Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.28 KB, 39 trang )

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM
I. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ
1. Kết quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Trong hai thập niên qua (1986 - 2006), kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội
dung cốt lõi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế
giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận.
1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới kinh tế, từ chỗ hầu như không có tăng trưởng trong giai đoạn 1976 –
1985, bước sang giai đoạn 1986 – 1990, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Từ
năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng cao, trung bình hàng năm đạt 7%. Tính chung từ
1986 - 2005, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm là 6,98%, tăng gấp 3,6 lần so với đầu giai đoạn. Chỉ số xếp hạng
GDP của Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 124 thế giới năm 2002 tăng lên thứ 39 vào năm 2005.
Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP của
Việt Nam đã giảm xuống còn 4, 8%. Tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt như công
nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2000, nền kinh tế đã có sự hồi phục nhanh chóng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đã đạt ở mức 6,8% và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo đạt 7,0% (năm 2002); 7,3% (năm
2003); 7,6% (năm 2004); 8,4% (năm 2005).
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1998 - 2005
Trong những năm gần đây, so với các nước trong khu vực ASEAN, tăng trưởng GDP của Việt Nam vào loại cao
nhất trong khu vực, còn so với các nước Đông Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Tuy
nhiên, quy mô nền kinh tế của ta còn nhỏ bé, nên dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thực lực nền kinh tế của ta
còn yếu và hạn chế.
1.2. GDP bình quân đầu người
Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể, tăng từ 140 USD năm
1990 lên 483 USD năm 2003, đạt 545 USD năm 2004 và 640 USD năm 2005 (tăng gấp 2,65 lần so với năm 1986).
Tính bình quân trong giai đoạn 1986 – 2005, tốc độ GDP đầu người tăng trung bình là 5,28%. Tuy nhiên, thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam còn thấp, vẫn còn chênh lệch khá lớn so các nước trong khu vực. Năm 2005, GDP bình
quân đầu người của Việt Nam là 638 USD trong khi Thái Lan đã đạt 2. 740 USD; Trung Quốc đạt 1.740 USD và
Malaixia là 9.700 USD. Theo dữ liệu triển vọng kinh tế thế giới 2006 của IMF, nếu tính theo sức mua tương đương
PPP năm 2005 thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên là 3.025 USD, trong khi Trung Quốc là 7.204
USD, cao gấp 2,38 lần; Thái Lan là 8.319 USD, cao gấp 2,75 lần; Hàn Quốc là 20.590 USD, gấp 6,8 lần và Nhật Bản


là 30.615 USD, cao gấp 10,1 lần Việt Nam. Như vậy, kể cả Thái Lan là nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam
vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì chỉ sau 2 thập kỷ thu nhập bình quân đầu người của nước này đã cao gấp 2 lần Việt
Nam.
1.3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành
1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế nhìn ở phía tổng cung
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong thời gian qua là kết quả của những thay đổi quan trọng trong cơ cấu
nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần
của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển, đến nay Việt Nam đang từng
bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp liên tục tăng, từ 22,67% (năm 1990)
lên 41,04% (năm 2005); tỷ trọng đóng góp của ngành nông – lâm - ngư nghiệp giảm, từ 38,74% (năm 1990) xuống
20,89% (năm 2005); tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên cao trong giai đoạn 1993 –1995, từ 38,59% (năm 1990) lên
44,06% (năm 1995), nhưng sau đó lại giảm dần và chỉ chiếm 38,07% (năm 2005).
Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế cũng liên tục tăng trong các năm. Cụ thể, tăng nhẹ trong ngành nông –
lâm - thủy sản, mặc dù trong năm 2001 có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2000 nhưng trong những năm tiếp theo
đã có sự tăng trở lại; tăng cao nhất trong ngành công nghiệp và xây dựng, luôn giữ tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm
cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế, riêng trong ngành dịch vụ có sự gia tăng đều đặn hàng năm tuy tốc độ
không cao, duy trì ở mức 6-7%/năm, đặc biệt trong năm 2005, đạt 8,48%..
Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
15
20
25
30
35
40
45
50
1990
1991
1992
1993

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
%
nong nghiep CN - XD Dich vu
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế
giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 6,79 6,89 7,08 7,26 7,57 8,43
Nông – lâm – thủy sản 4,63 2,98 4,17 3,25 3,30 4,04
Công nghiệp – xây dựng 10,07 10,39 9,48 10,35 10,25 10,65
Dịch vụ 5,32 6,10 6,54 6,57 7,25 8,48
Nếu xét theo giá trị tăng thêm, tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp nước ta theo giá thực tế đã giảm từ
38% năm 1986 xuống còn khoảng 20% năm 2005. Tỷ lệ giá trị gia tăng khu vực công nghiệp đã tăng lên từ 28,8%
năm 1986 lên trên 40% năm 2005. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ cũng tăng lên từ 33% năm 1986 lên 38,5% năm
2005. Tỷ lệ cơ cấu ngành của Việt Nam năm 2005 gần giống tỷ lệ cơ cấu ngành của Malaixia những năm 80 và của
Thái Lan những năm 70.
Tuy nhiên, khi so sánh với một số nước ở Đông Á thấy rằng, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam
vẫn chưa thể đạt đến mức là một nước có nền kinh tế phát triển. Ví dụ như Nhật Bản tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm
2% GDP, ngành dịch vụ chiếm tới 61%; Hàn Quốc tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 6% GDP, dịch vụ chiếm tới 51%.

