Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.11 KB, 18 trang )

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY
VINACONEX
I – MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Năng lực công nghệ, nhân lực, thiết bị sử dụng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh:
So với nhiều Tổng công ty, nhiều đơn vị khác trong ngành, Tổng công ty
VINACONEX ra đời muộn, cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn liếng ban đầu đều
không được Nhà nược cấp. Đi lên từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực, cố
gắng cùng với sự sáng tạo, năng động của cán bộ, công nhân trong công ty cho dến
nay, Tổng công ty đã có đầy đủ khả năng cạnh tranh, có đầy đủ năng lực cả về mặt
thiết bị, côn nghệ và nguòn nhân lực có trình độ cao để thi công các công trình lớn,
hiện đại. Tổng công ty ra sức phát huy nội lực, đó là sức mạnh của đội ngũ cán bộ
công nhân đã được rèn luyện thử thách trong thi công các công trình trong và ngoài
nước và các công trình của liên doanh, xây dựng đơn vị trưởng thành toàn diện đủ
sức tham gia đấu thầu thi công những công trình xây dựng quy mô lớn trong phạm
vi cả nước.
Để có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng, Tổng công ty đã tăng cường mua
sắm trang thiết bị, máy móc tiên tiến, đặc chưng phục vụ kịp thời cho thi công xây
lắp, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh để chủ động trong thi công như: các
trạm trộn bê tông thương phẩm đồng bộ (với máy bơm, xe vận chuyển bê tông ),
máy khoan cọc nhồi, máy đóng cọc, các loại cần trục tháp, cần trục bánh xích,
bánh lốp, máy đào, ủi, xúc lật, vách khuân. giàn giáo kim loại tiêu chuẩn hoá…
Củng cố và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, công xưởng hoá việc gia công chế tạo
và lắp đặt kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, liên doanh liên kết với các tổ chức
kinh tế, khoa học kỹ thuật nước ngoài, ứng dụng các đề án khoa học vào sản xuất
công nghiệp và xây lắp.
Đặc biệt từ khi có nghị định 90/TTg của Chính phủ, một số công ty thuộc bộ
chuyển sang trực thuộc Tổng công ty, các công ty mới về cùng các công ty cũ
trong Tổng đã thống nhất, kết hợp bổ xung và điều chỉnh cho nhau, tạo nên những
đơn vị những lực lượng xây lắp đủ mạnh về trang thiết bị, có chuyên môn cao, nắm
được công nghệ mới. Một số công ty vẫn tiếp tục giữ vững truyền thống là công ty


chuyên ngành như công ty xây dựng dân dụng số 1, số 2 chuyên thi công các công
trình dân dụng, công ty xây dựng số 9 chuyên thi công bằng công nghệ trượt tiên
tiến; công ty xây dựng số 5 chuyên thi công các công trình ximăng và công trình
công nghiệp, công ty xây dựng cấp thoát nước thi công chuyên ngành các công
trình cấp thoát nước. Tất cả các công ty dều được trang bị thêm máy móc thi công,
chấn chỉnh tổ chức, quản lý và chỉ tronh vòng từ 1 dến 2 năm đã vượt qua ngưỡng
khó khăn, ổn định và phát triển thành một công ty cỡ lớn của Tổng công ty, có cơ
sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại đồng bộ.
Xây lắp là lĩnh vực trưởng thành nhanh chóng. Trong giai đoạn từ sau 1995,
ngoài những công ty xây lắp đã có, để chủ động đảm bảo tính đa dạng hoá thi công
xây lắp trong mọi công đoạn xây dựng, Tổng công ty đã thành lập các công ty
chuyên ngành như công ty cơ giới và lắp máy; công ty tư vấn xây dựng cấp thoát
nước và môi trường, trung âm ứng dụng công nghệ tự động hoá, Trung tâm tư vấn,
thiết kế và nghiên cứu áp dụng công nghệ mới (R&D)… và các chi nhánh xây
dựng ở các thành phố, các trung tâm công nghệ trong cả nước.
Các công ty xây dựng, các chi nhánh và công ty chuyên ngành thuộc Tổng
công ty tạo thành một tập thể mạnh, gắn bó và kết hợp chặt chẽ đã tạo nên một sức
mạnh tổng hợp từ khâu tìm kiếm công trình, tư vấn đấu thầu và thắng thầu nhiều
cong trình tầm cỡ, bằng năng lực, trình độ quản lý, hoạt động thực tiễn, đạt được
sự tín nhiệm của khách hàng. Ngoài ra, Tổng công ty đã phát huy thế mạnh về các
mối quan hệ quốc tế bằng cách tự tạo thế, gây niềm tin đối với khách hàng trong và
ngoài nước thông qua việc liên doanh liên kết với các tập đoàn xây dựng lớn có uy
tín quốc tế. Tổng công ty đã sớm quyết định thành lập hai công ty liên doanh về
xây dựng, đó là:
• VINATA-Liên doanh giữa VINACONEX và tập đoàn Taisei Nhật Bản, một
tập
đoàn đã có lịch sử trên 120 năm hoạt động, giá trị sản lương từ 13-15 tỷ
USD/năm.
• VINALEIGHTON là công ty liên doanh giữa VINACONEX và công ty
Leighton

