Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.03 KB, 59 trang )

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản
Thực hiện Luật Ðất đai năm 2003, UBND Thành phố tổ chức triển khai các
văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và ban hành các văn bản thuộc thẩm
quyền, như:
- Quyết định số 138/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về thủ tục giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 139/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về Quy chế phối hợp
liên ngành trong công tác giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử
dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông.
- Chỉ thị số 26/2004/CT-UB ngày 15/09/2004 của Ủy ban nhân dân Thành
phố về tổ chức triển khai thực hiện Luật Ðất đai năm 2003 trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Chỉ thị số 29/2004/CT-UB ngày 16/11/2004 về tổ chức kiểm kê đất đai
năm 2005 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công văn số 6983/UB-ÐT ngày 16/11/2004 về thực hiện một số việc cấp
bách triển khai Nghị định số 181/2004/NÐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Ðất đai năm 2003.
- Quyết định 317/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003, Nghị định
181, Quyết định 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TNMT.
- Kế hoạch số 4595/UB-ÐT ngày 06/08/2004 và số 4668/UBND-ĐT ngày
03/8/2005 về triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 316/2004/QÐ-UB ngày 24/12/2004 và Quyết định số
227/2005/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 về ban hành Quy định về giá các loại đất
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 225/2005/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở theo Luật Đất đai


năm 2003.
- Chỉ thị 02/2006/CT-UBND ngày 16/01/2006 về một số biện pháp tăng
cường triển khai thi hành Luật Đất đai.
Ngoài ra Ủy ban nhân dân Thành phố còn ban hành hoặc đề xuất với Thủ
tướng Chính phủ một số chính sách nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát
triển.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
- Thành phố đã cho thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp
đất liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã. Về cơ bản đã hoàn
chỉnh bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Riêng khu vực Gò Da nằm giữa các
sông Gò Da và sông Thị Vải thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ chưa thống nhất
ranh giới hành chính với Tỉnh Đồng Nai.
- Năm 2000, Thành phố tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/TTg
ngày 18/08/1999 của Chính phủ, diện tích đất đai được chỉnh lý, bổ sung trên cơ
sở địa giới hành chính được hoạch định theo Chỉ thị 364-CT. Thành phố có tổng
diện tích tự nhiên là 209.501,83 ha. Trước năm 1997, gồm 18 quận, huyện (12
quận và 6 huyện), sau năm 1997 gồm 17 quận nội thành (12 quận cũ và 5 quận
mới) và 5 huyện ngoại thành. Ðến năm 2005 diện tích là 209.554 ha, gồm 19
quận (12 quận cũ và 7 quận mới) và 5 huyện. Trong đó có 2 quận mới tách là
quận Bình Tân và quận Tân Phú (quận Bình Tân tách từ huyện Bình Chánh, quận
Tân Phú tách từ quận Tân Bình). Tiến hành thành lập bộ hồ sơ địa giới hành
chính các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh và điều chỉnh
địa giới hành chính các đơn vị hành chính quận, huyện có liên quan theo Nghị
định số 130/NÐ-CP.
Bản đồ hành chính toàn thành phố, các quận, huyện và các phường, xã, thị trấn đã được
xây dựng lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Bản đồ hành chính toàn Thành
phố được xây dựng ở tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hành chính quận, huyện tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 và
cấp phường, xã, thị trấn tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000, 1/1.000.

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình
3.1. Về khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất
Trong những năm gần đây, Thành phố đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát,
đánh giá đất đai làm cơ sở đề ra và thực thi nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố như:
- Lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất từ năm 1995 đến nay.
- Ðiều tra đất đang sử dụng của các tổ chức theo Chỉ thị 245/CT- TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ...
- Ðánh giá đất đai theo hướng địa chất công trình.
3.2. Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
địa hình
- Công tác lập bản đồ địa chính được triển khai thực hiện bằng phương pháp
và phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Hầu hết các phường, xã, thị trấn đã hoàn chỉnh
đo đạc và lập bản đồ địa chính. Ðến nay đã có 310/317 đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn đưa bản đồ địa chính chính quy từ tỷ lệ 1/200 đến 1/2.000 vào sử
dụng.
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng với công tác tổng kiểm kê
đất đai (định kỳ 5 năm) đã được thực hiện xong trên phạm vi toàn Thành phố.
Thành phố cũng đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 24 quận, huyện và 317
xã, phường, thị trấn. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của phường, xã, thị
trấn được lập trên cơ sở bản đồ địa chính số.
- Công tác lập bản đồ địa hình Thành phố dưới dạng số do Bộ Tài nguyên và
Môi trường thực hiện, Thành phố đã tiếp nhận file bản đồ địa hình số tỷ lệ 1/2000,
1/5000 của toàn Thành phố Hồ Chí Minh (tổng số gồm 936 mảnh: 1/2000 là 821
mảnh; 1/5000 là 115 mảnh); đã chuyển giao cho các Sở, ngành, quận, huyện để sử
dụng cho công tác quản lý Nhà nước về đô thị và quy hoạch xây dựng.
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố

Từ năm 1995 đến 2003, hàng năm căn cứ vào quy hoạch xây dựng Thành
phố đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất và trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Riêng về quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2003 Thành phố mới tiến hành
thực hiện và quy hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2010 cùng với kế hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2003-2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết
định số 844/QÐ-TTg ngày 31/07/2003 và quyết định số 1060/QÐ-TTg ngày
04/10/2004. Thành phố đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2010
cùng với lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010.
4.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận- huyện, phường- xã- thị trấn
- Về kế hoạch sử dụng đất năm 2005: Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê
duyệt kế hoạch sử dụng đất 24/24 quận, huyện.
- Về việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch đến năm 2010 và kế hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của quận, huyện và phường, xã, thị trấn, Ủy
ban nhân dân Thành phố đã có kế hoạch số 4595/UB-ÐT ngày 06/08/2004 và số
4668/UBND-ĐT ngày 03/8/2005. Hiện đã có một số quận, huyện thực hiện hoàn
tất đang trình thẩm định, dự kiến trong quý III năm 2006 tất cả các quận huyện
sẽ hoàn tất công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Mặt khác, tại các quận, huyện cũng đã và đang lập quy hoạch chung xây dựng
và quy hoạch xây dựng chi tiết ở một số phường, xã, một số khu vực phát triển.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng
trong quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về vai trò của
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý, điều phối và sử dụng đất chưa
cao trong đại bộ phận lực lượng tham gia công tác quản lý và các đối tượng sử
dụng đất. Do vậy ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
5.1. Kết quả giao đất và cho thuê đất từ năm 2001 đến 2005
Số dự án đã được giao đất, cho thuê đất (cấp thành phố) trong 05 năm từ
năm 2001 đến 2005: (Tổng cộng 1.925 dự án với tổng diện tích 14.419 ha), bao
gồm:
Bảng 2.1. Kết quả giao đất, cho thuê đất dự án từ 2001-2005 (do UBND Thành phố ký QĐ)

