Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giới thiệu về Xí nghiệp 18 Công ty cổ phần Công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.73 KB, 17 trang )

Giới thiệu về Xí nghiệp 18 Công ty cổ phần Công
trình
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp
• Tên công ty : Xí nghiệp 18-Công ty cổ phần Công trình
Đường thủy
• Ngành hoạt động : Xây dựng
• Địa chỉ : Bồ Đề- Long Biên- Hà Nội
• Số điện thoại : 048722481
• Số Fax : 0338722481
• Mã số tài khoản : 102010000073093
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp 18 được ra đời cùng với sự ra đời của công ty Công trình Đường
thủy, công ty này là một bộ phận kinh doanh nhỏ của Bộ Giao Thông Vận Tải do nhà
nước hình thành trong giai đoạn khi đất nước sắp thoát khỏi chiến tranh và giành
thống nhất trong cả nước. Công ty ra đời với mục tiêu lớn nhất đó là xây dựng cơ sở
hạ tầng của đất nước sau chiến tranh, tạo điều kiện về giao thông vận tải được thông
suốt phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của mọi miền đất nước. Xí nghiệp 18,
một bộ phận chi nhánh của Công ty công trình Đường Thủy, một công ty nhà nước
được thành lập những năm 1973. Giai đoạn đầu mới hình thành xí nghiệp vẫn hoạt
động theo sự vận hành của cơ chế bao cấp cũ. Sau 35 năm hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng, Công ty nói chung cũng như xí nghiệp nói riêng đã đóng góp được một
phần không nhỏ cho hệ thống đường xá cầu cống của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Diện mạo của xí nghiệp cũng có những
thay đổi đáng kể và cho đến nay Công ty nói chung cũng như xí nghiệp nói riên cũng
đã có tên tuổi trong ngành như một công ty có dày dặn kinh nghiệm cũng như sự uy
tín trong ngành.
Quá trình phát triển của xí nghiệp từ khi hình thành cho đến nay có thể thấy rõ
qua 3 bước chuyển biến lớn phù hợp với các chính sách vĩ mô của Đảng và nhà nước
tạo điều kiện đưa đất nước đi theo đúng xu thế của thời đại nhưng vẫn giữ vững cho
mình con đường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa , từ những chính sách để chuyển mọi


vận hành của đất nước từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước đến những chính sách nhằm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp mà
đại diện tiêu biểu cho chính sách này là quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước biến một số doanh nghiệp từ việc nắm giữ 100% vốn nhà nước sang các doanh
nghiệp cổ phần là doanh nghiệp mà nhà nước chỉ nắm giữ một số lượng cổ phần nhất
định Chính vì những lý do trên chúng ta có thể chia sự phát triển của xí nghiệp ra làm
3 giai đoạn chính cụ thể như sau:
 Giai đoạn 1: 1973-1989
Đây là giai đoạn đầu khi mới được hình thành, giai đoạn xí nghiệp được hình
thành khi đất nước vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp, một cơ chế mà tại thời điểm đó
hoàn toàn phù hợp để khôi phục lại cơ sở vật chất cho đất nước, một cơ chế ở đó mọi
tài sản đều là sở hữu của nhà nước là tài sản chung của cả đất nước vì thế mọi hoạt
động trong giai đoạn này đều do những mục tiêu chung của đất nước, đều tuân theo
những kế hoạch được định sẵn bởi nhà nước, mọi hoạt động của các công ty cũng như
các xí nghiệp được chỉ đạo từ trên và xí nghiệp không có tự chủ trong kinh doanh có
nghĩa là không phải công ty cũng như xí nghiệp thấy có lợi thì làm còn không thì thôi
mà nhất thiết phải làm theo sự chỉ đạo của đất nước để góp phần xây dựng lại đất
nước sau khi bị chiến tranh tàn phá. Và chính vì lẽ đó đây cũng là giai đoạn mà xí
nghiệp đem lại rất nhiều công ăn việc làm cho xã hội góp phần xây dựng các công
trình trọng điểm của xã hội tạo điều kiện phát triển kinh tế sau này. Đây là thời kỳ mà
công ty cũng như xí nghiệp hoạt động trong môi trường không cạnh tranh, không có
sự phân biệt giàu nghèo hay có cũng rất ít vậy nên môi trường làm việc ít áp lực cũng
là động lực giúp các nhân viên lao động nhiệt tình hết mình với đất nước. Việc kéo dài
của cơ chế bao cấp đã nảy sinh nhiều bất cập cũng như yếu kém, thể hiện sự không
phù hợp với xu thế của xã hội với xu thế hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế từ đó xuất
hiện nhiều tệ nạn xã hội như tệ nạn quan liêu cửa quyền, tệ nạn lấy của chung làm của
riêng, làm cho các doanh nghiệp hoạt động ngày một kém hiệu quả một phần do bản
thân các doanh nghiệp thiếu sự tự chủ trong kinh doanh từ đó làm mất đi sức mạnh
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài… đó cũng là nguyên nhân khiến Đảng và