của Australia ở Hồng Kông.
Các công tykliên doanh Vinata, Vinaleighton là những liên doanh với nước
ngoài đầu tiên của ngành xây dựng Việt Nam đã phát huy được hiệu quả. Trong5
năm công ty liên doanh Vinata đã đạt doanh thu 665 tỷ đồng, nộp ngân sách 34.5
tỷ mang lại lợi nhuận 32.5 tỷ đồng.
Ngoài hai công ty liên doanh về xây lắp, Tổng công ty luôn tìm kiếm các
dạng hợp tác phong phú khác. Hợp doanh TV16 J/0 ra đời vào năm 1993 là liên
doanh giữa Vinaconex-Taisei và công ty 16 Hải Phòng nay là Tổng công ty xây
dựng Bạch Đằng, xây dựng nhà máy Chinfon Hải Phòng. Thông qua hoạt động
của các liên doanh và hợp doanh, Tổng công ty đã gửi đi đào tạo và đào tạo tại
chỗ một số kỹ sư, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, học tập được phương
pháp quản lý, quy trình công nghệ của các công ty bạn, qua đó tranh thủ giúp đỡ
họ về phương thức quản lý, về áp dụng công nghệ mới; cử cán bộ làm việc với họ
để được huán luyện, đào tạo về quản lý, chỉ đạo thi công lập dự toán, lập hợp
đồng, chuẩn bị về hồ sơ đấu thầu và đào tạo công nhân có trình độ cao, thông qua
các hình thức hợp tác quốc tế và hoạt dộng liên kết trong nước.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của VINACONEX trong lĩnh vực
xây lắp là việc mạnh dạn, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào thi
công các công trình như: công nghệ trượt ứng dụng trong xây dựng công nghiệp và
dân dụng cao tầng và VINACONEX đã được cấp bằng sáng chế độc quyền về
công nghệ này tại Việt Nam, công nghệ đúc hẫng thi công cầu, công nghệ bê tông
dự ứng lực (đề án chế tạo dầm, xà và vỉ kèo bằng phương thức dự ứng lực với Bỉ,
dự án ODA dầm bê tông cốt thép dự ứng lực với Pháp, kéo căng cốt thép ứng dựng
trong công nghệ trượt Silo và ống khói, đề án hợp tác với Pháp và Trung Quốc taị
nhà máy xi măng Bút Sơn); sơn chống thấm KOVA by MOR-WEAR áp dụng
công nghệ Mỹ, lắp đặt thang máy, hệ thống điều hoà không khí, công nghệ tự động
hoá đã mang lại kết quả khích lệ, các kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên đều
gắn với sự hợp tác có hiệu quả với các Viện khoa học trong, ngoài Bộ, các trường
Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đại Học Giao Thông…
Hơn 15 năm qua, từ giai đoạn đầu khi phải rút toàn bộ lực lượng cán bộ

