Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 143 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ HUYỀN TRANG

CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ
BIỂU THỊ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ,
VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ HUYỀN TRANG

CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ
BIỂU THỊ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ,
VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TÚ QUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Thái Ngun, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường
Đại học sư phạm Thái Nguyên, Ban giám hiệu và Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư
Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập
và hồn thành luận văn này.
Tơi xin đặc biệt bày tỏ lịng kính trọng và sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Tú Quyên - người cô giáo mẫu mực đã trực tiếp hướng dẫn tơi,
đã tận tình chỉ bảo cho tơi những kiến thức qúy báu không những trong chuyên môn
mà cả những kiến thức trong cuộc sống trong suốt quá trình tơi thực hiện đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và các Bạn học viên trong lớp
chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam K22 đã cho tơi những kiến thức và những góp ý
chun mơn q báu trong suốt q trình tơi học tập và làm đề tại tại bộ môn. Đồng

thời trân quý cảm ơn sự nhiệt tình của các thầy, các cơ, các bạn đồng nghiệp trong
lớp, trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình tơi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã ln động viên, khích lê và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và hồn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6
1.1. Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ ...................................................... 6
1.1.1. Khái quát về sở chỉ ............................................................................................. 6

1.1.2. Khái quát về hiện tượng đồng sở chỉ ................................................................ 16
1.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ
trong tiếng Việt ........................................................................................................... 17
1.2.1. Hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp .................................................... 17
1.2.2. Khái quát về đoản ngữ, danh ngữ trong tiếng Việt ........................................... 20
1.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ BIỂU
THỊ NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ, VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG ...................................................................................................... 25
2.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Số
đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng .............................................................. 25
2.1.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua
việc dùng tên riêng ...................................................................................................... 28

iii


2.1.2. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua
việc dùng biểu thức miêu tả ........................................................................................ 34
2.1.3. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua
việc dùng biểu thức chỉ xuất ....................................................................................... 40
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong
Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng ......................................................... 46
2.2.1. Các biểu thức đồng sở chỉ là tên riêng .............................................................. 46
2.2.2. Các biểu thức đồng sở chỉ có nghĩa phi miêu tả ............................................... 46
2.2.3. Các biểu thức đồng sở chỉ có nghĩa miêu tả ..................................................... 47
2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 51
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ BIỂU
THỊ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ, VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ....................................................................................... 53

3.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính và ngoại hình của nhân vật ......................................... 53
3.1.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính của nhân vật ............................................................ 53
3.1.2. Bộc lộ đặc điểm ngoại hình của nhân vật ......................................................... 56
3.2. Bộc lộ tính cách, thái độ của nhân vật ................................................................. 81
3.2.1. Bộc lộ tính cách của nhân vật: .......................................................................... 81
3.2.2. Bộc lộ thái độ của nhân vật ............................................................................... 89
3.3. Bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật ....................................................................... 102
3.3.1. Nghề dạy học .................................................................................................. 102
3.3.2. Học sinh, sinh viên.......................................................................................... 103
3.3.3. Nghề khám, chữa bệnh ................................................................................... 103
3.3.4. Nghề buôn bán ................................................................................................ 105
3.3.5. Nghề đưa thư................................................................................................... 106
3.3.6. Nghề nghiệp mang tính chất nghệ thuật ......................................................... 106
3.3.7. Nghề thợ may.................................................................................................. 107
3.3.8. Nghề bói tốn .................................................................................................. 107
3.3.9. Nghề hoạt động trong lĩnh vực thể thao ......................................................... 108
3.3.10. Nghề đi tu theo đạo Phật ở chùa ................................................................... 109

iv


3.3.11. Nghề nơng ..................................................................................................... 110
3.3.12. Nghề lái đị .................................................................................................... 111
3.3.13. Nghề làm thợ................................................................................................. 111
3.4. Bộc lộ vị thế của nhân vật giao tiếp ................................................................... 112
3.4.1. Vị thế xã hội .................................................................................................... 112
3.4.2. Vị thế gia đình................................................................................................. 122
3.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 127
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 129


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

Danh ngữ

ĐT

định tố

P

phụ

Phs

phụ sau

Pht

phụ trước

Trt

trung tâm

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số các nhân vật, tổng số các biểu thức đồng sở chỉ và tần số xuất hiện của
các biểu thức trong Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng .....................25
Bảng 2.2. Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Số đỏ .......................................26
Bảng 2.3: Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Vỡ đê ......................................27
Bảng 2.4: Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Giông tố ..................................28
Bảng 2.5. Số lượng và tần số xuất hiện của biểu thức tên riêng trong Số đỏ, Vỡ đê và
Giông tố ..................................................................................................................29
Bảng 2.6. Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Số đỏ ..............................................................29
Bảng 2.7. Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Vỡ đê .............................................................30
Bảng 2.8. Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Giông tố .........................................................30
Bảng 2.9. Đặc điểm cấu tạo của biểu thức tên riêng ..............................................................34
Bảng 2.10. Số lượng và tần số xuất hiện của biểu thức miêu tả trong Số đỏ, Vỡ đê và
Giông tố ..................................................................................................................34
Bảng 2.11. Biểu thức miêu tả trong tác phẩm Số đỏ ..............................................................34
Bảng 2.12. Biểu thức miêu tả trong tác phẩm Vỡ đê..............................................................35
Bảng 2.13. Biểu thức miêu tả trong tác phẩm Giông tố .........................................................36
Bảng 2.14. Số lượng và tần số xuất hiện của biểu thức chỉ xuất trong Số đỏ, Vỡ đê và
Giông tố ..................................................................................................................40
Bảng 2.15. Biểu thức chỉ xuất trong tác phẩm Số đỏ .............................................................40
Bảng 2.16: Biểu thức chỉ xuất trong tác phẩm Vỡ đê.............................................................41
Bảng 2.17: Biểu thức chỉ xuất trong tác phẩm Giông tố ........................................................42