nhà nước của chúng ta đi đến quyết định đã đến lúc nước ta cần phải chuyển sang một
giai đoạn hoạt động mới, giai đoạn mở cửa thị trường hội nhập với quốc tế để học hỏi
những điều hay điều tốt điều tiến bộ từ các cuộc cách mạng công nghiệp cũng như từ
những cải tiến mới của thế giới khiến cho đất nước ngày một giàu và đẹp, bên cạnh đó
chúng ta cũng không quên giữ vững truyền thống quý báu của dân tộc, đó chính là
việc chúng ta cần đưa đất nước chuyển từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang hoạt
động theo cơ chế thị trường song vẫn có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa. Và tất nhiên công ty cũng như xí nghiệp 18 không phải là trường hợp ngoại
lệ, chúng ta cũng chính thức chuyển sang họat động theo cơ chế thị trường và đây là
giai đoạn 2, giai đoạn thật sự khó khăn với xí nghiệp cũng như công ty.
 Giai đoạn 2: 1989-2007
Đây là giai đoạn xí nghiệp hoạt động dưới cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã có sự chủ động
trong kinh doanh song không phải mọi sự chủ động đều là dễ dàng khi mà công ty hay
xí nghiệp đã quen hoạt động theo cơ chế bao cấp của nhà nước, một cơ chế mà chúng
ta không phải lo nghĩ nhiều về việc làm cũng như sự cạnh tranh trên thị trường nên
hoạt động của xí nghiệp cũng như công ty cũng có phần không hiệu quả, thậm chí gặp
rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu thay đổi này. Giai đoạn này các doanh nghiệp
phải tự vận động đi tìm việc cho mình để duy trì cũng như phát triển doanh nghiệp,
đây là điều rất hay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh
doanh của bản thân song vốn công ty vẫn là công ty nhà nước lỗ hay lãi các xí nghiệp
cũng không lo phải chịu trách nhiệm nên hoạt động của công ty cũng chưa được hiệu
quả trong cả giai đoạn, đây cũng là thực trạng chung của các công ty nhà nước trên
toàn quốc thậm chí có rất nhiều xí nghiệp quốc doanh rơi vào tình trạng lỗ triền miên,
lỗ lũy kế qua các năm là con số rất lớn ảnh hưởng rất lớn đến nhà nước cũng như xã
hội. Vấn đề nảy sinh này một phần vì nhà nước cũng muốn hỗ trợ các doanh nghiệp
trong công cuộc mới để dễ dàng tiếp cận vời thị trường trong giai đoạn này và điều tất
yếu cũng sẽ đến là việc các doanh nghiệp thực sự tự chủ trong kinh doanh, thực sự
cạnh tranh với nhau để những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ không còn chỗ
đứng trên thị trường, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là điều kiện để