Ngành công nghiệp chế tác, một phân ngành quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa đóng một vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế các nước Đông Á. Tỷ trọng của ngành này luôn chiếm đến 2/3 phần trăm trong tỷ lệ đóng góp của
ngành công nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ này vẫn còn thấp, chiếm chưa đến 50%.
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999
Đơn vị: %
Nước
Nông
nghiệp
Công nghiệp Dịch vụ
Trung Quốc 18 49 (CN chế tác chiếm 37%) 33
Hàn Quốc 6 43 (CN chế tác chiếm 26%) 51
Malaysia 12 48 (CN chế tác chiếm 34%) 40
Thái Lan 11 40 (CN chế tác chiếm 29%) 49
Việt Nam 25,5 34,5 (CN chế tác chiếm 17,7%) 40
Nhật Bản 2 37 (CN chế tác chiếm 24%) 61
Philipin 17 32 (CN chế tác chiếm 22%) 51
Nhìn chung về cơ cấu ngành, trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao
nhưng bản thân quá trình tăng trưởng vẫn thể hiện chất lượng tăng trưởng còn thấp. Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng
thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, do chi phí trung gian (chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí quản
lý, chi phí sản xuất) tăng với tốc độ cao cả ba khu vực. Cụ thể, trong nông nghiệp, tính chung trong thời kỳ 1991 -
2003, tăng trưởng giá trị sản xuất là 6,2%/năm, nhưng tăng trưởng giá trị tăng thêm chỉ đạt 4,1%, chỉ bằng 2/3 tốc độ
tăng trưởng của giá trị sản xuất. Trong khu vực công nghiệp - xây dựng tốc độ của giá trị tăng thêm liên tục thấp hơn
giá trị sản xuất trong một thời gian khá dài, tính chung trong thời kỳ 1991 - 2003, khi tốc độ tăng của giá trị sản xuất
lên đến 13,9%/năm, thì giá trị tăng thêm chỉ đạt 11,7%/năm.
Chất lượng tăng trưởng thấp còn thể hiện ngay trong cơ cấu của từng ngành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông –
lâm – ngư nghiệp còn rất chậm chạp, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
lớn, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, ngành thủy sản vẫn còn thấp. Tỷ trọng chăn nuôi trong thời gian tới có nguy cơ
giảm xuống do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm sẽ khiến cho đầu tư vào ngành chăn nuôi gia cầm bị hạn chế.
Những cạnh tranh, tranh chấp đối với thủy sản Việt Nam gần đây, những đe dọa của thiên tai bất thường, những khó
khăn về giới hạn năng lực sản xuất và diện tích canh tác đối với ngành thủy sản cũng khiến cho ngành này đang phải

đứng trước nguy cơ tỷ trọng sẽ giảm trong thời gian tới. Ngành lâm nghiệp sử dụng nhiều đất nhất trong tất cả các
ngành kinh tế nhưng chỉ đóng góp 1,2% vào GDP (số liệu năm 1999).
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển,
phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó ở Việt
Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc độ chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm trong
một số năm gần đây. Điểm yếu của khu vực dịch vụ nước ta chính là cơ cấu ngành dịch vụ và tỷ trọng các phân
ngành còn có sự chênh lệch lớn. Các ngành dịch vụ cơ bản (khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên
lạc…) có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các phân ngành dịch vụ khác lại gần như không có sự tăng trưởng.
Trong 10 năm (1995 - 2005), tỷ trọng của các ngành dịch vụ cơ bản chỉ chiếm dao động khoảng 46%, phân ngành
khách sạn, nhà hàng trong nhiều năm vẫn giữ ở mức 7,9%, trong khi đó phân ngành thương nghiệp và sửa chữa vật
phẩm tiêu dùng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, 40,1%. Ngành vận tải và thông tin liên lạc là hai ngành tác động
trực tiếp và không thể thiếu đối với các ngành sản xuất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 9,2% năm 1995 và
tăng lên 9,6% trong năm 2004. Các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ đang trong
giai đoạn hình thành nên năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp kém. Tỷ trọng ngành dịch vụ khoa học công nghệ mới
chỉ chiếm 1,4 - 1,5%, ngành bảo hiểm cũng chỉ chiếm 2% GDP (năm 2005), dự báo năm 2006 cũng chỉ tăng lên
2,5%.
1.3.2. Cơ cấu kinh tế nhìn từ góc độ tổng cầu
Nếu nhìn nhận từ phía tổng cầu, ta thấy mức tăng trưởng cao mà nền kinh tế đạt được trong thời gian qua là do tỷ
lệ tiêu dùng đã giảm, tiết kiệm nội địa tăng dẫn đến đầu tư trong nước tăng lên.
Việt Nam tuân theo quy luật phát triển chung của các nền kinh tế. Theo đó, tỷ lệ tiêu dùng trong GDP giảm dần
và thường giảm nhanh trong giai đoạn đầu của sự phát triển, tiết kiệm dành cho tích lũy đầu tư sẽ tăng lên. Tỷ lệ tiêu
dùng của nước ta từ trên 98% năm 1986 giảm xuống còn 70,1% GDP vào năm 2005; tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã tăng
lên từ 1,17% (1986) lên 29,9% (2005); tỷ lệ đầu tư tích lũy tài sản trong GDP tăng từ 11,96% (1986) lên trên 38%
(2005). Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam còn chậm, trung bình dịch chuyển là 1,5% hàng năm,
trong khi của Thái Lan là 4,2%; Malaixia là 6,5%. Tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn cao, chiếm 70,1% (năm
2005), tương đương với tỷ lệ của Thái Lan năm 1987 so với Malaixia thì năm đạt tỷ lệ đó còn lùi lại khá xa.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng tiêu dùng, tích luỹ tài sản trong nước, tiết kiệm nội địa trong GDP trong giai đoạn 1986 –
2004
Nguồn: Tạp chí Quản lý Kinh tế số 7 ( tháng 4-2006)
Một đặc trưng trong cơ cấu tổng cầu của Việt Nam đó là tỷ lệ nguồn vốn nước ngoài hay nguồn tiết kiệm nước