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Lịch sử ngôn ngữ học trước những năm 70 của thế kỷ trước chủ yếu quan tâm
đến cấu trúc nội tại của ngôn ngữ. Theo đó, những câu như Tơi đói, Hơm nay trời lạnh nhỉ
sẽ được xem là những câu đúng bởi chúng chuẩn về mặt ngữ pháp và logic về mặt ngữ
nghĩa. Tuy nhiên, khi ngôn ngữ phải thực hiện chức năng quan trọng nhất của nó - chức
năng giao tiếp thì việc nghiên cứu câu dưới dạng “chất liệu cấu thành” đã bộc lộ những
hạn chế rõ rệt. Tác giả Hồng Cao Cương đã chỉ rõ: có ít nhất 7 lý do để tin rằng nếu dừng
câu lại ở quan niệm cú pháp truyền thống thì sẽ khơng nhận được các giải thích đúng đắn
ngay cả đối với cái định nghĩa về câu mà chúng ta đang sử dụng.
Sang nửa cuối thế kỷ 20, sau khi nhận rõ những sai lầm của việc nghiên cứu câu
chỉ trong địa hạt riêng của nó, các nhà ngơn ngữ học bắt đầu chuyển dần sang hướng
tiếp cận mới, đó là nghiên cứu câu gắn với ngữ cảnh. Hướng tiếp cận này đánh dấu sự
ra đời của chuyên ngành Ngữ dụng học. Lúc này, ngôn ngữ bắt đầu “vận động theo
quỹ đạo hồi quy đi từ mô tả triệt để các yếu tố trong khung lý thuyết hẹp sang mơ tả
các q trình tương tác trong bối cảnh xã hội rộng lớn và toàn diện; từ thực thể ngôn
ngữ sang biểu hiện của lời nói; từ các biểu diễn bề mặt hình thức sang biểu diễn ngữ
nghĩa học; từ việc quên quyền lợi người dùng sang đề cao mặt dụng học của các biểu
lộ ngơn từ”.
Như vậy, có thể nói, sự ra đời của Ngữ dụng học thực sự là bước đột phá mới,
giải quyết được những bế tắc mà cú pháp truyền thống đang gặp phải.
1.2. Góp phần quan trọng vào việc giải quyết những bế tắc của cú pháp truyền
thống có lý thuyết về sở chỉ.
Sở chỉ là vấn đề đầu tiên mà các nhà logic học quan tâm và cũng là vấn đề thứ
nhất của ngữ dụng học. Trong hoạt động giao tiếp, hành vi sở chỉ giúp cho người nghe
(người đọc) nhận diện được đối tượng được quy chiếu, nhờ đó mới giải thuyết nghĩa
của phát ngơn.
Với vai trị quan trọng như vậy, vấn đề sở chỉ đã được tương đối nhiều các nhà
Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu với những tên gọi khác nhau như chiếu vật, quy
chiếu, tham chiếu, sở chỉ. Nói điều này để thấy hiện tượng ngôn ngữ này không phải
là vấn đề nghiên cứu mới mẻ.
1.3. Trong giao tiếp, để quy chiếu một đối tượng, người ta không dùng một biểu

thức duy nhất mà sử dụng linh hoạt nhiều biểu thức. Các biểu thức khác nhau quy chiếu
vào một đối tượng như vậy được gọi là các biểu thức đồng sở chỉ.

1


Nếu như vấn đề sở chỉ được nhiều nhà Việt ngữ học nghiên cứu thì hiện tượng
đồng sở chỉ chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Hiện nay, chúng tơi mới chỉ tìm
thấy có một cơng trình nghiên cứu về vấn đề này là Luận án Tiến sĩ “Sở chỉ và đồng sở
chỉ trong tiếng Việt” của Nguyễn Tú Qun. Trong cơng trình này, tác giả đã chỉ ra các
cơ sở tạo lập, thay thế, nhận diện các biểu thức đồng sở chỉ trong tiếng Việt cũng như
vai trò của chúng. Tuy nhiên, đây là cơng trình nghiên cứu hiện tượng đồng sở chỉ nói
chung nên chưa chỉ ra được phong cách của nhà văn khi sử dụng các biểu thức này
trong tác phẩm. Điều này cho thấy, việc tìm hiểu hiện tượng đồng sở chỉ ở một tác giả
cụ thể là điều rất cần thiết.
1.4. Ba tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng được nhiều nhà
phê bình văn học đánh giá là bộ tam kiệt tiểu thuyết đồng sáng tác năm 1936 có nhiều
giá trị to lớn. Bộ tam kiệt tiểu thuyết này đề cập đến xã hội chuyển từ “phi ngã” sang
khẳng định bằng mọi cách và mọi giá cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân, cá thể con
người. Đó là một xã hội mà yêu cầu giải phóng cá nhân, cá tính được đặt lên hàng đầu
(kể cả yêu cầu giải phóng bản năng, đề cao đời sống tình dục). Để thể hiện được nội
dung tư tưởng này, tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo trong đó có việc
sử dụng các biểu thức đồng sở chỉ. Trong tác phẩm, các biểu thức này rất phong phú
và được thể hiện có chủ đích.
Những điều trình bày ở trên phần nào cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu
vấn đề đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Tình hình nghiên cứu sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt
Sở chỉ không phải là vấn đề mới mẻ trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học. Sự ra
đời của lý thuyết này gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ngữ dụng học. Trong

các cơng trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, các tác giả đề cập đến hiện tượng
sở chỉ như một sự thừa nhận vai trò của nó trong việc hiểu giá trị chân thực của phát
ngôn.
Nếu như vấn đề sở chỉ, ở một mức độ nhất định, đã được các nhà ngôn ngữ học
đề cập đến thì hiện tượng đồng sở chỉ lại chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Ở
một vài cơng trình nghiên cứu, hiện tượng này mới chỉ được dưới hình thức lí giải một
vài trường hợp cụ thể. Điều này cho thấy hiện tượng đồng sở chỉ vẫn là một lĩnh vực
nghiên cứu mới mẻ cần được quan tâm hơn. Xét thấy vấn đề nghiên cứu về hiện tượng

