Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 10 phát triển kĩ năng nghe hiểu) ( theo chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.13 KB, 20 trang )

How to help 10th grade students develop
listening skill
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
( Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10 phát triển kĩ năng nghe hiểu)
( Theo chng trỡnh chun)

Ngời

thực

hiện:

Ngô

Thị

Thảo
Đơn vị: Tổ Ngoại ngữ
Trờng THPT Lơng Đắc Bằng
Chức vụ: Giáo viên
Môn: Tiếng Anh

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

1



How to help 10th grade students develop
listening skill

Năm học: 2010- 2011

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
2. Kết quả của thực trạng
III. Mục đích nghiên cứu

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện
II. Biện pháp tổ chức thực hiện
1. Tạo niềm tin ban đầu cho học sinh vào bản thân và mơn học.
2. Thực hiện theo quy trình 3 bước lên lớp của kĩ năng nghe.
3. Điều chỉnh, thay đổi 1 số task trong SGK cho phù hợp.
4. Đưa kĩ năng nghe vào kiểm tra, đánh giá.
5. Chuẩn bị và sử dụng tốt trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
6. Khuyến khích học sinh thực hành.

C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
2. Kiến nghị, đề xuất

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

2


How to help 10th grade students develop
listening skill

Mét sè biÖn pháp giúp học sinh lớp 10 phát triển kỹ năng
nghe hiÓu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, xã hội càng tiến bộ thì nhu cầu giao tiếp càng lớn .
Nó khơng chỉ bó hẹp giữa con người với con người ở những vùng , miền khác
nhau trong nước mà còn được mở rộng ra khắp thế giới. Chính vì vậy, việc
học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh - được cho là ngôn ngữ quốc tế - ngày
càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Môn Tiếng Anh ở
trường THPT trong những năm qua cũng đã thực hiện đổi mới và biên soạn
theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao
tiếp là mục tiêu cuối cùng của q trình dạy học.
Trong các kĩ năng ngơn ngữ Nghe - Nói - Đọc - Viết thì kĩ năng nghe đối
với hầu hết học sinh là kĩ năng khó cải thiện nhất. Vì vậy người thầy cần phải
nắm bắt được những khó khăn, hạn chế của học sinh, từ đó có những phương
pháp dạy phù hợp, gây được hứng thú đối với học sinh, giúp các em phát triển
kĩ năng nghe hiểu của mình. Có như vậy thì việc dạy học mới đạt hiệu quả.
Có như vậy thì chúng ta mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng
tạo, có tiềm năng cạnh tranh trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang
hướng tới nền kinh tế tri thức.

Mặt khác một thực tế thường thấy ở nước ta và nhiều nước trên thế giới
đó là: Học sinh PT sau khi tốt nghiệp đều cảm thấy không thể giao tiếp được
bằng ngoại ngữ mình đã học và khi cần thiết thì lại phải bắt đầu lại từ đầu.
Điều này chứng tỏ trong quá trình dạy học ở trường THPT những năm trước
đây chúng ta gần như chỉ chú trọng vào việc dạy các kiến thức ngôn
ngữ( Vocabulary, Grammar) mà sao nhãng việc dạy các kĩ năng giao tiếp cho

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

3


How to help 10th grade students develop
listening skill
học sinh. Từ năm 2006, bộ sách Tiếng Anh 10( chương trình mới) bắt đầu
được đưa vào dạy học ở các trường THPT trong cả nước. Tiếp đó đến năm
2007 là bộ sách Tiếng Anh 11 và năm 2008 là bộ sách Tiếng Anh 12 cũng
được đưa vào giảng dạy với đường hướng lấy người học làm trung tâm( the
learner-centred approach) và đường hướng giao tiếp( the communicative
language approach). Có thể nói cho đến nay vẫn đang là những năm đầu
chúng ta thực hiện chương trình đổi mới cho nên khơng tránh khỏi những khó
khăn đối với người dạy lẫn ngưịi học.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, là một giáo viên hiện
đang trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THPT , với bao tâm huyết
và nỗ lực của bản thân, tôi xin chia sẻ một số ý kiến kinh nghiệm trong giảng
dạy nhằm giúp cho học sinh lớp 10( Chương trình cơ bản) phát triển kĩ năng
nghe hiểu Tiếng Anh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng

Ở trường tôi cũng như ở hầu hết các trường khác, thời gian đầu học sinh
rất hồ hởi và mong chờ đến giờ học nghe bởi vì đây là cơ hội để các em được
nghe giọng phát âm chuẩn của người bản ngữ và được nghe nhiều giọng nói
khác nhau. Tuy nhiên tinh thần học tập và sự nhiệt tình của các em dần dần
suy giảm, có khi cịn mất hứng hồn tồn. Khơng cịn nữa cái háo hức, cái hồ
hởi ban đầu, thay vào đó là sự trì trệ, lười biếng, khơng tiếp thu và không lĩnh
hội được tri thức cũng như kĩ năng giao tiếp. Khi được hỏi thì nhiều em trả lời
rằng các em rất thích và mong mình có thể nghe hiểu được Tiếng Anh nhưng
nó quá khó khăn và gần như các em nghe chẳng hiểu được gì cả. Một số em
khá hơn thì nói rằng các em cũng nghe được một số từ và thỉnh thoảng cũng
hiểu được đôi chút nhưng không đáng kể.
Thực trạng đáng buồn trên đã thôi thúc tơi đi tìm tịi những giải pháp khác
nhau để giúp các em có được niềm tin vào bản thân và môn học, phát triển
được một số kĩ năng nghe hiểu cần thiết trong chương trình Tiếng Anh 10. Để
làm được điều đó, trước tiên tơi bắt tay vào tìm hiểu những khó khăn và trở
ngại mà các em gặp phải trong q trình học nghe. Có thể tóm lại bằng những