Năm
Tổng số Nhà ở Sản xuất kinh doanh
Phúc lợi –
Công cộng
DA
DT
(Ha)
Tái định cư - Thu
nhập thấp
Kinh Doanh
Thương mại –
Dịch vụ
Công nghiệp Nông nghiệp
DT(Ha)

cấu
(%)
DT
(Ha)

cấu
(%)
DT
(Ha)

cấu
(%)
DT
(Ha)


cấu
(%)
DT
(Ha)

cấu
(%)
DT
(Ha)

cấu
(%)
2001 439 2.473 96 3,88 1.154 46,66 201 8,13 106 4,29 480 19,41 436 17,63
2002 414 2.794 211 7,55 576 20,62 73 2,61 1.295 46,35 18 0,64 621 22,23
2003 371 2.794 197 7,05 586 20,97 1 0,04 832 29,78 3 0,11 1175 42,05
2004 496 5.671 420 7,41 1.255 22,13 60 1,06 2.139 37,72 256 4,51 1541 27,17
2005 205 687 211 30,71 305 44,40 1 0,15 82 11,94 3 0,44 85 12,37
4 Th/06 50 911 172 18,88 62 6,8 0,9 0,1 676 74,2 0 0 5 0,5
Tổng 1975 15330 1307 8,52 3938 25,68 337 2,19 5130 33,46 760 4,95 3863 25,19
* Chưa kể các trường hợp do UBND quận, huyện giao cho hộ gia đình và cá nhân
*Trong các dự án nhà ở diện đất ở chiếm khoảng 45%, còn lại là đất thương mại dịch vụ và công trình công cộng
như: giao thông, cây xanh, trường học, bệnh viện...
Biểu đồ kết quả giao đất, cho thuê đất dự án từ 2001-2005
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh)
- Ở thị trường sơ cấp, ngoài việc nhà nước trực tiếp giao đất hoặc cho nhà
đầu tư thuê đất để đầu tư kinh doanh bất động sản, từ năm 2003 đến nay Thành phố
Hồ Chí Minh đã áp dụng thêm phương thức phát triển quỹ đất cho Thành phố bằng
cách thu hồi đất và bồi thường cho người sử dụng sau đó chuyển giao quyền sử
dụng đất cho các nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, kết quả thực
hiện như sau:

+ Năm 2003 đã phát triển và đưa ra đấu giá 03 khu đất với tổng diện tích
13,4238 ha, thu ngân sách 1.146 tỷ đồng;
+ Năm 2004 đã phát triển và đưa ra đấu giá 03 khu đất với tổng diện tích
48,1457 ha, thu ngân sách 1.020 tỷ đồng;
+ Năm 2005 đã phát triển 10 khu đất với diện tích 58 ha nhưng do thị trường
bất động sản bị đóng băng nên chỉ đấu giá thành và bán chỉ định 03 khu với diện
tích 15 ha, thu ngân sách 339 tỷ đồng;
Với phương thức Thành phố chủ động phát triển quỹ đất, sau đó chuyển giao
cho các nhà đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua
chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia do các khu đất đưa ra đấu giá có giá
trị rất lớn và các nhà đầu tư nước ngoài lại chưa được tham gia.
5.2. Kết quả kiểm tra các dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất và chuyển
mục đích sử dụng đất:
- Đợt kiểm tra năm 2004: Kiểm tra tiến độ đầu tư 566 dự án nhà ở với tổng
diện tích 3.580 ha, đã được Thành phố giao đất từ năm 1997 đến cuối năm 2003,
kết quả như sau:
+ 395 dự án, diện tích 1252 ha: Ðã đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (xây
dựng nhà ở khoảng 30%);
+ 56 dự án, diện tích 748 ha: Ðã bồi thường, san lắp mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng
(khoảng 60%)
+ 83 dự án, diện tích 1.320 ha: Ðã bồi thường, san lấp mặt bằng (khoảng 60%);
+16 dự án, diện tích 63 ha: Ðã bồi thường 100%, chưa đầu tư
+16 dự án, diện tích 197 ha: Chưa bồi thường.
- Đợt kiểm tra năm 2005: Kiểm tra tiến độ đầu tư 337 dự án nhà ở, cơ sở hạ
tầng khu nhà ở (gồm 171 dự án triển khai chậm qua đợt kiểm tra năm 2004 và 166
dự án giao đất trong năm 2004) và 1.200 dự án sản xuất kinh doanh (đã giao đất
trước năm 2005), kết quả như sau:
+ Đối với dự án sản xuất kinh doanh: do các doanh nghiệp có nhu cầu thực
sự về mặt bằng sản xuất nên hầu hết đã đầu tư xây dựng xong, một số dự án mới
giao đất trong năm 2004 cũng đang triển khai đầu tư xây dựng.

+ Đối với các dự án nhà ở, cơ sở hạ tầng khu nhà ở: có 53 dự án chậm triển
khai, nguyên nhân chủ yếu là do không bồi thường giải phóng mặt bằng được
(trong đó có 23 dự án đã bồi thường được 80% diện tích đất nhưng cũng không
triển khai xây dựng được)
6. Ðăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
6.1. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức:
Năm 1997 Thành phố đã triển khai công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng
đất cho tổ chức theo Chỉ thị 245/TTg. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho tổ chức được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, chưa triển khai cấp theo kế
hoạch. Đến nay đã cấp được 3.085 khu đất/ 12.702 khu đất đạt 24% trên tổng số
khu đất do các doanh nghiệp đã kê khai đăng ký. Dự kiến trong năm 2006 sẽ lập
xong hệ thống sổ bộ để phục vụ cho việc quản lý và cấp giấy CNQSD đất cho các
khu đất còn lại.
6.2. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân:
- Cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp (giấy đỏ): 178.914 giấy, đạt 97%;
diện tích 92.224 ha đạt 98%. Phần chưa cấp giấy là do các nguyên nhân: còn có
tranh chấp hoặc nguồn gốc đất công.
- Cấp giấy chứng nhận cho đất ở: Năm 2.000 Thành phố đã tổ chức đợt kê
khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, đến nay việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đạt được kết quả như sau:
+ Ðã xét duyệt 638.816 trường hợp (đạt 75% so với tổng số trường hợp đã
kê khai năm 1999 (kê khai năm 1999 là 854.950 trường hợp)).
+ Cấp giấy chứng nhận đất ở: 528.983 giấy, đạt 61,80%; trong đó cấp theo
Luật Đất đai 2003 (tính đến ngày 30/10/2005): 104.776 giấy.
+ Có 173.000 trường hợp đã qua xét duyệt theo Nghị định 60/CP, nhưng
chưa đủ điều kiện để xét cấp giấy chứng nhận.
7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường xuyên hàng năm đúng theo

