Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn khai thác tài liệu tiểu sử nguyễn ái quốc trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 – 1930, lớp 12 thpt ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.27 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
tr-êng thpt Yªn LẠC 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên SKKN: Khai thác tài liệu tiểu sử Nguyễn Ái Quốc trong dạy học
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930, lớp 12 THPT- Ban cơ bản

Tác giả sáng kiến: Hồng Th Dịu
Mơn: Lịch sử
Mã sáng kiến: 28.57.02

Vĩnh Phúc, năm 2020


Hoàng Thuý Dịu

Tr-ờng THPT Yên Lạc 2

MC LC
Sáng kiến kinh nghiÖm

2


Hoàng Thuý Dịu

Tr-ờng THPT Yên Lạc 2

1. Li gii thiu ..................................................................................................... 4
2. Tên sáng kiến: ................................................................................................... 5


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ............................................................................... 5
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ............................................................................. 5
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ................................ 6
7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ........................................................................... 6
7.1.Cơ sở lý luận của đề tài. .................................................................................. 6
7.2. Cơ sở thực tiễn. .............................................................................................. 8
7. 3. Thực trạng việc khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật trong dạy học .......... 9
7.4. Một số phương pháp khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật lịch sử. ........... 15
7.4.1 Các nguồn khai thác. .................................................................................. 15
7.5. Nội dung cần khai thác trong tài liệu tiểu sử nhân vật................................. 16
7.6. Phương pháp sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử ......... 18
8. Những thông tin cần được bảo mật ................................................................. 21
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................ 21
Thực nghiệm sư phạm. ........................................................................................ 21
9.1. Mục đích. ...................................................................................................... 21
9.2. Nội dung. ...................................................................................................... 22
9.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm............................................................ 22
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được .............................. 22
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử ......................... 23
Phụ lục ................................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 27

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

3


Hoàng Thuý Dịu

Tr-ờng THPT Yên Lạc 2


1. Li gii thiu
B mơn lịch sử có đặc trưng riêng biệt so với các môn tự nhiên cũng như
so với các môn khoa học xã hội khác. Lịch sử là những việc rất cụ thể diễn ra
trong quá khứ, không lặp lại nguyên si, càng khơng thể “tái tạo” được trong
phịng thí nghiệm, bởi lịch sử gắn liền với không gian và thời gian xác định, với
những con người cụ thể. Nói đến lịch sử là nói đến tính cụ thể, tính duy nhất. Do
đó, trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông việc nhận thức lịch sử
không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ việc nắm bắt các sự kiện và tạo
biểu tượng lịch sử. Tạo biểu tượng là giai đoạn nhận thức cảm tính của q
trình học tập lịch sử; với những tư liệu cụ thể, giàu hình ảnh, tài liệu về tiểu sử
và hoạt động của nhân vật sẽ dựng lại chân dung nhân vật đó. Đồng thời giúp
giáo viên cụ thể hố kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, làm sáng tỏ sự kiện
lịch sử, góp phần tạo nên một bức tranh chân thực, sinh động về một sự kiện
lịch sử.
“Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”. Song khi khẳng định
vai trò của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác- Lênin khơng phủ nhận vai trị
của các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo và nhân vật kiệt xuất trong sự phát triển của
xã hội. Hoạt động của các nhân vật này hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp có ý nghĩa
thúc đẩy hay kìm hãm sự vận động của lịch sử trong giai đoạn nhất định. Do đó
“mỗi bài học lịch sử đều phải phác hoạ cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ
thể” (7, 57). Lịch sử là sản phẩm hoạt động của con người. Trong lịch sử khơng
thể vắng bóng con người. Hơn nữa cuộc đời hoạt động của các nhân vật lịch sử
luôn phản ánh một phương diện, một mức độ nhất định của lịch sử dân tộc, của
quần chúng nhân dân. Suy cho cùng, nhân vật sinh ra từ thời đại, từ dân tộc, từ
một tầng lớp dân chúng cụ thể. Cho nên, việc khai thác tiểu sử nhân vật cũng
cung cấp nguồn tài liệu, nguồn kiến thức quan trọng trong nghiên cứu, giảng
dạy, học tập mơn lịch sử. Nó góp phần tạo biểu tượng chân thực, chính xác về
nhân vật lịch sử để giúp học sinh hình thành khái niệm lịch sử.
Đổi mới tồn diện phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi phải kết hợp đồng

bộ, hiệu quả nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, một biện pháp quan trọng
là sử dụng tài liệu về tiểu sử và hoạt động của nhân vật lịch sử. Nhân vật lịch sử
là người thực, việc thực nên có sức thuyết phục học sinh. Nó có tác dụng sâu sắc
đến tâm tư, tình cảm, khơi dậy hứng thú, xúc cảm lịch sử, góp phần hình thành
nhân cách các em. Thông qua tài liệu tiểu sử giúp các em phát triển năng lực
nhận thức độc lập của mình.
Mặt khác, tài liệu tiểu sử nhân vật thường gần với câu chuyện lịch sử nên
dễ được học sinh tiếp nhận, say mê tìm hiểu. Nhờ đó mà hiệu quả và mục đích
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

4


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
giỏo dc t c ở mức độ cao. Khai thác tài liệu tiểu sử nhân vật để dạy học
lịch sử ở trường phổ thông là nguồn kiến thức hữu ích bổ trợ đắc lực cho SGK.
Nó làm cho q trình nhận thức của học sinh diễn ra nhanh chóng, giúp các em
hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930 có vị trí quan trọng trong tiến
trình lịch sử dân tộc, phản ánh giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến
khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Quá trình vận động cách mạng ấy gắn liền
với hoạt động của nhiều nhân vật tiêu biểu trong đó chúng ta thấy vai trò rất lớn
của Nguyễn Ái Quốc là một con người yêu nước vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời
mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Người đã đến được với chủ
nghĩa Mác-Lênin tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn và tích cực chuẩn
bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sư ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khắc hoạ chân dung của nhân vật này là phương pháp giúp học sinh cụ thể hoá
sự kiện lịch sử, nhằm tái hiện quá khứ một cách chân thực nhất.
Với những lí do trên tơi thấy cần thiết phải chọn đề tài này, xin được góp

phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT.
2. Tên sáng kiến:
Khai thác tài liệu tiểu sử Nguyễn Ái Quốc trong dạy học
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930, lớp 12 THPT- Ban cơ bản
3. Tác giả sáng kiến:
Người thực hiện: Hoàng Thuý Dịu.
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên lạc 2 – Huyện Yên lạc –
Tỉnh Vĩnh Phúc.
Điện thoại: 0986.903.808
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Hoàng Thuý Dịu Trường THPT Yên lạc 2 – Huyện Yên lạc – Tỉnh Vĩnh
Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Khai thác nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930 (SGK
lớp 12 THPT), sử dụng tài liệu, hoạt động của nhân vật Nguyễn Ái Quốc, xác
định những chi tiết trong tiểu sử có liên quan đến sự kiện lịch sử để khai thác và
sử dụng.
- Điều tra, quan sát thực tế ở trường phổ thông.
- Đề xuất một số phương pháp sử dụng tài liệu, hoạt động của nhân vật Nguyễn
Ái Quốc trong dạy học lịch sử Vịêt Nam giai đoạn 1919- 1930.
- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả thực hiện.

