Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN tổ chức các gameshow tạo hứng thú học môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.17 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"TỔ CHỨC CÁC GAMESHOW TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN
NGỮ VĂN THPT"

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm thế nào để học sinh ham học mơn Ngữ văn? Câu hỏi đó ln thường trực trong mỗi
giáo viên dạy văn nói riêng và các nhà quản lí giáo dục nói chung. Trong những năm gần
đây Việt Nam chúng ta bước vào thời kì đổi mới, nhiều cái mới, cái hiện đại được truyền
vào nhưng cũng kéo theo khơng ít hệ lụy của nó, như số lượng học sinh nghiện game
online, số học sinh dành nhiều thời giờ vào facebook để tán gẫu… và đặc biệt là số học
sinh sử dụng ngôn ngữ blog vào trong bài viết ngày càng nhiều. Tất cả những điều trên đã
khiến cho các bậc phụ huynh và các giáo viên quan ngại. Làm thế nào để học sinh vừa có
khơng gian vui chơi lành mạnh vừa có điều kiện học tập tốt là một trong những câu hỏi
luôn được các bậc phụ huynh và những người làm công tác giáo dục mong đợi.
Xuất phát từ thực tế trên, trong những năm học vừa qua chúng tôi đã tổ chức cho các em
học sinh những gameshow Ngữ văn. Có thể thấy, qua sân chơi này các em đã có được
những bước tiến rõ rệt về học tập cũng như các mặt hoạt động khác. Từ hiệu quả của việc
tổ chức các gameshow, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài cho việc viết sáng
kiến kinh nghiệm năm học 2012 – 2013: Tổ chức các gameshow tạo hứng thú học môn
Ngữ văn tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Chúng tôi mong rằng, những gameshow
này ngày càng được nhân rộng đến tất cả các trường học, tạo cho các em học sinh một
sân chơi lành mạnh và bổ ích.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
Kiến thức Ngữ văn của số đông học sinh tại các trung tâm GDTX nói riêng và học sinh
THPT nói chung cịn rất nhiều hạn chế. Sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT đã có nhiều


đổi mới theo hướng tích hợp. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều học sinh
vẫn chưa say mê học môn Ngữ văn. Hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh vẫn
chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Qua thực tế giảng dạy và qua quá trình khảo sát chúng tơi nhận thấy học sinh cịn chưa
thật sự say mê học môn Ngữ văn. Số học sinh mắc nhiều lỗi trong khi nói và viết cịn
nhiều, sự say mê đọc sách và sáng tác văn học cịn ít… Tất cả những điều trên đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Là người trực tiếp giảng dạy
tại trung tâm GDTX Quan Hóa, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chúng tơi nhận thấy
cần phải có biện pháp thiết thực để truyền cảm hứng cho học sinh trong việc học môn
Ngữ văn.
2. Kết quả của thực trạng
2


Từ việc chưa thật sự u thích học mơn Ngữ văn đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học
tập. Kết quả khảo sát của chúng tôi trong năm học 2011 – 2012 cho thấy. Số lượng học
sinh mắc lỗi trong khi làm bài kiểm tra còn nhiều; số lượng học sinh đạt học lực giỏi, khá
môn Ngữ văn của nhà trường hằng năm rất thấp, số lượng học sinh yếu, kém còn nhiều.
Cụ thể được thể hiện qua các bảng thống kê sau:
Bảng 2.1: Bảng kết quả lỗi dùng từ khơng chính xác
trong bài viết của học sinh
Khối lớp

Tổng số bài khảo sát Số lượng bài mắc Tỉ lệ %
lỗi

10

43


23

53,5%

11

43

20

46,5%

12

43

17

39,5%

Bảng 2.2: Bảng kết quả lỗi câu sai logic trong bài viết của học sinh
Khối lớp

Tổng số bài khảo sát Số lượng bài mắc Tỉ lệ %
lỗi

10

43


21

48,8%

11

43

19

44,2%

12

43

15

34,8%

Bảng 2.3: Bảng kết quả lỗi về phong cách trong bài viết của học sinh
Khối lớp

Tổng số bài khảo sát Số lượng bài mắc Tỉ lệ %
lỗi

10

43


22

51,2%

11

43

20

46,5%

3


12

43

18

41,8%

Bảng 2.4: Bảng kết quả lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ
của học sinh trong các bài viết
Khối lớp