quy định pháp luật. Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần.
- Về công tác kiểm kê đất đai năm 2005 đã được thực hiện xong, Ủy ban nhân
dân Thành phố đã phê duyệt số liệu và báo cáo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Số liệu và bản đồ được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở bản đồ địa chính số nên độ chính
xác cao và xử lý được các hạn chế của các đợt kiểm kê trước đây.
- Hiện nay sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố đang khẩn trương hoàn
chỉnh số thống kê đất đai năm 2006 đúng thời hạn quy định.
8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản
- Vào khoảng thời gian năm 2001, thị trường bất động sản Thành phố Hồ
Chí Minh phát triển bất ổn đã dẫn đến cơn sốt nhà đất vào cuối năm 2001 và đầu
năm 2002, giá nhà đất tăng cao gấp nhiều lần trong một thời gian ngắn. Tình hình
mua bán, chuyển nhượng và xây dựng nhà trái phép diễn ra phổ biến, phá vỡ quy
hoạch làm cho đô thị phát triển manh mún không đáp ứng được mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của thành phố. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã
ban hành nhiều chỉ thị để chấn chỉnh thị trường bất động sản như Chỉ thị 08, Chỉ
thị 18, Chỉ thị 20, bên cạnh đó Ủy ban nhân dân Thành phố còn áp dụng nhiều biện
pháp xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe và hạn chế các vi phạm như thu hồi
đất, tháo dỡ các công trình vi phạm, không xác nhận và không cấp giấy chứng
nhận các trường hợp mua bán chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất trái
phép. Tổ chức nhiều đoàn thanh tra kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các
vi phạm.
- Trong năm 2004 và 2005, do giá vàng tăng cao và khung giá đất mới được
áp dụng nên khoản tiền sử dụng đất nộp tăng làm cho giá thành sản phẩm nhà đất
tăng dẫn đến số lượng giao dịch trên thị trường giảm và có chiều hướng đóng băng
do vậy trong năm 2005 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành một số giải pháp
đồng thời trình Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm thúc đẩy thị trường
bất động sản phát triển. Các đề xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố đã được
Chính phủ chấp thuận và đưa vào Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và

Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ
phần.
Thực chất nguyên nhân chính làm thị trường bất động sản ”đóng băng” là do
mất cân đối quan hệ cung cầu và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa thị trường tài
chính và thị trường bất động sản. Hệ thống ngân hàng, công ty tài chính và thị
trường chứng khoán chưa cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho nhà đầu tư lẫn
người mua bất động sản, trong khi vốn nhà đầu tư trong nước và thị phần người
mua bất động sản thanh toán đủ một lần thì hữu hạn.
Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Quản lý Thị trường bất động sản, và
thành lập Hiệp hội bất động sản Thành phố với trên 500 thành viên, hiệp hội đã
góp phần phản ảnh và đề xuất những chính sách đến cơ quan chính quyền và các
bộ ngành; Tổ chức lớp tập huấn quốc tế về nâng cao năng lực quản lý thị trường
bất động sản cho các cán bộ công chức của các sở ngành có liên quan; Đã phê
duyệt và đang triển khai lộ trình quản lý và phát triển thị trường bất động sản.
9. Quản lý tài chính về đất đai
- Các khoản thu từ đất bao gồm: thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (mục 5.1
phần này); thu ngân sách từ đất đai (mục IV. 5 phần này);
- Chi bồi thường giải phóng mặt bằng (mục IV.3 phần này).
- Hàng năm, Thành phố bố trí một nguồn ngân sách lớn cho công tác quản lý đất đai như đo đạc
bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Cụ thể nguồn kinh phí dành cho sở Tài nguyên và Môi
trường trong giai đoạn 2000 – 2005 là 374,4 tỷ đồng, chia ra các năm như sau:
+ Năm 2000: 35,8 tỷ đồng;
+ Năm 2001: 51,0 tỷ đồng;
+ Năm 2002: 75,6 tỷ đồng;
+ Năm 2003: 61,7 tỷ đồng;
+ Năm 2004: 82,6 tỷ đồng;
+ Năm 2005: 67,6 tỷ đồng;
Nguồn kinh phí trên chưa tính đến ngân sách của các quận - huyện, phường -
xã dành cho công tác này.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất
Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, Thành phố luôn quan tâm,
bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất như: các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công
khai hóa nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ
chuyên môn, nên đã góp phần giải quyết hành chính theo yêu cầu của nhân dân kịp
thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.
Tất cả các công sở trên địa bàn Thành phố đã áp dụng mô hình hành chính “một cửa”, góp phần
giảm bớt phiền hà cho người, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Tuy nhiên so với các
quy định còn có bất cấp, cần cải cách triệt để hơn.
Còn nhiều trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nhưng sử dụng không theo quy hoạch có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện các quyền của người sử
dụng đất từ năm 2003 đến 2005:
Bảng 2.2. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện
các quyền của người sử dụng đất
Năm
Hồ sơ đăng bộ chuyển quyền sở
hữu nhà ở và QSDĐỞ
Hồ sơ đăng ký thế
chấp bảo lãnh Tổng cộng
2003 23.257 252 23.509
2004 17.345 21.606 38.951
2005 12.790 17.898 30.688
04 tháng 2006 2.963 9.537 12.500
Tổng cộng 56.355 49.293 105.648
Ngoài ra, còn giải quyết các hồ sơ xóa đăng ký, cung cấp thông tin, thay đổi
đăng ký thế chấp, bảo lãnh:
Năm 2004: 3.001 hồ sơ

Năm 2005: 11.069 hồ sơ
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Từ sau Luật Ðất đai 1993 và đặc biệt từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu
lực, cơ quan Ðịa chính - Nhà đất Thành phố (nay là Tài nguyên và Môi trường
Thành phố) và cấp huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra định kỳ, đột xuất cũng
như theo sự chỉ đạo cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố. Thanh tra việc quản lý
sử dụng đất tại một số khu vực, cụm công nghiệp; thanh tra việc quản lý sử dụng
kho bãi, việc quản lý sử dụng đất của một số tổ chức; thanh tra việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở; kiểm tra công tác thu hồi cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và việc mua bán, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất nông nghiệp.
Ngoài ra còn phối hợp với một số ban, ngành thành phố, trung ương như
Ðoàn công tác liên ngành của Chính phủ, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Thành
phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố giải quyết các vụ khiếu kiện đông người,
kiểm tra việc sử dụng vốn, sang nhượng đất đai.
Thực hiện Kế hoạch số 05-KH/TW ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Bộ Chính
trị; Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính
phủ; sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Việc kiểm tra tình
hình quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được tiến hành thường xuyên
và nằm trong chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thành phố đã thành lập 50 đoàn
thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, bao gồm:
- 15 đoàn thanh tra của thành phố;
- 18 đoàn thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường;
- 17 đoàn thanh tra của quận, huyện.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã tiến hành thu hồi đất đối với một số đơn
vị, tổ chức, cá nhân sử dụng trái pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai góp phần ổn định trật tự an ninh, xã hội, tạo