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

4


How to help 10th grade students develop
listening skill
nguyên nhân chính sau:
Một là: Học sinh thiếu vốn từ vựng, ngữ pháp và kiến thức nền
Một khó khăn lớn trong việc học Tiếng Anh nói chung và nghe hiểu Tiếng
Anh nói riêng đó là học sinh thiếu vốn từ vựng, ngữ pháp. Đa phần vốn từ
của các em rất nghèo nàn, ở mỗi bài học các em chỉ biết một số từ mà thầy cơ

dạy , cịn các từ khác có liên quan đến chủ đề của bài nghe các em đều khơng
biết hoặc biết rất ít. Hơn nữa học sinh THPT thường chưa quen khi gặp các
hiện tượng ngôn ngữ như sự nối âm trong Tiếng Anh, ví dụ: " How do you
like_it here?"; " For_a week" ( Listening-Unit 2) hay cách nói chần chừ, ví
dụ: " Um...I'm busy on Saturday"; " Well, I guess that we just leave...Uh, wait
a second,...what day are we both free Huong?" ( Listening-Unit 13). Hoặc đơi
khi bài nghe nói về một chủ đề mà học sinh khơng hứng thú hay hiểu biết ít
về nó cũng làm cho các em cảm thấy căng thẳng, nặng nề trong việc tiếp thu
bài. Ví dụ, ở tiết Listening Unit 9, có quá nhiều kiến thức về cá voi như độ
dài, cân nặng, hay các loại cá voi như cá voi xanh, cá voi xám, cá nhà táng, cá
heo, môi trường sống của chúng...vv trong khi sự hiểu biết của các em cịn
hạn chế. Do đó sẽ dẫn đến sự mất hứng và chán nản với giờ học nghe.
Hai là: Học sinh thiếu tự tin vào bản thân
Thông thường học sinh hay có tâm lý sợ sệt, coi việc nghe ngoại ngữ là
một điều thách đố, không thể làm được. Các em thường không tin vào bản
thân và lo lắng khi bước vào bài nghe. Do đó việc học tập của các em sẽ khó
mang lại hiệu quả. Có thể nói sự thiếu tự tin cũng là một hạn chế lớn ảnh
hưởng đến khả năng nghe hiểu của các em.
Ba là: Học sinh có ít cơ hội để rèn luyện kĩ năng nghe.
Đa phần học sinh trường tôi đều xuất thân từ nơng thơn, các em khơng có
cơ hội tiếp xúc với người nước ngồi, chưa từng nghe họ nói chuyện trực tiếp
bao giờ. Vì vậy các em sẽ khó hiểu khi gặp các hiện tượng ngôn ngữ như sự
nối âm, các từ đọc ở dạng rút gọn, các từ bị lược bỏ khơng phát âm hay đơi
khi người nói sử dụng những câu khơng đúng ngữ pháp.... Ngồi ra các em
cũng ít có điều kiện để tiếp xúc với Tiếng Anh, môi trường để giao tiếp bằng
Tiếng Anh gần như khơng có. Mặt khác, học sinh vẫn cịn chịu ảnh hưởng của

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school


5


How to help 10th grade students develop
listening skill
cách dạy- học cũ, chưa chú trọng vào việc phát triển các kĩ năng giao tiếp. Do
đó, các em khơng có nhiều cơ hội để rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe
hiểu.
Bốn là: Học sinh không theo kịp tốc độ của băng nghe
Phần lớn học sinh thường cố gắng nghe từng từ một và khi không hiểu
một từ hoặc một cụm từ nào đó các em thường có thói qưen dừng lại để suy
nghĩ và cố nhớ xem từ đó có nghĩa là gì. Mà băng nghe thì khơng dừng lại khi
nguời nghe khơng hiểu. Vì vậy các em sẽ bị nhỡ phần tiếp theo và không bắt
kịp với tốc độ nghe dẫn đến mất hứng.
Năm là: Hoàn cảnh vật lý
Tiếng ồn, kể cả tiếng ồn hậu cảnh trong băng do chất lượng đài, đĩa kém
và tiếng ồn ở bên ngoài lớp học đều có thể làm phân tán sự tập trung của học
sinh vào bài nghe. Hơn nữa, bài nghe qua băng chỉ có một kênh( thính giác),
nó thiếu đi sự gợi ý về trực quan. Khơng nhìn thấy ngơn ngữ thân thể của
người nói và những biểu hiện trên mặt họ làm học sinh khó hiểu hơn ý nghĩa
của người nói.
2. Kết quả của thực trạng.
Thực trạng trên là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến hiệu quả nghe của học
sinh và gây khơng ít khó khăn cho giáo viên trong q trình giảng dạy. Kết
quả là giáo viên khó trưyền đạt tri thức và kĩ năng giao tiếp cũng như học sinh
khó lĩnh hội tri thức và phát triển kĩ năng của mình.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ở trường tơi hiện nay, làm thế nào để giúp học sinh cải thiện được khả
năng nghe hiểu của mình vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều giáo
viên dạy ngoại ngữ. Xuất phát từ thực tế đó, tơi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm

này khơng có tham vọng gì hơn ngồi mục đích giúp cho các em học sinh lớp
10 nâng cao kĩ năng nghe hiểu của mình và góp phần cùng các đồng nghiệp
tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy nghe.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trên cơ sở tìm hiểu những khó khăn mà học sinh gặp phải ở kĩ năng nghe,