Tổng số bài khảo sát Số lượng bài mắc Tỉ lệ %
lỗi


10

43

22

51,2%

11

43

20

46,5%

12

43

18

41,9%

Bảng 2.5: Bảng kết quả lỗi đặt câu thiếu vị ngữ
của học sinh trong các bài viết
Khối lớp

Tổng số bài khảo Số lượng bài mắc Tỉ lệ %
sát

lỗi

10

43

23

53,5%

11

43

21

48,8%

12

43

17

39,5%

Bảng 2.6: Bảng kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn
Khối
lớp


Tổng số

Học lực

học sinh Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

10

70

0

0

85 %

10%

5%

11


56

0

0

93%

5%

2%

4


12

48

0

0

95%

3%

2%

Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong

bài giảng. Trong những năm qua, tại trung tâm GDTX Quan Hóa – Thanh Hóa, chúng tơi
đã đa dạng hóa việc dạy học và rèn luyện kĩ năng thực hành môn Ngữ văn cho học sinh.
Ngồi giờ học chính khóa chúng tơi tổ chức các buổi ngoại khóa, câu lạc bộ, trị chơi về
mơn Ngữ văn qua đó tập cho học sinh có một sân chơi bổ ích, truyền cho học sinh sự yêu
thích về việc học môn Ngữ văn đồng thời cũng tạo cho học sinh sự năng động, tự tin
trong giao tiếp.
Chúng tôi đã học tập và áp dụng các gameshow của đài truyền hình Việt Nam để tổ chức
các gameshow Ngữ văn cho học sinh, bước đầu đã tạo được hứng thú học tập và nâng
cao chất lượng dạy học. Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu một gameshow Ngữ
văn, chúng tôi vừa thực hiện tại trung tâm GDTX Quan Hóa – Thanh Hóa.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Phương hướng tổ chức gameshow
Để tổ chức các gameshow chúng tôi đã thành lập Hội đồng cố vấn. Hội đồng gồm các
thầy, cơ giáo có năng lực về chun mơn, u thích thơ, văn... Hội đồng có trách nhiệm
chuẩn bị nội dung chương trình gồm câu hỏi, đáp án. Để đảm bảo tính khách quan, tạo
một sân chơi lành mạnh, các thành viên trong Hội đồng không được để lộ thông tin. Nội
dung kiến thức được chuẩn bị công phu phù hợp với đối tượng học sinh. Các câu hỏi
được sưu tầm, trích dẫn từ nguồn tài liệu có uy tín, khi trích dẫn phải ghi rõ nơi xuất xứ
của tài liệu.
Kinh phí tổ chức được chúng tơi lấy từ nguồn hỗ trợ của nhà trường, sự ủng hộ của các
thầy, cô giáo và một phần sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Mục
đích của chúng tơi là tổ chức ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích. Phần thưởng tuy nhỏ
nhưng có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, khuyến khích các em học tập, phong trào hoạt
động theo nhóm đã được phát huy một cách hiệu quả.

3.2. Cách thức tổ chức gameshow
Áp dụng gameshow Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kì diệu của chương trình VTV 3
– Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tơi có cải tiến một số phần cho phù hợp với đặc thù

5



của học sinh trung tâm. Chúng tôi chia học sinh các lớp thành 3 đội chơi (theo khối lớp),
mỗi đội từ 3 đến 5 thành viên. Thông thường, nhiều lớp chúng tơi tổ chức tại phịng học
lớn cịn chỉ có 1 lớp chúng tôi tổ chức tại lớp học. Nếu các đội có laptop riêng thì tốt, cịn
khơng có thì sử dụng máy tính để bàn hiện có tại trung tâm.
Nội dung của gameshow gồm 4 phần:
Phần 1: KHỞI ĐỘNG
Luật chơi: Mỗi nhóm tự chọn các ơ A, B, C hoặc D để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Các câu hỏi sẽ lần lượt được hiện ra trên màn hình Power Point. Đội nào bấm chng
nhanh, trả lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời và các đội cịn lại
được quyền trả lời.
Ơ 1: Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái ?
A: 26 chữ cái
B: 27 chữ cái
C: 28 chữ cái
D: 29 chữ cái
(Đáp án: 29 chữ cái)
Nếu các đội khơng có câu trả lời hoặc trả lời sai quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả. Phần
thưởng sẽ là một tràng vỗ tay hoặc 1 món quà do Ban tổ chức trao tặng.
Ô 2: Những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhằm tả nhân vật nào?
A:
Nhác trơng nhờn nhợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao.
(Đáp án: Tú Bà)
B:
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
(Đáp án: Từ Hải)