niềm tin của nhân dân vào pháp luật.
Kết quả thanh tra kiểm tra, Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức
thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 28 dự án chậm hoặc không triển khai
thực hiện, với tổng diện tích đất 504 ha.Trong đó, riêng năm 2005 Ủy ban nhân
dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 05
dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất khoảng 100 ha;
thu hồi 03 khu đất không sử dụng, để hoang hóa hoặc bị lấn chiếm, với tổng diện
tích khoảng 12,2 ha. Hiện Thành phố đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra làm rõ để có
cơ sở xử lý 10 dự án với tổng diện tích khoảng 35ha.
Việc thường xuyên thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai góp
phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục
việc để đơn thư tồn đọng kéo dài và vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân hiểu
pháp luật, sống và làm theo pháp luật, Thành phố đã ban hành quy trình tiếp dân,
trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân.
Trong năm 2005, tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 1.130 đơn
thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, hồ sơ tồn năm 2004 là 291hồ sơ. Ðến
nay đã giải quyết được 1.212 hồ sơ (đạt 85%) và đang tiến hành giải quyết tiếp 209
hồ sơ.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình dịch vụ công
trong lĩnh vực đất đai. Năm 1998, thành lập Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư
vấn Nhà đất. Năm 2002, Thành phố thành lập Trung tâm Đăng ký nhà đất với chức
năng là thực hiện việc đăng ký các hợp đồng giao dịch nhà đất như Văn phòng
đăng Ký quyền sử dụng đất hiện nay. Đầu năm 2003, thành lập Trung tâm Thu hồi
Khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư với chức năng như Tổ chức Phát triển Quỹ đất
quy định trong Luật Đất đia 2003. Các Trung tâm này đều trực thuộc Sở Địa chính

– Nhà đất (nay thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường). Từ kết quả thực hiện mô hình
dịch vụ công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã quyết định đưa mô hình này
vào Luật đất đai năm 2003 để thực hiện nhân rộng trên toàn quốc.
Đến nay đã có 10/24 quận huyện thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.
Theo kết quả Kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự nhiên Thành phố
Hồ Chí Minh là 209.554,47 ha, chiếm 8,90% diện tích tự nhiên vùng Ðông Nam
Bộ và 0,64% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong số 24 quận, huyện của Thành phố
thì huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên lớn nhất 70.421,58 ha, chiếm 33,61%;
quận 4 có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 417,08 ha, chiếm 0,20%.
Bình quân diện tích tự nhiên năm 2005 trên đầu người Thành phố Hồ Chí
Minh là 0,036 ha/người, trong khi bình quân chung cả nước là 0,40 ha/người.
1.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2005 TP. Hồ Chí Minh
- Diện tích đất đang khai thác, sử dụng là 207.290,80 ha, bằng 98,92% diện
tích tự nhiên diện tích tự nhiên, gồm:
+ Ðất nông nghiệp: 123.517,01 ha, bằng 58,94% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Ðất phi nông nghiệp: 83.773,79 ha, bằng 39,98% tổng diện tích đất tự
nhiên.
- Ðất chưa sử dụng: 2.263,67 ha, bằng 1,08% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2005
Thứ tự Chỉ tiêu Mã
Diện tích
Cơ cấu theo
từng nhóm
đất
Cơ cấu
theo Tổng
DT tự

nhiên
(ha) (%) %
Tổng diện tích đất tự nhiên 209.554,47 100 100
1 Ðất nông nghiệp NNP 123.517,01 100,00 58,94
1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,87 63,11 37,20
1.2 Ðất lâm nghiệp LNP 33.857,88 27,41 16,16
1.3 Ðất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.765,19 7,91 4,66
1.4 Ðất làm muối LMU 1.471,32 1,19 0,70
1.5 Ðất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 0,22
2 Ðất phi nông nghiệp PNN 83.773,79 100,00 39,98
2.1 Ðất ở OTC 20.520,69 24,5 9,79
2.1.1 Ðất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 25,65 2,51
2.1.2 Ðất ở tại đô thị ODT 15.257,96 74,35 7,28
2.2 Ðất chuyên dùng
CDG
28.534,93 34,06
13,62
2.3 Ðất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,29 0,48 0,19
2.4 Ðất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,1 0,44
2.5 Ðất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 15,87
2.6 Ðất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 0,07
3 Ðất chưa sử dụng CSD 2.263,67 100,00 1,08
3.1 Ðất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 99,76 1,08
3.2 Ðất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,4 0,24 0,00
1.2. Quỹ đất của Thành phố được phân theo tính chất của đơn vị hành
chính như sau
- Các quận có diện tích 49.382,07 ha, bằng 23,56% diện tích tự nhiên toàn
Thành phố.
- Các huyện có diện tích 160.172,40 ha, bằng 76,44% diện tích tự nhiên toàn
Thành phố.

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phân theo quận, huyện
Thành phố
quận, huyện
Tổng diện tích tự nhiên Ðất đang sử dụng Ðất chưa sử dụng
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
so với TP
Diện tích
(ha)
% so
với DT
TN của
quận,
huyện
Diện tích
(ha)
% so với
DT TN
của quận,
huyện
Toàn Thành phố 209.554,47
100,00 207.290,80 98,92 2.263,67 1,08
1. Quận 1 772,61
0,37 772,61
100,00
2. Quận 2 5.017,56 2,39 5.017,56 100,00
3. Quận 3 492,88 0,24 492,88 100,00
4. Quận 4 417,08 0,20 417,08 100,00
5. Quận 5 426,79 0,20 426,79 100,00

