Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.06 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN
TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY.
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC DOANG NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ TÂY.
1.Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
Trong các năm qua (2001-1004).Các loại hình doanh nghiệp trong tỉnh đã nỗ
lực khắc phục khó khăn, đầu tư trang bị mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường
nhiều doanh nghiệp đã thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường đẩy mạnh SXKD và
đã thu được nhiều thành tích đáng khích lệ, tăng thu NSNN và cùng với sự phát
triển chung của tỉnh đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế XH.
Đại hội Tỉnh đảng bộ Hà tây thứ IX đã đề ra.
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây năm 2001 – 2004
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
- Tổng sản phẩm XH GDP tăng 7,8% 9.8% 9,1% 10,47%
- Gía trị SXCN tăng 14% 25% 17,65% 20,7%
Trong đó : QD 31,8% 24,76%
NQD 17,9% 13,28% 20,1%
ĐTNN 7,9% 46,27% 21,2%
- Dịch vụ du lịch 15,1% 16,2% 15,7%
- Nộp ngân sách(so dự toán) 403,7 tỷ 459,7 tỷ 608,6 tỷ 1.002
tỷ
Năm 2004 tăng 2,5 lần so Với năm 2001 và Dự kiến Năm
2005
tăng 3,5 lần năm 2001)
Về cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực:
+Nông lâm ,thuỷ sản 38,4% 35,9% 34,55% 33,61
%
+CN-XD 31,9% 34,6% 35,9% 37,1%
Dịch vụ 29,7% 29,4% 29,52% 29,29
%
Nguồn: Cục thuế Hà Tây


Trong đó đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn.
• Doanh nghiệp NN TW
Tính đến hết 31/2/2004 trên địa bàn tỉnh hà tây có 110 DN và các chi nhánh văn
phòng đại diện của các DN NN do các bộ ngành TW quản lý, đăng ký kinh doanh
với số vốn đăng ký trên 3.120 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động
năm 2004 nộp NSNN được 120 tỷ đồng. Bao gồm cả phí xăng dầu tăng 6% dự
toán đầu năm.
• Doanh nghiệp NN ĐP.
Đến 31/12/2004 toàn tỉnh có 20 DN hoạt động công ích, 55 DN hoạt động SX
KD, 45 DN chuyển ra tổng công ty. Với số vốn đăng ký trên 487 tỷ đồng giải
quyết cho gần 20.000 lao động năm 2004. Nộp NSNN 60 tỷ đồng tăng 18% dự
toán đầu năm.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu các bộ
ngành, TW và địa phương đã tích cực triển khai công tác tổ chức sắp xếp lại doanh
nghiệp đến hết năm 2004 toàn tỉnh đã thực hiện cổ phần hoá được 17 DNNNTW,
37 DNNNĐP. Nhằm tạo điều kuện để các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá
ngành thuế đã tăng cường kiểm tra và tập trung giải quyết những vấn đề liên quan
đến chính sách thuế cụ thể là:
Đề nghị với BộTài chính – Tổng cục thuế giải quyết miễn giảm xoá nợ cho 10
doanh nghiệp với số tiền thuế trên 39 tỷ đồng trong đó thuế TTĐB trên 37 tỷ đồng
của các đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB.
Đã trình Tổng cục thuế xét miễn giảm xoá nợ cho 6 doanh nghiệp số tiền là 19
tỷ đồng trong đó thuế TTĐB trên 17 tỷ đồng, thuế GTGT trên 2,2 tỷ đồng.
Việc thực hiện đúng các quy định về chính sách thuế đã thúc đẩy công tác cổ
phần hoá, lành mạnh hoá tổ chức doanh nghiệp giải quyết cơ bản các khoản nợ
đọng không có khả năng thanh toán, người lao động yên tâm tạo điều kiện để
doanh nghiệp sắp xếp tổ chức lại SXKD, huy động thêm vốn đồng thời tạo động
lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động… nên hầu hết các doanh nghiệp sau cổ
phần hoá từng bước ổn định phát triển SXKD bảo đảm việc làm , thu nhập cho
người lao động tăng thu NSNN.