6


C:
Ghế trên ngồi tót sổ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kịp ra.
(Đáp án: Mã Giám Sinh)
D:
Tường đông lay động bóng cành,
Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào.
(Đáp án: Sở Khanh)

7


Ô 3: Các câu thơ sau được trích từ bài thơ nào, tác giả của bài thơ là ai ?
A:
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Đáp án: Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
B:
Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ rét
Tình u ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình u làm đất lạ hóa q hương.
(Đáp án: Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
C:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em mãi là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa tươi.
(Đáp án: Núi đôi – Vũ Cao)
D:
Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng
Gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm
Có người ngủ thế thành quen
Đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình.
(Đáp án: Lời ru đồng đội – Nguyễn Duy)

Phần 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

8


Luật chơi: Mỗi đội bốc thăm chọn một phong bì với u cầu tìm từ thích hợp điền vào
chỗ trống. Các câu hỏi sẽ lần lượt được hiện ra trên màn hình Power Point. Phần thi này
nhằm rèn luyện cho các em sử dụng từ đúng nghĩa, viết đúng chính tả, mẹo sử dụng tiếng
Việt (Ví dụ: phân biệt giữa S, X giữa Giành và Dành), khắc sâu kiến thức về tác giả và
tác phẩm đã học, rèn luyện kĩ năng đọc thơ, văn và kĩ năng ngâm thơ... Nội dung các câu
hỏi đưa ra sẽ nâng dần từ dễ đến khó.
Đề 1: Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau?
1. Mùa hè năm nay gia đình Nam sẽ đi…….. vịnh Hạ Long.
A: tham quan
B: thăm quan
(Đáp án: tham quan)
2. Văn học giai đoạn 30 – 45 là dòng văn học………
A: lãng mạng
B: lãng mạn
(Đáp án: lãng mạn)
3. ...... vào dịp nghỉ hè gia đình em lại cùng nhau về quê thăm ông, bà.

A: hằng năm
B: hàng năm
(Đáp án đúng: hằng năm)
4. Điền giành và dành vào chỗ trống ?
a) Chúng ta cần………cho trẻ em nhiều sự quan tâm.
b) Người đã ……… nhiều suy nghĩ để có một chiến lược phát triển.
c) Chúng ta………… được sự độc lập và chúng ta dành được thống nhất.
(Đáp án: a, b = dành; c = giành).
Ở đây xin có một mẹo phân biệt nhỏ (nhưng khơng phải là tuyệt đối) như sau: khi nào
lúng túng chưa biết viết giành hay dành, thì ta thử lần lượt thay hai từ “dành dụm” và
“giành giật” vào, nếu từ nào nghe xi tai hơn thì viết chính tả theo từ đó, so sánh
“Dành dụm / Dành thời gian để đọc sách” và “Giành giật thời gian để đọc sách” (?!);
“Giành giật / Giành thị trường” và “Dành dụm thị trường” (?!).

9


Phần 3: TĂNG TỐC
Phần chơi này sẽ là phần giải đáp ô chữ. Các ô chữ lần lượt hiện ra theo từng chủ đề như:
ô chữ Tên nhân vật nữ trong tác phẩm văn học, Tên các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của
Việt Nam và thế giới, Quân đội nhân dân Việt Nam… Các ô chữ này được chúng tơi sáng
tác hoặc sưu tầm trên các tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Thế giới trong ta, các bài viết đăng
trên các tạp chí và sách báo xuất bản tại Việt Nam.
Chẳng hạn ô chữ Tên nhân vật nữ trong tác phẩm văn học. Phần chơi này nhằm giúp học
sinh ôn lại kiến thức về các nhân vật trong các tác phẩm văn học. Mỗi đoạn thơ nói về
một nhân vật trong một tác phẩm. Học sinh có nhiệm vụ đốn xem đó là những nhân vật
nào và điền tên từng nhân vật vào ô chữ hàng ngang. Sau khi hoàn thành hàng ngang bạn
sẽ thấy một cụm từ ở hàng dọc.
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