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

5


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2

6. Ngy sỏng kin được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày5 /11/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Cơ sở lý luận của đề tài.
7.1.1.Đặc trưng bộ môn.
Lịch sử được coi là “cơ giáo của cuộc sống”, là bó đuốc soi đường hướng
tới tương lai. Từ việc tìm hiểu quá khứ, con người rút ra được những bài học quí
báu cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, bộ mơn lịch sử có vai trị
quan trọng trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tồn
diện đủ Trí- Đức- Thể- Mĩ đáp ứng u cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ
môn lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh những hiểu biết sâu sắc về nhân
loại, về dân tộc mình từ buổi bình minh của lịch sử đến nay mà cịn góp phần
hình thành phát triển nhân cách, giáo dục tình cảm, phẩm chất đạo đức và năng
lực yêu nước, truyền thống dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho những
chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, như trên đã trình bày, trong trường phổ thơng, lịch sử là mơn học
có đặc trưng rất riêng biệt so với tất cả các mơn khác. Nếu các mơn KHTN như
Lý, Hố, nhà nghiên cứu trong những thời gian khác nhau có thể tạo ra các điều
kiện giống nhau để thực hiện những thí nghiệm giống hệt nhau từ cách tiến hành
đến kết quả thu được, thì với lịch sử khơng bao giờ có sự “diễn lại” nguyên si
ấy. Lịch sử là cái đã qua; về nhận thức, học sinh không thể quan sát sự kiện lịch
sử một cách trực tiếp; đây là một cái khó của dạy học lịch sử. Nó đòi hỏi người
giáo viên phải“tạo ra ở học sinh những hình ảnh chân thực, cụ thể và sống động
về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, việc khôi phục lại chân dung các nhân vật
lịch sử, những hoạt động của họ trong những điều kiện lịch sử cụ thể” (7, 42).
Lịch sử luôn ở trạng thái vận động, “là kết quả của con người theo đuổi những
mục đích nhất định…”Do đó, cùng một sự kiện lịch sử có vơ vàn ý kiến đánh
giá khác nhau. Mỗi thời đại, mỗi thế hệ, mỗi giai cấp, thậm chí mỗi sử gia lại có
nhìn nhận khác nhau về lịch sử khách quan. Việc lựa chọn để đưa vào sử dụng
tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là rất quan trọng.
Khai thác tiểu sử nhân vật nhằm làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử có liên quan

mang ý nghĩa thiết thực đối với học sinh. Sự hoạt động của các nhân vật này
phản ánh ở mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân.
Dấu vết của thời đại, hoàn cảnh đất nước, quê hương in đậm trong cuộc đời, sự
nghiệp của các nhân vật tiêu biểu. Có khi, cuộc đời hoạt động cách mạng của
một nhân vật lịch sử lại gắn liền với quá trình vận động cách mạng của dân tộc.
VD: cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử Việt
Nam từ thể kỷ XX trở đi.

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

6


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
Chớnh nh ngun ti liệu phong phú và giàu hình ảnh như trên đã kích thích
học sinh hứng thú, say mê học tập lịch sử, tái hiện được bức tranh sinh động về
quá khứ, về những “người thực, việc thực” đã tồn tại. Khai thác và sử dụng tiểu
sử nhân vật Nguyễn Ái Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 19191930, lớp 12 THPT giúp các em hình thành biểu tượng về Người: một vị lãnh tụ,
một người cộng sản chân chính, một tâm hồn và trí tuệ lớn lao, một con người
của những quyết định lịch sử, Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bác đã chiến đấu và hy sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân, để đặt nền móng
vững chắc cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Qua chân dung của
nhân vật Nguyễn Ái Quốc, giáo viên góp phần khắc sâu trong trí nhớ học sinh
những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam từ 1919-1930, đồng thời
giáo dục tư tưởng, tình cảm thúc đẩy hành động yêu nước trong cuộc sống.
7.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh.
Quá trình nhận thức của học sinh nói chung đều tuân theo quy luật từ nhận
thức đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện tượng đến bản
chất. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn theo quy luật của nhận thức: “Từ

trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận thức đối với sự vật, của nhận thức
đối với hiện thực khách quan” (11, 189). Nói cách khác, q trình nhận thức đến
biết và hiểu sâu sắc. Từ đó học sinh mới có thể phân tích, so sánh, đánh giá rút
ra kết luận về các sự kiện lịch sử. Sử dụng tài liệu về tiểu sử nhân vật để tạo
biểu tượng về nhân vật - về thực chất là giúp học sinh thực hiện tốt giai đoạn
nhận thức cảm tính.
Do đặc trưng của lịch sử nên nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp, con
người hiển nhiên là một bộ phận không tách rời của đối tượng nghiên cứu. Học
sinh nhận thức quá khứ trong bối cảnh hiện tại, vì thế, rất dễ bị rơi vào tình trạng
“hiện đại hố” lịch sử. Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức cũng tuân thủ
quy luật chung đó là: đi từ trực quan sinh động, song do lịch sử là những cái
diễn ra và không lặp lại nên không thể bắt đầu từ cảm giác và tri giác mà phải
nắm các sự kiện (về kinh tế, văn hố, chính trị…) để tạo biểu tượng lịch sử. Trên
cơ sở các nguồn kiến thức, hướng dẫn của giáo viên,..học sinh có biểu tượng
lịch sử cụ thể, quá khứ. Rồi từ biểu tượng mà hình thành khái niệm lịch sử. Như
vậy, muốn nắm khái niệm lịch sử phải có biểu tượng lịch sử chân thực, chính
xác. Rõ ràng, việc sử dụng tiểu sử nhân vật khơng chỉ góp phần tạo biểu tượng
sinh động, chính xác mà cịn giúp học sinh có cơ sở để hình thành khái niệm,
cuối cùng các em biết rút ra những quy luật, bài học cần thiết, tức là nắm vững
bản chất của sự kiện.

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

7


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
7.2. C s thc tiễn.

7.2.1. Tình hình chung.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Có nhiều ý
kiến khác nhau về việc nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, song việc thực
hiện và kết quả thực hiện các phương pháp đề xuất này vẫn chưa được xác nhận
rõ trong thực tế. Thực trạng của việc dạy học ở các trường phổ thông được điều
tra (thể hiện trong bài viết công bố trên tạp chí như: NCGD, Báo giáo dục và
thời đại….) có nhiều điều đáng cho chúng ta quan tâm. Kết hợp các tài liệu này
với điều tra tại chỗ, tôi rút ra mấy kết luận chủ yếu sau:
Về mặt tài liệu: SGK và SGV là nguồn tài liệu gần như duy nhất trong q
trình lên lớp, ngồi ra giáo viên và học sinh khơng cịn là một nguồn kiến thức
bổ sung nào khác. Đành rằng, SGK là tài liệu cơ bản đối với học sinh, đồng thời
là tài liệu đáng tin cậy của giáo viên trong soạn, giảng bài. Song, nó chỉ nêu
những kiến thức lịch sử cơ bản phù hợp với chương trình. Theo Đairi, bài giảng
khơng được thốt ly hồn tồn SGK, cũng khơng nên lặp lại. Nhưng ở các nhà
trường phổ thông, phần lớn giáo viên vẫn chỉ dựa vào SGK mà chưa chú trọng
vào việc mở rộng nguồn nhận thức, mở rộng các hình thức dạy học nhằm tích
cực hố hoạt động của học sinh.
Về mặt phương pháp dạy học lịch sử: Vẫn chưa xoá bỏ cách dạy cũ: Thầy
đọc, trò ghi. Nhiều GV chỉ làm nhiệm vụ của người “thông báo” nội dung SGK.
Học sinh lên lớp chỉ để nghe thầy nói, ghi lại lời thầy vào vở, sau đó học thuộc
và trả bài cho thầy. Rõ ràng phương pháp dạy học này không phát huy được tính
tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh, không gây được hứng thú cần
thiết cho các em trong học tập. Vì vậy, chất lượng bộ mơn không cao, việc dạy
học chưa đáp ứng được nhiệm vụ, u cầu và mục tiêu mơn học.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. Trong đó, ngun
nhân nổi bật là khơng ít giáo viên chưa nhận thức được tác dụng của tài liệu
tham khảo trong giảng dạy và học tập môn lịch sử, đặc biệt là tài liệu tiểu sử
nhân vật. Khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông là việc làm khá mới mẻ đối với nhiều giáo viên. Mặt khác,

việc sưu tầm nguồn tài liệu này cịn khó khăn, địi hỏi đầu tư nhiều thời gian
cơng sức.
Một số giáo viên có tâm huyết với nghề đã cố gắng đưa tài liệu tham khảo
vào dạy học lịch sử, trong đó có sử dụng tiểu sử nhân vật. Nhưng, họ lại thường
tỏ ra lúng túng khi chọn lọc khai thác chi tiết nào trong toàn bộ tiểu sử cuộc đời
và hoạt động của nhân vật để phục vụ những nội dung kiến thức cần truyền đạt
cho học sinh. Tiểu sử nhân vật gồm rất nhiều chi tiết, nhưng khơng phải chi tiết
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