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

6


How to help 10th grade students develop
listening skill
bản thân tôi đã vơ cùng trăn trở tìm cách để cải thiện tình hình, giúp các em
nâng cao được khả năng nghe hiểu Tiếng Anh.
Để hình thành và phát triển kĩ năng nghe của học sinh, chúng ta cần phải
đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Máy phát băng cũng quan trọng như băng ( The tape recorder
is just as important as tape): Chúng ta cần có băng nghe và máy phát băng có
chất lượng tốt. Nghe đã khó mà băng kém thì khác nào chúng ta đánh đố học
sinh.
Nguyên tắc 2: Chuẩn bị là cốt yếu( Preparation is vital): Khâu chuẩn bị bài là
đặc biệt quan trọng và cần thiết.Chúng ta cần phải chuẩn bị cả về kiến thức
lẫn khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị dạy học, cụ thể là việc điều
khiển đài hay máy phát băng.
Nguyên tắc 3: Nghe một lần là không đủ( Once will not be enough).
Nguyên tắc 4: Các giai đoạn luyện nghe khác nhau phải áp dụng các hình

thức luyện nghe khác nhau( Different listening stages demand different
listening tasks)
Nguyên tắc 5: Giáo viên tốt là giáo viên biết khai thác trọn vẹn bài luyện
nghe( Good teachers exploit listening texts to the full). Giáo viên không chỉ
yêu cầu học sinh làm đủ các quy trình trong SGK là xong mà cịn cần có
những thủ thuật để chuyển hố các quy trình thành kĩ năng thực thụ.
Trong quá trình dạy học nghe, để tạo được những giờ học hiệu quả và
giúp học sinh phát triển được kĩ năng nghe, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số
biện pháp sau:
1. Tạo niềm tin ban đầu cho học sinh vào bản thân và môn học.
2. Thực hiện theo quy trình 3 bước lên lớp của kĩ năng nghe.
3. Điều chỉnh, thay đổi 1 số task trong SGK cho phù hợp.
4. Đưa kĩ năng nghe vào kiểm tra, đánh giá.
5. Chuẩn bị và sử dụng tốt trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
6. Khuyến khích học sinh thực hành.
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tạo niềm tin ban đầu cho học sinh vào bản thân và môn học.

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

7


How to help 10th grade students develop
listening skill
Một yếu tố tâm lý khiến học sinh thấy nghe khó hiểu hơn đó là các em
thường nghĩ rằng mình sẽ khơng hiểu bài nghe. Nếu các em không tự tin vào
bản thân, sốt ruột khi khơng thấy sự tiến bộ của mình thì sẽ dẫn đến sự chán
nản, hoang mang và thậm chí khơng muốn học nghe nữa. Vì vậy, tạo được

niềm tin cho các em là điều vô cùng quan trọng. Ngay ở tiết đầu tiên làm quen
với môn học, tôi thường động viên học sinh của mình rằng: " Nghe vốn là một
kĩ năng rất khó, đặc biệt là khi ta nghe một ngoại ngữ thì càng khó hơn. Các
thầy, các cơ, thậm chí các chun gia Tiếng Anh khi nghe một đoạn hội thoại
hay một bản tin Tiếng Anh thì hầu như khơng phải từ nào cũng nghe được.
Điều cốt yếu là ta hiểu được nội dung chính của nó. Như vậy đã là một thàmh
cơng rồi. Ở chương trình Tiếng Anh lớp 10 này, các em cũng mới chỉ được
yêu cầu nghe hiểu các văn bản ngắn khoảng 120 đến 150 từ, ở tốc độ tương
đối chậm. Vì vậy các em cũng đừng nên đặt cho mình một " mức xà quá cao".
Hãy tự tin vào bản thân, nếu các em chịu khó, kiên trì và biết áp dụng một số
kĩ thuật nghe phù hợp thì chắc chắn các em sẽ tiến bộ dần dần. Đôi khi các em
cịn bất ngờ về khả năng nghe của mình và thấy nghe Tiếng Anh là một điều
rất thú vị và bổ ích nữa đấy". Tơi cịn phân tích và lấy cho các em một ví dụ
dễ hiểu đó là: Khi chúng ta sinh ra chúng ta có hiểu tiếng mẹ đẻ không? Tất
nhiên là không. Nhưng chúng ta học để hiểu bằng cách nghe, sau đó chúng ta
mới học nói, đọc rồi học viết. Vì vậy các em đừng quá lo lắng khi ban đầu ta
nghe mà chưa hiểu Tiếng Anh, " Học Tiếng Anh cũng giống như tập đi xe
đạp, ít ai có thể đi xe đạp thành thạo khi chưa ngã vài lần". Sau khi tâm sự với
học sinh của mình như vậy, tơi thấy các em như trút được một gánh nặng tâm
lý, cảm thấy thoải mái, tự tin, sẵn sàng cho việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức
cũng như kĩ năng mới.
2. Thực hiện theo quy trình 3 bước lên lớp.
Chúng ta cần tiến hành bài học theo đúng quy trình 3 bước lên lớp của kĩ
năng nghe đó là: Pre-listening; While-listening; Post-listening nhưng biết kết
hợp và sử dụng nhiều hoạt động khác nhau phù hợp với từng phần, từng bài
nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Ở phần này tơi xin được trình bày một số hoạt động mà tôi sử dụng