6. Quận 6 714,46 0,34 714,46 100,00
7. Quận 7 3.546,79 1,69 3.546,79 100,00
8. Quận 8 1.917,47 0,92 1.917,47 100,00
9. Quận 9 11.389,62 5,44 11.327,37 99,45 62,25 0,55
10. Quận 10 571,81 0,27 571,81 100,00
11. Quận 11 513,94 0,25 513,94 100,00
12. Quận 12 5.274,90 2,52 5.274,90 100,00
13. Q. Phú Nhuận 486,34 0,23 486,34 100,00
14. Q. Bình Thạnh 2.070,67 0,99 2.070,67 100,00
15. Quận Gò Vấp 1.975,85 0,94 1.975,85 100,00
16. Quận Tân Bình 2.239,01 1,07 2.239,01 100,00
17. Quận Tân Phú 1.600,97 0,76 1.600,97 100,00
18. Quận Bình Tân 5.188,42 2,48 5.181.71 99,87 6,71 0,13
19. Quận Thủ Ðức 4.764,90 2,27 4.764,24 99,99 0,66 0,01
20. H. Bình Chánh 25.255,28 12,05 24.960,80 98,83 294,48 1,17
21. Huyện Cần Giờ 70.421,58 33,61 69.267,64 98,36 1.153,94 1,64
22. Huyện Củ Chi 43.496,58 20,76 42.852,12 98,52 644,46 1,48
23. H. Hóc Môn 10.943,37 5,22 10.884,38 99,46 58,99 0,54
24. Huyện Nhà Bè 10.055,57 4,80 10.013,39 99,58 42,18 0,42
Qua bảng trên nhận thấy trong tổng số 19 quận có 16 quận tỷ lệ đất đã đưa
vào khai thác sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội đạt 100% diện tích tự
nhiên của quận. Kết quả trên phản ánh mức độ sử dụng đất hợp lý và hiệu quả
trong điều kiện đất đai ngày càng có giá trị, quỹ đất có hạn mà nhu cầu của con
người ngày càng lớn đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh.
Riêng Quận 9 đất chưa sử dụng còn 62,25 ha, thực chất là đất bỏ hoang.
Các huyện đều còn đất chưa đưa vào sử dụng, tuy nhiên diện tích này nhỏ, chỉ
chiếm 1,08% và tập trung ở các huyện Cần Giờ (chiếm 1,64% diện tích tự
nhiên); huyện Củ Chi (1,48%); huyện Bình Chánh (1,17%).
2. Hiện trạng sử dụng các loại đất
2.1. Ðất nông nghiệp

Ðất nông nghiệp năm 2005 có 123.517,01 ha, chiếm 58,94% tổng diện
tích tự nhiên. Tập trung ở huyện Cần Giờ (44.075 ha), Củ Chi (33.320 ha) và
Bình Chánh (19.356 ha):
Ðất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng và quản lý là 123.517,01 ha:
- Hộ gia đình, cá nhân: 81.802,16 ha, chiếm 66,23% diện tích đất nông
nghiệp.
- Các tổ chức trong nước: 40.277,19 ha, chiếm 32,61% diện tích đất nông
nghiệp.
- Nhà đầu tư nước ngoài 171,69 ha, chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp.
- UBND cấp xã quản lý: 1.265,97 ha, chiếm 1,02% diện tích đất nông nghiệp.
Bảng 2.5. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2005
Thứ tự Chỉ tiêu Mã
Diện tích
Cơ cấu loại
đất
Cơ cấu so
với nhóm đất
nông nghiệp
(ha) (%) (%)
1 Ðất nông nghiệp NNP 123.517,01
1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,87 63,11 63,11
1.1.1 Ðất trồng cây hàng năm CHN 47.198,86 60,55 38,21
1.1.1.1 Ðất trồng lúa LUA 36.738,21 77,84 29,74
1.1.1.2 Ðất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.533,82 3,25 1,24
1.1.1.3 Ðất trồng cây hàng năm khác HNK 8.926,83 18,91 7,23
1.1.2 Ðất trồng cây lâu năm CLN 30.756,01 39,45 24,90
1.1.2.1 Ðất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 3.752,42 12,2 3,04
1.1.2.2 Ðất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 2.841,55 9,24 2,30
1.1.2.3 Ðất trồng cây lâu năm khác LNK 24.162,04 78,56 19,56
1.2 Ðất lâm nghiệp LNP 33.857,88 27,41 27,41

1.2.1 Ðất rừng sản xuất RSX 2.168,21 6,4 1,76
1.2.1.1 Ðất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,17 6,42 0,11
1.2.1.2 Ðất có rừng trồng sản xuất RST 2.029,04 93,58 1,64
1.2.2 Ðất rừng phong hộ RPH 31.689,67 93,6 25,66
1.2.2.1 Ðất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 35,81 9,19
1.2.2.2 Ðất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.342,16 64,19 16,47
1.3 Ðất nuôi trồng thủy sản NTS 9.765,19 7,91 7,91
1.3.1 Ðất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 6.465,45 66,21 5,23
1.3.2 Ðất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 3.299,74 33,79 2,67
1.4 Ðất làm muối LMU 1.471,32 1,19 1,19
1.5 Ðất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 0,38
2.1.1. Ðất sản xuất nông nghiệp
Ðất sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố hiện có 77.954,87 ha, chiếm
63,11% diện tích đất nông nghiệp và bằng 37,20% tổng diện tích tự nhiên. Ðất sản
xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:
- Ðất trồng cây hàng năm: Toàn Thành phố có 47.198,86 ha, trong đó đất
trồng lúa 36.738,21 ha, chiếm 77,84% diện tích trồng cây hàng năm (đất chuyên
trồng lúa nước 24.395,57 ha).
Diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.533,82 ha, chiếm 3,25% diện tích
trồng cây hàng năm. Diện tích trồng cỏ của Nông trường Bò Sữa xã An Phú huyện
Củ Chi 450 ha, huyện Hóc Môn 211 ha...
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác 8.926,83 ha (tập chung chủ yếu ở các
huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12), chiếm 18,91% diện tích đất trồng
cây hàng năm.
- Ðất trồng cây lâu năm: Có 30.756,01 ha, chiếm 39,45% diện tích đất sản
xuât nông nghiệp, trong đó: chủ yếu là diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân
tán ở rải rác các huyện ngoại thành với diện tích 24.162,05 ha; đất trồng cây công
nghiệp lâu năm chủ yếu là cao su tập trung ở Củ Chi (2900 ha) và rải rác các nơi
khác diện tích 3.752,41 ha; diện tích cây ăn quả tập trung như: dừa, nhãn, mãng
cầu, chuối, xoài ...chiếm diện tích nhỏ 2.841,55 ha.

Do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố càng
ngày càng bị thu hẹp, phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn, bạc màu hoặc
úng ngập theo nước triều do mặt đất thấp. Công trình thủy lợi Kênh Ðông giúp
việc cải tạo đất, tăng vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Củ
Chi. Một số diện tích thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ lại bị nhiễm mặn cao đã
chuyển sang nuôi tôm sú có hiệu quả cao. Trong những năm trước mắt cũng như
lâu dài cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, thực hiện biện pháp thâm canh,... để nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp; chuyển diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp để trồng rau sạch,
hoa, cây cảnh, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
2.1.2. Ðất lâm nghiệp
Toàn Thành phố hiện có 33.857,88 ha đất lâm nghiệp có rừng (không kể diện
tích đất rừng trên phần đất do quân đội quản lý khoảng 480 ha đựoc thống ke vào đất
quốc phòng), chiếm 27,41% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân đất lâm nghiệp
55,84 m2/ người thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Đất rừng sản xuất chiếm 6,40% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố
chủ yếu ở các huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và một phần nhỏ ở
quận 9; Diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng sản xuất với diện tích
2.029,04 ha và trồng các loại cây keo, tràm và bạch đàn.
Ðất có rừng phòng hộ có diện tích 31.689,65 ha, chiếm 93,60% diện tích đất
lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở huyện Cần Giờ và một phần nhỏ ở Bình
Chánh, Củ Chi; phần lớn là rừng trồng phòng hộ với diện tích 20.342,16 ha, các
loại cây chủ yếu tràm, đước.
Đất lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng,
nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn gien, cải tạo môi trường sinh thái ngày một tốt hơn,
trong những năm qua Thành phố đã duy trì kế hoạch khôi phục rừng Cần Giờ - đây
là nơi có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, dự trữ sinh quyển của thế giới; cải tạo
các khu rừng di tích lịch sử văn hóa ở phía Bắc huyện Củ Chi, xây dựng các khu
rừng nghiên cứu thực nghiệm ở Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh. Ðồng
thời đẩy mạnh phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán trong khu dân cư và khu