2


đồng sở chỉ mới chỉ có một tác giả tham gia nghiên cứu chuyên sâu, đó là tác giả
Nguyễn Tú Quyên với Luận án Tiến sĩ “Sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt” (Trên
cơ sở về nhân vật trong tác phẩm văn học).
2.2. Tình hình nghiên cứu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã có nhiều vấn đề xung quanh những tác
phẩm của ông, khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Đã nhiều người viết về tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng, các ngòi bút tiểu luận đã khai thác sự tạo thành và mối tương quan
giữa những nhân vật độc đáo của ơng với hồn cảnh lịch sử, xã hội. Trong nghiên cứu
phê bình văn học những năm gần đây, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình
có tên tuổi đã thông qua nhiều phương tiện thông tin báo chí, phát thanh, phát biểu về
tác phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý là Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm
ngày mất Vũ Trọng Phụng do Viện Văn học và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tháng
10 - 1989, tại Văn miếu Hà Nội. Đã có hơn hai mươi bản tham luận của các Giáo sư,
Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu phê bình Văn học đọc tại hội nghị, bước đầu
nhận thức lại và khẳng định lại một lần nữa vị trí của nhà văn và tác phẩm trong văn
học sử Việt Nam. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các tác giả đi trước chúng tôi nhận
thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về Vũ Trọng Phụng và sự nghiệp văn
chương của ơng.

Tuy nhiên, có thể thấy, trong các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đồng sở chỉ. Đây chính là lý do
mà chúng tơi chọn vấn đề này làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi đặt ra ba mục đích sau:
3.1. Tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông
tố xét từ phương diện cấu trúc để thấy được đặc điểm của các biểu thức này trong hành
vi sở chỉ.
3.2. Tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố
xét từ phương diện ngữ nghĩa để thấy được căn cứ xây dựng các biểu thức của tác giả.
3.3. Phân tích vai trị của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, đề tài này phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:

3


4.1. Trình bày cách hiểu về sở chỉ và đồng sở chỉ. Tìm hiểu những vấn đề lý
thuyết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
4.2. Thống kê, phân loại và miêu tả các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm
Số đỏ xét từ phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
4.3. Phân tích giá trị của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu thức thức đồng sở chỉ biểu thị
nhân vật (các biểu thức chỉ cá thể nhân vật).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các biểu thức thức đồng sở chỉ biểu thị nhân
vật trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng về ba phương diện:

- Cấu tạo ngữ pháp;
- Ngữ nghĩa;
- Giá trị (vai trò của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm)
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
6.1. Phương pháp điều tra ngôn ngữ
Phương pháp nghiên cứu này được dùng để thu thập các biểu thức ngôn ngữ
được coi là đồng sở chỉ biểu thị nhân vật tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ
Trọng Phụng.
6.2. Phương pháp thống kê - phân loại:
Phương pháp này được dùng khi khảo sát các ngữ liệu để tìm ra số lượt sử dụng
của các cách gọi một nhân vật với những tên khác nhau trong bộ ba tác phẩm Số đỏ,
Giông tố và Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng.
6.3 Phương pháp miêu tả cấu trúc
Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng khi miêu tả cấu trúc của các biểu
thức đồng sở chỉ cũng như tìm hiểu các thành tố ngơn ngữ cấu thành nên biểu thức.
4


6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích nguồn tư liệu đã thống kê
(cụ thể là các biểu thức đồng sở chỉ được dùng để biểu thị nhân vật trong tác phẩm Số
đỏ, Vỡ đê và Giơng tố), sau đó khái qt, tổng hợp các kết quả nghiên cứu thành từng
nhóm, từng tiểu loại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Đặc điểm của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác
phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

Chương 3: Vai trò của các biểu thức đồng sở chỉ trong tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê
và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này trình bày hai vấn đề lớn, đó là:
- Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ trong tiếng Việt
- Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ trong
tiếng Việt.
Những vấn đề lý thuyết trên là cơ sở cho việc nhận diện cũng như tìm hiểu đối
tượng nghiên cứu ở các phương diện khác nhau.
1.1. Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ
1.1.1. Khái quát về sở chỉ
Nghĩa của từ và những hiện tượng liên quan được bàn đến khá sơ sài trong
Cấu trúc luận, do chỗ chủ nghĩa này chủ trương mơ tả hình thức ngơn ngữ thơng qua
những thế đối lập và phân bố trong một hệ thống ngôn ngữ. Từ và các hành động
ngôn từ được bàn đến với một nội dung phong phú hơn, khi các nhà triết học ngữ
nghĩa mà mở đầu là B. Carnap (1939) và B. Russell (1903) trong trào lưu triết học
ngữ nghĩa thực chứng, quan niệm rằng hành vi quan trọng nhất của con người là dùng
ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Và vì vậy, để hiểu nghĩa của từ phải thông qua
các hành động ngôn từ (J.R. Austin (1962) và J.R.Searle (1969)). Chính bằng cách
đặt vấn đề như vậy, mặt chức năng của ngôn ngữ được chú trọng hơn theo một tiếp
cận hoàn toàn mới: cấu trúc và các đặc điểm cấu trúc của từ hoặc của các cấu trúc lớn
hơn từ, suy cho cùng chỉ là những phương tiện giúp người nói nhận diện ra được
những sự vật có trong thực tế khách quan mà trong nội dung các thơng điệp đã được
nhắc tới. Một câu có hình thức trần thuật vẫn có thể đảm đương nhiệm vụ của một
câu nghi vấn hay một câu cầu khiến. Vấn đề là câu đó được sử dụng vào lúc nào và

chủ đích của người nói là hướng tới cái gì, đã sử dụng những phương tiện gì đi kèm
hoặc kết hợp với câu đó khi biểu lộ những chủ đích này. Nói cách khác, cái quan
trọng chính là phát ngơn đó dùng để nói lên cái gì trong một hồn cảnh cụ thể. Đó
chính là nghĩa của lời. Nghĩa của lời quan trọng nhất chính là việc hướng tới các sự
vật có trong thực tế khách quan mà nội dung mệnh đề muốn bàn luận tới. Ngôn ngữ
học trong thời hiện đại, nhất là ngữ nghĩa học quan tâm tới hành vi hướng tới thực tế
khách quan này của lời, cái thường được gọi là hành vi sở chỉ của hành động nói
năng.