8


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
no cú tỏc dng làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử mà học sinh cần lĩnh hội. Điều
này buộc giáo viên phải biết chọn lọc các chi tiết nào trong tiểu sử nhân vật vừa
cụ thể, chính xác, vừa phù hợp với nội dung kiến thức giảng dạy. Mặt khác, tài
liệu được lựa chọn đó phải hấp dẫn, ngắn gọn, xúc tích, đảm bảo thời gian một
tiết học, chỉ diễn ra trong vòng 45 phút.
7.2.2. Tình hình học tập mơn lịch sử ở trường Yên Lạc 2.
Qua thực tiễn công tác tại trường THPT n Lạc 2, tơi nhận thấy tình trạng
học sinh khơng hiểu rõ về lịch sử dân tộc cịn khá phổ biến. Nhiều em thuộc sử
Trung Quốc hơn Việt Nam, hiểu biết các nhân vật lịch sử Trung Quốc chính xác
và sâu sắc hơn nhân vật lịch sử Việt Nam. Khơng ít học sinh có thể kể chi tiết về
cuộc đời, sự nghiệp của Tào Tháo, Khổng Minh… nhưng lại khơng biết người
anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chính là Hoàng đế Quang Trung. Thực tế “cười ra
nước mắt” ấy khiến tác giả của đề tài không khỏi trăn trở, băn khoăn. Cũng có
thể thơng cảm cho các em vì các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh,
sách báo về nhân vật lịch sử Trung Quốc nhiều và hấp dẫn, thu hút được sự chú
ý của học sinh. Trong khi đó, tài liệu về nhân vật lịch sử Việt Nam chưa nhiều

,chưa phổ biến. Rất nhiều học sinh xếp Đào Duy Từ vào một trong 5 Đảng viên
ĐCS Việt Nam bị thực dân Pháp tử hình trong giai đoạn 1919-1945. Ở Xã
Nguyệt Đức có trường THPT Phạm Cơng Bình nhưng qua điều tra của chúng tơi
thấy có trên 50% số học sinh khơng biết ơng là ai...Điều này địi hỏi giáo viên
lịch sử phải đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử để nâng
cao sự hiểu biết của học sinh, dùng tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức cho
các em, trong đó đặc biệt quam tâm tới khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân
vật.
7. 3. Thực trạng việc khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông.
7.3.1 Sơ lược về đặc điểm lĩnh vực nghiên cứu.
* Đặc điểm chung:
Trong những năm gần đây, các tác giả trên thế giới (chủ yếu là Liên Xơ
trước đây và các nước XHCN) đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến
việc sử dụng tài liệu tham khảo cho GV và học sinh trong q trình dạy học. Về
phương pháp dạy học bộ mơn đã có một số hội nghị bàn về biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học lịch sử. Nhiều bài viết về chủ đề này được đăng trên các tạp
chí như “Nghiên cứu lịch sử”, “Nghiên cứư giáo dục”…Nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu đã nêu được các vấn đề lí luận và thực tiễn, biện pháp sư phạm
cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bài học.
Ở nước ngoài, vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có việc sử
dụng tài liệu tiểu sử nhân vật để cụ thể hoá sự kiện kịch sử được đề cập đến
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

9


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
trong nhiu ti liu (bài viết, sách…).Tiến sĩ khoa học Đairi trong cuốn “Chuẩn

bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã bàn về tính đa dạng của nguồn kiến thức và
sự cần thiết phải trang bị cho giờ học các phương tiện dạy học, sử dụng tài liệu
tham khảo khác như một nguồn kiến thức để cụ thể hoá kiến thức trong SGK
nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Ở Việt Nam, cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt
cũng đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử. Các tác
giả nhấn mạnh tài liệu tham khảo được sử dụng hợp lí sẽ trở thành nguồn kiến
thức cần thiết để hỗ trợ làm rõ SGK.
Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên và
Trần Văn Trị, đề cập đến việc sử dụng tài liệu tiểu sử và hoạt động của nhân vật
lịch sử với tư cách là tài liệu tham khảo, có tác dụng cụ thể hố một số sự kiện
lịch sử. Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng tài liệu tiểu sử, hoạt động của nhân
vật còn được dùng để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử đó.
Ngồi ra,việc sử dụng tài liệu tham khảo cịn được nói tới trong nhiều bài
viết trên các tạp chí, báo: Nghiên cứu giáo dục, Nghiên cứu lịch sử, Thơng tin
khoa học.
Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu không kể đến một số sáng kiến kinh
nghiệm của các đồng chí GV trong cả nước ít nhiều đã đề cập đến vấn đề sử
dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử ở các cấp học. Đây là những
tài liệu rất đáng lưu ý vì các tác giả chính là người trực tiếp giảng dạy bộ môn, là
chủ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu hay một
sáng kiến kinh nghiệm nào đi sâu vào việc khai thác tiểu sử và hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc nhằm cụ thể hoá một số sự kiện trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1919- 1930, lớp 12 THPT. Đây là nội dung sáng kiến kinh
nghiệm của tơi kế thừa và góp phần phát triển đề tài quan trọng này.
* Thuận lợi:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy có những thuận lợi cơ
bản như sau:
Một là, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đang được Bộ GD &

ĐT, Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc, các trường phổ thơng quan tâm khuyến khích
bằng nhiều hình thức. Điều này tạo động lực tốt cho giáo viên tìm tịi, sáng tạo
trong giảng dạy nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ môn.
Hai là, nhiều trường phổ thông được trang bị những phương tiện, thiết bị
dạy học hiện đại, có thể hỗ trợ tốt việc sử dụng tài liệu tiểu sử trong dạy học.
VD: máy chiếu giúp chiếu hình ảnh hoặc những thước phim đặc sắc về nhân
vật… Những trường cơ sở vật chất cịn thiếu thốn thì sử dụng tranh ảnh treo
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