10


1. Sinh trong thời loạn buồn thay
Chưa nồng chăn gối, chia tay ngậm ngùi
2. Nàng đây tài sắc tuyệt trần
Nhưng đâu tránh được gian truân cuộc đời
3. Đứt ruột bán chó bán con
Một mình xi ngược lo toan cả nhà.
4. Tên em là ánh trăng tà
Tình em trong sáng như là gương soi
5. Dù giặc thù có cuồng điên
Chặt đầu, chém giết xiết rên đất Hịn
Thì em vẫn vững lịng son…
6. Con nàng bập bẹ mấy lời
Mà nàng phải chịu một đời oan gia
7. Đêm hè gánh nước trăng thanh
Ngủ qn em gặp tình anh mặn mà
8. Trống thu khơng báo hết chiều

Phố quê nhòa nhạt, tiêu điều hoang sơ
Chị ngồi thờ thẫn mong chờ
Con tàu qua đỡ bơ vơ buồn rầu.
9. Vết sẹo chiến tranh thương đau
Con làm ba giận, ba sầu tiếc thay!
10. Giữa đường gặp cướp cuồng điên
May thay hào kiệt một phen cứu giùm.
11. Nông trường chan chứa ân tình
Mở ra hạnh phúc, bình minh cuộc đời
11


12. Sơng Nhật lệ, mẹ kiên cường
Đị ngang chèo chống dẫn đường quân qua.
Hay ô chữ Nhận diện tên các nhà văn, nhà thơ Thanh Hóa. Ơ chữ sẽ hiện ra bảng các chữ
cái ẩn dấu tên của các nhà văn, nhà thơ của tỉnh Thanh. Người chơi có nhiệm vụ chỉ ra
tên của những nhà văn, nhà thơ đó. Đối với từng tháng, từng quý tùy theo từng chủ đề
chúng tôi sẽ đưa ra những ô chữ phù hợp. Mỗi ơ chữ nhằm mục đích gợi nhớ kiến thức,
đồng thời nhắc nhở các em nhớ tới các ngày lễ lớn, nhớ tới những người đã hi sinh vì tổ
quốc để có nền độc lập hơm nay.
Phần 4: VỀ ĐÍCH
Luật chơi: Phần này sẽ có các gói câu hỏi 30, 40, 60 điểm với mức độ khó dễ khác nhau.
Mỗi đội chơi sẽ chọn gói câu hỏi và trả lời. Giám khảo căn cứ vào các câu trả lời đúng để
tính điểm.
1. Gói câu hỏi 30 điểm
Câu hỏi: Nhà văn nào đã đạt giải Nô-ben văn học năm 1965?
(Đáp án: Nhà văn Sô- lô- khốp)
Câu hỏi: Ai là người được Hoài Thanh xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”?
(Đáp án: Xuân Diệu)

Câu hỏi: Ai là người được xem là “Mặt trời của thi ca Nga”?
(Đáp án: Pu-skin)
2. Gói câu hỏi 40 điểm
Câu hỏi: Ơng vinh dự là người châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben văn học
năm 1913. Ông là ai?
(Đáp án: Ta-go)
Câu hỏi: Vũ Trọng Phụng từng được mệnh danh là “Ông vua …đất Bắc Kì”. Từ cịn
thiếu trong dấu (…) là từ nào?
A. Tiểu thuyết

B. Phóng sự

C. Truyện ngắn

D. Trào phúng

(Đáp án: B – Phóng sự)
Câu hỏi: “Mẹ trịn con vng” là:
12


A. Thành ngữ

B. Tục ngữ

C. Điển tích

D. Điển cố

(Đáp án: A – Thành ngữ)

Câu hỏi: Tác giả nào được xem là “một gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới”?
(Đáp án: Tản Đà)
3. Gói câu hỏi 60 điểm
Câu hỏi: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của nước
nào?
A. Hi Lạp

B. Ấn Độ

C. Thổ Nhĩ Kì

D. Nhật Bản

(Đáp án: B – Ấn Độ)
Câu hỏi: Nhà văn nào dưới đây khơng thuộc nhóm “Tự lực văn đồn” ?
A. Khái Hưng