Các doanh nghiệp vẫn tập trung trong đầu tư , ổn định SXKD và có số nộp ngân
sách lớn trên địa bàn trong nhiều năm qua:
Công ty CP xi măng Sài sơn
Công ty CP xi măng Tiên sơn
……
….
1. Tinh hình chấp hành chế độ ngân sách.
2. Bảng 2: Đóng góp của các loại hình DN vào ngân sách năm 2001-2004
ĐV: tỷ đồng
Loại hình
doanh nghiệp
2001 2002 2003 2004
DNNNTW 54,177 58,551 67 120
DNNNĐP 34,603 35,327 37,8 60
DNNQD 13,517 14,540 17,934 24,468
Nguồn: Cục thuế Hà Tây
Năm 2004 các DNNN do Cục quản lý đã thu trên khoảng 180 tỷ đồng (Bao
gồm cả chi phí do các doanh nghiệp quản lý thu). Chiếm tỷ trọng 17,6 % kết quả
thu trên địa bàn. Các doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn, điện lực trên 30 tỷ
dồng, bưu điện 20 tỷ đồng, XN khảo sát XD điện I nộp 3 tỷ , công ty liên hợp thực
phẩm trên 6 tỷ đồng. Công ty xi măng Sài sơn 6 tỷ , xi măng Tiên sơn 3,3 tỷ, công
ty kiến thiết xổ số nộp trên 5 tỷ đồng. Có doanh nghiệp nộp thuế năm 2004 tăng
hơn năm 2003 trên 300%.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY.
1.Vài nét về phòng quản lý doanh nghiệp.
1.1. Quá trình hình thành: Phòng quản lý thu doanh nghiệp số 1 được thành lập
ngày 01/ 01/ 2004 trên cơ sở sáp nhập 02 phòng: phòng thuế quốc doanh ( được
sáp nhập từ phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành công nghiệp xây
dựng giao thông và phòng thuế quốc doanh các ngành lưu thông phân phối dịch

vụ) và phòng thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.2. Nhân sự: Phong có 15 thành viên, trong đó có 9 Đảng viên, 100% trình độ đại
học.
1.3. Nhiệm vụ:
• Theo dõi tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, liên quan đến kết quả sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình hoạt động, giải thể, phá sản… đối với
doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng dự toán thu thuế thuộc doanh
nghiệp do phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu của Cục thuế.
• Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế, lập biên bản các trường hợp
vi phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
• Xem xét và kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ
quyết toán thuế của doanh nghiệp được phân công quản lý, lập tờ trình và dự thảo
quyết định miễn, giảm, hoàn thuế trình cấp có thẩm quyền quyết định.
• Thực hiện kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý tại
cơ quan Cục thuế, phối hợp với phòng thanh tra trong việc thanh tra các hố sơ hoàn
thuế, quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
• quản lý, theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng
thuế, các vụ việc thanh tra chuyển phòng thanh tra.
• Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản
ly, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuề để phục
vụ cho việc thanh tra thuế.
• Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Cục thuế, Tổng cục
thuế, phân tích đánh giá công tác quản lý để bổ xung , hoàn thiện quy trình quản lý
thuế, pháp luật thuế.
• Thực hiện việc xác minh hoá đơn theo yêu cầu của phòng quản lý ấn chỉ và
chuyển kết quả xác minh có chênh lệch, dự thảo quyết định truy thu, bồi dưỡng,
phạt.
• Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp quy của
nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định.
2. Thực trạng thu thuế trong địa bàn Hà tây.

2.1 Theo khu vực.
Bảng 3: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu năm 2004
ĐV: Triệu đồng
St
t
D toán thu năm 2004 Ước thực hiện năm 2004
Chỉ tiêu Bộ giao Tỉnhgia
o
Phấn
đấu
Ước TH
cả năm
SSTH/DT năm %
C.
kỳ
Tổng cộng 670.00
0
700.000 730.000 953.877 142 136 131 157
Tổng+ phí+tk 630.00
0
660.000 690.000 898.986 143 136 130 148
1 Thu từ XNQDTƯ 73.000 73.000 73.000 76.274 104 104 104 116
2 Thu từ XNQĐP 38.000 38.000 38.000 37.677 99 99 99 99
3 Thu từ XNĐ tư 225.50
0
225.500 267.500 270.874 106 106 101 140
4 Thu CTN-NQD 82.000 95.000 95.000 98.228 120 103 103 128
5 Lệ phí trước bạ 16.800 16.800 16.800 30.972 184 184 184 162
6 Thuế nhà đất 7.000 8.500 8.500 8.757 125 103 103 113
7 Thuê đất 5.100 5.100 18.100 47.310 927 927 261 640