10


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
tng kt hp vi lời kể hấp dẫn của GV hoặc học sinh (theo định hướng của
GV) cũng đem lại hiệu quả cao. Nói cách khác việc sử dụng tiểu sử nhân vật
trong dạy học lịch sử có thể tiến hành ở mọi trường phổ thông mà không cần yêu
cầu cao về cơ sở vật chất.
Ba là, trong thời đại bùng nổ thông tin, giáo viên và học sinh có rất nhiều
lựa chọn về “nguồn” khai thác về tiểu sử nhân vật: qua sách, báo, đài truyền
thanh, đài truyền hình, Internet..
Bốn là, tiểu sử nhân vật gần gũi với chuyện kể lịch sử, kể về những con
người, sự việc có thực nên rất thuyết phục, hấp dẫn và dễ gây hứng thú đối với
học sinh.
* Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi nêu trên, việc khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật
trong dạy học lịch sử cịn có những khó khăn nổi bật sau:
Thứ nhất, gần đây kết quả thi và các điều tra kiến thức của học sinh về
mơn lịch sử đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về chất lượng dạy - học bộ
mơn trong nhà trường phổ thơng. Do đó, dư luận xã hội, các cấp ngành, các nhà

trường đã có thay đổi tích cực trong quan điểm về tầm quan trọng của mơn lịch
sử. Tuy nhiên, nhìn chung đa số các trường đều chưa giành cho môn học này vị
trí xứng đáng. Sự hỗ trợ, khuyến khích, động viên với giáo viên và học sinh vì
thế mà kém thường xuyên.
Thứ hai, trong các mùa tuyển sinh khối C ngày càng rơi vào tình trạng
“rớt giá” vì học sinh khó chọn trường, chọn nghành lại khơng có những cơng
việc hấp dẫn sau khi ra trường. Bởi vậy, tâm lí dạy- học môn lịch sử là dạy môn
phụ- học môn phụ càng đè nặng lên tư tưởng giáo viên, học sinh, khiến giáo
viên khơng muốn tìm tịi phướng pháp giảng dạy mới.
Thứ ba, trong thời hiện đại các thông tin đến với mọi người qua rất nhiều
“kênh” khác nhau, rất dễ dàng, tuy nhiên có mặt trái là khơng phải thơng tin nào
cũng chính xác, nhất là thơng tin về nhân vật lịch sử. Nếu khơng có lập trường
vững vàng, kiến thức chắc chắn người tiếp nhận sẽ không phân biệt được đâu là
tài liệu xuyên tạc sự thật lịch sử, bơi nhọ danh dự, phủ nhận vai trị của nhân vật
lịch sử vì mục đích chính trị. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên là
phải định hướng học sinh, giúp các em biết “gạn đục khơi trong” tìm ra nguồn
tài liệu tin cậy phục vụ học tập.
Thứ tư, khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch
sử là công việc khã phức tạp địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức, tâm huyết và
năng lực sư phạm của giáo viên.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

11


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
7.3.2 Mt s tn tại trong việc khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Khai thác tiểu sử nhân vật nhằm cụ thể hoá các sự kiện lịch sử trong dạy
học. Tuy nhiên nếu không có phương pháp đúng đắn sẽ khơng đạt được mục
đích trên, nhiều giáo viên khi sử dụng loại tài liệu này thường mắc vào hai lỗi
phổ biến sau:
1. Chỉ trình bày tóm tắt về tiểu sử nhân vật như năm sinh, năm mất, quê
quán, cha mẹ, gia đình… theo kiểu thông báo. VD: Khi dạy về bài “Cách mạng
tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” ở lớp 10, giáo viên nhắc đến nhân vật
“Rôbexpie(1758-1794) sinh ra ở tỉnh Arat, miền Bắc nước Pháp trong một gia
đình luật sư. Ơng tốt nghiệp trường Luật Pari và người đứng đầu phái
Giacôbanh”. Đây là một thơng báo khơ khan, khơng có tác dụng giáo dục tư
tưởng đạo đức học sinh.Với cách giới thiệu này, giáo viên chưa thể tạo cho học
sinh biểu tượng về nhân vật Rôbexpie. Sau tiết học, các em quên ngay và việc
nhầm lẫn Rôbexpie với nhà cách mạng Anh hay Mĩ là điều khó tránh khỏi.
2. Giáo viên kể nhiều sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử, kể những chi tiết
có thực và cả những chi tiết hư cấu chưa được xác minh. Cách sử dụng tài liệu
tiểu sử như vậy thường khơng đạt được mục đích giáo dục mà chỉ để “mua vui”,
theo lối “kể chuyện rơng dài”, khiến học sinh có những hiểu biết sai lệch về
nhân vật và sự kiện lịch sử.
7.3.3 Một số vấn đề đặt ra trong việc khai thác và sử dụng tiểu sử nhân
vật trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Khi khai thác tài liệu tiểu sử trong dạy học lịch sử nói chung, theo tơi cần
lưu ý những điểm sau:
7.3.3.1 Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của
nhân vật kiệt xuất trong sự phát triển của lịch sử, xã hội.
7.3.3.2 Xác định được ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tài liệu tiểu
sử các nhân vật nhằm cụ thể hoá sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông về các mặt giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
7.3.3.3 Xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần kiến thức
trong giảng dạy. Trong khuôn khổ của đề tài là lịch sử Việt Nam giai đoạn
1919-1930 chương trình lớp 12 THPT ..

* Về vị trí, mục tiêu:
Giai đoạn 1919-1930 có vị trí rất quan trọng trong tồn bộ tiến trình phát
triển của lịch sử Việt Nam. Kiến thức giai đoạn lịch sử này chỉ được dạy trong
vòng 4 tiết và nằm trọn vẹn trong: phần hai- Lịch sử Việt Nam từ năm 19192000 với hai bài:

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

12


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
- Bi 12: Phong trào dân tộc và dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1925.
- Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.
Giai đoạn này gồm nhiều sự kiện, diễn biến quan trọng: đó là q trình
vận động sơi nổi, phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau trong phong trào
yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Ngày 3-2-1930 ĐCS Việt Nam được thành lập, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử dân tộc; chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh
đạo kéo dài suốt mấy thập kỉ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời với đường lối khoa học, đúng đắn đã mở ra tiền đồ tươi sáng
cho sự nghiệp cách mạng nước ta. Quá trình vận động thành lập Đảng gắn liền
với công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc và các nhà yêu nước lúc đó.
Nắm vững kiến thức cơ bản của giai đoạn 1919-1930 tạo cơ sở để học
sinh tiếp thu những kiến thức về lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến nay tốt hơn.
Qua học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 giáo dục tình cảm, tư
tưởng, phẩm chất đạo đức, niềm tin đối với sự thắng lợi của cách mạng Việt
Nam; đồng thời phát triển tư duy độc lập cho học sinh. Bởi vì thời kì này có
những sự kiện quan trọng thể hiện sự chuyển biến to lớn của xã hội Việt Nam

đưa tới những thay đổi quyết định trong phong trào giải phóng dân tộc theo con
đường đúng, hợp quy luật mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định.
Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1919-1930.
Thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất, dẫn đến sự ra đời của ĐCS Việt Nam 3-2-1930. Những nội dung chủ
yếu là:
- Tiền đề khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam từ khi chiến tranh thế
giới thứ nhất kết thúc. Đó là sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội
nước ta trước tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp.
Tính chất của xã hội Việt Nam có sự thay đổi từ xã hội phong kiến thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, với sự xuất hiện của nhiều tầng lớp xã hội mới.
Những mâu thuẫn xã hội chồng chéo nhưng nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp và mâu thuẫn
giữa các tầng lớp nhân dân lao động(chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong
kiến.
- Các phong trào cách mạng dân tộc Việt Nam từ năm 1919-1930 thể hiện sự
đan xen và đấu tranh giữa hai xu hướng cách mạng: xu hướng cách mạng theo
con đường vô sản và xu hướng cách mạng theo con đường tư sản. Đây là nội
dung chủ yếu của cuộc vận động cách mạng dân tộc Việt Nam trước khi Đảng
ra đời.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