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school


8


How to help 10th grade students develop
listening skill
có hiệu quả trong quá trình dạy học nghe.
Giai đoạn 1: Trước khi nghe( Pre-listening)
Ở giai đoạn này giáo viên cần tạo tâm thế nghe cho học sinh vào nội dung
hoặc chủ đề của bài nghe, gây hứng thú cho học sinh đối với bài sắp nghe, gợi
mở để huy động kiến thức có sẵn của học sinh về chủ đề , giúp học sinh có
thể sử dụng kiến thức đó để nghe hiểu dễ dàng hơn. Công việc quan trọng của
giai đoạn trước khi nghe đó là cung cấp ngữ liệu và giới thiệu chủ đề của bài
nghe.
Tuỳ vào nội dung và mức độ của từng bài mà tôi sẽ cung cấp cho học sinh
về kiến thức văn hố nền, về ngơn ngữ như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, âm
khó... Trong tiết dạy nghe, việc dạy từ vựng, cấu trúc ngữ pháp khơng xuất
hiện chính thức như trong tiết dạy đọc. Vì vậy, khơng phải lúc nào giáo viên
cũng cứng nhắc tuân theo quy trình dạy PPP( Presentation- PracticeProduction) mà phải " tuỳ cơ ứng biến" cho phù hợp. Cũng như từ vựng và
cấu trúc ngữ pháp, việc dạy ngữ âm chỉ có chức năng thứ yếu. Rèn luyện và
phát triển kĩ năng nghe mới là mục đích cuối cùng của chúng ta. Vì vậy, dạy
ngữ âm trong tiết nghe chỉ nên dừng lại ở mức độ rèn luyện tức thì và sửa lỗi.
Tôi chỉ cung cấp cho học sinh những từ và cấu trúc được cho là mới đối với
các em và các em có thể sẽ khơng hiểu bài nghe nếu các em không biết nghĩa
và không phát âm đúng những từ này.
Ví dụ, khi dạy Listening Unit 14, tôi cung cấp cho học sinh các từ sau:
+ goal-scorer(n): ( dùng tranh): người ghi bàn
+ hero
(n): (lấy ví dụ): Nguyên Hue is a national hero: anh hùng
+ ambassador(n): ( dịch nghĩa): Đại sứ

+ kicking (n): (diễn tả hành động- miming): cú đá, cú sút
+ retirement (n): (lấy ví dụ): He retỉred at the age of 60 after 35 years
working as a teacher: sự nghỉ hưu
+ promote (v): = to encourage, to excite: thúc đẩy
Khi giới thiệu chủ đề bài nghe, để tạo khơng khí sơi nổi tơi thường cho
học sinh làm việc theo cặp/ nhóm, dùng hoạt động " động não"- brainstorming
với cả lớp, dùng tranh ảnh hoặc cho học sinh nghe nhạc nếu có liên quan đến

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

9


How to help 10th grade students develop
listening skill
nội dung của bài nghe.
Ví dụ, ở Unit 11, trước khi nghe về vườn quốc gia Cúc Phương, tôi cho
các em " brainstorm" những thông tin mà các em biết về vườn quốc gia này.

Cuc Phuong national park

Hoạt động này giúp các em hướng vào chủ đề của bài nghe và có được
những thơng tin bổ ích trước khi nghe. Do vậy, việc nghe băng sẽ dễ dàng hơn
đối với các em.
Hoặc để giới thiệu chủ đề Unit 12, tôi cho học sinh nghe bài hát" Tiến
Quân Ca", sau đó hỏi các em tên bài hát là gì, tác giả của bài hát này là ai, em
biết gì về ơng và nhạc của ông. Từ đó dẫn dắt các em vào nội dung của bài
nghe về nhạc sĩ Văn Cao.
Với cách làm trên tơi thấy học sinh của mình rất hứng thú, giảm bớt căng

thẳng cho các em từ những tiết học trước, giúp các em đi vào bài học một
cách nhẹ nhàng.
Ngoài ra, tuỳ vào nội dung của từng bài mà tôi còn sử dụng một số các
hoạt động khác như:
- Hoạt động tiên đốn( open prediction) : Tơi nêu chủ đề của bài nghe và cho
học sinh cả lớp tự do đoán nội dung của bài nghe.
- Đoán xem các nhận định về bài nghe đúng hay sai( True/False statements
prediction): Tôi đưa ra một số nhận định về nội dung chính của bài, trong đó
có một số câu đúng một số câu sai. Học sinh đoán xem câu nào đúng, câu nào
sai. .
- Sắp đặt trật tự câu, ý hoặc tranh vẽ( ordering): Tôi cho học sinh xem một số
bức tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu các em sắp xếp theo trật tự đúng.
- Trả lời câu hỏi( pre-questions): Tôi đặt một số câu hỏi về chủ đề bài nghe,
học sinh vận dụng những kiến thức có sẵn của mình để trả lời.
- Bài tập từ vựng( wordstorm): Tôi gợi ý cho học sinh nhớ lại những từ các

