Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mở đầu đề tài Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.57 KB, 3 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, qua bao thăng trầm và biến đổi, đường lối
đổi mới của Việt Nam đã thực sự đi vào thực thi. Có thể nói, chính sách đổi mới về
kinh tế đã thành công trong việc giúp nền kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ lạm
phát không kiềm chế được và khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô. Kể từ đó, Chính
phủ đã chuyển dịch những ưu tiên hàng đầu của mình vào điều chỉnh cơ cấu nền
kinh tế. Đặc biệt, xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia,
tăng cường quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, góp phần phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cách quản lý kinh tế và hoạt động Ngân
hàng bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung sẽ được thay thế dần bằng sự vận hành
một chính sách tiền tệ linh hoạt dựa trên nền tảng một thị trường tài chính phát
triển. Để thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chúng ta cần nghiên cứu chính sách tiền
tệ trên cơ sở một loạt các vấn đề về lý luận chung, về chính sách tiền tệ, kinh
nghiệm chính sách tiền tệ một số nước, thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Do đó bài tiểu luận này với những nghiên cứu ban đầu về chính sách tiền tệ xin
được đưa ra những tổng kết ban đầu về chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực
thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Bài tiểu luận có hai phần:
Phần A: Lý luận chung về chính sách tiền tệ. Phần này nghiên cứu sơ qua về
cơ sở, khái niệm, mục tiêu, công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời cũng nêu khái
quát các con đường tác động của chính sách tiền tệ, sự phối hợp chính sách tiền tệ
và tài chính. Đặc biệt, phần này cũng tổng kết kinh nghiệm về việc thực thi chính
sách tiền tệ ở một số nước.
Phần B: Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Phần này sẽ khái
quát những đặc điểm của chính sách tiền tệ, mục tiêu chính sách tiền tệ ở Việt Nam
trong thập kỷ 90. Từ đó đánh giá những thành tựu, tồn tại của chính sách tiền tệ và
đề ra những giải pháp định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Bài viết của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót do thời gian không nhiều và tài
liệu tham khảo còn hạn chế. Vậy em rất mong được sự hướng dẫn và giúp đỡ của
các thầy cô trong bộ môn tiền tệ, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô Tô Kim Ngọc để


bài viết của em được hoàn chỉnh hơn, sâu sắc hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy trong
thời gian vừa qua cũng như sự giúp đỡ tận tâm của cô giáo hướng dẫn.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Chúng ta biết rằng, chính sách tiền tệ bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam vào
những năm đầu của thập kỷ 90. Do đó, những vấn đề chung về lý luận và thực tiễn
về chính sách tiền tệ vẫn còn nhiều mới mẻ.
Bài tiểu luận này nghiên cứu về những vấn đề chung về chính sách tiền tệ và
thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Trên tinh thần đó, nội dung cơ bản của đề
tài nghiên cứu được tóm tắt như sau:
Trước hết, ta bàn về những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ. Chính sách
tiền tệ là một bộ phận hợp thành của toàn bộ chính sách kinh tế bao gồm cả chính
sách ngân sách, chính sách thu nhập, giá cả và những chính sách cơ cấu.
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, nó là tổng hoà
các mối quan hệ mà NHTW thông qua các hoạt động của mình để tác động đến
khối lượng tiền trong lưu thông nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh
tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Việc tác động này được thực hiện qua 3
kênh: Giá cả, tài sản, tín dụng. Mặc dù vậy, để thực hiện có hiệu quả chính sách
tiền tệ, người ta thường kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài chính để tạo sự
phối hợp hài hoà, đạt được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, trong bài tiểu luận này
cũng đề cập đến việc thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả được đúc kết từ các
nước có hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính phát triển.
Thứ hai, thực tiễn Việt Nam: Việt Nam chúng ta đang trên con đường đổi
mới kinh tế, đặc biệt là cải cách hệ thống Ngân hàng. Do đó, việc thực thi chính
sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng cùng với công cụ trực tiếp hạn mức tín dụng,
trong những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã bắt đầu trú trọng nhiều hơn đến việc
sử dụng công cụ gián tiếp như: Dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu. Nghiệp vụ
thị trường mở cũng vừa mới ra đời. Việt Nam M2- làm mục tiêu trung gian. Qua
các công cụ của mình, ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều tiết nhằm ổn định đồng
tiền và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Với chính sách tiền tệ như trên, bước

đầu Việt Nam đã hạn chế được mức cung tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả.
Mặc dù vậy chính sách tiền tệ ở Việt Nam còn tồn tại đó là việc chưa xác định rõ
ràng mối liên hệ giữa mục tiêu trung gian (M2) và mục tiêu lãi suất, chính sách về
lãi suất còn nhiều bất cập, công cụ còn mang nặng tính hành chính chưa thực tế
cho lắm. Nghiệp vụ thị trường mở ra đời chưa phát huy được hiệu quả mạnh mẽ.
Trong thời gian cần xây dựng chính sách tiền tệ độc lập, tương đối của ngân hàng
Nhà nước, chú trọng phát triển thị trường tài chính.
Trong bài tiểu luận này em xin đưa ra một số nội dung về đề xuất giải pháp
về chính sách tiền tệ ở Việt Nam, định hướng tới năm 2005.

×