ngoài - xác định bằng luồng tiền vào qua cân đối ngoại thương - chiếm một tỷ lệ cao, đặc biệt trong các năm đầu của
thời kỳ Đổi mới. Năm 1986, tỷ lệ vốn nước ngoài bằng 9,85% GDP và chiếm trên 84% tổng vốn đầu tư; năm 1988,
tỷ lệ này là 11,06% GDP và chiếm 77% tổng vốn đầu tư, chủ yếu từ nguồn viện trợ, vay vốn từ nước ngoài; năm
2005 tỷ lệ tiết kiệm nước ngoài chỉ đạt tỷ lệ khoảng 8,72% GDP, chiếm xấp xỉ 23%. Thực chất, tổng vốn nước ngoài
không ngừng tăng lên trong các năm, song nhờ kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng cao trong mấy năm gần đây đã
giúp cho nội lực kinh tế của Việt Nam mạnh dần lên, tỷ lệ tiết kiệm trong nước vượt tổng số nguồn vốn nước ngoài.
Điều này cho thấy, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam ngày càng được đảm bảo ổn định, bền vững hơn, ít chịu
tác động từ các yếu tố biến động bên ngoài hơn.
Trong cấu thành của cầu, mức đóng góp của xuất khẩu cho tốc độ tăng trưởng GDP đang ngày cao và càng gia
tăng, trung bình là 19%/năm. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 26,503 tỷ USD, trở thành nước
đứng thứ 50 trong danh sách 50 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.
Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu (năm 2005, tăng
xuất khẩu là 21,6%, nhập khẩu là 15,7%), song kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại
của Việt Nam vẫn đang ở tình trạng thâm hụt. Cụ thể, năm 2005, trong khi xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch
32,44 tỷ USD thì nhập khẩu cũng tăng lên tới 36,97%. Xu hướng này không hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực, đây cũng
là xu thế tất yếu của các nước đang trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhập nhiều thiết
bị, công nghệ máy móc nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho sản xuất trong nước. Song bên cạnh đó cơ cấu xuất
nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại gây hạn chế khả năng đóng góp của xuất, nhập khẩu vào tăng trưởng.
- Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ sau đổi mới, nhưng cơ cấu xuất khẩu lại hầu
như không có nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…) và
khoáng sản (chủ yếu là dầu thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất lượng cao xuất khẩu còn ít. Tỷ
trọng hàng hóa công nghệ cao xuất khẩu trên tổng giá trị chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 8,2%,
thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, so với Malaixia là 67%; Trung Quốc 39%; Thái Lan 49%; Philippin;
33% và Inđônêxia 18% (năm 1999).
- Thứ hai, nước ta hiện nay vẫn chưa xây dựng được mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp
cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu
để gia công như ngành da giày, may mặc,…
- Thứ ba, tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và nguyên, vật liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã
giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn.
Như vậy, tuy đã có những sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, nhưng nhìn một cách tổng thế, cơ cấu kinh tế

Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Hiện tại cơ cấu kinh tế của Việt Nam giống như cơ cấu kinh tế của một số quốc gia
ASEAN đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX.
1.4. Lạm phát
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều mật thiết với nhau. Một nền kinh tế tăng trưởng cao
thông thường sẽ kéo theo lạm phát cũng tăng. Một nền kinh tế nếu lạm phát thấp, không có lạm phát hoặc thiểu phát
(lạm phát âm) thì nền kinh tế đó cũng rất trì trệ và tăng trưởng thấp. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng nghĩa đất nước
đó phải đối mặt với vấn đề lạm phát gia tăng, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã trong thời kỳ 1986 - 1988 với tỷ
lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân
năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng
là 4,4%/năm và 4,3%/năm; thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%). Tuy nhiên, trong hai năm 2004 - 2005
khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79% (năm 2004) và 8,5% (năm 2005) thì lạm phát của Việt Nam cũng
tăng lên ở mức 9,5% (năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3: Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam
giai đoạn 1998 – 2005
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tăng trưởng GDP 5,8 4,8 6,8 6,8 7,0 7,3 7,6 8,4
Lạm phát 7,8 4,1 -1,7 0,8 1,5 3,0 9,5 8,4
Lạm phát thường được hiểu là sự gia tăng liên tục của mức giá chung theo thời gian hay là sự sụt giảm liên tục
sức mua của đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Yếu tố gây ra lạm phát bao gồm cả yếu tố trong nước
gây tăng giá hàng hóa và yếu tố tăng giá do bên ngoài tác động. Lạm phát của nước ta tăng cao trong 2 năm trở lại
đây chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng đột biến như giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu (phân bón, phôi
thép,...), giá vàng. Trong khi nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của nước
ta (chiếm 68% năm 2004), do đó sự biến động giá cả các mặt hàng này trên thế giới đã tác động trực tiếp đến giá cả
các mặt hàng này ở trong nước, gây tăng lạm phát.
Các chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc điều tiết để ổn định và kiểm soát được lạm phát.
Việc dùng chính sách bơm tiền để kích cầu nền kinh tế trong năm 2000, khi nền kinh tế đang giảm phát, lạm phát
âm đã giúp tình trạng trì trệ được cải thiện, tỷ lệ lạm phát nhích lên gần 1% năm 2001 là một minh chứng cụ thể.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải phát huy và nâng cao hiệu quả của các chính sách vĩ mô, phối hợp linh
hoạt giữa chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách tỷ giá nhằm điều tiết nền kinh tế ổn định, đảm bảo tăng trưởng có

chất lượng và bền vững.
2. Đánh giá kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu
Hơn mười năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam liên tục tăng, năm sau cao
hơn năm trước, với mức tăng bình quân hàng năm 7,5%. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển, Việt Nam
ngày nay từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy vậy, vấn đề nổi lên hiện nay đó là vấn
đề chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp. Sự tăng
trưởng đạt được chủ yếu do tăng vốn đầu tư và số lượng lao động chứ không phải là do nâng cao chất lượng, hiệu
quả đầu tư, trình độ công nghệ và chất lượng lao động. Điều này đe doạ tính bền vững trong hiện thời và tương lai,
tạo ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng (số lượng) và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng.
Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào
đối với tăng trưởng GDP (%)
Các yếu tố 1993 - 1997 1998 - 2002 2003 đến nay
Vốn 69,3 57,5 52,7
Lao động 15,9 20 19,1
TFP 14,8 22,5 28,2
Tổng hợp nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003 - 2004 và Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta, tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn và lao động còn chiếm chủ yếu, vai trò của TFP có tăng,
nhưng còn rất thấp nếu so với ngay các nước đang phát triển ở châu Á.
Từ 1993 đến nay, đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng tăng còn dè dặt và chiếm tỷ trọng không lớn
(14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng
giảm dần giai đoạn sau đó; đóng góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn
vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ trọng TFP
trong tăng trưởng của nước ta thấp hơn rất nhiều (thời kỳ 1980 – 2000 ở Hàn Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%).
Các chỉ số này phản ánh tính chất của tăng trưởng nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Xu hướng
phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vốn đầu tư, trong khi đó, vốn tự có thấp, chủ yếu phải đi vay từ nước ngoài, vay
trong dân cư,… sẽ khiến cho tăng trưởng thiếu tính bền vững, ổn định, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc
biệt từ sự biến động của thị trường vốn. Yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi thế so
sánh (như giá rẻ, dồi dào…) thì chỉ đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tố vốn trong tăng trưởng.
Nguyên nhân của tình trạng này ở nước ta có thể được xem xét dựa trên các yếu tố cơ bản trong năng suất nhân
tố tổng hợp đó là hiệu quả đầu tư, chất lượng lao động được thể hiện qua năng suất lao động và tiến bộ khoa học