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

10


How to help 10th grade students develop
listening skill
em đã học có liên quan đến chủ đề sắp nghe. Gợi mở để giúp học sinh xây
dựng "mạng lưới" từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe., trong đó có những
từ mới và khó mà các em sẽ gặp trong bài nghe.
Tuy nhiên trong tất cả các hoạt động trước nghe , tơi chỉ khuyến khích,
gợi mở cho học sinh suy đốn và thực hiện u cầu bài tập chứ khơng đưa ra
câu trả lời đúng. Học sinh sẽ phải đưa ra câu trả lời đúng sau khi nghe bài.

Giai đoạn 2: Trong khi nghe( While-listening)
Ở giai đoạn này, học sinh nghe và thực hiện một số yêu cầu bài tập nhằm
luyện tập những kĩ năng nghe nhất định như bài tập đúng/sai, lựa chọn, điền
vào chỗ trống, bảng biểu, hoàn thành câu, tìm ý chính...
Để giúp các em thực hiện các yêu cầu bài tập có hiệu quả, trước tiên tôi
hướng dẫn cho các em biết nhiệm vụ của bài, cho các em một lí do để nghe.
Tơi u cầu các em đọc kĩ bài tập và đảm bảo các em hiểu đúng yêu cầu của
bài. Có thể cung cấp cho các em từ và cấu trúc mới nếu có và hướng dẫn từng
task một, hết task này mới chuyển sang task kia.
Khi học Listening, tôi luôn yêu cầu học sinh của mình sử dụng bút chì và
đặc biệt khơng xem sách " Để học tốt Tiếng Anh 10" bởi vì tơi khơng cần đáp
án mà tơi cần các em được rèn luyện để phát triển kĩ năng nghe hiểu Tiếng
Anh. Việc khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh là hết sức cần thiết bởi vì khơng ai có thể thay thế người học
trong việc nắm bắt phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt
động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình.
Thơng thường tơi bật băng cho học sinh nghe ba lần. Lần thứ nhất nghe
toàn bộ văn bản để học sinh nắm được nội dung chính. Lần thứ hai nghe và
thực hiện các yêu cầu của bài tập, ở lần này tơi có thể dừng lại ở những chỗ
cần thiết và nếu có kết quả đúng tôi lấy luôn. Lần thứ ba nghe kiểm tra lại câu
trả lời và cho kết quả cuối cùng. Tuy nhiên cũng tuỳ vào tình huống mà tơi
cho học sinh nghe nhiều hay ít. Nếu thấy đa số các em trả lời đúng thì tơi
chuyển sang câu tiếp theo. Nếu đa số chưa trả lời được thì tơi hướng dẫn các
em nghe lại, tập trung vào những đoạn hoặc câu có chứa câu trả lời.
Để việc nghe hiểu của học sinh đạt hiệu quả cao, tôi cung cấp cho các em

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

11



How to help 10th grade students develop
listening skill
các cách nghe khác nhau đối với từng loại bài tập khác nhau. Ví dụ, đối với
loại bài tập đúng/ sai; điền vào chỗ trống; lựa chọn và trả lời câu hỏi thì tơi
cho học sinh đọc bài tập, đốn câu trả lời trước rồi mới cho nghe băng. Tôi
lưu ý học sinh là trong khi nghe chỉ cần ghi câu trả lòi vắn tắt để không bị mất
thời gian và bị nhỡ phần tiếp theo. Hoặc đối với loại bài tập nghe chọn tiêu đề
từng đoạn thì tơi cho các em nghe từng đoạn một, bài tập nghe tìm ý chính
của cả bài thì tơi cho học sinh nghe tồn bộ văn bản.
Giai đoạn 3: Sau khi nghe( Post-listening)
Đây là giai đoạn học sinh sử dụng những thông tin đã nghe để làm một
việc gì đó có nghĩa với thơng tin đó. Ở phần này tôi thường phối kết hợp với
các kĩ năng khác để giúp học sinh củng cố và phát triển bài nghe. Tất nhiên
trong một tiết dạy nghe thì trọng tâm được đặt vào việc rèn luyện kĩ năng
nghe cho học sinh nhưng giáo viên vẫn có thể cho các em sử dụng các kĩ năng
khác như nói- đọc- viết như là những bước chưyển tiếp để phục vụ cho mục
đích cuối cùng là nghe.
Ví dụ, sau khi nghe băng Unit 1, tôi cho học sinh làm việc theo cặp hỏi và
trả lời về các hoạt động hàng ngày của Mr Lam. Sau đó yêu cầu các em viết
một đoạn văn tóm tắt các hoạt động đó. Để các em dễ thực hiện nhiệm vụ
hơn, tôi đưa ra một số từ gợi ý sau:
name
start work
lunch
occupation
passengers
rest
Hoặc ở Unit 6, tôi đưa ra một tình huống và yêu cầu các em thảo luận

theo nhóm 4 người như sau: " If your class could go for a picnic this weekend,
what would your plan be?"
Tóm lại, ở phần củng cố và phát triển bài nghe, tơi thường tổ chức các
hoạt động nói hoặc viết về các chủ đề có liên quan hoặc tương tự với bài
nghe, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày và phù hợp với sở thích của
các em. Như vậy các em sẽ nhớ bài lâu hơn và phát triển các kĩ năng một cách
toàn diện hơn.
3. Điều chỉnh, thay đổi 1 số task trong SGK cho phù hợp.
Trong quá trình dạy học, để nâng cao hiệu quả học tập và giúp học sinh dễ