vực công cộng.
2.1.3. Ðất nuôi trồng thủy sản
Toàn Thành phố hiện có 9.765,19 ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 7,91%
diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là do nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè; nuôi
cá, ba ba, cá sấu ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12 và các khu vực ven sông
Sài Gòn; nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ với diện tích 6.465,45 ha (diện tích này
không tính những phần diện tích ven biển, ven sông nuôi nghêu, sò tại huyện Cần
Giờ). Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung lớn ở huyện Cần Giờ (6.400 ha),
Bình Chánh (1.161 ha), Nhà Bè (846 ha). Bên cạnh đó tận dụng các ao, hồ nhỏ
trong các khu dân cư nuôi thả cá, ếch, ba ba kết hợp tích trữ nước và tạo cảnh quan
môi trường phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành.
2.1.4. Ðất làm muối
Toàn Thành phố hiện có 1.471,32 ha đất làm muối, chiếm 1,19% diện tích
đất nông nghiệp. Diện tích phân bố ở huyện Cần Giờ chủ yếu theo mô hình nhỏ lẻ
quy mô hộ gia đình. Diện tích này có xu hướng ngày càng giảm do hiệu quả kinh tế
thấp nên có xu hướng chuyển sang nuôi tôm.
2.1.5. Ðất nông nghiệp khác
Ðất nông nghiệp khác có diện tích 467,76 ha, chiếm 0,38% diện tích đất
nông nghiệp, tập trung ở 5 huyện và chủ yếu là diện tích vườn ươm, cơ sở sản xuất
cây giống, con giống.
2.2. Ðất phi nông nghiệp
Năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp có 83.773,79 ha, chiếm 39,98%
tổng diện tích tự nhiên và bao gồm các loại đất chính:
Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2005
Thứ tự Chỉ tiêu Mã
Diện tích Cơ cấu
Cơ cấu
theo tổng
diện tích
đất PNN

(ha) (%) (%)
2 Ðất phi nông nghiệp PNN 83.773,79
2.1 Ðất ở OTC 20.520,69 24,5 24,50
2.1.1 Ðất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 30,04 6,28
2.1.2 Ðất ở tại đô thị ODT 15.257,96 69,96 18,21
2.2 Ðất chuyên dùng CDG 28.534,93 34,06 34,06
2.2.1 Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 2,98 1,02
2.2.2 Ðất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,92 7,12 2,44
2.2.3 Ðất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 9.603,59 33,4 11,46
2.2.3.1 Ðất khu công nghiệp SKK 3.794,21 40,27 4,53
2.2.3.2 Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.636,58 58,69 6,73
2.2.3.3 Ðất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 0 0,00
2.2.3.4 Ðất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 1,8 0,21
2.2.4 Ðất có mục đích công cộng CCC 16.027,65 56,5 19,13
2.2.4.1 Ðất giao thông DGT 10.817,03 66,6 12,91
2.2.4.2 Ðất thuỷ lợi DTL 2.516,02 16,81 3,00
2.2.4.3 Ðất để chuyển dẫn năng lượng, TT DNT 63,56 0,39 0,08
2.2.4.4 Ðất cơ sở văn hóa DVH 413,41 2,55 0,49
2.2.4.5 Ðất cơ sở y tế DYT 205,56 1,27 0,25
2.2.4.6 Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 5,8 1,12
2.2.4.7 Ðất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,37 2,91 0,56
2.2.4.8 Ðất chợ DCH 126,79 0,78 0,15
2.2.4.9 Ðất có di tích, danh thắng LDT 129,65 0,8 0,15
2.2.4.10 Ðất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,58 2,1 0,41
2.3 Ðất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,29 0,48 0,48
2.4 Ðất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,1 1,10
2.5 Ðất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 39,69
2.6 Ðất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 0,17
2.2.1. Ðất ở
Năm 2005 toàn Thành phố có 20.520,69 ha đất ở, chiếm 24,50% diện tích

đất phi nông nghiệp và chiếm 9,79% tổng diện tích tự nhiên. Các quận, huyện có
diện tích đất ở lớn trên 1.000 ha là: quận 2 (1.402 ha); quận 7 (1.267 ha); quận 9
(1.495 ha); quận 12 (1.592 ha); quận Bình Tân (1.219 ha); quận Thủ Ðức (1.321
ha); huyện Củ Chi (1.773 ha); huyện Hóc Môn (1.169 ha); huyện Bình Chánh
(1.761 ha).
- Ðất ở tại nông thôn: Có diện tích 5.262,73 ha, chiếm 30,04% diện tích đất
ở. Bình quân đất ở nông thôn đạt 58,94 m2/người (do trong năm đã chuyển một số
xã vùng nông thôn thành phường và thị trấn).
Tỷ lệ đất ở nông thôn so với diện tích tự nhiên toàn Thành phố là 2,51%.
Huyện có tỷ lệ cao nhất là Hóc Môn (8,11%) và huyện có tỷ lệ thấp nhất là Cần
Giờ (1,01%).
- Ðất ở đô thị: Có 15.257,96 ha, chiếm 69,96% diện tích đất ở. Bình quân
diện tích đất ở đô thị là 29,51 m2/người. Các quân có diện tích đất ở đô thị lớn là:
quận 12 (1.592 ha), quận 9 (1.495 ha), quận 2 (1.402 ha), quận Thủ Ðức (1.321
ha), quận Bình Tân (1.219 ha). Các đơn vị có chỉ tiêu bình quân cao là các huyện
và các quận mới.
2.2.2. Ðất chuyên dùng
Năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 28.534,93 ha đất chuyên dùng,
chiếm 34,06% diện tích đất phi nông nghiệp. Ðất chuyên dùng được sử dụng vào
các mục đích như sau:
- Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Có 856,77 ha, bằng 2,98% diện
tích đất chuyên dùng.
- Ðất quốc phòng, an ninh: Có 2.046,92 ha, bằng 7,12% diện tích đất chuyên
dùng, trong đó tập trung ở Củ Chi (677,82 ha) và Tân Bình (256,67 ha).
- Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Có 9.603,59 ha, chiếm 33,40%
diện tích đất chuyên dùng và được sử dụng vào các mục đích như sau:
+ Ðất khu công nghiệp: gồm 15 khu công nghiệp tập trung, 01 khu công
nghệ cao và các cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.794,21 ha, trong đó có một
số khu công nghiệp lớn như Tân Thuận (Quận 7), Tân Tạo (Q.Bình Tân), Hiệp
Phước (H. Nhà Bè), Tân Phú Trung (H.Củ Chi) và khu công nghệ cao (Q.9 với