6


1.1.1.1. Quan niệm về sở chỉ (reference)
Không phải ngẫu nhiên mà A.Cruse lại nói rằng: “Chủ đề về sở chỉ là nguyên
nhân tuôn tràn hàng tấn mực: một vài bộ óc triết học huyền ảo nhất đã giáp lá cà với
nó và các cuộc tranh luận dễ mất lịng chẳng bao giờ có hồi kết.” [77, tr.317]
Nhận định trên của A.Cruse trong Meaning in Language: An introduction to
Semantics and Pragmatics (Nghĩa trong ngôn ngữ: Một nhập môn vào Ngữ nghĩa học
và Ngữ dụng học) đã cho thấy tính phức tạp của vấn đề sở chỉ. Có thể nhận thấy sự
phức tạp này qua những quan niệm tiêu biểu trong và ngoài nước dưới đây:
a. Quan niệm của các tác giả nước ngồi
Để xác định hiểu được nghĩa của phát ngơn, có một cách xuất phát là tìm hiểu
quy luật tương ứng giữa các biểu thức ngôn ngữ với các sự vật có trong thực tế khách
quan. Nói cách khác, sở chỉ chính là hành vi của người nói nhằm đồng nhất hóa nội
dung của một biểu thức ngơn ngữ với sự vật có trong thực tế. Như M.Green trong
Pragmatics and Natural languages understanding (1989) đã phát biểu: “Thuật ngữ
chiếu vật (sở chỉ) được dùng để chỉ cách mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn
ngữ với hy vọng rằng biểu thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một
cách đúng đắn cái thực thể nào, đặc tính nào, sự kiện nào anh ta đang nói đến” [dẫn
theo 79, tr.193].

Như vậy, M.Green quan niệm sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ mà từ hành vi
này, một “thực thể”, một “đặc tính”, một “sự kiện” sẽ được người nghe nhận diện thông
qua một biểu thức ngôn ngữ.
Cùng quan điểm với M.Green, G. Yule và A. Cruse viết: “Chúng ta, tốt hơn hết
là cho rằng chiếu vật là một hành vi nhờ nó mà người nói và người viết dùng các hình
thức ngơn ngữ nhằm làm cho người nghe hoặc người đọc biết được một sự vật nào đó”
[dẫn theo 70, tr.194].
Và:
“Dưới cái đầu đề sở chỉ, chúng ta sẽ gặp một trong những bình diện cơ bản, sống
cịn nhất của ngơn ngữ và việc dùng ngơn ngữ, đó chính là mối quan hệ giữa ngôn ngữ
như là phương tiện giao tiếp giữa con người và cái thế giới mà chúng ta giao tiếp về
nó” [77, tr.137]; “Sở chỉ được quan tâm cùng với việc thể hiện các thực thể có trong
thế giới nhờ các phương tiện ngôn ngữ học” [77, tr.137].
Thừa nhận sở chỉ là một hành vi ngơn ngữ có nghĩa là các nhà ngôn ngữ học đã
đồng thuận khi cho rằng: sở chỉ không phải là “việc làm tự thân của ngôn ngữ mà là
7


của con người” [13, tr.192]. G. Yule nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải biết rằng từ ngữ
- ở đây là biểu thức chiếu vật - tự chúng không quy chiếu được với bất cứ một cái gì
cả. Chỉ con người mới chiếu vật.” [dẫn theo 70, tr.192].
Từ sự khẳng định sở chỉ là một hành vi ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
quan tâm đến các yếu tố làm nên hành vi sở chỉ.
Yếu tố thứ nhất rất dễ nhận diện, đó chính là “cái gì đó có trong thế giới” [77,
tr.17]. Bởi suy cho cùng, mục đích của sự sở chỉ là thông qua ngôn ngữ làm nảy ra
cái thực thể có trong thế giới và để cho người nghe xác định được thực thể đó. Vậy
yếu tố thứ hai là gì? A. Cruse cho rằng, yếu tố thứ hai chính là biểu thức ngơn ngữ
(linguistic expression). Một ví dụ được ơng đưa ra để phân tích cho sự khẳng định
này:
(1) Geoge Bush is to visit Ireland in May.

(Tổng thống Geoge Bush sẽ đi thăm nước Ireland vào tháng 5)
Biểu thức Geoge Bush ở đây quy chiếu đến một vị tổng thống Hòa Kỳ. Người
nghe xác định được điều này bởi vì người nghe nhận ra được mối quan hệ giữa các yếu
tố làm nên hành vi sở chỉ, đó là một cá nhân trong thực tế (yếu tố thứ nhất) và biểu thức
ngôn ngữ Geoge Bush (yếu tố thứ hai). Tuy nhiên, ông cũng nhất mạnh: “Không có
một quan hệ một đối một đặc quyền nào giữa biểu thức Geoge Bush và ông Geoge
Bush đang là tổng thống Hoa Kì. Khơng nghi ngờ gì có hàng trăm (là ít nhất) các ơng
Geoge Bush trên thế giới. Sở dĩ Geoge Bush quy chiếu với ông tổng thống đương nhiệm
của Hoa Kì chỉ là bởi vì có một người nói nào đó định dùng biểu thức này cho cái mục
đích ở một dịp đặc biệt nào đó” [77, tr.318]. Như vậy, để có thể nhận diện được mối
quan hệ giữa hai yếu tố trên, người nghe cần phải xác định được chủ đích của người
nói trong việc tạo lập ra phát ngơn.
Tóm lại, khi nói về sở chỉ, các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận: sở chỉ là một
hành vi ngôn ngữ và sở chỉ thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng, sự vật trong thế giới
khách quan với một hình thức biểu đạt là phương tiện ngôn ngữ.
b. Quan niệm của các tác giả Việt Nam
Cũng bàn về vấn đề sở chỉ, ở Việt Nam, có hai nhà ngơn ngữ học khơng thể
khơng nhắc tới, đó là Cao Xuân Hạo và Đỗ Hữu Châu.
- Quan niệm của Cao Xuân Hạo:
Cần phải nói ngay rằng, Cao Xuân Hạo đã dùng thuật ngữ sở chỉ để chỉ cả hành
động sở chỉ (reference) lẫn vật sở chỉ (referent). Trong cơng trình nghiên cứu của mình,
8