chúng ta chuyển sang giai đoạn 3, nhà nước không bảo hộ cho các doanh nghiệp nữa,
nhà nước không nắm 100% vốn nữa, cổ phần hóa lãi hưởng lỗ chịu.
 Giai đoạn 3: 2008 trở đi
Công ty đã chính thức cổ phần hóa nhà nước không nắm giữ 100% vốn nữa mà
chỉ chiếm 57% vốn số còn lại do các cổ đông năm giữ. Đây là chủ trương mới của
Đảng và Nhà nước buộc các doanh nghiệp cần tự mình vận động sao cho có lợi cũng
như tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp không để tình trạng lãi lỗ chẳng ảnh hưởng như
trước nữa. Đây là giai đoạn có thể được cảnh báo là rất khó khăn với công ty cũng
như xí nghiệp vì nước ta vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế có tên viết tắt là
WTO điều này có nghĩa là khi mà chúng ta không còn được bảo hộ bời nhà nước,
chúng ta phải tự thân vận động, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và
hơn thế nữa chúng ta còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên trường quốc
tế, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh có tên tuổi với những công trình
nổi tiếng… là những doanh nghiệp thực sự rẩt mạnh. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần
làm gì để có được chỗ đứng vững chắc trên chính thị trường trong nước để tiếp tục tồn
tại và phát triển, để khẳng định được bản thân mình cũng là việc khẳng định cho bạn
bè trên thế giới về một đất nước Việt Nam đang phát triển. Hi vọng sau khi chuyển
Giám đốc
P. Giám đốc
BP.Kế toán BP.Thống kê vật tư BP.Kế hoạch BP.Kỹ thuật
CN 1 CN2 CN 3 CN n
BP.Thủ quỹ tiền lương
sang công ty cổ phần công ty sẽ có những bước chuyển mới với mục tiêu dài hạn của
xí nghiệp là liên tục đổi mới mà từ đó hoạt động có hiệu quả hơn.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của xí nghiệp
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của xí nghiệp
Đây là hệ thông quản trị trực tuyến chức năng: Hệ thống này có đặc trưng cơ
bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức
năng. Điều này có nghĩa là quyền ra mệnh lệnh quản trị thuộc cấp trưởng trực tuyến
và cấp chưởng chức năng. Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng

chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính
thống nhất quản trị ở một mức độ nhất định. Cụ thể là giữa các phòng ban cũng có
mối liên hệ và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện công việc của mỗi bộ phận,
điều này làm giảm gánh nặng cho các nhà quản trị của từng bộ phận mà vẫn tạo sự
thống nhấn ở mức độ nhất định trong các quyết định với cấp dưới. Mô hình này đã
từng là mô hình rất phù hợp với thời kỳ khi đất nước của chúng ta vừa chuyển sang
giai đoạn hoạt động theo cơ chế thị trường song cho đến nay, thời đại này khi mà cạnh
tranh ngày một khốc liệt hơn, các doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao năng suất
lao động bằng mọi cách từ giảm chi phí sản xuất kinh doanh đến nâng cao chất lượng
của sản phẩm từ đó tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển
trong thời đại này xí nghiệp không thể giữ mãi mô hình quản trị kiểu này nữa mà cần
tìm cho mình, xây dựng cho mình một mô hình quản trị hiện đại hơn phù hợp với
hoàn cảnh hơn để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như khu
vực và quốc tế khi mà nước ta đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO khi mà hàng rào thuế quan đã bị phá bỏ, yếu tố để doanh nghiệp đứng vững
trước sự xâm nhập của các công ty từ nước ngoài vào là sự đảm bảo về chất lượng
cũng như hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Hiện nay mô hình quả trị định hướng chất
lượng đang là mô hình quản trị đáp ứng được các yêu cầu khách quan của các công ty
hiện nay là tập trung vào chất lượng sản phẩm từ đầu là điều kiện để giảm thiểu sự sai
hỏng trong quá trình sản xuất từ đó giảm chi phí sai hỏng là giảm chi phí sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hơn nữa còn
tăng cả uy tín cho công ty trên thị trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện nay được rất
nhiều công ty phấn đấu có được vì đây được coi như tấm giấy thông hành cho sản
phẩm hàng hóa của công ty thâm nhập vào thị trương thế giới vì đây là bộ tiêu chuẩn
do tổ chức tiêu chuẩn quôc tế cấp cho các công ty đã xây dựng cho mình được hệ
thống chất lượng đảm bảo được các yêu cầu của tổ chức. ISO 9000 không phải chỉ tạo
ra sự đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đem lại nhiều lợi ích trong quản trị nên
chứng nhận ISO 9000 cần thiết cho mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Vì vậy
xí nghiệp nên xây dựng cho mình hệ thống quản trị đạt tiêu chuẩn ISO.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận

Giám đốc: Là người đứng đầu của xí nghiệp do đó cũng là người trực tiếp nhận
nhiệm vụ từ Tổng công ty và điều hành các phòng ban tham gia hoàn thành công việc
đươc giao. Cùng với việc điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp giám đốc cũng là
người giám sát cũng như giúp đỡ và động viên các bộ phận: Kế toán, vật tư, thủ quỹ,

×