diện tích 913ha).
+ Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 5.636,59 ha, phân bố hầu hết các quận,
huyện của Thành phố, tập trung lớn ở các Quận 2 (249 ha), Quận 9 (343 ha), Quận
7 (347 ha), Quận 12 (318 ha), Thủ Ðức (518 ha), Củ Chi (758 ha), Bình Chánh
(608 ha). Hiện tại toàn Thành phố có 35.096 cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản và vật liệu xây dựng , gốm sứ:
172,79ha.
- Ðất có mục đích công cộng: Có 16.027,65 ha, chiếm 56,50% diện tích đất
chuyên dùng. Tình hình sử dụng đất cho các mục đích công cộng năm 2005 như
sau:
+ Ðất giao thông: Có 10.816,03 ha, chiếm 66,60% diện tích đất có mục đích
công cộng, tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên toàn Thành phố đạt 5,16%.
Diện tích tập trung lớn ở các công trình trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đường
Xuyên Á, Quốc lộ 1A, cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè, cảng Cát Lái và sân bay Tân
Sơn Nhất…
+ Ðất thuỷ lợi: Có 2.516,02 ha, chiếm 16,81% diện tích đất có mục đích
công cộng. Diện tích đất thủy lợi phân bố phần lớn diện tích ở hai huyện Củ Chi và
Bình Chánh. Chức năng của hệ thống thủy lợi của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp do được hưởng lợi từ hệ thống kênh Ðông của thủy
lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) và điều hòa tiêu thoát nước thải cho Thành phố đặc biệt
trong mùa mưa.
+ Ðất để truyển dẫn năng lượng, truyền thông: Có 63,56 ha, chiếm 0,39%
diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích tập trung lớn ở các quận 7 (4,63
ha); quận 9 (4,13 ha); quận Bình Tân (11,03 ha); huyện Nhà Bè (28,04 ha).
+ Ðất cơ sở văn hóa: Có 413,41 ha, chiếm 2,55% diện tích đất công cộng,
phân bố chủ yếu ở Quận 1 (45,39 ha), Quận 9 (69,64 ha), Quận Gò Vấp (54,66 ha),
huyện Củ Chi (57,04 ha).
+ Ðất cơ sở y tế: Có 205,56 ha, chiếm 1,27% diện tích đất công cộng,
phần diện tích đất này chủ yếu thuộc các Bệnh viện lớn, Trung tâm y tế kỹ thuật
cao, trạm y tế của các phường. Diện tích đất cơ sở y tế tập trung phần lớn ở hai

quận 5 (25,98 ha) và Bình Tân (45,70 ha).
+ Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo: Có 942,18 ha, chiếm 5,80% diện tích đất có
mục đích công cộng. Chỉ tiêu diện tích đất bình quân cho một học sinh (ở các cấp
lớp) là còn thấp. Ðặc biệt các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề trên địa bàn Thành phố quy mô còn hạn chế, nhiều trường không có
ký túc xá cho sinh viên nội trú. Diện tích tập trung ở Quận 9 (130,84 ha), quận Thủ
Ðức (149,18 ha), huyện Củ Chi (153,22 ha).
+ Ðất cơ sở thể dục - thể thao: Có 472,37 ha, chiếm 2,91% diện tích đất
công cộng, gồm đất xây dựng các sân vận động, khu thể dục thể thao, các nhà thi
đấu đa năng, bãi tập, sân bóng, sân tennis. Ðặc biệt để phục vụ cho đợt SEA
Games cuối năm 2003 nhiều công trình thể thao lớn được duy tu sửa chữa và xây
dựng mới như sân Thống Nhất, nhà thi đấu Lan Anh, nhà thi đấu thể dục, thể thao
Phú Thọ...
+ Ðất chợ: Có 126,79 ha, chiếm 0,78% diện tích đất công cộng, gồm đất xây
chợ trung tâm (chợ Bến Thành, chợ Lớn, chợ đầu mối nông sản Tam Bình - quận
Thủ Đức; chợ đầu mối Bình Điền - huyện Bình Chánh, chợ đầu mối Tân Xuân –
huyên Hóc Môn...) và các chợ nhỏ phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, trao đổi
mua bán của người dân.
+ Ðất có di tích, danh thắng: Có 129,65 ha, chiếm 0,80% diện tích đất
công cộng tập trung nhiều nhất ở huyện Củ Chi (91,83 ha), quận 1 (13,04 ha) là
diện tích các di tích, danh thắng quốc gia như: Ðịa đạo Củ Chi, đền Bến Dược,
dinh Thống Nhất, bến Nhà Rồng...
+ Ðất bãi thải, xử lý chất thải: Có 340,58 ha, chiếm 2,10% diện tích đất công
cộng, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện: Bình Tân (Gò Cát), Củ Chi (Phước
Hiệp), Hóc Môn (Đông Thạnh) và các bô rác trung chuyển được phân bố rải rác
trên địa bàn các quận huyện...
Trong các bãi xử lý rác tập trung nêu trên bãi Đông Thạnh đã đóng cửa chỉ
tiếp nhận xà bần, bãi Gò Cát đã đạt công suất và nằm tại quận mới đang phát triển
nên cần thiết sớm đóng cửa, bãi Phước Hiệp phải phát triển tiếp giai đoạn 2 và mới
ở bước khởi công.

2.2.3. Ðất tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng toàn Thành phố năm 2005 có 400,29 ha,
chiếm 0,48% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích này nằm rải rác ở các quận,
huyện. Ðây là phần diện tích thuộc các đền, chùa, miếu, nhà thờ, nơi thực hiện các
nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân.
2.2.4. Ðất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích loại đất này có 924,57 ha, chiếm 1,10% diện tích đất phi nông
nghiệp và chủ yếu phân bố ở quận Bình Tân, quận 9 (66,38 ha – trong đó có đất
nghĩa trang Thành phố, đất nghĩa trang liệt sĩ...), huyện Củ Chi (290,39 ha), huyện
Hóc Môn (157,77 ha), huyện Bình Chánh (92,09 ha),...
2.2.5. Ðất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Năm 2005 loại đất này có 33.250,02 ha, chiếm 39,69% diện tích đất phi
nông nghiệp, phần lớn là diện tích sông Sài Gòn.
2.2.6. Ðất phi nông nghiệp khác
Ðất phi nông nghiệp khác chủ yếu là đất trồng hoa lan, cây cảnh có 143,29 ha,
chiếm 0,17% diện tích đất phi nông nghiệp phân bố rải rác ở các quận.
2.3. Ðất chưa sử dụng
Năm 2005 toàn Thành phố còn 2.263,67 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,08%
tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng (2.258,27
ha, chiếm 99,76% diện tích đất chưa sử dụng). Phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ
(1.148,54 ha), huyện Củ Chi (644,46 ha), Quận 9 (62,25 ha).
3. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất:
3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội:
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và liên tục (từ năm 2001 đến năm 2005 tăng trung bình 11% /năm), nhiều khu đô
thị mới đang hình thành với điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại,
xanh, sạch đẹp, nhiều công trình dự án lớn đã được đầu tư đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của thành phố, hiệu quả của việc sử dụng đất được chú trọng hơn, nhiều
chung cư cao tầng đã được xây dựng phù hợp với điều kiện sống của một đô thị hiện
đại.

