Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.37 KB, 96 trang )

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Các định hướng và mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội
Từ thực tiễn phát triển sinh động của Thành phố trong nhiều năm qua, kinh
nghiệm quản lý của các ngành, các cấp đã được nâng lên đáng kể. Thành phố là nơi
khởi xướng và thực hiện thành công nhiều cơ chế, chính sách, chương trình mới về
kinh tế và xã hội (như các chương trình về xã hội hóa, chỉnh trang đô thị, xóa đói giảm
nghèo, chương trình 3 giảm, v.v…). Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh đã xác định các mục tiêu chủ yếu kinh tế - xã hội như sau:
1.1. Các mục tiêu tổng quát.
- Chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển với mục tiêu tổng quát là: Đổi mới
toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa;
- Phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi
nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế;
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị-xã hội;
- Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước
trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học-công nghệ của khu vực Đông
Nam Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
1.2. Nhiệm vụ chủ yếu
1.2.1. Về kinh tế
Thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Mục tiêu tăng
trưởng kinh tế không chỉ chú trọng đến số lượng, mà đặt trọng tâm vào chất lượng
của tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng và
tiến bộ xã hội, cải thiện môi trường sống, bố trí lại dân cư theo quy hoạch và xây
dựng đô thị văn minh.
Thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng
phát triển của mình. Xây dựng Thành phố thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế
lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt


động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; tạo điều kiện
để từng bước trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của khu vực Đông
Nam Á.
1.2.2. Về đô thị
Xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, là một Thành phố xanh và sạch.
Phát triển Thành phố thành một đô thị mở, nhiều trung tâm và đô thị vệ tinh. Giới
hạn quy mô dân số Thành phố ở mức vừa phải (ổn định ở mức 10 triệu dân vào
năm 2020, không kể khách vãng lai).
1.2.3. Về khoa học - công nghệ
Phát huy vị trí vai trò của một trung tâm khoa học - công nghệ lớn của cả
nước; tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy phát triển thị trường
công nghệ; khi tiềm lực khoa học Thành phố đủ lớn, sẽ đi vào nghiên cứu chọn lọc
một số lĩnh vực khoa học cơ bản.
1.2.4. Về giáo dục - đào tạo, y tế
Thành phố sẽ là một trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo và y tế của cả nước,
trực tiếp phục vụ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng chất lượng giáo dục
của Thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung thu
hút đầu tư các cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.
1.2.5.Về xã hội
Thành phố sẽ thực hiện sớm hơn so với cả nước các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ của Liên Hiệp Quốc; tập trung vào giải quyết các vấn đề xóa đói giảm
nghèo, phổ cập giáo dục bậc trung học, bình đẳng giới và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.
1.2.6. Về văn hóa
Xây dựng Thành phố thành một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, phát
triển các lĩnh vực văn hóa đỉnh cao. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài
hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Phát triển mạnh các ngành văn
hóa giải trí.
1.2.7. Về an ninh - chính trị và trật tự - an toàn xã hội
Phải luôn luôn giữ vững ổn định an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội

và phải được xem như là tiền đề quyết định của sự phát triển.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
1.3.1.Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thông qua các chính sách, giải pháp và các công cụ quản lý Nhà nước
khác nhằm định hướng và dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tếtập trung đầu tư phát triển nhanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ được xác định là thế mạnh của Thành phố, có tốc độ tăng trưởng giá trị gia
tăng bình quân cao hơn ít nhất là 1,2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi khu
vực kinh tế.
- Đảm bảo có sự biến đổi căn bản chất lượng tăng trưởng của từng khu vực
kinh tế, thể hiện qua sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế; tăng tỷ
trọng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học –
kỹ thuật cao trong cơ cấu GDP; tạo tiền đề cần thiết để tăng trưởng bền vững trong
các giai đoạn tiếp theo.
Dưới đây là các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ chủ yếu Thành phố tập trung
chuyển dịch cơ cấu :
1.3.2. Các ngành dịch vụ.
Chín lĩnh vực phù hợp với vị trí, vai trò và tiềm năng của Thành phố, gồm:
a. Tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm
Tập trung phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài
chính.
b. Thương mại, nhất là thương mại quốc tế
Thành phố là đầu mối về xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước, nơi đặt trụ sở
giao dịch của các công ty lớn trong nước và quốc tế. Xây dựng các trung tâm hội chợ,
triển lãm tầm cỡ khu vực và trung tâm thương mại quốc tế, hình thành sở giao dịch
hàng hóa. Phát triển Thành phố thành một trung tâm mua sắm của khu vực.
c. Dịch vụ vận tải và kho vận quốc tế
Xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu là trung tâm về vận tải