8 Thuế SD đất
NHNT
1.000 1.700 1.700 2.503 250 147 147 102
9 Xổ sổ 3.500 3.500 3.500 7.146 204 204 204 292
10 Phí, lệ phí 38.000 40.000 40.000 49.324 130 123 123 242
11 Thu cấp QSD đấ 40.500 53.300 58.300 124.732 308 234 214 188
12 ThuếCQSD đất 3.500 3.500 3.500 9.441 270 270 270 211
13 Bánnhà + thuê nhà 599
14 Thuế thu nhập 18.100 18.100 18.100 18.684 103 103 103 110
15 Phí xăng dầu 40.000 40.000 40.000 40.084 100 100 100 113
16 Thu khác ngân
sách
8.000 8.000 8.000 76.390 955 955 955 338
17 Thu cố định tại xã 40.000 40.000 40.000 54.891 137 137 137
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thế năm 2004 của Cục thuế Hà Tây
• Doanh nghiệp nhà nước trung ương: Thu 76,274 tỷ đồng, đạt 104% dự toán năm,
tăng 16% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp trung ương trên địa bàn Tỉnh có 8 doanh
nghiệp lớn, hoạt động có hiệu quả, còn lại chủ yếu là các chi nhánh, các đơn vị
hoach toán phụ thuộc, số thu nhỏ.
• Doanh nghiệp nhà nước địa phương: Thu 37,677 tỷ đồng đạt 99% dự toán và
bằng 99% so vời cùng kỳ. Doanh nghiệp địa phương hầu hết có quy mô nhỏ, chưa
có những sản phẩm đủ cạnh tranh trên thị trường. Toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp có
số thu trên 1 tỷ đồng.
• Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Thu 98,2 tỷ đồng đạt 120% dự toán pháp
lệnh, 103% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 28% so với cùng kỳ. Toàn
tỉnh hiện có 1.985 đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, tổ hợp, hợp tác xã đã đăng ký kê khai, thực hiện nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ. Hiện có 123 hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ,
3.235 hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai.
• Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài: Thu 270,874 tỷ đồng đạt 106% dự toán pháp

lệnh, 101% so với dự toàn phấn đấu và tăng 40% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có
55 dự án đầu tư nước ngoài, 41 đối tượng nộp thuế đã đăng ký mã số thuế và được
giao dự toán tư đầu năm. Có 14 doanh nghiệp mới chỉ thu được thuế môn bài. Năm
2004 đánh giá có 6 dự án đang kinh doanh có lãi trong đó có 4 dự án đã hết thời
hạn miễn, giảm với số thu nhập chịu thuế tăng 20.902 triệu đồng và thuế thu nhập
doanh nghiệp tăng 3.082 triệu đồng. Có 18 dự án kinh doanh bị lỗ.
• Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Thu 18,684 tỷ đồng đạt 103% dự
toán, tăng 10% so với cùng kỳ. Đã thực hiện cấp mã số thuế cho 255 đối tượng nộp
thuế thu nhập cá nhân, thực hiện kê khai đầy đủ hàng thánh và đôn đốc thu nộp
đều. Thường xuyên rà soát đối tượng có thu nhập cao, nhất là các đồi tượng trong
các liên doanh khai thác triệt để các khoản thu này. Đã thu của 17.764 lượt đối
tượng, tăng 11% so với năm 2003.
• Các khoản thu liên quan đến đất đai: Thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện
miễn, giảm cho các hộ gia đình nông dân, chỉ thực hiện thu nợ đọng và thu thuế
trên quỹ đất công, năm 2004 thu 2,5 tỷ đồng. Thu tiền sử dụng đất là 124,7 tỷ đồng
đạt trên 200% dự toán và tăng 88% so với cùng kỳ. Thu tiền thuê đất là 47,3 tỷ
đồng, trong đó thuế đất ở thu 8,7 tỷ đồng đạt 120% so với dự toán pháp lệnh, 103%
so với Tỉnh giao và tăng 13% so với cùng kỳ.
• Các loại phí, lệ phí: Lệ phí trước bạ thu 30,9 tỷ đồng,đát 184% dự toán Bộ Tài
chính giao, tăng 62% so với cùng kỳ. Các đơn vị đã tích cực triển khai các biện
pháp quản lý và thu lệ phí trước bạ chuyển dịch nhà đất nên kết quả tăng thu đáng
kể. Về phí thường xuyên thu được 49,3 tỷ đồng đạt 130% dự toán Bộ Tài chính
giao, 123% so với dự toán Tỉnh giao, tăng 3% so với cùng kỳ.
2.2 Theo sắc thuế.
Bảng 4: Đóng góp vào ngân sách của các DNNN trên địa bàn Tỉnh Hà Tây
ĐV: Triệu đồng
Năm 2002 2003 2004
Thuế GTGT 164015 204808 283487
Thuế TTĐB 92657 86985 141524
Thuế TNDN 47156 48975 47694