13


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
- S phỏt trin tất yếu của cách mạng Việt Nam dẫn đến sự ra đời của ĐCS. Đó
là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước trong những năm 1930, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của cách

mạng Việt Nam.
7.3.3.4 Nắm rõ tiêu chí lựa chọn nhân vật tiêu biểu trong dạy học lịch sử.
Giai đoạn 1919-1930 trong lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vật nhưng trong
giới hạn của bài học chỉ có thể đi sâu hoặc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu
nhân vật Nguyễn Ái Quốc dựa theo các tiêu chí sau:
-Thứ nhất, lựa chọn nhân vật Nguyễn Ái Quốc có cuộc đời, hoạt động gắn
liền với sự kiện hoặc giai đoạn lịch sử nhất định; trên cơ sở đó, khai thác chi tiết
trong tiểu sử nhân vật nhằm cụ thể hố nội dung lịch sử dân tộc mà SGK khơng
có điều kiện làm rõ.
VD: Tiểu sử và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911- 1924 sẽ làm
sáng tỏ nội dung: “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc” trong bài 12, mục II.3.
- Thứ hai, khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật phải có ý nghĩa giáo
dục và tác dụng phát triển toàn diện học sinh.
Đất nước ta từ buổi đầu lập nước tới nay đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử.
Trong suốt hành trình dựng nước và giữ nước gian khổ mà rất đỗi hào hùng ấy
bao thế hệ người Việt Nam đã kiên cường chống ngoại xâm, bình nổi loạn, khai
sơn phá thạch, mở mang bờ cõi… làm cho đất nước ngày càng rực rỡ thắm tươi.
Giai đoạn 1919-1930 là một khoảng thời gian ngắn ngủi, có thể xem như một
“khoảnh khắc” nếu đem so với chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Tuy nhiên, thời gian này đã ghi bao chiến công anh hùng của các nhà yêu nước,
các nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ
XX, tiêu biểu là người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Khai thác tiểu sử nhân vật trong lịch sử VN giai đoạn 1919-1930 là một cách
để “ôn cố tri tân”, sùng niệm tiền nhân, làm gương cho hậu thế. Đây là nội dung
giáo dục chủ nghĩa yêu nước, khí phách anh hùng…cho học sinh trong nhà
trường hiện nay.
Như vậy, tìm hiểu tiểu sử nhân vật Nguyễn Ái Quốc trong dạy học lịch sử
giai đoạn này giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức, khắc phục tình trạng
hiểu biết nông cạn, mơ hồ về nhân vật; khơi dậy trong các em niềm tự hào dân
tộc, sự kính phục và lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến cuộc đời cho

đất nước. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của các em đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, việc tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của nhân
vật này cịn góp phần phát triển tư duy độc lập cho học sinh, giúp các em có cái
nhìn biện chứng, thế giới quan khoa học và thao tác tư duy độc lập.

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

14


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
ú l hai tiờu chí cơ bản nhất, ngồi ra cịn có một số điểm khác cần chú ý
như nhấn mạnh thêm về các nhân vật ở địa phương có liên quan; các nhân vật có
hành động anh hùng…
7.4. Một số phương pháp khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật lịch sử
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930, lớp 12 THPT.
7.4.1 Các nguồn khai thác.
Các tài liệu viết về nhân vật lịch sử vô cùng phong phú gồm cả những tác
phẩm văn học, sân khấu, sử học…ở đây chủ yếu chỉ xét các tác phẩm sử học.
Gồm các tài liệu:
- Sách báo viết về tiểu sử, cuộc đời, chiến công của các nhân vật lịch sử.
VD
+ “Theo gương những người cộng sản”( Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung
ương, Nxb Thanh niên, 1969)
+ “Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử Việt Nam” ( Chương Thâu, nxb
Chính trị quốc gia, 2002)
- Hồi ức, hồi kí của chính các nhân vật lịch sử được bản thân họ hay người khác
ghi lại, như cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Những chặng đường
lịch sử” ( Hữu Mai ghi, nxbChính trị quốc gia , 1994)

- Ngồi ra, cũng có thể khai thác tiểu sử nhân vật qua lời kể của chính nhân vật
đó thơng qua các buổi tiếp xúc, tổ chức nói chuyện lịch sử, hoặc qua lời kể của
người thân, bạn bè chiến đấu của nhân vật. Nguồn khai thác này đảm bảo tính
chân thực cao, song khó thực hiện được.
7.4.2 Phương pháp khai thác.
Nguồn khai thác tài liệu tiểu sử nhân vật phong phú vừa là thuận lợi, vừa là
khó khăn của giáo viên. Vì giữa rất nhiều tài liệu ấy, trong vô số chi tiết về cuộc
đời, hoạt động của nhân vật, cần lựa chon chi tiết nào phù hợp nhất với mục
đích, nội dung bài học. Điều đó yêu cầu giáo viên phải căn cứ vào SGK, xác
định sự kiện nào cần cụ thể hố, từ đó tìm ra chi tiết phù hợp trong tiểu sử nhân
vật có liên quan mật thiết đến sự kiện đó.
Khai thác tài liệu tiểu sử nhân vật cần nêu bật lên những đóng góp và cống
hiến tiêu biểu của nhân vật trên phương diện nhất định của lịch sử xã hội. Để
làm được điều này chúng ta có thể chia ra làm hai tuyến nhân vật sau:
- Nhân vật cách mạng: Là các nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
tiến bộ nói chung của cả một dân tộc, một nước, hay của cả nhân loại. Đó là
những vị lãnh tụ phong trào nơng dân, công nhân; những nhà khoa học hay
những chiến sĩ dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc…Với tuyến nhân vật này cần tập
trung khai thác những hành động cách mạng.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

15


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
- Tuyn nhõn vt phản cách mạng: là những nhân vật có ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển của lịch sử xã hội. hành động của nhân vật này thường làm
chậm lại thậm chí kéo lùi sự vận động của lịch sử của một nước hay của cả nhân

loại. Với tuyến nhân vật này cần tập trung khai thác vào những hành động phản
cách mạng. VD: nhân vật Hitle, Mutxolini…( thế giới); Kiều Cơng Tiễn, Trần
Ích Tắc..( Việt Nam)
Ngồi ra, giáo viên và học sinh có thể chia làm nhiều nhóm nhân vật lịch sử
tiêu biểu cho các lĩnh vực hoạt động, đóng góp hay ảnh hưởng của họ. VD:
- Nhóm 1: Các nhân vật thuộc lĩnh vực chính trị, quân sự gắn liền với một thời
đại lịch sử tiêu biểu, thuộc giai cấp thống trị.
- Nhóm 2: Các lãnh tụ của phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao
động chống áp bức,bóc lột, tiêu biểu như Hồ Chí Minh.
- Nhóm 3: Các nhà khoa học, phát minh, sáng chế, các danh nhân văn học nghệ
thuật, các nhà tư tưởng..
Việc chia các tuyến nhân vật thành các tuyến, nhóm giúp giáo viên lựa chọn
được những chi tiết trong tiểu sử nhân vật phù hợp với nội dung bài giảng, đồng
thời giáo viên cũng thuận lợi hơn trong việc xác định phương pháp sử dụng tiểu
sử nhân vật nhằm cụ thể hoá sự kiện.
7.5. Nội dung cần khai thác trong tài liệu tiểu sử nhân vật Nguyễn Ái
Quốc để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930, lớp 12 ban Cơ bản.
7.5.1. Nguyễn Ái Quốc (1890- 1969). Tiểu sử, quá trình tìm đường cứu
nước và sự chuyển biến trong nhận thức, hành động cách mạng.
Sử dụng để cụ thể hoá các sự kiện lịch sử trong dạy bài 12, mục II.3. Hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc. (SGK, Tr81- 82).
Nguyễn Ái Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19-5- 1890 ở làng
Trù quê mẹ, cách quê nội là làng Kim Liên 2km. Cả hai làng đều thuộc xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người lớn lên trong một gia đình trí thức
nghèo u nước, nguồn gốc nơng dân. Thửơ nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau
đó đổi là Nguyễn Tất Thành.
Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thất bại của hàng
loạt phong trào yêu nước ngay trên xứ Nghệ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX, Nguyễn Tất Thành đau đáu trong lịng suy nghĩ phải làm gì để cứu nước.
Người nhận thấy rõ - bằng tư duy sắc sảo của bản thân- những sai lầm về đường

lối đấu tranh của các nhà yêu nước đương thời, Nguời quyết tâm ra đi tìm con
đường cứu nước mới. Ngày 5- 6- 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà
Rồng trên con tàu Latusơ Tơrevin, mở đầu cuộc hành trình mấy chục năm đầy
gian lao vất vả, hiểm nguy..để đem ánh sáng chân lí cách mạng về giải phóng
dân tộc mình.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