ông không đưa ra quan niệm cụ thể về sở chỉ như một hành động mà chỉ thể hiện quan
niệm này qua cách định nghĩa về vật sở chỉ. Chính vì vậy, những trích dẫn dưới đây
của ơng về sở chỉ phải được hiểu là vật sở chỉ (referent).
+ Cao Xuân Hạo cho rằng: “Sở chỉ là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác
định gồm những đối tượng cụ thể” [31, tr.104]. Sở chỉ của từ chỉ xác định được khi từ
nằm trong câu (phát ngơn). Nói khác đi, “Trong câu nói các từ ngữ mới có thể có sở

chỉ (referent)” [33, tr.105].
Chẳng hạn, một danh từ riêng như Hương chỉ có thể xác định được sở chỉ của
nó khi danh từ này nằm trong phát ngơn, kiểu như:
(2) Hương lớp 7A học rất giỏi.
Nhờ định ngữ lớp 7A mà sở chỉ của từ Hương trong trường hợp này được xác
định (với điều kiện lớp 7A chỉ có một người tên là Hương, cịn nếu lớp 2A có hai người
tên là Hương thì phải thêm các điều kiện khác). Đó là một con người cụ thể, phân biệt
với tất cả những người cụ thể khác (cũng có tên là Hương hoặc khơng có tên là Hương).
Tách từ Hương ra khỏi phát ngôn, Hương vẫn là một danh từ riêng nhưng chúng ta
không thể xác định được nghĩa sở chỉ của từ này, tức là không thể xác định được từ
Hương ở đây chỉ ai, tức chỉ đối tượng cụ thể nào.
+ Về khái niệm nghĩa sở chỉa bị phạt nhiều quá.”
[NNL1, tr.18]
Những biểu thức đồng sử chỉ biểu thị nhân vật như ông Cẩm, ông Quản cho ta
biết các nhân vật trên là những người có nắm một vị thế nhất định ở trong xã hội. Tuy
rõ ràng họ không nắm những chức trách nhiệm vụ hay vị thế cao nhưng cũng giúp
chúng ta có một sự kính trọng nhất định dành cho họ.
-Nhân vật là lính
(239)“Sau khi đi qua một cái sân vắng ngắt, người lính cảnh sát dẫn Xn Tóc
Đỏ và ơng lão thầy số đến một cái buồng nhỏ vặn một vịng khóa, rồi mỉa mai ngọt
ngào bảo:
- Mời hai ngài vào !”
[NNL1, tr.15]
(240)“Một người đi qua, ông gọi lại chán nản mà rằng:
- Này, thầy min đơ (1) thầy có buồn khơng !
Thầy này gật gù như một nhà nho say rượu chán đời:
- Buồn lắm ạ ! Buồn lắm, chỉ muốn chết quách !.....
Thầy min đơ nhắc lại, âu sầu:
- Thật vậy, chúng ta bị nhiều q”.
[NNL1, tr.18]

(241)“Tơi đã dặn nó thỉnh thoảng phải bảo trẻ nhỏ ra ném sấu ngoài phố, khơng
thì để nhà cửa cho rõ bẩn thỉu, cống rãnh cho nó ngập lụt, cho thầy mintoa thỉnh
thoảng biên phạt, thì tơi mới có dịp phạt lại vợ thầy ấy, thế mà nó cứ để con tơi ngoan
như bụt, nhà cửa sạch như lau, như chùi ! Con khốn nạn, con ác phụ!”
[NNL1, tr.20]
Những biểu thức như người lính cảnh sát, thầy Min đơ, thầy min toa… giúp
chúng ta hiểu những nhân vật giao tiếp này có vị thế thấp. Họ chăm chỉ, cần mẫn làm
những công việc nhỏ bé cho xã hội.
- Nhân vật là học sinh, sinh viên
(242)“ Người ta có thể nào trước già mà sau trẻ khơng? Người học sinh này
có phải là người phu hộ đê khi xưa không?”
[NNL3, tr.207]
(243)“Văn Minh chỉ nhà mỹ thuật:

115


- Bẩm đây, phó may đấy! Một nhà tài tử nguyên sinh viên trường Mỹ thuật
Đông Dương để hầu hạ cho cái sắc đẹp của các bà!”.
[NNL1, tr.41]
Các nhân vật như học sinh, sinh viên chính là những nhân vật có thế vị thế giao
tiếp thấp trong xã hội. Bản thân họ cịn là những người ít tuổi, chưa có nhiều đóng góp
cho xã hội và gia đình, thậm chí bản thân họ còn cần nhiều sự giúp đỡ, bao bọc từ phía
gia đình và xã hội.
-Nhân vật là người tù
(244)“ Nhưng xem ý quan lại càng ngờ rằng trong vụ này, ắt có kẻ đồng mưu,
chứ một kẻ vượt ngục chẳng khi nào lại có phép tàng hình mà vượt ngục được như
thế!”
[NNL3, tr.110]
(245)“Ông lục sự con nghĩ ngay đến tên can phạm, liền gọi cửa nhỏ, không