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

12


How to help 10th grade students develop
listening skill
hiểu bài hơn, tơi đã mạnh dạn điều chỉnh một số phần cịn hạn chế trong SGK
Tiếng Anh 10 để phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh.
Ví dụ, tơi thấy hoạt động phần Before you listen Unit 4 yêu cầu học sinh
điền các từ vào chỗ trống là dài và hơi thừa bởi vì nó khơng liên quan mấy
đến nội dung bài nghe. Hơn nữa nó lại cịn gây mâu thuẫn bởi vì ở hoạt động
này dùng photographic club trong khi ở Task 1, Task 2 và After you listen lại
dùng photography club. Vì vậy, khi dạy tơi khơng sử dụng hoạt động này mà
thay thế bằng hoạt động sau: Tôi đặt một số câu hỏi gợi mở để giới thiệu chủ
đề bài nghe về Vang Trang Khuyet club như:
Have you ever visited a special club?
Who are the club's members?
What are their works?

How do they do their works?
Hoặc ở phần Listening Unit 16, Task 2 , yêu cầu học sinh nghe và trả lời 8
câu hỏi là quá nặng đối với khả năng của các em. Vì vậy, để giảm tải và làm
dễ hơn cho học sinh ở các lớp yếu kém mà vẫn đảm bảo được những thông tin
cần thiết của bài nghe, tôi cắt bớt câu 3 và câu 7. Sở dĩ tôi bỏ câu 3 là vì nội
dung câu trả lời đã được thể hiện một phần ở câu 3 Task 1; cắt bớt câu 7 vì
thơng tin về Tan Ky House cũng đã được hỏi ở câu 6 và chỉ nên dừng ở đó.
Ngồi ra, để giờ học sôi nổi và thú vị hơn, tôi thường biến tướng các bài
tập thành các trị chơi. Ví dụ, Task 2 Listening Unit 9 tôi thiết kế thành trị
chơi " Lucky number" . Tơi thực hiện trên power point vừa có hình thức đẹp,
sinh động lại có thể tách bài nghe thành các đoạn ngắn có chứa câu trả lời để
có thể nhanh chóng cho các em nghe lại kiểm tra đáp án( thơng thường khi
chuyển thành trị chơi thì học sinh phải trả lời bất kì câu hỏi nào các em chọn
chứ không tuần tự như trong SGK theo trình tự nội dung của bài nghe). Nhờ
vậy mà học sinh không cảm thấy giờ học buồn chán, học mà chơi, chơi mà
học.
4. Đưa kĩ năng nghe vào kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra và thi có tác dụng định hướng cho việc dạy và học nói chung. Có
thể nói rằng đối với học sinh THPT , những gì các em học đều hướng tới kiểm
tra và thi. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu những bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

13


How to help 10th grade students develop
listening skill
và những bài thi tốt nghiệp, thi đại học, thậm chí các bài thi học sinh giỏi thì

có thể cho phép ta khẳng định rằng, có một sự khơng ăn khớp giữa những gì
học sinh được học và những gì học sinh được kiểm tra. Các bài kiểm tra chỉ
tập trung chủ yếu vào ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và viết bao gồm viết lại
câu và viết đoạn. Còn các kĩ năng nghe và nói thường vắng bóng. Kĩ năng
nghe chưa bao giờ được đưa vào kiểm tra chính thức như là một kĩ năng cần
kiểm tra. Hậu quả của việc không ăn khớp này đó là giáo viên chỉ tập trung
vào dạy những gì thường được đem ra kiểm tra, cịn những nội dung khác do
không bao giờ được đưa vào bài kiểm tra, đều bị cả thầy và trò lãng quên.
Từ thực tế đó, để học sinh có ý thức rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe
hiểu, tôi đã mạnh dạn đưa kĩ năng này vào các bài kiểm tra nhằm tạo động cơ
học tập cho các em.
Tuy nhiên có thể thấy rằng việc thiết kế các bài kiểm tra có kĩ năng nghe
vẫn đang cịn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, học sinh chưa quen với cách làm
này và thường mất hứng khi bị điểm kém( kết quả của các bài kiểm tra
thường không cao do nghe vốn là một kĩ năng khó). Thứ hai, giáo viên thiếu
các tư liệu ( băng, đĩa) để thiết kế bài kiểm tra cho phù hợp với trình độ của
học sinh và các chủ đề mà các em được học.
Để khắc phục điều này, khi thiết kế bài kiểm tra, phần kiểm tra Listening
tơi có thể đọc cho học sinh nghe hoặc tận dụng bộ băng đĩa mà chúng ta đang
có( gồm có phần Reading, Listening và Language Focus trong SGK). Ví dụ,
ở bài kiểm tra 1 tiết , phần kiểm tra Listening tơi có thể cho học sinh nghe một
số câu ở phần Language Focus và yêu cầu các em điền một số từ còn thiếu.
Hoặc ở bài kiểm tra nghe 15 phút, tôi cho học sinh nghe một đoạn trong bài
đọc phần Reading và thiết kế các dạng bài tập như trả lời câu hỏi, lựa chọn,
bài tập đúng/sai...
Với cách làm trên, tơi thấy học sinh của mình đã chú trọng hơn đến việc
học tập và rèn luyện kĩ năng nghe, các em cũng học nghe có hiệu quả hơn.
5. Chuẩn bị và sử dụng tốt trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Để có một tiết học nghe đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị và sử dụng trang
thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên là rất quan trọng. Hiện nay, ở nhiều