16


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
Bụn ba qua nhiu châu lục, Nguyễn Tất Thành trở thành một người lao động
thực sự tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, tuy phải vất vả kiếm sống nhưng vẫn
khơng qn mục đích chính của mình là tìm đường cứu nước.
Ngày 18- 6- 1919, Nguyễn Tất Thành lúc này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc,
thay mặt người Việt Nam yêu nước sống tại Pháp gửi tới Hội nghị Vecxai bản
“Yêu sách 8 điều” đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ,
quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tuy bản u sách khơng được chấp
nhận, nhưng địn tấn cơng trực diện đó của nhà cách mạng trẻ tuổi vào bọn trùm
đế quốc đã gây tiếng vang đối với nhân dân Việt Nam, Pháp và các thuộc địa
của Pháp.
Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Sự kiện này có ý nghĩa
bước ngoặt đối với tư tưởng và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Người
hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo con đường giải phóng của cách mạng Tháng
Mười Nga.
Tháng 12- 1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc
tế III và việc lập ĐCS Pháp. Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Năm 1921, Người tham gia sáng lập: “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” ở

Pari nhằm đoàn kết các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời
cũng để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào thuộc địa.Cũng tại Pháp, Người
làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Le paria”(Người cùng khổ),vạch trần chính
sách áp bức bóc lột của thực dân, đế quốc.Người cịn tích cực tham gia viết bài
cho các báo tiến bộ: “Nhân đạo”; “Đời sống công nhân”; và cuốn sách nổi
tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”
Các bài viết về chủ nghĩa Mác- Lênin và sách báo tiến bộ khác của Nguyễn
Ái Quốc đã theo chân các thuỷ thủ yêu nước hoặc các trí thức, bí mật về Việt
Nam đang lúc phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.
Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô tham dự hội nghị
quốc tế nông dân (10-1923) và Đại hội V Quốc tế cộng sản. Tại các hội nghị
quan trọng này Người đã trình bày những luận điểm quan trọng xung quanh vấn
đề dân tộc và thuộc địa.
7.5 .2 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm chuẩn bị về tư tưởng chính trị,
tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau thời gian học tập nghiên cứu ở Liên Xô, Người về Quảng Châu( Trung
Quốc), lấy tên là Lý Thuỵ Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, từ đầu
năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về tưởng, chính trị và tổ chức cho
sự thành lập một chính đảng vơ sản. Tháng 6- 1925, Người chỉ đạo thành lập:
“Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

17


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
Vit Nam vi c quan ngôn luận là báo “Thanh niên”…ra số đầu tiên ngày 216- 1925. Nguyễn Ái Quốc còn tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho thanh
niên yêu nước Việt Nam.
Từ năm 1925 – 1927 Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị, đào

tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, trang bị cho lí luận cách mạng giải phóng dân
tộc và tổ chức nhân dân đấu tranh, hướng họ đi theo con đường cách mạng vô
sản, con đường quốc tế cộng sản.
Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp thành cuốn “
Đường Kách Mệnh” trở thành kim chỉ nam cho các nhà cách mạng Việt Nam
lúc đó. Những hoạt động tích cực của các nhà cách mạng Việt Nam đã tạo ra sự
chín muồi của các điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1929 ở
Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản. Sự xuất hiện của ba tổ chức
cộng sản đánh dấu bước phát triển vượt bậc của phong trào công nhân Việt
Nam, là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc. Hội
nghị đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Người soạn thảo,
đây được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Từ 1930- 1969, với vai trò lãnh tụ cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam đưa cách mạng Việt Nam vượt qua bao gian nan, thác ghềnh
để cập đến những bến bờ vinh quang.
7.6. Phương pháp sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12, THPT (1919- 1930).
Để sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật nhằm cụ thể hoá một số sự kiện trong dạy
học lịch sử, cần phải tuân thủ những yêu cầu chung của phương pháp sử dụng tài
liệu tham khảo. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận dạy học lịch sử và tìm hiểu thực
tiễn việc giảng dạy lịch sử ở trường PT, tôi xin được đề xuất một số biện pháp
sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật cho bài giảng nội khoá và ngoại khố như sau:
7.6.1. Trong giờ nội khóa.
a. Đối với những bài, mục có nội dung gắn liền với nội dung một nhân vật
lịch sử
(VD: bài 12, mục II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc) phải khắc hoạ cho
học sinh những nét quan trọng về tiểu sử nhân vật đó, giúp học sinh nắm rõ
những kiến thức cơ bản của mục, bài. Các nhân vật này, thường là lãnh tụ cách

mạng, điển hình như Hồ Chí Minh… giáo viên có thể sử dụng kết cấu chung
như sau:
Ngày tháng năm sinh và mất.
Đơi nét về q hương, gia đình, hồn cảnh xuất thân.
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

18


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
c im hỡnh dỏng tính cách.
Những hoạt động chính (nội dung chủ yếu).
Ảnh hưởng của nhân vật với sự kiện được nói tới.
Vài nét đánh giá và nhận xét về nhân vật.
Tuy nhiên , kết cấu trên không phải là sơ đồ bất biến mà chỉ là đề xuất có
tính chất tham khảo. Tuỳ theo yêu cầu của chương trình và nội dung quá trình
lịch sử, giáo viên có thể gia cơng sư phạm tích hợp cho từng bài, từng chương,
từng nhân vật cụ thể. VD: khi dạy bài 12, mục II.3, giáo viên u cầu học sinh:
Em hãy lí giải vì sao Bác Hồ khi tìm đường cứu nước lại khơng sang các nước
phương Đông mà lại chọn con đường đi tới các nước phưong Tây? Rõ ràng, để
trả lời được câu hỏi này, học sinh cần nắm được bối cảnh lịch sử lúc đó tác động
như thế nào đến suy nghĩ và hành động của người thanh niên trẻ Nguyễn Tất
Thành. Hay, nói cách khác, giáo viên phải gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác
tiếu sử Bác Hồ về các điểm:
Quê hương.
Gia đình, hồn cảnh xuất thân.
Con người (ý chí, suy nghĩ, hành động).
Dùng bản đồ thế giới, giáo viên hướng dẫn học sinh phác qua hành trình của
Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1919. sau đó tập trung vào những hoạt động tích

cực của Người từ 1919- 1925. Qua đó, giúp học sinh thấy được sự khó khăn, vất
vả, hiểm nguy mà Bác đã phải đương đầu trên con đường tìm kiếm chân lí cách
mạng.
Khơng có loại nhân vật duy nhất, có cùng một vai trị lịch sử, khơng có u
cầu chung cho bài học lịch sử. Các nhân vật lịch sử vốn đa dạng, phong phú về
tính cách, phẩm chất, cống hiến…do đó, phương pháp sử dụng tiểu sử nhân vật
cũng phong phú, tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên. Có thể dẫn ra hai biện
pháp phổ biến sau:
Một là, khi trình bày sự kiện liên quan đến nhân vật lịc sử, giáo viên lược
thuật về nhân vật lịch sử rồi đưa ra nhận xét, kết luận đánh giá.
Hai là, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn nội dung tiểu sử nhân vật cần
sử dụng (theo gợi ý của giáo viên). Trong giờ học, giáo viên gọi một em trình
bày, sau đó giáo viên sửa chữa, hoàn thiện các chi tiết cần thiết. Cuối cùng giáo
viên đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
- Em có nhận xét gì về nhân vật?
- Hành động của nhân vật có ảnh hưởng gì tới sự kiện lịch sử và đất nước?
Học sinh trả lời được các câu hỏi chứng tỏ các em đã nắm được kiến thưc cơ bản
của bài.Qua việc sử dụng tiểu sử nhân vật sẽ gây được xúc động mạnh mẽ trong
học sinh
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