thấy, và phá cửa lớn mà vào, cũng chẳng thấy nốt! …..
[NNL3, tr.111]
(246)“Có một tên trọng phạm thì để cho nó vượt ngục! Có một cái thìa khóa
thì mất cả cái thìa khóa! Việc quan mà các người làm như vậy thì cịn ra cái thể thống
gì nữa? Trị hề đấy à? Các người cứ liệu cái thần xác!”
[NNL3, tr.112]
(247)“Nhưng ông không khỏi lấy làm kinh hoảng mỗi khi ông lại nghĩ rằng cửa
lơ cốt vẫn khóa mà tên can phạm lại không biết chui đường nào mà ra”
[NNL3, tr.116]
Xét về vị thế trong giao tiếp thì ta thấy các biểu thức như: một kẻ vượt ngục,
tên can phạm, tên trọng phạm… đều chỉ những nhân vật có vị thế giao tiếp thấp trong
xã hội. Bởi xét về phương diện xã hội ta thấy chỉ khi có thái độ miệt thị, khinh bỉ các
đối tượng thì chúng ta mới sử dụng các biểu thức sở chỉ này.
b. Vị thế xã hội bộc lộ qua xưng hô
Nghị Hách dùng những lời xu nịnh, chạy trọt khi nói chuyện với quan cơng
sứ tỉnh:
(248)“Bẩm lạy cụ lớn ạ!
Bẩm vâng. Con xin phép hầu cụ lớn một cốc. Cảm ơn cụ lớn lắm!”
[NNL2, tr.147]
“Bẩm cụ lớn, không ạ. Bẩm chúng con thấy cụ lớn cũng dễ dàng, lại hay tiếp

116


người bản xứ, cho nên con chỉ sang thăm và hầu chuyện, và xem cụ lớn có điều gì chỉ
bảo không, thế thôi ạ!
[NNL2, tr.148]
Vẫn giọng điệu xu nịnh, cầu cạnh Nghị Hách trị chuyện cùng ơng tổng đốc:
(249)“- Bẩm, lạy cụ lớn ạ….
- Bẩm cụ lớn, chúng tôi sang xem cụ lớn có thiếu chân tổ tơm nào…..”

[NNL2, tr.152]
Khi quan Nghị Hách đối đáp với quan Công Sứ tỉnh và ơng Tổng Đốc thì ta thấy
nhân vật này xu nịnh, bợ đỡ và cầu cạnh. Điều này cho chúng ta thấy rõ vị thế của nhân
vật này thấp hơn so với vị thế của quan Công Sứ tỉnh và ông Tổng Đốc.
Nhưng Nghị Hách lại có thái độ vừa giễu cợt, vừa thách thức lại như vừa răn đe
bằng quyền lực với ông tri huyện Cúc Lâm:
(250)“- Thưa quan lớn, đến quan tổng đốc và quan công sứ tỉnh nhà cũng
không nỡ xử tôi như thế…
- Bẩm quan lớn, chúng tơi nói thật rằng chúng tơi khơng thua cái kiện này đâu.
Nghĩa là việc lên đến quan sứ, thì chúng tơi chỉ hơi phiền lịng mà thơi, chứ thua thì
khơng có thể. Vậy mong quan lớn gọi ngun đơn lên bảo là nên giải hòa”.
[NNL2, tr.172]
Qua cách đối đáp như vậy cho chúng ta thấy vị thế xã hội của nhân vật Nghị
Hách với quan huyện Cúc Lâm là cao hơn. Ơng dựa vào bệ đỡ của mình, đó là quyền
lực và mối quan hệ với quan Công Sứ tỉnh và quan Tổng Đốc để uy hiếp, dọa nạt và
làm khó tri huyện Cúc Lâm.
(251)“- Con tính bao nhiêu?
- Bẩm quan chả mấy tí, quan cho mấy xu cũng được ạ.
- Được lắm! Con ngoan ngoãn lắm, để ta thưởng cho nhiều tiền! Con! Hãy lên
xe này để quan đóng cửa khơng rét quan… Ta đang đếm tiền đây”.
[NNL2, tr.120]
Khi Mịch cịn là một cơ thơn nữ ngây thơ, lời ăn tiếng nói của Mịch chất phác,
hiền lành, rất mực lễ phép: Mịch gọi quan, xưng con một mực rất nhã nhặn. Khi trở
thành nạn nhân trong tủi nhục, ngơn ngữ của Mịch vẫn là ngơn ngữ bình dân, trong
sáng của một cô gái thôn quê mộc mạc, chất phác:
(252)“- Giời ơi! Con lạy ông, ông buông con ra!

117



Giọng quan vẫn ngọt ngào:
- Con im, không được cưỡng….
- Giời ạ! Lạy ơng! Ơng đừng làm hại một đời tôi!
- Im ngay, quan sẽ cho nhiều tiền…”
[NNL2, tr.121]
Khi Mịch gặp lại Long - người chồng sắp cưới của mình trong nhà thương thì
Mịch đau đớn, giày vị trong đau đớn, nghẹn ngào:
(253)“- Anh Long ơi! Tôi xin lỗi anh…
[NNL2, tr.165]
(254) Đến cả cái đêm mà Mịch gặp lại Long trong ruộng khoai khi Mịch phải
đường cùng đi bới trộm khoai, bẻ trộm ngô Mịch vẫn thẹn thùng:
“- Em Mịch đây anh ạ….
Em đi bới khoai, bẻ ngô.”
[NNL2, tr.262]
Ta thấy dù trong tình cảnh nào, dù phải đối mặt với chuyện gì hay đối tượng nào
thì Mịch vẫn giữ được ngôn ngữ, lời lẽ của một con người được ăn học đàng hồng bởi
Mịch ý thức rất rõ mình được sinh ra trong một gia đình như thế nào và có vị thế ra sao
trong xã hội. Mịch hiểu rất rõ mình chỉ là một cơ gái q mùa hồn hậu, chất phác, được
sinh ra trong gia đình gia giáo của ơng Cử nghèo, Mịch hiểu mình là người có có vị thế
thấp trong xã hội.
Khi ái tình bị thương tổn, lịng tự ái, tự trọng bị xúc phạm thì Mịch căm hờn,
vùng vằng, phẫn uất:
(255)“ - Vâng, thì nào con có dám ốn trách gì người ta đâu!...
- Ồ thưa thầy, đã nỡ ăn nói với nhau đến như thế, thì tưởng chả bao giờ nên
nhìn mặt nhau nữa”.
[NNL2, tr.273]
Nhưng khi trở thành người vợ lẽ của Quan Nghị Hách, một bước lên xe, có kẻ
hầu người hạ thì lập tức Mịch thay đổi hẳn giọng điệu:
(256)“ Anh Long ơi, tại sao anh lại còn đến đây? Cơ sự đã đến thế này, thì
anh cịn đến đây làm gì thế nhỉ?”