Thuế vốn 1327 76 0
Thuế Môn bài 5640 10856 8949
Thuế tài nguyên+thu khác 17591 24974 13128
Lệ phí trước b 16849 19130 30972
Thuế thu nhập 12574 17042 18684
phí xăng dầu 0 35488 40084
Thuế đất ở 7050 7738 8757
Thuế đất 6547 7398 47301
Thuế SD đất NN 25116 2439 2503
Xổ số 2504 3362 7146
phí, lệ phí 42391 47663 49324
Thu cấp QSD đất 14449 65629 124732
Thuế CQSD đất 2215 4468 9441
Bán nhà+ thuê nhà 582 408 599
Nguồn: Trong các báo cáo tổng kết của Cục thuế Hà Tây
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy, có rất nhiều sắc thuế, nhưng sắc thuế áp
dụng hầu hết cho các doanh nghiệp là những sắc thuế quan trọng tạo nguồn thu lớn
cho NSNN bao gồm:
• Thuế GTGT, thuế GTGT mang lại nguồn thu lớn nhất cho NSNN. Trong 3 năm từ
2002 – 2004, số thu lần lượt là 164.015 triệu, 20.480 triệu, 283.487 triệu. Số thu
năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng ngày càng lớn, năm 2003 tăng 40.793 triệu
( 24,87%) so với năm 2002, năm 2004 tăng 78.679 triệu (38,12%). Nguyên nhân là
do:
Số doanh nghiệp ngày càng tăng. Trong năm 2003 toàn tỉnh có 225 DNNN, 1510
doanh nghiệp tư nhân, công ty và các chi nhánh, nhưng đến năm 2004 số DNNN là
230, trên 1900 DNNQD.
Kinh tế ngay càng phát triển, nhu cầu ngày càng lớn và phong phú dẫn đến hàng
hóa chịu thuế GTGT được tiêu dùng ngày càng nhiều.
Chính sách thuế GTGT ngày càng hoàn thiện, quy định đồng bộ, rõ ràng đã góp
phần hạn chế thất thu thuế GTGT.