B. Thạch Lam

C. Nguyễn Tuân

C. Nhất Linh

(Đáp án: B – Thạch Lam)
Câu hỏi: Nhà thơ nữ nào của văn học trung đại Việt Nam được mệnh danh là “Bà chúa
thơ Nôm”?
(Đáp án: Hồ Xuân Hương)
Câu hỏi: Nhà văn nào đã đề ra ngun lí “tảng băng trơi” trong sáng tác văn chương?
(Đáp án: Hê-minh-uê)
Câu hỏi: Nguyên Hồng đã nhận xét về nhà văn nào như sau: “Ông là một nhà văn một

lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy nông thôn”?
(Đáp án: Nhà văn Kim Lân)
Câu hỏi: Nhà văn nào được xem là “một định nghĩa về người nghệ sĩ”?
(Đáp án: Nhà văn Nguyễn Tuân)
3.3. Kết quả
Trong năm vừa học 2012 – 2013, chúng tôi đã tổ chức thành công các gameshow Ngữ
văn để khơng ngừng góp phần rèn luyện, gợi khả năng sáng tạo và đặc biệt là truyền cho

13


các em sự u thích học mơn Ngữ văn. Kết quả của những thành công trên được thể hiện
qua bảng thống kê sau:
Bảng 2.6: Bảng kết quả xếp loại học lực mơn Ngữ văn
Học lực
Khối
lớp

Tổng số
học sinh

Giỏi

Khá

SL

%

SL


%

Trung bình

Yếu, Kém

SL

SL

%

%

10

73

3

4,1% 14

19,2% 56

76,7% 0

0

11


62

2

3,2% 10

16,1% 50

80,6% 0

0

12

50

2

4%

14%

82%

0

7

41


0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh đã được
nâng lên rõ rệt. Cụ thể, số lượng học sinh có học lực khá, giỏi tăng; số học sinh trung
bình, yếu giảm một cách rõ rệt.
IV. KẾT LUẬN
Qua việc tổ chức các gameshow cho học sinh chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết về môn
Ngữ văn của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, biểu hiện ở các mặt sau:
1. Đối với học sinh: qua các hoạt động ngoại khóa này, các em đã có dịp nghiên cứu kĩ
hơn về lí thuyết để vận dụng vào thực hành. Các tổ, nhóm đã có sự hợp tác, cộng tác với
nhau để chuẩn bị nội dung cho các cuộc thi. Các hoạt động này đã thu hút khá đông học
sinh tham gia để cổ vũ cho bạn bè và đội chơi. Bên cạnh nội dung cho các đội dự thi, Ban
tổ chức cịn có các câu hỏi dành cho khán giả với những phần thưởng kèm theo tạo khơng
khí sơi nổi, hấp dẫn. Với các hình thức hoạt động này, việc học tập môn Ngữ văn của học
sinh tại trường trung tâm GDTX Quan Hóa đã trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn. Kết quả
khảo sát cho thấy. Số lượng bài kiểm tra của học sinh học sinh viết sai lỗi chính tả đã
giảm rõ rệt. Học sinh khơng chỉ viết đúng chính tả mà cịn biết sử dụng từ đúng nghĩa.
2. Thông qua việc chuẩn bị kiến thức để tham gia vào các gameshow. Phong trào học bài,
chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp đã có sự tiến bộ. Tại các lớp học mỗi học sinh
đều có sổ tích lũy kiến thức. Các khối lớp đã tích cực học tập qua đó các hiện tượng như:
gây rối trật tự, mất đoàn kết nội bộ, giao tiếp thiếu văn hóa, các trị chơi bạo lực cũng đã
giảm rõ rệt.
14


3. Phong trào đọc sách, tìm hiểu về kiến thức Ngữ văn và các lĩnh vực khoa học đã lan
rộng tới tất cả các thành viên trong trường. Ngoài học sinh, giáo viên cũng tích cực tìm
tịi để nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm và đồng thời còn giúp học sinh chuẩn bị cho
các cuộc chơi tháng, quý. Một hiệu quả tích cực cũng đã mang lại qua việc tổ chức các

gameshow là nhà trường đã tạo được một sân chơi thiết thực, bổ ích qua đó đã lựa chọn
được những học sinh có kiến thức để tham gia các kì thi học sinh giỏi Tỉnh. Kết quả đã
có 2 học sinh đạt giải khuyến khích mơn Ngữ văn trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.
Giáo viên giảng dạy mơn Ngữ văn cũng đã có nhiều bài được đăng trên các tạp chí có uy
tín như: Thế giới trong ta, Văn học và tuổi trẻ, Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống, Tạp chí
Ngơn ngữ, Từ điển học & Bách khoa thư… Kết quả này so với các trường chun, các
trường miền xi quả là cịn nhỏ bé, nhưng đối với một trung GDTX thuộc huyện miền
núi Quan Hóa thì đây là một bước tiến vượt bậc.

15



×