Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài giảng online THCS Tô Vĩnh Diện năm học 2019-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.57 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN</b>


<b>PHIẾU ÔN TẬP SỐ 1 + 2 </b>


<b> MÔN LỊCH SỬ 8, NĂM HỌC 2019- 2020</b>


<b>CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP </b>
<b>TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX </b>


<b>A. Kiến thức trọng tâm</b>


<b>I. Phong trào Cần vương bùng nổ</b>


<b>1. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra</b>
<b>“Chiếu Cần vương”.</b>


<b>a. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 – 1885</b>


- Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đứng đầu Là Tơn Thất
Thuyết tích cực chuẩn bị để chống Pháp.


- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu.


- Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn cơng qn
Pháp ở đồn Mang Cá và Tồ Khâm sứ.


- Nhờ có ưu thế về vũ khí, qn giặc phản công, chiếm kinh thành Huế. Chúng xả
súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man.


<b>b. Phong trào Cần vương </b>



Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 7
-1885, ông nhân danh nhà vua xuống “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu
và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.


- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ
năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.


- Diễn biến phong trào:


+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, sơi nổi nhất ở
Bắc Kì và Trung Kì.


+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ thành các trung tâm lớn vùng
trung du và miền núi.


<b>2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)</b>


- Địa bàn hoạt động thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng.


- Từ năm 1885 đến năm 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân
đội, rèn đúc vũ khí.


- Từ năm 1889 đến năm 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi
nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa
dần dần tan rã.


- Mặc dù bị thất bại, nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nhất trong phong trào Cần vương.



<b>II.</b>


<b> Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)</b>


<i>- </i>Nguyên nhân:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên
Thế đã đứng dậy đấu tranh.


<i>- </i>Diễn biến :


<b>Bảng thống kê các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế.</b>
<b>Thời gian</b> <b>Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế</b>


1884 - 1892 Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ. Thủ lĩnh có uy tín
nhất là Đề Nắm.


1893 - 1908 <sub>Nghĩa qn vừa xây dựng cơ sở vừa chiến đấu dưới sự chỉ</sub>
huy của Đề Thám.


1909 - 1913 Pháp tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn...
Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.


- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến, lực
lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn
chế.


<b>- Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp</b>
nông dân. Góp phần làm chậm q trình bình định của Pháp.



<b>B. Kỹ năng:</b>


- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ (hình 88 sgk trang 125, hình 95 sgk trang
130 và hình 96 sgk trang 131).


<b>C. Luyện tập: </b>
<b>I. Phần trắc nghiệm.</b>


<i><b>Hãy chọn các đáp án đúng</b></i>
<b>Câu 1. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công qn Pháp ở đâu?</b>


A. Tịa Khâm sứ và Hồng Thành. B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành.
C. Hoàng Thành. D. Tịa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
<b>Câu 2. Tơn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi</b>
văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến vào thời
gian nào?


A. Ngày 20 tháng 7 năm 1885. B. Ngày 02 tháng 7 năm 1885.
C. Ngày 13 tháng 7 năm 1885. D. Ngày 17 tháng 3 năm 1885.
<b>Câu 3: Nhận xét nào không đúng về phong trào Cần vương?</b>


A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.


C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.


<b>Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp</b>
đã làm gì?



A. Mua chuộc Tơn Thất Thuyết.


B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
C. Giảng hòa với phái chủ chiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong</b>
phong trào Cần vương?


A. Có sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.


C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
D. Được trang bị vũ khí hiện đại


<b>Câu 6. Trong giai đoạn từ 1884 - 1892, ai là thủ lĩnh có uy tín nhất của cuộc khởi</b>
nghĩa Yên Thế?


A. Đề Thám. B. Đề Nắm.


C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Trung Trực.


<b>Câu 7. Giai đoạn 1893 - 1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch</b>
quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt là


A. tìm cách giảng hồ với qn Pháp.
B. lo tích luỹ lương thực.


C. xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.


D. liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. 


<b>II. Phần tự luận.</b>


<b>Câu 1. Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào?</b>


<b>Câu 2. Trình bày cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa</b>
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?


<b>Câu 3. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa n Thế có</b>
đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?


<b>D. Dặn dò:</b>


- Học thuộc bài. Tìm hiểu trước bài 29, 30.


</div>

<!--links-->

×