4
5
40 2
1
2
2

1
2
1
4
4
38 1
3
1
2
1
2
1
3
3
38 1
2
1
1
2
1
2
3
4
40 2
1
2
1
1
2
1

4
3
Năm học 2017 -2018 tổ chức tiết NGLL bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo

Lớp

12B1
12B2
12B3
12B4


số

HS vắng tiết NGLL
Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề
tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
9
10
11
12
1
2
31 0
0
0
0
0
0
41 1

0
1
0
1
0
40 1
1
1
1
0
1
42 2
1
0
1
1
0

Chủ đề Chủ đề Chủ đề
tháng Tháng Tháng
3
4
5
0
0
0
0

Bảng khảo sát thái độ của HS khi tham tiết học NGLL sự đa đạng về địa
điểm và hình thức trải nghiệm thực tế.

Lớp

Sỉ số

Thích cách thức tổ chức tiết
NGLL theo hình thức trải
nghiệm sáng tạo

12B1

31

31

Muốn GVCN tiếp tục đổi
mới tổ chức NGLL theo
hình thức trải nghiệm sáng
tạo
31
8


12B2
41
41
41
12B3
40
40
40

12B4
42
42
42
3.3 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
- Về phía học sinh, thơng qua buổi học NGLL bằng hình thức trải nghiệm
sáng tạo, trải nghiệm thực tế, các em có thêm những hiểu biết từ thực tiễn xã
hội, đồng thời biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các tình
huống, những thách thức của vấn đề xã hội. Đồng thời có ý thức trách nhiệm
nghĩa vụ hơn đối với quê hương đất nước nơi mình tham gia học tập và sinh
sống. Từ đó góp phần hình thành cho học sinh một nhân sinh quan đúng đắn,
một thái độ học tập tiết học hay buổi học một cách nghiêm túc và tích cực.
- Về phía giáo viên, có thêm nhiều cơ hội bồi bổ thêm kiến thức, trau dồi
năng lực, trình độ chun mơn của mình, bên cạnh đó góp phần đổi mới phương
pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
- Về phía nhà trường, hoạt động NGLL đa dạng về hình thức nhất là đối với
những chủ đề được đi trải nghiệm thực tế và được tổ chức hiệu quả, nhà trường
có thêm những mối quan hệ xã hội ngày càng nhiều giúp cho việc thực hiện xã
hội hóa giáo dục được thuận lợi hơn.
- NGLL dạy và học có hiệu quả giúp cho GVCN đạt được mục đích cũng
như kết quả giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất và đúng với mục đích
của chương trình mang lại.
3.4. Khả năng ứng dụng triển khai :
Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng trong các trường THPT
trên đại bàn tỉnh Bến Tre.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: khơng có.
- Bản tính tốn: khơng có.
- Các tài liệu khác: khơng có.

* Phụ chú: Các từ viết tắt:
- GV: giáo viên
- GVCN: giáo viên chủ nhiệm.
- HS: học sinh.
- NGLL: ngồi giờ lên lớp.
- THPT: trung học phổ thơng.
Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2018

9



×