• Thuế TTĐB, trên địa bàn tỉnh Hà Tây có một số doanh nghiệp sản xuất mặt hàng
chịu thuế TTĐB như: xí nghiệp chế biến kinh doanh LT bia nước giải khát, công ty
xăng dầu Hà Sơn Bình, xí nghiệp đường , giấy, rượu Hà Tây… đã đóng góp cho
ngân sách số thuế TTĐB từ năm 2002 – 2004 là 92.657 triệu, 86.958 triệu, 141.524
triệu. Như vậy, trong năm 2004 số thuế TTĐB thu được cao nhất trong 3 năm, tăng
48.867 triệu (52,74%) so với năm 2002, tăng 54.566 triệu (62,75%) so với năm
2003. Tốc độ tăng tương đối cao là so năm 2004 chính phủ đã ra NĐ số 149/2003/
NĐ - CP ngày 04/12/2003 sửa đổi bổ xung một số điều của luật thuế TTĐB làm
tăng giá tính thuế của thuế TTĐB.
• Thuế TNDN, tuy mức độ đóng góp cho NSNN không lớn bằng các sắc thuế trên.
Số thuế đóng góp cho NSNN trong các năm từ 2002 – 2004 như sau: 47.456 triệu,
48.975 triệu, 47.649 triệu, nhưng đây là sắc thuế đảm bảo công bằng hơn và trong
tương lai sẽ có tiềm năng phát triển. Đóng góp của thuế TNDN trong mấy năm qua
chưa lớn, nguyên nhân là do: các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không mấy hiệu
quả, các DNQN thì vốn ít, kỹ thuật lạc hậu.
3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với DNNN tại cục thuế Hà Tây
3.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng kê khai, nộp thuế
Hà Tây là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế, các tổ chức kinh tế hầu
như làm ăn có hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, Hà Tây còn là một tỉnh có khá
nhiều DNNN khoảng 230 doanh nghiệp, trong đó cục thuế Hà Tây quản lý khoảng
188 doanh nghiệp. Mặt khác, Cục thuế Hà Tây đã triển khai cải cách công tác quản
lý hàng chính thuế theo hướng “ một cửa”, quy định một số công việc của ngành
thuế có quan hệ trực tiếp với đối tượng nộp thuế và các cơ quan có liên quan. Ngay
từ đầu năm Cục thuế đã có quy định tạm thời để thực hiện việc cấp mã số thuế, bán
hoá đơn chứng từ, tiếp nhận và luân chuyển tờ khai thuế hàng tháng của đối tượng
nộp thuế để đáp ứng công tác cải cách hàng chính thuế. Ngày 25/10/2004, Cục
thuế Hà Tây đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo cải cách hàng chính và thực
hiện cơ chế “một cửa”. Từ 1/11/ 2004 ngành thuế Hà Tây chính thức thực hiện cơ
chế “một cửa” ở một số công việc: cấp mã số, sổ mua hoá đơn cho tổ chức, cá
nhân đăng ký thuế, thủ tục mua hoá đơn, tự in hoá đơn , thủ tục kê khai thuế, quyết

toán thuế, miễn, giảm và tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, có nhân nộp thuế. Việc thực
hiện cơ chế “một cửa” trên đã tạo sự chuyển biến trong nhận thực của cán bộ thuế,
đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ của đông đảo đối tượng nộp thuế va nhân
dân. Mọi công việc, thủ tục hành chính được niêm yết công khai, bộ phận “ tiếp
dân và trả kết quả” thực hiện giải quyết công việc theo đúng quy trình, đã nâng cao
được hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, hầu hết DNNN
chấp hành rất tốt việc đăng ký thuế, 230 DNNN đã được cấp mã số thuế, không có
hiện tượng khai man trụ sở, người đứng tên điều hành công ty, khi có hiện tượng
thành lập công ty ma để mua bán hoá đơn, vì DNNN do nhà nước thành lập nên nó
có quy củ hơn, đây là một thuận lợi cho Cục thuế Hà Tây trong việc quản lý các
DNNN. Nền kinh tế càng phát triển thì lượng doanh nghiệp được thành lập ngày
càng nhiều, trong năm 2003 toàn tỉnh có 1840 doanh nghiệp, năm 2004 tăng lên
2130 doanh nghiệp, tăng so với năm 2003 là 290 doanh nghiệp (15,77%). Nếu cứ
theo quy trình nộp thuế theo thông báo thì số lượng cán bộ trong cơ quan thuế phải
tăng lên theo tốc độ tăng của doanh nghiệp. Như vậy, sẽ gây nên sự cồng kềnh
trong bộ máy quản lý đi ngược lại quy chế cắt giảm biên chế của nhà nước. Để
quản lý tốt các doanh nghiệp mà không tăng cán bộ trong nhành thuế thì luật thuế
phải đưa ra biện pháp làm giảm nhiệm vụ của cơ quan thuế. Luật thuế TNDN sửa
đổi từ ngày 1/1/2004 đã quy đinh các đối tượng nộp thuế khi có đủ điều kiện nhất
định được thực hiện tự tính, tự khai, tự nộp thuế thay cho việc nộp thuế theo thông
báo của cơ quan thuế, việc triển khai áp dụng quy trình này là bước đột phá quan
trọng. Nó làm thay đổi quá trình nộp thuế từ sự bị động tới chủ động của đối tượng
nộp thuế, đề cao quyền tự chủ của doanh nghiệp, đồng thời cũng làm giảm khối
lượng công việc cũng như sự bao cấp của cơ quan thuế. Trong năm 2004 Cục thuế
Hà Tây chưa đưa và đang áp dụng quy trình này và bước sang năm 2005 áp dụng
thí điểm ở một số doanh nghiệp.
Theo luật thuế thì các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kê khai thuế chậm nhất
là vào ngày 25/01 hàng năm, hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc kỳ tính
thuế đối với cơ sở kinh doanh có kỳ tính thuế là năm tài chính khác với năm dương
lịch. Nhưng các DNNN hầu hết không chấp hành kê khai thuế TNDN để tạm nộp