nhân viên xây dựng ở nước ngoài về, với hai bàn tay trắng, không có vốn liếng,
không có trang thiết bị thi công và cơ sở vật chất kỹ thuật trong hoàn cảnh đất
nước thực sự khó khăn, thiếu việc làm nghiêm trọng. Với vốn quý là bàn tay khối
óc và quyết tâm của những con người đã qua rèn luyện thử thách trong những năm
ở nước bạn. Lực lượng đó đã được hội tụ, tổ chức lại và bắt đầu một chặng đường
lịch sử mới với sứ mệnh mới.
2. Cơ cấu nguồn vốn theo sở hữu và cơ cấu sản xuất một số năm gần đây:
Hơn 15 năm qua, với sự cố gắng, lỗ lực của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tổng
công ty,Tổng công ty đã tạo được nguồn vốn kinh doanh đáng kể đi lên từ hai bàn
tay trắng 2.1.Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức sở hữu qua các năm
Các số liệu thể hiện như sau:
-Tổng nguồn vốn năm 2001 là : 1.712.635(trđ)
-Tổng nguồn vốn năm 2002 là : 3.013.685(trđ)
-Tổng nguồn vốn năm 2003 là : 4.110.080(trđ)
Trong đó, tỷ lệ % theo cơ cấu sở hữu các nguồn vốn như sau :
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1.Tài sản vốn NN 4% 3% 3%
2.Tài sản vốn của DN 8% 6% 6%
3.Tài sản vốn vay trong nước 88% 91% 91%
4.Tài sản vốn vay nước ngoài 0% 0% 0%
5.Tổng số 100% 100% 100%
Bảng 1:(Chuyển dịch cơ cấu sở hữu vốn qua các năm)
Nguồn :Tổng công ty VINACONEX
ừ bảng trên cho thấy rõ rằng: tỷ lệ vốn Nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (năm
2002 là 4%); nguồn vốn vay trong nước là chủ yếu (chiếm tới 88% tổng nguồn vốn
năm 2001). Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của đơn vị rất cao: bằng uy
tín chất lượng và luôn chú trọng xây dựng thương hiệu VINACONẽ vững mạnh.
Nguồn vốn ở đây chủ yếu được huy động từ vốn vay của dân, vay ngân hàng các tổ
chức thương mại, tín dụng cùng với sự liên doanh liên kết vì vậy mà hàng năm, tỷ
lệ nguồn vốn này vẫn tiếp tục tăng, đến năm 2003 chiếm tới tổng 90% nguồn vốn.

Nguồn tài sản vốn của doanh nghiệp tuy giảm về mặt tương đối (6% năm 2003 so
với 8% năm 2001) nhưng lại tăng đáng kể về mặt tuyệt đối (328.806tr năm 2003 so
với 137.044tr năm 2001). Có được kết quả này là do hoạt động kinh doanh của
tổng công ty ngày càng có hiệu quả. Hoạt động liên doanh góp vốn cùng hợp tác
đầu tư nước ngoài chưa được phát triển (tỷ lệ 0% tổng nguồn vốn).
2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất qua một số năm.
Giá trị sản lượng :
Năm 2001 là :2.979.900(triệu đ)
Năm 2002 là: 3.507.743(triệu đ)
Năm 2003 là :4.458.300(triệu đ)
Trong đó :Nguồn vồn được phân bổ cho các lĩnh vực kinh doanh được thể hiện
như trong bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
số tuyệt đối % số tuyệt đối % số tuyệt đối %
Sản lợng xây lắp 1638945 55% 2174800,7 62% 2541231 57%
Giá trị sxcn, vlxd 59598 2% 35077,43 1% 312081 7%
Giá trị sx, kinh doanh khác 148995 5% 105232,29 3% 579579 13%
Tổng kinh nghạch XNK 1132362 38% 1192632,6 34% 1025409 23%
Tổng sản lợng 2979900 100% 3507743 100% 4458300 100%
Đơn vị :Trđ
Bảng 2 :Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong 3 năm 2001-2003
Nguồn :Tổng công ty vinaconex
Từ các số liệu trên cho ta thấy: hoạt động sản xuất xây lắp chiếm tỷ trọng chính
trong các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Cùng với sự đầu tư theo chiều sâu
máy móc thiết bị lĩnh vực này liên tục tăng (57% năm 2003 so với 55% năm 2001).
Đây cũng là một lĩnh vực đem lại doanh thu chính cho tổng công ty, giá trị sản
xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 2% năm 2001 lên 7% năm
2003. Dự kiến đến năm 2010 tăng lên 25% (tương đương 150 USD theo tỷ giá hiện
tại). Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tỷ trọng giá sản xuất công