19


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
Hn ch ca bin pháp này: Có thể mất khá nhiều thời gian vì kết hợp đàm thoại
với học sinh.Nhưng bù lại học sinh hứng thú, say mêvới bài học, hiểu rõ về nhân
vật và sự kiện.Biện pháp này đồi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải đọc trước
tài liệu tham khảo, nghiên cứư trước về nhân vật và sự kiện, do đó sẽ phát huy

được tính tích cực của học sinh.
b. Đối với những nhân vật mà tên tuổi gắn liền với một chiến công hay sự kiện
nổi bật nhất định thì khi khai thác tiểu sử nhân vật ấy chỉ cần chú trọng đến chi
tiết liên quan đến sự kiện mà khơng trình bày đến tồn bộ tiểu sử nhân vật.
VD: khi dạy bài 12, mục II.1, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày lướt
qua tiểu sử Phạm Hồng Thái từ khi chào đời đến năm 1924, sau đó, tập trung
vào các hành động trong vụ mưu sát Meclanh. Có thể định hướng cho học sinh
tìm hiểu về các vấn đề sau:
-Vì sao Phạm Hồng Thái và các đồng chí của mình quyết định ám sát viên tồn
quyền Méclanh?
- Phạm Hồng Thái đã chuẩn bị việc này như thế nào?
- Diễn biến của vụ mưu sát ra sao?
- Kết quả của vụ mưu sát?
Sau cùng giáo viên và học sinh sẽ giải quyết 2 câu hỏi quan trọng:
Em có nhận xét gì về tấm gương chiến đấu hi sinh của liệt sĩ Phạm Hồng Thái?
- Sự thất bại của vụ mưu sát phản ánh tình trạng cách mạng Việt Nam lúc đó
như thế nào?
Phương pháp trên, đã khơi dậy trong học sinh lịng khâm phục, sự dũng cảm
và khí tiết cách mạng của người thanh niên trẻ Phạm Hồng Thái. Mặt khác, các
em cũng thấy được tính phiêu lưu, mạo hiểm của hành động ám sát cá nhân và
sự bế tắc trong hoạt động cứu nước của thanh niên Việt Nam trước khi có ĐCS.
c. Đối với những nhân vật có cống hiến trên lĩnh vực kinh tế, chỉ cần tập trung
vào các chi tiết tiểu sử có liên quan đến hoạt động kinh tế của họ.
Một điểm cần lưu ý là: trong một bài có thể nhắc đến một số nhân vật cùng
nhóm (cùng hoạt động và cùng đóng góp trên lĩnh vực) nhưng thời gian mỗi tiết
học chỉ có 45 phút nên giáo viên phải lựa chọn nhân vật tiêu biểu nhất để giới
thiệu.
Với những nhân vật vì điều kiện thời gian, khơng thể tìm hiểu trên lớp được,
giáo viên có thể hướng dẫn các em tự tìm hiểu, sưu tầm và viết bài thu hoạch
dưới hình thúc bài tập nhằm tập dượt các em làm quen với công tác nghiên cứu

khoa học và mở rộng nguồn kiến thức.
Để đảm bảo tính chính xác, có hình ảnh về nhân vật, trong khi sử dụng tài liệu
về tiểu sử nên kết hợp với ảnh chân dung, ảnh hoạt động hoặc những thước phim
ngắn về nhân vật, sau đó có thể nêu những khía cạnh nội dung tranh ảnh.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

20


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
7.6.2. Trong gi ngoi khóa:
a. Đọc sách.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc sách, hướng dẫn các em lập danh mục các
sách cần đọc. Để khơi dậy tính tích cực, sự hứng thú, hiếu kỳ và lòng ham hiểu
biết của học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung cuốn sách và dẫn ra một vài
chi tiết hấp dẫn để kích thích học sinh tìm đọc.
b. Kể chuyện lịch sử.
Đây là hình thức hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng cao. Đặc biệt, kể chuyện về
các nhân vật lịch sử thường lôi cuốn được sự chú ý của học sinh, gây xúc động
mạnh mẽ đối với các em. Đó là những người thực, việc thực, những tấm gương
chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc.
Có nhiều hình thức kể chuyện về nhân vật lịch sử, trong đó phổ biến nhất là kể
chuyện thông qua sách báo, tài liệu về nhân vật. Kể vào các dịp tổ chức các ngày
lễ lớn như 3- 2, 26- 3, 19- 5…
c. Nói chuyện lịch sử.
Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử. Nói chuyện lịch sử
chủ yếu là các tư duy khái quát được minh hoạ, dẫn chứng bằng các sự kiện lịch
sử cụ thể, rõ ràng, phù hợp với nội dung chương trình nội khố và mục tiêu
chính trị trước mắt. Do đó, với đối tượng học sinh các lớp dưới không thể tiến

hành thường xuyên các hoạt động ngoại khố nói chuyện lịch sử, nhưng với học
sinh lớp 12 có thể tổ chức hình thức học tập này bất cứ khi nào có điều kiện.
d. Dạ hội lịch sử.
Là một hoạt động ngoại khố có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả học sinh
trong lớp, trong khối hoặc toàn trường tham dự. ưu thế nổi bật của dạ hội lịch sử
là tái tạo được bức tranh lịch sử, khơi dậy “khơng khí lịch sử”…
Do vậy, việc học sinh trực tiếp nghiên cứu, chuẩn bị, tiến hành, tham dự các
hoạt động nội và ngoại khoá lịch sử dưới sự định hướng của giáo viên sẽ tạo
nhiều hứng thú, say mê của các em đối với học tập môn lịch sử.
8. Những thông tin cần được bảo mật
Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Thực nghiệm sư phạm.
9.1. Mục đích.
Việc khai thác tiểu sử nhân vật nhằm cụ thể hoá một số sự kiện liên quan
trọng dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930 là việc làm còn khá mới lạ
với nhiều GV THPT. Vậy phương pháp này có thực sự cần thiết khơng? Có đem
lại kết quả cao không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm sư phạm ở hai lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, với tiết 17 (theo
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

21


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
phõn phi chng trỡnh), bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ
năm 1919 đến năm 1925”- Tiết 2. Kết quả thực nghiệm sẽ làm bằng chứng đánh
giá hiệu quả việc khai thác và sử dụng tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử và
tính khả thi của nó trong thực tiễn.