Quỹ đất đai sử dụng cho đầu tư phát triển ngày càng hẹp dần nhưng Thành phố
lại chưa có kế hoạch lâu dài để khai thác hiệu quả quỹ đất. Trong khoảng thời gian từ
năm 1998 đến năm 2002, do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh vượt ra tầm kiểm soát
của nhà nước dẫn đến một số nơi đô thị phát triển tự phát tràn lan, tác động tiêu cực đến
quá trình đô thị hóa, thiếu các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu ảnh
hưởng đến cuộc sống và ô nhiễm môi trường.
Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch còn yếu, cảnh quan đô thị tuy có cải thiện
nhưng còn tồn tại lớn về không gian kiến trúc. Quỹ đất dành cho các công trình công
cộng theo quy hoạch bị lấn chiếm nên khi triển khai đầu tư theo quy hoạch, chi phí bồi
thường rất lớn.
Tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị không đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế,
bất cập so với tốc độ phát triển đô thị và dân số dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị ngày càng
nghiêm trọng. Các công trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị
triển khai chậm và thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế và
cải thiện dân sinh.
Các công trình hạ tầng xã hội có quy mô nhỏ và chất lượng chưa cao, thiếu
những trường học và bệnh viện đạt chuẩn quốc gia, thiếu mảng cây xanh tập trung lớn.
Thành phố đã thực hiện chủ trương cải tạo khu nhà thấp tầng lụp xụp tại khu vực trung
tâm Thành phố thành khu chung cư cao tầng tiện nghi khang trang hơn nhằm tăng diện
tích đất công trình công cộng phục vụ chung cho khu vực, tuy nhiên phần diện tích
dành cho cây xanh vẫn còn rất thấp so với mật độ dân số tăng cao do diện tích sàn xây
dựng của nhà cao tầng tăng hơn nhiều so với trước.
Các dự án phát triển nhà ở chủ yếu là nhà liên kế, nhà vườn và biệt thự, rất ít
chung cư cao tầng, chủ yếu phục vụ cho đối tượng có thu nhập khá trở lên. Gần đây
Thành phố mới triển khai chương trình xây dựng 30.000 căn hộ phục vụ chương trình
tái định cư các dự án của nhà nước và 60.000 căn hộ phục vụ cho đối tượng thu nhập
thấp, tuy nhiên các chương trình này cũng chỉ ở giai đoạn bắt đầu nên sản phẩm hoàn
thành còn ít, dự kiến đến năm 2007 và 2008 mới có thể phục vụ phần nào cho các đối
tượng thu nhập thấp.
Việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố không đồng bộ với

việc quy hoạch phát triển các khu dân cư và bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất
đang đầu tư xây dựng rải rác khắp nơi, một số cơ sở sản xuất nằm xen trong khu dân
cư ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành đã có nhiều biến đổi tích cực, tiềm
năng các thành phần kinh tế được phát huy hơn, kinh tế phát triển tương đối ổn
định với tốc độ chung khá cao; cơ cấu sản xuất, kinh tế nông nghiệp và lao động
nông thôn ngày càng chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế của một Thành phố
lớn đang phát triển.
Đất nông nghiệp đang chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh trong
khi đó Thành phố chưa có chiến lược và giải pháp đồng bộ, toàn diện về phát triển
kinh tế nông thôn và nông nghiệp ngoại thành (nhất là ở các quận mới thành lập).
Khu vực đất nông nghiệp báo động về tác động tiêu cực như bỏ hoang hóa đất sản
xuất; mua bán sang nhượng đất nông nghiệp, xây dựng trái phép; vấn đề ô nhiễm
và sinh thái môi trường; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông
nghiệp; dân số, việc làm nông thôn; vấn đề tệ nạn, phân tầng xã hội phát sinh ở
ngoại thành.
3.2 Những tác động đến môi trường trong qúa trình sử dụng đất
3.2.1. Phát triển sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường không đồng bộ
+ Hình thành mới nhiều KCN-KCX cùng với các xí nghiệp công nghiệp, nhà
máy, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện hữu xen lẫn trong các khu dân cư; Số
lượng doanh nghiệp tăng cao trong thời gian qua nhưng tỉ lệ đơn vị xây dựng công
trình xử lý ô nhiễm không cao, không vận hành thường xuyên.
+ Tình hình phát triển nhanh các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp (nhất là nuôi trồng thủy sản) tại các
tỉnh lân cận, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần rất lớn vào việc gây ô
nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
3.2.2. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh, gia tăng áp lực lên hệ thống cơ sở hạ
tầng cũ kỹ, xuống cấp
+ Sự gia tăng dân số (bình quân mỗi năm có thêm gần 196.000 người, tương

đương với số dân một quận trong thành phố) cùng với lượng lao động nhập cư từ các
nơi chuyển về thành phố, làm gia tăng áp lực cho hệ thống dịch vụ công cộng, y tế, vệ
sinh đô thị…Trong khi đó tình hình thoát nước kém tại một số kênh rạch trong nội
thành gây nên tình trạng ngập úng, ô nhiễm nước cục bộ tại nhiều khu vực. Hiện đã
phát sinh thêm một số điểm ngập úng mới ở các khu dân cư phát triển do quá trình đô
thị hoá nhanh, việc san lấp mương, rạch để xây dựng các công trình, bên cạnh đó cơ
sở hạ tầng kỹ thuật lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
+ Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để và xả thẳng ra
kênh rạch, ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.
3.2.3. Khai thác nước ngầm và khai thác cát bất hợp lý dẫn đến tình trạng lún
sụt đất và sạt lở đất:
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bùng nổ việc khai thác nước dưới đất từ sau
năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m
3
/ngày.
Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, các giếng
khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc
cách ly chống ô nhiễm do thông tầng. Do còn một số những bất cập trên, nguồn
nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng
chứa nước gần mặt đất. Mực nước đang cạn kiệt, hiện tượng xâm nhập mặn đã và
đang xảy ra khu vực phía Tây, Tây Nam Thành phố. Đã phát hiện thấy một số
giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh có hiện tượng lún.
+ Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt động khai thác cát còn
nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo

×