“Anh Long!... Anh Long!....Anh phụ tôi đến như thế, mà anh cịn dám vác mặt
anh lại đây…. Hỏi tơi thế nữa à?
[NNL2, tr.343]
Lúc này ta thấy Mịch thay đổi hẳn giọng điệu, lý lẽ và cả cách cưng hô. Mịch

118


gọi anh Long, Mịch xưng tôi với một giọng điệu cứng rắn, hờn ốn và trách móc. Khi
này ta thấy vị thế của nhan vật Mịch đa có phần cao hơn vị thế của nhân vật Long.
(257)“- Anh vẫn yêu tôi như thế này ư? Anh vẫn giận tôi đến thế này ư? Anh
giết tôi đi! Tôi mà chết được vì anh thì hồn cũng mát đấy! Long ơi, quân giả dối, quân
khốn nạn! Đừng mong đeo mặt nạ mà lừa dối tôi đâu.”
“- Yêu người ta, thương người ta mà lại để Tú Anh về hỏi người ta! Mà lại cho
nó tồn quyền khu xử mọi việc! Sao thế, hở đồ vô nhân bạc ngãi kia?”
[NNL2, tr.344]
Khi sự căm hờn và ốn trách đã lên tới đỉnh điểm thì Mịch đã không chỉ gọi anh
xưng tôi với Long. Khi này Mịch xưng là người ta và gọi Long bằng những biểu thức
xưng hô như quân giả dối, quân khốn nạn, đồ vô nhân bạc ngãi. Lúc này ta thấy vị
thế của nhân vật Mịch cao hơn vị thế của nhân vật Long rất nhiều. Mịch trở thành một
người đáng thương cao thượng. Long trở thành kẻ có vị thế thấp với những biểu thứ
như kẻ giả dối, xấu xa, phản bội, vô nhân bạc nghĩa.
Nhân vật Xuân khi mới lần đầu gặp bà Phó Đoan và vợ chồng Văn Minh thì hắn
xưng hơ:
(258)“- Lạy cụ lớn ạ!lạy ơng! Lạy bà!”
[NNL1, tr.11]
Ta thấy, nhân vật Xuân gọi bà Phó Đoan là cụ lớn, gọi ông Văn Minh là ông và
gọi bà Văn Minh là bà. Lúc này ta thấy bà phó Đoan và vợ chồng Văn Minh ở vị thế
xã hội cao cịn Xn có vị thế giao tiếp thấp kém, bởi khi này Xuân chỉ là thằng nhặt
ban quần nên gặp ai nó cũng rất kính cẩn và tơn trọng hết mực.

Sau khi được nhắc nhở thì Xn có thay đổi cách xưng hô:
(259)“Lạy bà lớn ạ, cháu lỡ lời, bà lớn tha cho.”
[NNL1, tr.12]
Khi này Xuân gọi bà phó Đoan là bà lớn chứng tỏ vị thế của bà Phó Đoan là
cao và Xuân là người có vị thế thấp.
(260)“ Khi thấy chỉ có Xn Tóc Đỏ thơi, bà Phó Đoan ngơ ngác mà rằng:
- Ơng Xn nhỉ? Sao lại không nghỉ hẳn một buổi?
- Xuân thản nhiên đáp trống khơng:
- Việc gì phải nghỉ hẳn? Họ đi thì đã có tơi ở nhà thay quyền!
Bà Phó Đoan nghĩ ngợi hồi lâu rồi khoe:
- Ông Xuân đã biết chưa hở ơng?
- Cái gì?”

119


[NNL1, tr.79]
Lúc này, ta thấy Xuân xưng tôi với bà Phó Đoan, cịn bà Phó Đoan thì gọi Xn
bằng ơng thậm chí cịn thưa bẩm khi nói chuyện cùng Xn. Ta thấy sự thay đổi vị thế
ở đây là rất rõ rệt. Lúc này ta thấy Xuân đã ở vị thế cao hơn cịn bà Phó Đoan thì lại ở
vị thế thấp hơn.
Sau cuộc tình vụng trộm với bà Phó Đoan thì Xn Tóc Đỏ đã gọi bà Phó Đoan
là anh và xưng em. Lúc này ta thấy rất rõ ràng rằng vị thế của hai nhân vật đã có sự
thay đổi rõ rệt. Lúc này Xuân là người ở vị thế cao hơn cịn bà Phó Đoan lại ở vị thế
thấp hơn.
(261)“Bà này đã nói thảm thiết:
Anh ơi, anh có biết là anh đã làm hại cả một đời danh tiết của em rồi đó khơng?”
[NNL1, tr.179]
Vị thế được duy trì ở mức độ tương đối ổn định khi bà Phó Đoan vẫn tiếp tục
gọi Xuân bằng anh và xưng tơi:

(262)“Bà Phó Đoan mở to cặp mắt sung sướng nói:
- Ờ! Thế mà sao lại y như họ nói anh và tôi! Xấu hổ lắm đấy, anh đừng
tưởng bỡn”
[NNL1, tr.195]
Đến cuối thiên tiểu thuyết ta thấy Xuân còn gọi bà Phó Đoan bằng Mợ. Từ Mợ
là một cách xưng hô với thái độ thân mật, gần gũi như trong quan hệ vợ chồng. Khi
này ta thấy vị thế của hai người tương đương nhau.
(263)““Gớm! Vừa vừa chứ! Mợ làm nũng thế thì khơng ai chịu được nữa! Ấy
chỉ có bắt nhân tình với mợ mà cịn khổ thế, giá định lấy mợ, không biết thế nào!”
[NNL1, tr.194]
Vị thế tương đương này được duy trì đến cuối tác phẩm khi Xn xưng tơi và
gọi bà Phó Đoan bằng bà bạn gái của tơi đây kia…..
(264)“ Cịn tơi thì, vì lẽ thấy bà bạn gái của tôi đây kia là người đức hạnh, lại
có cơng xây ra sân quần để hâm mộ thể thao và nhất là có cảm tình với chúng tôi, lại
bấm bụng thủ tiết với hai đời chồng, nên tơi xin nói trước rằng tơi sẽ xin với Chính phủ
Xiêm cho bà cái bảng Tiết hạnh Khả phong Xiêm La”.
[NNL1, tr.211]
Lúc này ta thấy Xuân không chỉ xưng tơi mà cịn gọi bà Phó Đoan bằng những

120


biểu thức như bà bạn gái của tôi đây kia, bà. Điều này cho chúng ta thấy rõ một điều
vị thế của Xuân và vị thế của bà Phó Đoan là ngang bằng với nhau.
Ta vẫn biết khi Xuân còn là thằng ma cà bơng, thằng nhặt bóng thì Xn gọi vợ
chồng Văn Minh bằng ông, bà. Khi này ta thấy rõ vị thế của vợ chồng Văn Minh là cao
hơn Xuân:
(265)“- Lạy cụ lớn ạ!lạy ông! Lạy bà!”
[NNL1, tr.11]
Khi tình cờ Xn làm cho một em gái của ơng Văn Minh mang tiếng là hư hỏng,

cắm sừng lên đầu chồng và một em gái khác của ơng có thể sẽ khiến người chồng sắp
cưới phải hối hơn thì ta thấy vị thế xã hội của Xuân bị đẩy xuống cùng cực. Khi này
Xn bị gọi là cái thằng chó.
(266)“Tơi, tơi chỉ muốn băm vào mặt cái thằng chó ngay bây giờ mà thơi!
[NNL1, tr.126]
Nhưng khi Xn đã có chút chỗ đứng trong xã hội, khi đã là ông đốc tờ Xuân,
giáo sư cố vấn quần vợt, là người góp phần trong cơng cuộc Âu hóa thì ta thấy vị thế
của Xuân có sự thay đổi rõ rệt qua cách xưng hơ:
(267)“Mỗi khi gặp một câu hỏi khó đáp, nó chép miệng hoặc tặc lưỡi một cái,
chỉ vào Văn Minh bên cạnh mà rằng:
- Ngài muốn biết điều gì, ngài cứ hỏi ông bầu của tôi đây.”
[NNL1, tr.165]
Lúc này ta thấy Xuân gọi ông Văn Minh là ông bầu của tôi đây. Lúc này Xuân
là giáo sư quần vợt, nhà quần vợt đại tài nên ông Văn Minh chỉ là một người phụ tá sắp
xếp mọi công việc cho Xuân mà thôi. Vậy trong ngữ cảnh này ta thấy vị thế bị đảo lộn.
Xuân là người có vị thế cao hơn và ơng Văn Minh là người có vị thế thấp hơn.
(268)“ Nhưng ông bầu lúc ấy đã say sưa về cái việc hệ trọng của mình lắm, bèn
nói trước đã:
- Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích thấy rõ. Vậy xin
thiên hạ bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua”
[NNL1, tr.165]
Trong một ngữ cảnh khác ta lại thấy ông Văn Minh gọi Xuân bằng tên riêng và
gọi là người của tôi. Vậy lúc này vị thế lại được đảo lộn: Xuân là người ở vị thế thấp
hơn ông Văn Minh.
Chỉ qua những minh chứng về các vai xưng hô như vậy ta thấy vị thế trong xã
hội của các nhân vật có sự thay đổi, chuyển biến rất rõ rệt.

121



3.4.2. Vị thế gia đình
a. Vị thế gia đình bộc lộ qua vai vế, thứ bậc trong gia đình
- Nhân vật là cụ, ông bà
(269)“- Lạy cụ! Thật không ngờ hôm nay cụ Hồng lại quá bộ đến chơi với em”
[NNL1, tr.59]
(270)“Bà Phó Đoan sửng sốt hỏi:
- Thưa cụ, cụ tổ nhà đau ra làm sao?
Cụ Hồng lại ho khạc một hồi lâu, rồi mới thủng thỉnh đáp:
- Nặng lắm! Bà tính: đã hơn tám mươi tuổi mà cịn cứ sống mãi.”
[NNL1, tr.61]
(271)“Cụ bà rất hối hận. Những người khác chê Xuân vì thù riêng mà quên mất
lương tâm nhà nghề, thế là một ông đốc tờ không xứng đáng, vân vân...”
[NNL1, tr.148]
Qua những biểu thứ: cụ, cụ tổ, cụ Hồng, cụ bà ta thấy các nhân vật trong cuộc
đối thoại chính là những người giữ vị thế cao trong gia đình. Họ là những người già cả,
họ là đời thứ nhất, thứ hai trong một gia đình tứ đại đồng đường.
- Nhân vật là bố mẹ
(272)“Một thiếu nữ ăn vận xuềnh xồng, đội nón Huế, đi giày kinh, cũng theo
quan vào điếm. Lời nói thứ nhất của quan là mắng con gái:
- Ô cái con bé này hay nhỉ? Ai cho đi mà đi thế?
Dung nũng nịu như quanh đấy khơng có ai nữa, cười trừ mà rằng:
- Thì cậu để yên con quan sát mọi sự thì đã sao!”
[NNL3, tr.50]
(283) “Chàng ngồi ngay ngắn lên, nhìn vào bếp gọi:
- Đẻ ơi đẻ! Sướng quá, đẻ ạ!
Bà Cử lúc ấy đương ngồi đun xanh cám lợn, thấy con gọi thì ngơ ngác quay ra
đáp bằng một giọng hơi gắt:
- Cái gì thế?
Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt
nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì


122


×