thuế đầu năm mà chờ khi quyết toán thuế mới nộp. Có hiện tượng trên là do:
Khi kê khai tạm nộp thuế đầu năm làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp. Số tiền
thuế doanh nghiệp nộp cho nhà nước không đi vào sản xuất nên không sinh lời,
chính vì vậy các doanh nghiệp thường kê khai số thuế thu nhập tạm nộp thấp hơn
thực tế. Các DNNQD buộc phải kê khai tạm nộp thuế nếu không thì sẽ vi phạm
pháp luật và bị sử phạt theo quy định. Còn các DNNN thuộc quyền sở hữu nhà
nước, mà luật là do nhà nước đề ra, vì vậy họ dựa dẫm không chấp hành kê khai
thuế TNDN.
Để khắc phục tình trạng này đến năm 2006 cục thuế Hà Tây kiên quyết buộc
các DNNN phải kê khai tạm nộp thuế TNDN, doanh nghiệp nào không tự kê khai
thì cục thuế sẽ ấn định thuế và thông báo cho các doanh nghiệp đó tạm nộp thuế
TNDN theo số ấn định.
3.2. Thực trạng công tác quản lý doanh thu tính thuế
Nhờ có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp và xắp xếp lại DNNN nên số
lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng không đáng kể trong vài năm gần đây.
Nhưng số lượng DNNN hoạt động có hiệu quả nhiều hơn, hiệu quả sử dụng vốn
cao hơn, các doanh nghiệp đã gương mẫu đi đầu trong việc nộp thuế và tích luỹ
đầu tư. Nhờ đó cơ cấu doanh thu tăng lên mặc dù cơ cấu doanh thu giảm. Trong
năm 2004 do một số nguyên nhân khách quan, như dịch cúm gà, bệnh sát… nên
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp, làm giảm doanh thu
của các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Nhưng nhờ quan điểm và chủ
trương đổi mới đúng đắn của Đảng, nhờ những công cụ quản lý vĩ mô của nhà
nước đối với kinh tế nhà nước nên DNNN ngày càng hoàn thiện hơn. Đây là một
thực tế đáng mừng, tuy nhiên nó lại đặt ra những nhiệm vụ nặng lề cho công tác
quản lý thu thuế TNDN. Doanh thu tính thuế là một nhân tố quan trọng cấu thành
nên TNCT, chỉ có quản lý chặt chẽ được doanh thu để tính TNCT thì kết quả tính
thuế TNDN mới chính xác được. Như vậy, việc tăng cường quản lý doanh thu tính
TNCT là hết sức quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế TNDN.
Theo NĐ164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của chính phủ thì doanh thu để
tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ ( không có thuế GTGT

đối với đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), bao gồm cả trợ giá,
phụ thu, phụ trội mà các doanh nghiệp được hưởng.
Theo quy định khi doanh nghiệp lập tờ khai thuế TNDN thì doanh nghiệp
phải căn cứ vào doanh thu kỳ trước và tình hình sản xuất kinh doanh của kỳ này để
tính tổng doanh thu thực hiện trong năm, các khoản giảm trừ. Với điều kiện chi phí
cố định, doanh thu cao dẫn đến TNCT cao, mà TNCT cao thì thuế TNDN tạm nộp
cao, nên hầu hết các doanh nghiệp khi có điều kiện họ thường kê khai tổng doanh
thu thấp hơn thực tế mà họ có thể thu được. Với những DNNN do cục thuế Hà Tây
quản lý, chưa chấp hành việc kê khai tạm nộp thuế TNDN, nên không xẩy ra hiện
tượng trên, nhưng đến cuối kỳ tình thuế thì nhiệm vụ của cục thuế lại nặng lề hơn.

×