công nghệ.
* Hiệu quả đầu tư: Lượng vốn đầu tư liên tục tăng trong những năm qua, năm 2000 vốn đầu tư thực hiện theo
giá thực tế là 151,2 nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP); năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng (bằng 38,7% GDP).
Tốc độ tăng về vốn đầu tư thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP, tăng 22,3% (giai đoạn1991 – 1995); 12,2% (1996 –
2000) và 13% (2001 – 2005). Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn
khá cao và liên tục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999
tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng
hoảng, 4,9 (năm 2003) và lên cao nhất vào năm 2005 (6,93). Có thể nói trong những năm đầu của công cuộc đổi
mới, nhờ đổi mới cơ chế, nền kinh tế đã huy động được tài sản cố định và khai thác hiệu quả các công suất đã đầu tư
trước đây, do vậy kết quả đầu tư tương đối có hiệu quả, hệ số ICOR thấp. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á,
cùng với chính sách kích cầu, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn tăng nhanh, hệ số ICOR đã tăng nhanh. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả, hệ số ICOR cao, đó là:
- Thứ nhất, hệ số ICOR tăng một phần là vì nước ta đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cần phải đầu tư nhiều vào các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, là những dự án đòi hỏi số
vốn đầu tư cao nhưng lại chậm thu hồi vốn, nhất là các công trình lớn và nhiều năm nữa mới đi vào hoạt động.
- Thứ hai, sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư, cụ thể chúng ta quá chú trọng vào những ngành công nghiệp được
xếp vào nhóm có sức cạnh tranh thấp, thu hồi vốn chậm (mía, đường, sắt, thép, phân bón, giấy…); đầu tư vào các dự
án cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động; đầu tư dàn trải.
- Thứ ba, hiệu quả vốn đầu tư của khu vực Nhà nước còn rất thấp. Mặc dù vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm
hơn 56%, nhưng hiệu quả đầu tư ở khu vực này rất thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hệ số ICOR trong
khu vực Nhà nước là 7,2 trong khi đó ở khu vực tư nhân là 3,8.
- Thứ tư, công tác giám sát đầu tư còn hạn chế. Hầu hết các khâu từ quy hoạch, thiết kế, dự toán, đấu thầu, thi công
đến giám sát thi công đều chưa tốt dẫn đến không bảo đảm chất lượng công trình. Đồng thời, làm gia tăng thất thoát,
lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA. Vấn đề tham
nhũng cũng là một trong những vấn đề gay gắt hiện nay làm giảm hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.
Hệ số ICOR tăng nhanh là một vấn đề đáng báo động đối với tình hình chất lượng đầu tư ở nước ta. Các nhà
kinh tế cho rằng, hệ số ICOR của nước ta hiện nay đã vượt qua ngưỡng an toàn. Trong khi chỉ số ICOR của các
nước trong khu vực Đông Nam Á như Xingapo, Malaixia, Thái Lan… chỉ dao động trong khoảng 2,5 đến 3,5. Theo
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nếu so sánh với các nước ở giai đoạn tương đồng thì chỉ số ICOR của Việt Nam so
với Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35 lần.

* Năng suất lao động xã hội: Một trong những nguyên nhân giải thích tại sao tỷ trọng cũng như tốc độ tăng TFP
của nước ta lại thấp như vậy xuất phát từ vấn đề năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động của nước ta hiện đang
kém từ 2 đến 15 lần so với các nước trong khu vực ASEAN. Năm 2004, năng suất lao động của Việt Nam mới đạt
1.260 USD; trong cả thời kỳ 2002 - 2005 đạt 1.243,4 USD, thấp xa so với nhiều nước trong khu vực (Trung Quốc:
2.152,3 USD, Thái Lan 4.514,1 USD, Malaixia 11.276,2 USD, Hàn Quốc 29.057,6 USD, Brunây 34.697,5 USD,
Xingapo 48.563,9 USD, Nhật Bản 73.014,4 USD…). Hơn nữa, năng suất lao động của nước ta tăng rất chậm, chỉ
khoảng 4 - 5%/năm. Như vậy, rõ ràng đóng góp năng suất của lao động trong thời gian vừa qua, chẳng những không
tăng lên nhiều, so với các nước khu vực chúng ta lại càng bị cách xa thêm nữa. Vậy năng suất lao động xã hội của nước
ta ở mức thấp như vậy bắt nguồn do các nguyên nhân nào?
- Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu
vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (56,8%), còn nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp (25,3%) và nhóm
ngành công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp hơn nữa (17,9%), các tỷ lệ này gần như ngược với các tỷ lệ
tương ứng của các nước trong khu vực. Trong khi đó, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản
chỉ đạt rất thấp (450 USD, riêng ngành nông, lâm nghiệp đạt chưa được 400 USD), thấp xa so với năng suất lao động
của nhóm ngành dịch vụ (1.860 USD) và còn thấp hơn nữa so với năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp -
xây dựng (2.853 USD). Tính theo tỷ lệ năm suất lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm bằng 12,3%
năng suất lao động của ngành công nghiệp và bằng 18% năng suất lao động ở khu vực dịch vụ.
- Thứ hai, chất lượng lao động của nước ta còn rất yếu kém, xếp vào loại thấp (3,79 điểm/thang 10 điểm). Tỷ lệ lao
động trẻ cao so với nhiều nước trong khu vực là một lợi thế của lao động Việt Nam. Bên cạnh những ưu thế về thể
chất, lao động trẻ thường là đội ngũ có học thức, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, tiếp thu nhanh kỹ thuật và công
nghệ mới. Mặt khác, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao. Tỷ lệ người biết chữ trong trong số lực
lượng lao động xã hội là 94,3% (năm 2002), tỷ lệ người không biết chữ chỉ có 3,75%. Hạn chế cơ bản của nguồn
nhân lực Việt Nam là số người được đào tạo nghề và kỹ năng chuyên môn quá ít, năm 2002 mới chiếm có 19,62%.
Sự khác nhau về trình độ văn hóa, về đầo tạo nghề và kỹ năng chuyên môn cũng biểu hiện khá rõ giữa lao động ở
khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cũng như giữa lao động nữ và lao động nam. Một hạn chế nữa của lao động
Việt Nam là ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất yếu thể hiện ở lối sống vô tổ chức, vô kỷ luật, làm
việc tùy tiện, thiếu sự hợp tác giữa các thành viên với nhau v.v... của nền kinh tế tiểu nông, tồn tại hàng ngàn đời
nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ lao động Việt Nam hiện tại.
- Thứ ba, năng suất lao động xã hội thấp còn là do trình độ công nghệ của nước ta còn thấp, hiệu quả quản lý kém, dẫn đến
lãng phí các nguồn lực lao động, không phát huy được tiềm năng.

Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm
100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động,
16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các
nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu lao động và chất lượng lao động đã dẫn đến năng
suất lao động xã hội thấp, sử dụng vốn con người không hiệu quả, dẫn đến tỷ trọng thấp của TFP trong tăng trưởng
kinh tế.
* Tiến bộ khoa học công nghệ: Yếu tố cơ bản trong TFP là tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công
nghệ có tác động tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy đóng góp của yếu tố TFP
trong tăng trưởng.
Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nước ta trong những năm qua
mặc dù đã có những tiến triển khả quan, tác động đến tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra nhiều sản
phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, song vẫn chưa tạo nên bước đột phá trong tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công
nghệ vào tăng trưởng. Theo tiêu chí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) bình quân trên cán bộ nghiên cứu,
Việt Nam thấp hơn Thái Lan 4 lần, Trung Quốc 7 lần, 8 lần so với Malaixia và 26 lần so với Xingapo. Đáng lưu ý là
đầu tư R&D của khu vực ngoài Nhà nước đang còn quá thấp, mới đạt khoảng 19% trong khi mức độ này ở Trung
Quốc là 45%, Malaixia 60% và Nhật Bản đạt trên 72%. Cuộc điều tra trên 7.850 doanh nghiệp công nghiệp của
Tổng cục Thống kê trong năm 2005 cũng cho thấy, chỉ có 3,86% trong số 293 doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu
khoa học và đổi mới công nghệ, tỷ lệ này sút giảm gần 2 lần so với kỳ điều tra của năm 2002 (chiếm 6,14%). Mặc
dù chế biến là ngành được khuyến khích mạnh mẽ, nhưng chỉ có 38 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống
(chiếm 3,4% số doanh nghiệp) đầu tư vào khoa học công nghệ.
Số lượng các bằng phát minh sáng chế trên một người dân chỉ bằng 1/11 so với Trung Quốc và Thái Lan,
bằng 1/88 so với Xingapo. Năng lực nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ mặc dù được đánh giá là có tiến
bộ khả quan song mới chỉ thể hiện dưới dạng tiềm năng. Số lượng các cơ quan khoa học công nghệ so với các
nước là không nhiều, trình độ của cán bộ làm nghiên cứu khoa học công nghệ còn thấp so với nhiều nước trong
khu vực và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội còn hạn chế.
Trình độ công nghệ trong nền kinh tế nước ta còn thấp, lạc hậu 3 - 4 thế hệ so với những nước công nghiệp phát
triển, đứng thứ 92 trong số 117 nước được điều tra (WEF 2005 - 2006). Công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu
nhiều thế hệ so với khu vực. Chuyển giao công nghệ chưa có những tiến bộ cần thiết, đặc biệt trình độ công nghệ
thông tin còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao mới đạt 20,6%, thấp xa so với các nước ASEAN; rất

ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về khoa học và công nghệ, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt được trình
độ tiên tiến (phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
1
.
3. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Tăng trưởng về chất phải là quá trình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành, của doanh nghiệp nói riêng. Đối với Việt Nam, mặc dù đã thực hiện
nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng nhìn chung, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế nước ta vẫn còn kém. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nước ta rất thấp và liên tục tụt bậc trong bảng xếp
1 Kết quả phân tích trên 42.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối
năm 2005.
hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF trong những năm gần đây.
Bảng 5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng
của Việt Nam
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xếp hạng 48/33 49/59 64/75 60/80 60/102 77/104 81/117
Nguồn: WEF – Global Competitiveness Report.
Xếp hạng của nước ta tụt giảm là do các chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần thấp (gồm có: chỉ số công nghệ -
TI: Technology Index; chỉ số thế chế công – PII: Public Institution Index; chỉ số môi trường vĩ mô – MEI:
Macroeconomic Environment Index) và có sự tụt giảm trong bảng xếp hạng:
Bảng 6: Xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh
của Việt Nam
Năm
GCI TI PII MEI
Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
2004 77 3,47 92 2,92 82 3,66 58 3,82
2005 81 3,37 92 2,72 97 3,43 60 3,96
Nguồn: WEF - Global Competitiveness Report.
Nguyên nhân dẫn đến xếp hạng chỉ số công nghệ của nước ta thấp do trình độ công nghệ của nước ta còn yếu kém.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật (với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp,

Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu năm 2006) và các chính sách cởi mở về xuất khẩu, song hệ thống pháp luật của nước ta
vẫn còn tồn tại nhiều bất cập; còn thiếu tính nhất quán và ổn định. Việc thực thi pháp luật không nghiêm cũng được coi
là một nguyên nhân. Nạn quan liêu, tham nhũng tuy đã có những biện pháp đấu tranh nhưng trong những năm gần đây
vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng, dẫn đến chỉ số về năng lực thể chế của nước ta còn rất thấp. Chỉ số về môi
trường vĩ mô của Việt Nam cũng ở vị trí khiêm tốn. Nguyên do môi trường kinh doanh còn chưa thực sự bình đẳng,
còn quá nhiều doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên các lĩnh vực; tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm
cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp.
II. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá chất lượng môi trường Việt Nam
1.1. Tài nguyên đất
Việt Nam có diện tích tự nhiên 32.931.456 ha với 3/4 lãnh thổ là vùng đồi núi và trung du, trong đó diện tích
sông suối và núi đá không có rừng cây khoảng 1.370.100 ha (chiếm khoảng 4,06% diện tích đất tự nhiên), phần đất
liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp thứ 58 trên thế giới. Nhưng vì dân số đông
(trên 80 triệu người) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân
của thế giới. Trong 10 năm qua, nhờ thực hiện chính sách thích hợp, chúng ta đã khai khẩn được thêm 4.897.629 ha
đất đưa vào sử dụng (đất nông nghiệp tăng thêm 2.352.105 ha; đất lâm nghiệp có rừng tăng thêm 2.180.235 ha và
đất chuyên dùng tăng thêm 560.653 ha). Tuy nhiên, tổng diện tích đất đưa vào sử dụng và diện tích đất bình quân
đầu người thực tế lại đang có những biểu hiện đi ngược lại nỗ lực của tăng diện tích đất canh tác, đất sử dụng của
Việt Nam.
1.1.1. Diện tích đất sử dụng cho canh tác ngày càng bị thu hẹp
Diện tích đất canh tác của Việt Nam vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do tệ phá rừng làm nương rẫy, sự
xói mòn và thoái hóa đất, tình trạng sa mạc hóa, sức ép dân số tăng, mất đất do đô thị hoá, công nghiệp hóa và chuyển
đổi mục đích sử dụng.
Bảng 7: Giảm diện tích đất canh tác trên đầu người
ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992 2000
Bình quân đầu người (ha/người) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam.
So sánh với các nước trong khu vực, số lao động trên 1 đơn vị diện tích của ta thuộc hàng cao nhất. Theo số liệu
năm 2000 của FAO cho thấy nếu ở Việt Nam có 3,2 lao động/ha thì ở Trung Quốc con số này là 0,9 LĐ/ha,

Myanmar là 1,6 LĐ/ha, Inđônêxia là 3,1 LĐ/ha, điều này có nghĩa diện tích đất nông nghiệp trên một lao động ở
nước ta vào loại thấp nhất trong khu vực. Thực trạng này bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Mất đất do đô thị hoá. Đô thị ngày càng mở rộng đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp lại, đặc biệt phần diện tích đất tốt, đất thuộc vùng đồng bằng châu thổ trù phú. Điều này gây ảnh hưởng trực
tiếp, đe dọa đến nguy cơ thiếu đất canh tác trong tương lai gần, chưa kể đến các tác động tiêu cực về mặt xã hội (lao
động nông thôn không có việc làm, tệ nạn xã hội tăng lên,…) của quá trình này. Trong vòng 10 năm từ năm 1990
đến năm 2000, vùng đồng bằng sông Hồng - nơi tốc độ đô thị hóa diễn ra sôi động nhất cả nước, phần đất dành cho
cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng thêm 63.780 ha chiếm 4,31% diện tích đất tự nhiên, nghĩa là mỗi năm mất khoảng
0,43% đất tự nhiên.
- Quá trình hoang mạc hóa làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Nước ta hiện có khoảng 7.055.000 ha đang chịu
tác động mạnh bởi hoang mạc hóa, bao gồm đất trống bị thoái hóa mạnh, đất bị đá ong hóa (khoảng 7 ngàn ha); đất
bị xói mòn tại Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác là 120 ngàn ha; đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở đồng bằng
sông Cửu Long là 30 ngàn ha; và đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung bộ là 300 ngàn ha.
- Quy mô dân số lớn và ngày càng lớn hơn. Quy mô dân số Việt Nam lớn, đứng thứ ba ở Đông Nam Á, thứ 14
trên thế giới và là một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Trong hơn một thập kỷ trước đây, nước
ta khống chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh. Tuy nhiên, từ sau năm 2000 đến nay, tốc độ này lại có chiều
hướng gia tăng. Nguy cơ tái bùng nổ dân số đang đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là áp lực rất lớn
đối với những nỗ lực giải quyết việc làm, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi
trường. Quy mô phát triển dân số và mô hình tiêu dùng không hợp lý đã tạo ra những sức ép rất lớn đối với đất đai,
nguồn cung cấp năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Cùng với sự gia tăng dân số, thì diện tích đất sử dụng cho
canh tác ngày càng bị thu hẹp.
Bảng 8: Tỷ lệ hộ nông thôn không có đất
Vùng 1993 1998
Miền núi phía Bắc 2,.0 3,7
Đồng bằng sông Hồng 3,2 4,5
Bắc Trung Bộ 3,8 7,7
Duyên hải miền Trung 10,7 5,1
Tây Nguyên 3,.9 2,6
Đông Nam Bộ 21,3 28,7
Đồng bằng sông Cửu Long 16,9 21,3