trường cũng đã quan tâm đầu tư đài, đĩa phục vụ cho tiết Listening của bộ

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

14


How to help 10th grade students develop
listening skill
môn Tiếng Anh. Tuy nhiên không phải cứ đến giờ là ta chỉ việc bật băng cho
học sinh nghe và yêu cầu các em làm các bài tập( task) trong SGK. Đó là
kiểm tra nghe chứ chưa phải dạy nghe. Bản thân tôi trong quá trình dạy học
nghe thấy rằng muốn giờ học đạt hiệu quả thì trước khi lên lớp, chúng ta cần
phải nghe trước bài, xem chỗ nào là khó đối với học sinh, cần lưu ý từ ngữ,
cấu trúc nào, cần dừng ở đâu, chất lượng đài, đĩa đã đảm bảo chưa...vv. Làm
được như vậy thì khi lên lớp chúng ta sẽ không bị động, học sinh sẽ không
phải bực bội, chán nản vì những lí do như đĩa vấp, loa rè, sự lúng túng, vụng
về của giáo viên trong việc điều khiển thiết bị dạy học. Có như vậy thì chúng
ta mới tận dụng được tối đa thời gian ở trên lớp, tránh được tình trạng" cháy
giáo án" và giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn luyện và phát triển kĩ năng
nghe.
Ngoài ra tuỳ vào nội dung của từng bài học mà chúng ta có thể chuẩn bị
thêm các dụng cụ dạy học khác để góp phần làm cho giờ học trở nên sinh
động và hấp dẫn hơn. Ví dụ, khi dạy Unit 9 thì tơi lên mạng để tìm kiếm các
hình ảnh về lồi cá voi. Hoặc ở Unit 12 thì tơi lại sưu tầm đĩa nhạc có bài hát
" Tiến Quân Ca" của nhạc sĩ Văn Cao.
6. Khuyến khích học sinh thực hành.
Chúng ta cần nhớ rằng học ngoại ngữ phải thông qua thực hành, thực hành
và thực hành nhiều hơn. Tôi thường động viên học sinh của mình ngồi việc

thực hành trong các tiết Listening ở trên lớp thì các em nên mua thêm băng
đĩa để luyện nghe ở nhà nếu có điều kiện. Tuy nhiên điều này là hơi khó
nhưng chúng ta vẫn cố gắng khuyến khích các em, giúp các em có thêm niềm
tin yêu vào môn học. Hoặc trong thời đại cơng nghệ thơng tin hiện nay, các
em có thể rèn luyện kĩ năng nghe hiểu thông qua mạng Internet, nghe các bản
tin Tiếng Anh trên đài, trên truyền hình.... Như vậy các em sẽ có nhiều cơ hội
để tiếp xúc với Tiếng Anh, kĩ năng nghe hiểu của các em nhờ đó cũng sẽ được
cải thiện. Chắc chắn các em sẽ thích học Listening ở trên lớp và học có hiệu
quả hơn.
Mặt khác để tăng thêm cơ hội cho học sinh được thực hành, thỉnh thoảng
vào đầu hoặc cuối các tiết học ở trên lớp( nếu thời gian cho phép), đặc biệt là
những buổi học bồi dưỡng, phụ đạo( ở trường tôi hầu như tất cả các lớp đều

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

15


How to help 10th grade students develop
listening skill
có những buổi học bồi dưỡng, phụ đạo trong tuần), tôi thường cho các em
nghe một đoạn bài hát nổi tiếng, quen thuộc với các em và yêu cầu điến một
số từ còn thiếu. Ví dụ, tơi cho các em nghe một đoạn bài hát " My heart will
go on" trong phim" Titanic" như sau:
Every night in my....(1).... I see you, I ...(2)...you. That...(3)...how I know
you go on. Far across the...(4)...and spaces...(5)...us.You have come to...
(6)...you go on. Near,...(7)...wherever you are. I believe...(8)...the heart does
go on. ...(9)...more you open the door. And you're here in my...(10).... and my
heart will go on and on.

Kết quả là các em thấy rất thích thú,vừa được thực hành lại vừa được thư
giãn. Ngồi ra tơi cịn khuyến khích học sinh của mình nghe nhạc Tiếng Anh
lúc các em thư giãn ở nhà. Đây là một phương pháp hiệu quả để học Tiếng
Anh, là cách để nâng cao khả năng nhớ từ lâu hơn, giúp các em cảm nhận và
hiểu những từ hoa mỹ, trữ tình trong lời bài hát.
Chúng ta cần khuyến khích học sinh thực hành bởi vì" Practice makes
perfect" ( Thực hành làm cho hồn thiện). Tuy nhiên việc thực hành cần phải
được tiến hành một cách thường xun và đều đặn thì mới có hiệu quả, little +
often( ít mà thường xuyên) tốt hơn lot + sometimes( nhiều nhưng chỉ thỉnh
thoảng).