nghiệp bằng tăng cường công tác đầu tư, hệ thống sản phẩm sản xuất công nghiệp
của Tổng công ty đã trở nên đa dạng hoá. Trong những năm tới các sản phẩm này
sẽ được hiện diện nhiều trên thị trường. Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh
doanh là hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư được phát triển mạnh mẽ kể từ
năm 1999. Sau khi có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước, tổng công ty đã đẩy mạnh
công tác đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đã có một số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng như : Nhà máy
nước Dung Quất giai đoạn I công suất 15.000 m3/ngày tại Quảng Ngãi (1999),
trung tâm thương mại Tràng Tiền cuối năm 2001.... Cho đến thời điểm hiện nay,
tổng công ty đã triển khai và chuẩn bị triển khai đầu tư hàng loạt dự án, dự án xi
măng Cẩm Phả, xi măng Yên Bình, thuỷ điện Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, dự án
nhôm ở Hải Dương...

3. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một số năm gần
đây.
Trong một số năm qua, với số vốn cấp phát ban đầu của nhà nước thấp,
nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của Tổng công ty cùng cán bộ công nhân viên; Tổng
công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan; số liệu tài chính được thể hiện
trong bảng sau:
Đơn vị: Triệu VND
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003
1.Tổng tài sản
2.Tổng nguyên
giá TSCĐ
3.Tổng TSLĐ
hiện có
4.Vốn kinh
doanh
5. Doanh số
6. Nộp NSNN

813.059
248.235
648.099
447.134
1.780.000
70.100
982.145
262.469
814.443
569.743
1.948.000
70.000
1.258.255
381.282
1.039.135
705.514
2.321.000
74.500
1.598.945
532.000
1.219.307
786.307
2.709.000
75.000
1.907.789
634.000
1.328.126
801.243
3.188.000
133.920

2.012.000
664.000
1.424.132
834.000
4.100.000
150.000
Bảng 3- Số liệu tài chính trong những năm gần đây.
(Nguồn: Tổng công ty VINACONEX)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Từ nguồn vốn kinh doanh ban đầu rất thấp (năm
1998 là 447.134 triệu đồng) từ nguồn vốn Ngân sách và nguồn vốn tín dụng Nhà
nước. Nhưng cho đến năm 2003, nguồn vốn này đã tăng lên gấp 2 lần so với năm
1998 (tức là đạt 843.000 triệu đồng). Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh của
Tổng công ty ngày càng hiệu quả.
Lợi nhuận để lại của Tổng công ty một phần được bù đắp vào nguồn vốn
kinh doanh làm gia tăng nguồn vốn này. Tổng giá trị tài sản tăng hàng năm qua các
năm. Năm 1999 (982.145 triệu) tăng 20% so với năm 1998; cho thấy: Công ty rất
chú trọng đổi mới máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ; tài sản lưu động tăng
nhanh tạo nên doanh số tăng vọt. Từ 9% năm 1999 tăng so với năm 1998 cho đến
năm 2003 đã tăng lên 17% so năm 2003. Tốc độ tăng trưởng nhanh tạo ra một lợi
nhuận rất lớn hàng năm nộp vào ngân sách hàng trăm triệu đồng. Trong những
năm tới đây, tổng doanh thu dự kiến năm 2004 là 4.500 triệu đồng tăng 12.5% so
với năm 2003và năm 2005 là 5.400 triệu đồng tăng 20% so với năm 2004.
Để thực hiện các hiệm vụ được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn
lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công
trình xây dựng quy mô lớn trong cả nước, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh

×