Cả nước 8,2 10,1
Nguồn: Việt Nam tấn công đói nghèo, Ngân Hàng Thế giới, Hà Nội.
1.1.2. Suy thoái và ô nhiễm đất
Ngoài các nguyên nhân khách quan như vị trí địa lý, khí hậu…, hoạt động của con người như sự tăng dân số, đói nghèo,
kỹ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, cháy rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, khai thác
khoáng sản… cũng tác động trực tiếp làm biến đổi tính chất đất và mất đất, làm cho đất không còn tính năng sản xuất, từ đó
dẫn đến quá trình suy thoái và ô nhiễm môi trường đất trở nên trầm trọng hơn. Các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất
bao gồm:
- Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp,
bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm và chất lượng phân bón không bảo đảm làm cho hiệu quả phân
bón thấp. Đồng thời lượng phân đạm dư thừa lại gây ô nhiễm môi trường đất. (ở nước ta, có trên 50% lượng đạm,
50% lượng Kali và khoảng 80% lượng lân dư thừa).
- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi, và tồn
dư lâu dài trong môi trường đất – nước. Từ năm 2000, trung bình mỗi năm tiêu thụ trên 30 ngàn tấn thuốc bảo vệ
thực vật thành phẩm. Tổng lượng thuốc sử dụng hàng năm tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với năm 1990. Mặc dù khối lượng
thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam còn ít so với các nước khác (trung bình từ 0,5 – 1 kg/ha/năm),
nhưng ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
- Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: Trong những năm gần đây, hàm lượng kim
loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên đáng kể (như tại cụm công nghiệp Phước Long, hàm lượng
Cr cao gấp 15 lần, Cd từ 1,5 đến 5 lần, As gấp 1,3 lần so với tiêu chuẩn).
1.2. Về nguồn nước
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước ngọt rất dồi dào, hoàn toàn có thể đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt cho
người dân (lượng nước tính trung bình trên đầu người của Việt Nam là 11.189 m
3
/người, cao gần gấp đôi so với mức
trung bình của thế giới), cũng như cho các mục đích để đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Đây là một cơ sở
rất quan trọng và thuận lợi cho Việt Nam để có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của môi trường cũng như
đạt được mục tiêu tăng trưởng có chất lượng.
Bảng 9: Tài nguyên nước tái tạo được của một số quốc gia (2002 - 2004)
Quốc gia Lượng nước (m

3
/người)
Việt Nam 11.189
CHDCND Lào 68.318
Campuchia 30.561
Trung Quốc 2.185
Hàn Quốc 1.471
Trung bình các nước nghèo 50 - 500
Trung bình trên toàn cầu 6.538
Nguồn: Viện Tài nguyên Thế giới – WRI.
Mặc dù tài nguyên nước ngọt tương đối phong phú, đa dạng, có khả năng tái tạo cao nhưng lại rất phức tạp về
tính chất và đang có những diễn biến mà nếu không được quản lý tích cực và kịp thời sẽ là những khó khăn to lớn
mà ta phải đối mặt trong tương lai gần. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kéo theo những tác động đến môi
trường nói chung, môi trường nước nói riêng đang tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức trong tương lai gần.
Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh suy dinh
dưỡng, làm thiếu máu, gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do
thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém. Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, trong đó chủ yếu là
những nguyên nhân sau:
1.2.1. Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước
Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong
khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả về chất và về lượng đối với tài
nguyên nước.
Hiện nay có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tuy nhiên, dịch vụ cấp nước đô thị còn nhiều
hạn chế. Hệ thống cấp nước đô thị xây dựng chắp vá, không hoàn chỉnh và đồng bộ. So sánh với năm 2000 tổng
lượng nước sử dụng trong năm 2010 được dự báo sẽ tăng 14%; năm 2020, 25% và năm 2030, 38%. Với đà gia tăng
được dự báo trên đây đến năm 2030 lượng nước sử dụng sẽ có thể lên tới gần 90 tỷ m
3
/năm, tức bằng khoảng 11%
tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài nguyên nước hình thành trên lãnh thổ quốc gia.
1.2.2. Ô nhiễm nguồn nước

Việt Nam là một trong những nước đang ở trong tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng và diễn ra với tốc độ tăng
nhanh nhất trên thế giới. Đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
tập trung đã lên đến mức báo động.
Ô nhiễm nước mặt: Chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính của Việt Nam còn khá tốt,
trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của các con sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở
công nghiệp. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tại các sông tăng cao vào mùa khô. Ở các hệ thống sông chính trên cả nước
đã thấy có hiện tượng hàm lượng BOD
5
và NH
4
vượt mức tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần, hàm lượng chất rắn
lơ lửng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 đến 2,5 lần. Một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim
loại nặng. Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh... hệ thống các
ao, hồ, kênh rạch và sông nhỏ đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 5 - 10 lần.
Việc khai thác nước quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này thấy
nhiều ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nước dưới đất đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm
phốt phát và asen. Khai thác nước dưới đất quá mức cũng đã dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển
ở nhiều nơi.
1.2.3. Vấn đề xử lý nước thải
a. Nước thải đô thị và công nghiệp
Hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước khi xả thải ra môi trường (chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải
công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn). Ngoài ra, hiện nay cả nước chỉ có một số bãi chôn lấp rác có hệ thống
xử lý nước rác hoạt động thường xuyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Do đó, nước thải công nghiệp, nước thải
sinh hoạt, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp rác thải và cả nước thải bệnh viện (nguồn nước chứa nhiều thành phần nguy
hiểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường) ngấm xuống đất và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước
dưới đất.
b. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực nông thôn

×