C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Sau một năm áp dụng các phương pháp( như phần trình bày ở trên), tơi đã
thu được những kết quả đáng khích lệ. Đa số học sinh đã dần dần phát triển và
nâng cao được kĩ năng nghe hiểu của mình. Kết quả cụ thể mà tơi tiến hành
khảo sát 100 em học sinh ở 3 lớp tôi dạy là 10A1, 10A2 và 10A14 như sau:
ĐẦU NĂM HỌC
Mức độ nghe hiểu
Nghe hiểu hết nội dung và làm được tất cả bài tập
Nghe hiểu được nội dung chính và làm được 50%
bài tập
Chỉ nghe được một số câu, từ và làm được 20%
bài tập

Số lượng
1
10

Phần trăm

1%
10%

56

56%

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

16


How to help 10th grade students develop
listening skill
Không nghe được gì

33

33%

CUỐI NĂM HỌC

Mức độ nghe hiểu

Số
lượng
10
31


Phần trăm so
với đầu năm
Tăng 9%

Nghe hiểu hết nội dung và làm được tất cả bài tập
Nghe hiểu được nội dung chính và làm được 50%
Tăng 21%
bài tập
Chỉ nghe được một số câu, từ và làm được 20%
40
Giảm 16%
bài tập
Khơng nghe được gì
19
Giảm 14%
2. Kiến nghị, đề xuất.
Nhìn chung ở trường tơi cơ sở vật chất và các phương tiện nghe nhìn để
phục vụ cho việc dạy- học ngoại ngữ trong những năm gần đây đã được nhà
trường quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ.Vì vậy tơi mong rằng nhà
trường sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Tiếng Anh, đầu tư thêm cho
chúng tơi nhiều loại băng,đĩa có chất lượng cao. Thực chất, chúng tơi mới chỉ
có bộ đĩa về phần Reading,Listening và Language Focus trong SGK còn các
loại đĩa khác để tham khảo, dùng làm tài liệu thiết kế bài kiểm tra nghe thì
chưa có.
Ngồi ra, do đặc thù của việc dạy và học kĩ năng Listening, chúng tôi cần
nhà trườngđầu tư phịng học tiếng dành riêng cho bộ mơn để học sinh không
bị phân tán bởi tiếng ồn bên ngoài lớp học.
Mặt khác, các chủ đề phong phú,đa dạng trong SGK với nhiều kiến thức
xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng là một khó khăn cho giáo viên trong
q trình giảng dạy. Khơng phải giáo viên nào cũng có thể cung cấp cho học

sinh những thơng tin mà các em cần hoặc giải đáp những thắc mắc của các em
một cách thoả đáng. Ví dụ, ở tiết Listening Unit 11, Task 1 có một địa danh
viết bằng Tiếng Việt không dấu" Quen Voi". Hẳn là nhiều giáo viên và học
sinh sẽ không biết thực chất tên đầy đủ Tiếng Việt của nó là gì. Trong sách
giáo viên cũng khơng thấy nói đến. Vì vậy, khi dạy phần này tơi phải lên
mạng tìm kiếm thơng tin và mới biết tên là " Quèn Voi". Như vậy sẽ rất vất vả
cho giáo viên khi phải thu thập đầy đủ thông tin, số liệu liên quan đến chủ đề
bài học mà trong SGK lẫn sách giáo viên đều khơng có. Vì vậy, tơi có một đề

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

17


How to help 10th grade students develop
listening skill
xuất là Bộ Giáo Dục nên biên soạn thêm một cuốn sách để hỗ trợ cho giáo
viên thêm những tư liệu đối với từng bài học.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, chắc
chắn sẽ không tránh khỏi sai sót hoặc nhầm lẫn. Vì vậy tơi rất mong được sự
góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến của tơi được áp dụng có hiệu quả hơn
trong những năm tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoằng Hố, ngày 10 tháng 06 năm 2011
Người viết: Ngơ Thị Thảo

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Sách giáo khoa Tiếng Anh 10( Xuất bản năm 2006- Nhà xuất bản Giáo
Dục)

4. Sách giáo viên Tiếng Anh 10( Xuất bản năm 2006- Nhà xuất bản Giáo Dục)
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10( Xuất bản năm 2006- Nhà xuất bản
Giáo Dục)
6. Đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh ở THPT Việt Nam( Tác giả Hoàng
Văn Vân- Nguyễn Thị Chi- Hoàng Thị Xuân Hoa- Nhà xuất bản Giáo Dục)
7. Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 10( Tác giả Chu Quang Bình- Nhà xuất bản
Hà Nội)
6. English language teaching methodology ( Teacher 's work book)

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

18


How to help 10th grade students develop
listening skill

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Sáng kiến xếp loại........

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

19


How to help 10th grade students develop
listening skill
.............................................................................................................................
Sáng kiến xếp loại........

Created by Ngo Thi Thao- Luong Dac Bang
high school

20



×