9.2. Nội dung.
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi chuẩn bị:
- Giáo án để dạy cho lớp thực nghiệm, trong đó dự kiến nhân vật Nguyến Ái
Quốc cần khai thác tiểu sử khi dạy bài này và phương pháp sử dụng.
- Giáo án cho lớp đối chứng dạy theo nội dung và phương pháp truyền thống,
không sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật.
9.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm.
Chúng tơi chọn lớp 12D2 có 43 học sinh là lớp thực nghiệm và lớp 12D3
với sĩ số 39 học sinh là lớp đối chứng. Học sinh của hai lớp này có trình độ
nhận thức và ý thức học tập môn lịch sử tương đương nhau.
Sau tiết học, để đánh giá hiệu quả của bài học, chúng tôi kiểm tra việc nắm
kiến thức của học sinh hai lớp bằng hai câu hỏi giống nhau, với cùng thời gian
10 phút. Câu hỏi:
1. Sắp xếp thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc đời hoạt động của Bác
Hồ từ 1890 đến 1925 với hai cột sau:
A. Thời gian
B. Thời gian
a. 1911
1. Đưa bản yêu sách đến Hội nghị Vecxai
b. 1924
2. Năm sinh của Bác.
c. 1890
3. Ra đi tìm đường cứu nước.
d. 1925
4. Tham gia Đại hội V Quốc tế cộng sản
e. 1920
5. Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niê
f. 1919
6. Lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
g.1921

7. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc,
thuộc địa của Lênin.
2. Hãy nêu nhận xét của em về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong
những năm 1919- 1925?
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
Kết quả.
Loại khá
Loại yếu
Loại giỏi (8Loại TB (5(6.5 – 7.5
(dưới 5
10 điểm)
6 điểm)
Tổng số
điểm)
điểm)
Lớp
bài
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
%
%
%
%
số
số
số
số

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

22


Hoàng Thuý Dịu
Tr-ờng THPT Yên Lạc 2
12D2 thc
43
08
18.7
22
51.1
13 30.2
0
0
nghim
12D3 i
39
1
2.6
12
30.8
19 48.7 07
17.9
chứng
Qua bảng thống kê cho thấy: ở lớp thực nghiệm, kết quả kiểm tra đạt được kết
quả cao hơn lớp đối chứng, số điểm khá và giỏi tỉ lệ cao hơn, khơng có bài bị
điểm kém, cịn ở lớp đối chứng thì ngược lại.
Thực tiễn tiến hành thực nghiệm cho thấy: ở lớp thực nghiệm giáo viên sử

dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong giảng dạy, học sinh trật tự, chăm chú nghe
giảng, có hứng thú học tập, có ý thức xây dựng bài, xuất hiện các cảm xúc lịch
sử trước tấm gương của nhân vật lịch sử được giới thiệu. Qua kết quả kiểm tra
cũng chứng tỏ ở lớp 12D2, học sinh cũng nắm bắt các kiến thức cơ bản ngay
trên lớp do có ý thức học tập nghiêm túc nên các em cũng tự mình rút ra được
những kết luận, nhận xét chính xác.
Ở lớp 12D3, giáo viên giảng bài theo kiểu thông thường, không sử dụng tài
liệu tham khảo, cũng không khai thác tiểu sử nhân vật, học sinh không chủ động
đưa ra cách giải quyết những câu hỏi giản đơn, ít hứng thú. Vì vậy, kết quả học
tập thu được không cao.
Như vậy, việc khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1930, lớp 12, THPT, nếu được tiến hành với một
phương pháp hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học một
cách rõ rệt.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
Tên tổ chức/cá
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
TT
nhân
áp dụng sáng kiến
1

Hoàng Thúy Dịu

Trường THPT Yên Lạc 2

Lịch sử


2

Lớp 12D2

Trường THPT Yên Lạc 2

Lịch sử

3

Lớp 12D3

Trường THPT n Lạc 2

Lịch sử

.......,
ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

........,
ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

........,

ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến

23


Hoàng Thuý Dịu

Tr-ờng THPT Yên Lạc 2

Ph lc
Ngy son:
Ngy ging:
Tit: 17
Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1919 – 1925
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Hiểu được những thay đổi của thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Phong trào dân tộc, dân chủ 1919 – 1925
2.Kỹ năng
Xác định được ndung cơ bản, phân tích, đánh giá SKLS trong bối cảnh lsử
cụ thể
3.Tư tưởng
Tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị
của ĐQ.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ, tranh ảnh, chân dung các nhà yêu nước CM tiêu biểu
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ : Nội dung chủ yếu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của TD P?
3. Bài mới

Dẫn vào bài:

Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy – trò
Kiến thức cơ bản
II. PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở
VIỆT NAM 1919 – 1925
? Những hiểu biết của em về PBC?
1. Hoạt động của PBC, PCT và một số người
- quá trình hoạt động
Việt Nam ở nước ngồi
- tun truyền cách mạng T10 Nga a. Phan Bội Châu
về Việt Nam,…
- CMT10 Nga làm thay đổi quan điểm cách
- 29-10-1940 tại Bến Ngự, PBC qua mạng của PBC, từ đó ơng chuyển sang
đời
nghiên cứu, tìm hiểu về cách mạng T10.
- Tháng 6/1925: PBC bị bắt tại TQ và đưa về
an trí tại Huế từ năm 1926
? Nêu những hiểu biết của em về b. Phan Châu Trinh
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

24


Hoàng Thuý Dịu

PCT ?

Tr-ờng THPT Yên Lạc 2

- Tip tc hoạt động yêu nước tại Pháp
- 1925 về nước, hoạt động theo đường lối cũ
- 3/1926 ông từ trần
c. Tại TQ
- Nhóm thanh niên yêu nước: Lê Hồng Sơn,
? em biết gì về liệt sĩ Phạm Hồng Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn, thành lập
Thái và tiếng bom sa diện?
Tâm Tâm Xã
- GV: giới thiệu về tiểu sử nhân vật
- 19-6-1924: tiếng bom Sa Diện của Phạm
-Em có nhận xét gì về hành động yêu Hồng Thái gây tiếng vang lớn
nước của Phạm Hồng Thái?
-HS trả lời, Gv chốt ý.
? nêu những nét chính của phong
trào đấu tranh của TS dân tộc ?
2. Hoạt động của TS, TTS và công nhân VN
? em có nhận xét gì về mục tiêu và a. Tư sản
thái độ chính trị của TS dân tộc ?
- Sau chiến tranh, TS mở các cuộc vận động
tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội
- 1923: địa chủ, TS đấu tranh chống độc
quyền cảng SG và xuất khẩu gạo ở Nam Kỳ
của TB Pháp.
-GV hướng dẫn học sinh về nhà tìm - 1923: thành lập Đảng lập hiến đưa ra một
hiểu về tiểu sử nhân vật Nguyễn An số khẩu hiệu địi tự do, dân chủ
Ninh sau đó viết bài thu hoạch.

b. Tầng lớp TTS trí thức: đấu tranh sơi nổi
địi tự do, dân chủ. Một số tổ chức chính trị
? em có nhận xét gì về phong trào được thành lập với nhiều hình thức phong
đấu tranh của TTS?
phú. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: đòi thả
PBC 1925, để tang PCT 1926,…
? tóm tắt các cuộc đấu tranh của
công nhân, nêu nhận xét về phong c. Công nhân
trào đấu tranh của công nhân trong - Đấu tranh của cn ở Chợ Lớn – SG -> thành
thời gian này ?
lập công hội
- 8/1925 thợ máy xưởng Ba Son bãi cơng địi
tăng lương, buộc Pháp phải nhượng bộ.
=> đánh dấu bước phát triển của phong trào
? Nêu vài nét về tiểu sử NAQ? Một cn từ tự phát -> tự giác
số hoạt động tiêu biểu của NAQ giai 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
đoạn 1919 – 1924 ?
- Cuối năm 1917, NAQ trở lại Pháp và gia
(Kết hợp sử dụng bản đồ và hình nhập Đảng xã hội Pháp.
S¸ng kiÕn kinh nghiƯm

25


×