đường bộ, đường thủy, đường sông. Di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành. Xây
dựng và hoàn thiện hệ thống cảng mới, đường bộ, đường sắt. Khai thác tối đa sân bay
Tân Sơn Nhất, chuẩn bị nối kết hạ tầng với sân bay quốc tế Long Thành trong tương
lai.
d. Dịch vụ viễn thông và giá trị gia tăng
Ngành này sẽ gắn với sự phát triển của công nghệ tin học và phần mềm.
Phát triển dịch vụ gia công, xử lý, quản lý dữ liệu từ xa cho các khách hàng trong
nước và quốc tế; hội nhập giữa dịch vụ viễn thông - tin học - truyền thông; phát
triển dịch vụ đa chức năng.
e. Dịch vụ bất động sản
Phát triển mạnh dịch vụ cho thuê nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, dịch vụ
giao dịch nhà, đất. Xây dựng phát triển đô thị mới; thực hiện các chính sách đất
đai, xây dựng để tăng khối lượng cung về nhà ở và các giải pháp về tài chánh để
kích thích khối cầu.
f. Dịch vụ tư vấn, khoa học, công nghệ, nghiên cứu và triển khai
Thành phố tạo mọi điều kiện để thúc đẩy các dịch vụ khoa học, công nghệ
và tư vấn để tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập
quốc tế ở các lĩnh vực như: chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, năng suất và
chất lượng sản phẩm, kiểm toán, chiến lược kinh doanh, luật pháp,... Hỗ trợ cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất. Chú trọng
phát triển lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu và lĩnh vực quảng cáo; phát triển thị trường
công nghệ.
g. Du lịch quốc tế
Thành phố là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế và tổ chức các chương
trình du lịch đến các địa phương. Liên kết với các tỉnh xây dựng và phát triển các khu
du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung vào 5 nhiệm vụ sau: đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ
thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh,
tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng
hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây
dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của Thành phố.

h. Y tế
Tập trung nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế. Xây dựng một số trung tâm
y tế có chất lượng ngang bằng so với các nước trong khu vực nhưng với chi phí
phục vụ rẻ hơn. Nghiên cứu xây dựng một số trung tâm y tế - sinh thái, kết hợp
khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Tiếp tục xã hội hóa lĩnh vực y tế; nghiên cứu áp
dụng mô hình bệnh viện cổ phần.
i. Giáo dục - đào tạo
Thành phố tiếp tục là trung tâm giáo dục - đào tạo hàng đầu của phía Nam,
đặt quyết tâm cao về đào tạo ở hai lĩnh vực là: kỹ thuật và quản lý. Tập trung đào
tạo nghề, các ngành khoa học kỹ thuật theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường để đáp
ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo về quản lý kinh tế để
thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ. Tiếp tục xã hội hóa
giáo dục - đào tạo hơn nữa. Khuyến khích các trường, cơ sở giáo dục quốc tế thành
lập chi nhánh tại Thành phố.
Hình thành Thành phố khoa học Đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh gắn kết
không gian phát triển của Đại học quốc gia và Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ
Chí Minh
1.3.3. Các ngành công nghiệp
Công nghiệp trên địa bàn phải chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các
ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri
thức và giá trị gia tăng cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử
tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp
đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu
của thành phố; nâng cao năng lực quản lý, ưu tiên phát triển các ngành áp dụng
công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp
trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Chú trọng giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững song song với bảo vệ
môi trường, và môi trường bị tác động tiêu cực do việc sử sụng nhiều năng lượng
và tạo ra các chất thải độc hại.
Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa

bàn theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Phân bổ hợp lý công nghiệp trong
một không gian kinh tế thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ
sở lợi thế vị trí, lợi thế của từng địa phương, bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng
- an ninh. Không lập mới các khu công nghiệp đa ngành mà chỉ tiến hành mở rộng
một số khu công nghiệp hiện có.
Các ngành công nghiệp trọng yếu sẽ được ưu tiên phát triển trên địa bàn là:
a. Cơ khí
Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô; sản
xuất các phương tiện vận tải thủy và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho nền
kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện.
b. Điện tử - công nghệ thông tin
Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử công
nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phầm mềm xuất khẩu,
các dịch vụ điện tử - tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông, nghiên cứu và
phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
c. Hóa chất
Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y tế,
các sản phẩm hóa chất công nghiệp nhựa, cao su kỹ thuật cao cấp gắn với các
ngành hóa dầu; hóa chất công nghiệp và nông nghiệp.
d. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống
Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chương trình di dời và phát triển ra
vùng quy hoạch ở ngoại thành.
Ngoài các ngành nêu trên, đối với một số ngành công nghiệp như: dệt may -
da giầy, sản xuất đồ gỗ, thủ công – mỹ nghệ sẽ xây dựng trung tâm xuất nhập khẩu
và cung cấp nguyên phụ liệu cũng như các dịch vụ phát triển ngành ở khu vực phía
Nam. Tăng cường đầu tư chiều sâu để sản xuất các sản phẩm dệt may - da giầy cao
cấp có hàm lượng sáng tạo và giá trị tăng cao. Phát triển công nghệ thiết kế, tạo
mẫu mốt và thương hiệu cho các sản phẩm của thành phố. Di dời phần lớn cơ sở

sản xuất ra vùng quy hoạch ở ngoại thành để giải tỏa sức ép về lao động và môi
trường.
1.4.4. Ngành nông nghiệp
Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn. Tiếp
tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông
nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung.
Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp
lệnh về công tác giống cây trồng, vật nuôi.
Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch
vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ
chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp
tác...
Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn
ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện
tích.
2. Mục tiêu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế
hoạch 2006 - 2010
- Quy hoạch hợp nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để điều
hướng việc phát triển theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố
- Sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và gắn kết với bảo vệ môi trường cải thiện
điều kiện sống của người dân.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tính khả thi cao phù hợp với tiến
trình đô thị hóa và và đi đôi với chiến lược phát triển thị trường bất động sản.
3. Quan điểm và các nguyên tắc khai thác sử dụng đất đai.
Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, quan
điểm tổng thể trong khai thác sử dụng quỹ đất của Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2006 - 2010 và xa hơn là:
- Phối hợp, liên kết với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để
thực hiện nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố và thúc đẩy vai trò

trung tâm của Thành phố trong phát triển toàn Vùng;
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của Thành phố theo hướng: thúc đẩy
sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ ngang bằng với tốc độ của khu vực công nghiệp -
xây dựng; giữ tỷ trọng của khu vực dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP; tạo điều kiện
để khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực công nghiệp - xây dựng
trong giai đoạn sau 2010. Trong nội bộ ngành cần có sự chuyển dịch cơ cấu theo
hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ hiện đại, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp
thâm dụng kỹ thuật cao, chất xám và giá trị gia tăng cao;
- Trong việc bố trí các công trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trường sống
và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị. Các khu công nghiệp tập trung được bố trí
tại các vùng ven và ngoại thành, với công nghệ xử lý hiện đại nhằm bảo vệ môi
trường giảm thiểu ô nhiễm.
Hệ thống các nguyên tắc khai thác sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2006 - 2010 cụ thể hóa một số vấn đề nhằm đáp ứng kịp thời đòi
hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian trước mắt:
3.1. Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất
đai
Quỹ đất đai của Thành phố có hạn, nhất là quỹ đất có khả năng thích nghi
đối với từng mục đích sử dụng, nên việc khai thác quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất
tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả và bền vững mang ý
nghĩa thiết thực quan trọng trong quá trình sử dụng đất.
Là một đô thị có mật độ dân số cao, áp lực đối với đất đai của Thành phố Hồ
Chí Minh là rất lớn, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất còn thấp so với quy chuẩn định mức
và nhu cầu thực tế. Điều kiện về diện tích tuy đã chật nhưng việc sử dụng đất trong
thực tế chưa theo quy hoạch còn mang tính tự phát, đặc biệt là đất ở của người dân.
Với diện tích có hạn mà dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao,
việc mở rộng, phát triển quy mô diện tích, tăng thêm sức tải cho Thành phố là bức
xúc và cần thiết, nhưng không phải có thể tăng vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện
đời sống sinh hoạt ăn ở và làm việc của người dân, việc giải tỏa các khu nhà lụp
xụp, tận dụng triệt để và phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng thêm

diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất là cách duy nhất để giải quyết và thực
hiện vấn đề này.
Với đất khu dân cư và đất ở vùng nông thôn các huyện ngoại thành, vấn đề
quan trọng là bố trí thật hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán định cư, thuận tiện
cho sản xuất nhưng phải đạt được mục đích tạo điều kiện đầu tư tập trung và phát huy
hiệu quả, thuận lợi cho các vấn đề xã hội. Một mặt cần sớm xác định và ổn định địa
bàn dân cư, mặt khác phải đẩy mạnh phát triển các khu dân cư tập trung mang tính
chất là trung tâm khu vực để có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các công
trình văn hoá phúc lợi, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụvà du lịch. Xây dựng các nhà chung cư cao tầng ra các vùng phát
triển mở rộng để giảm tải cho khu vực trung tâm, kết hợp đồng bộ với việc hình thành
và phát triển các trung tâm hành chính mới.
Đối với đất sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống
công trình thuỷ lợi, đảm bảo được yêu cầu tưới tiêu chủ động, góp phần thâm canh
tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Như vậy việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý quỹ đất đai của Thành phố rất có ý
nghĩa vừa để tăng diện tích sử dụng, hệ số sử dụng và làm đẹp cảnh quan cho
Thành phố.
3.2. Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng
đất
Trong những năm qua, nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có những
bước tiến nhất định. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi giữa các
mục đích sử dụng đất nói riêng, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng
đất của Thành phố nói chung.
Để trở thành một đô thị hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh cần tiến hành cải tạo,
mở rộng và xây dựng nhiều công trình mới trên lĩnh vực nhà ở, giao thông, các công
trình công cộng, khu công nghiệp, khu du lịch, vui chơi, giải trí,... Việc chuyển đổi đất
đai giữa các mục đích sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao là tất yếu và giành
đất cho những nhu cầu này không thể không đáp ứng. Trong những năm sắp tới
Thành phố sẽ tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng của một số loại đất, kể cả đất

nông nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Song trên từng địa bàn cụ thể khi có
nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác cần
phải cân nhắc thận trọng. Đối với những vùng đất mà việc sử dụng không còn phù
hợp cần phải được điều chỉnh như giảm diện tích canh tác cho năng suất thấp, chuyển
thành cây lâu năm hoặc nuôi trồng thủy sản. Đất vườn tạp ở khu vực ngoại thành cần
được sử dụng hiệu quả cao hơn, thâm canh thành các vườn quả và dãn dân làm đất ở
để hạn chế lấy vào các loại đất khác.
Phân bố sắp xếp và tổ chức lại các khu dân cư. Xây dựng các khu ở mới và
di dời một bộ phận khá lớn dân cư ở các quận quá tập trung trong khu vực nội
thành ra bên ngoài. Mở rộng diện tích đô thị hóa ra vùng ven trên cơ sở có chuẩn bị
đầy đủ về cơ sở hạ tầng, được kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch về tổ chức lãnh
thổ hợp lý. Bên cạnh đó, tập trung chỉnh trang khu trung tâm theo yêu cầu một
Thành phố hiện đại, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng các hoạt động kinh
tế - xã hội và dịch vụ đô thị văn minh.
Trong quá trình sử dụng đất luôn nảy sinh những bất hợp lý do chưa có quy
hoạch, đây là một trong những nguyên nhân chính gây kìm hãm đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng
đất đai khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi đưa nền kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng phát triển.
3.3. Bảo vệ và duy trì một quỹ đất nông - lâm nghiệp cần thiết
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ và cận kề Tây Nguyên,
vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất cả nước, tiếp giáp với khu vực đồng bằng
sông Cửu Long là vựa lúa, trái cây và nhiều loại nông sản khác nên có thể “yên
tâm” về vấn đề cung cấp đủ lương thực, thực phẩm. Đất nông nghiệp của Thành
phố những năm qua trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang
có xu hướng giảm dần diện tích. Hàng năm để đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và
phát triển đô thị, phải chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích
sử dụng khác. Tuy nhiên trên địa bàn Thành phố vẫn còn một bộ phận đáng kể dân
cư, chủ yếu ở khu vực ngoại thành, sinh sống và thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông

nghiệp, trong khi quỹ đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố lại không nhiều và
ngày càng giảm. Vì vậy cần thiết phải tiếp tục duy trì và ổn định một quỹ đất nông
nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp một phần thực phẩm sạch, tươi sống và
những sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị cho Thành phố cũng như giải quyết
việc làm cho người lao động.
Việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp cho các nhu cầu phát
triển đô thị, hạ tầng cơ sở, khu dân cư, công trình công cộng, khu cụm công nghiệp...
là một thực tế trong quá trình phát triển đô thị của Thành phố. Tuy nhiên trong quá
trình chuyển đổi này phải có các giải pháp để ổn định sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp. Trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường và
lợi ích lâu dài, trong một số trường hợp đặc biệt, đối với những công trình mang tính
chất bắt buộc mới cần thiết phải chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang
các mục đích phi nông nghiệp... Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
nên chọn những vùng đất có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao; hạn chế tối
đa quy hoạch, giao cấp các loại đất nông nghiệp có giá trị đã được quy hoạch đầu tư
phát triển các loại cây con, nông sản chủ lực.
Thực hiện những biện pháp cụ thể, đồng bộ để sử dụng có hiệu quả đất nông
nghiệp, tạo điều kiện ổn định về tâm lý cho người sản xuất nông nghiệp thông qua
việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
hỗ trợ đầu tư ban đầu khoa học công nghệ, giống mới, hỗ trợ xúc tiến thương mại
và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó cần có những biện pháp để cải tạo, bố trí hợp lý
cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất ở những địa
bàn trọng điểm sản xuất, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất, mạnh dạn chuyển
đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khai thác bền vững đất đai,
chú trọng xây dựng các vùng sản xuất cây, con chủ lực (rau an toàn, hoa cảnh, dứa
cayen, vùng nuôi bò sữa, nuôi tôm, cá sấu, cá cảnh...) tập trung, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến và tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá chất lượng cao
nhằm tăng hiệu quả kinh tế và lợi ích của người lao động. Đối với những khu vực
đất nông nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chuyển mục đích sử dụng nhưng
chưa có dự án đầu tư chính thức, phải tiếp tục sử dụng và chuyển đổi sang cây

ngắn ngày (trồng cỏ, rau...), tránh tình trạng bỏ hoang hoá, lãng phí đất đai.
Là đô thị lớn, đông dân, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các
công trình công cộng lớn, diện tích cây xanh và rừng phòng hộ trên địa bàn Thành
phố có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện môi
sinh và tạo cảnh quan, cân bằng sinh thái... Do đó ngoài việc duy trì bảo vệ, quản lý
và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, diện tích cây xanh hiện có, sẽ tiếp tục đầu tư,
đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh làm giàu và trồng rừng mới
các ly các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp và các vùng sản xuất nông nghiệp
kém hiệu quả (Nhà Bè). Hình thành các khu rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái,
lâm công viên văn hóa lịch sử và khai thác tổng hợp mà hướng chủ đạo là chức năng
phòng hộ môi trường. Hình thành những vành đai cây xanh đủ lớn bao quanh thành
phố, kết hợp với các mảng cây xanh đô thị được phân bố đều khắp trong các khu dân
cư, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, công viên, hồ nước, tuyến giao thông và
ven các sông rạch lớn của Thành phố.
3.4. Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển
Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế tương đối cao, với những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt
phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân
số và các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết
cấu hạ tầng của Thành phố. Yêu cầu cần phải dành một diện tích đất xây dựng thỏa
đáng và hợp lý cho bố trí và phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và
phúc lợi xã hội,đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Giải
quyết các vấn đề này triệt để trong tương lai là một bài toán khó và phức tạp đòi
hỏi phải có một chiến lược đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tư xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao
thông đô thị cần tiến hành đồng bộ trước khi mở rộng Thành phố, thị trấn, hình
thành khu công nghiệp và khu dân cư.
Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, cấp
điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của Thành phố trong tương
lai được phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở

rộng và xây dựng mới, phát triển từng bước theo hướng hiện đại, ngang tầm trình
độ về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới, với tầm nhìn lâu dài, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh.
Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến
cảng,... phát triển các cơ sở dịch vụ vận tải biển. Phối hợp với các tỉnh lân cận, với
Bộ Giao thông vận tải nâng cấp các quốc lộ trên địa bàn Thành phố và mở các trục
đường giao thông mới nối liền Thành phố với các vùng đô thị phát triển, các khu
công nghiệp tập trung đang và sẽ hình thành. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao
thông đối ngoại của Thành phố cả về tuyến, công trình đầu mối và phương tiện vận
tải thủy bộ, đảm bảo giao thông thuận lợi giữa Thành phố và khu vực phía Nam,
với cả nước và giao lưu quốc tế.
Nghiên cứu, tổ chức thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị nhằm mục tiêu
đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại, mang bản sắc dân tộc;
gìn giữ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, các cảnh quan
thiên nhiên.
Song song với việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, hiện đại hóa khu vực nội
thành cũ và đầu tư phát triển nhanh cơ sở hạ tầng khu vực nội thành phát triển là
việc quy hoạch cải tạo, đô thị hóa vùng nông thôn, kết hợp với việc hình thành các
đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng, huyện lỵ mới và các khu dân cư đô thị gắn
với các khu công nghiệp tập trung nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư các quận
nội thành chuyển ra, hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực trung
tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái,
tiến tới xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại. Trước mắt là việc quy hoạch sử
dụng đất cho cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu, đường,
mạng lưới cấp điện, nước, thoát nước,... giai đoạn tiếp theo là chuẩn bị đất đai xây
dựng mới các công trình sản xuất và dân dụng trên cơ sở phân bố hợp lý và khai
thác có hiệu quả nhất.
3.5. Quy hoạch sử dụng đất phục vụ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.

Chỉ tiêu kinh tế đề ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố giai đoạn
2006 - 2010 là 12%; cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là dịch vụ 50,6%, công nghiệp -
xây dựng 48,5% và nông nghiệp 0,9%. Do đó quan điểm sử dụng đất giai đoạn
2006 - 2010 là phải bố trí đầy đủ phù hợp quỹ đất cho các ngành.
- Giành quỹ đất hợp lý và đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng và hiện đại
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại.
- Tạo điều kiện bố trí đủ diện tích cần thiết và vị trí thích hợp để hình thành các
khu, cụm công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, khu công nghệ cao. Phát triển
chiều cao, tăng hệ số sử dụng đất nhằm tránh sự phân tán, lãng phí trong sử dụng đất
và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng; đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
- Bố trí đất đai cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là
những ngành công nghiệp có khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có như: công
nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin và công
nghiệp hóa chất.
- Về đất ở: Sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm
bảo quỹ nhà ở, đất ở, không gian ở, chất lượng môi trường sống. Đất ở cần được
bố trí tập trung dựa trên cơ sở khu dân cư cũ cải tạo, chỉnh trang lại cho phù hợp
hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
3.6. Quy hoạch sử dụng đất phục vụ quá trình phân bố lại lực lượng sản
xuất và tái bố trí dân cư
Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo bố trí đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội. Quan điểm sử dụng đất đối với Tp Hồ Chí Minh là phải đảm bảo được sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và dịch
vụ sẽ chiếm ưu thế. Việc phân bố lực lượng sản xuất theo hướng thay đổi cơ cấu
lao động, giảm lực lượng lao động phổ thông, lao động nông nghiệp, tăng lực
lượng lao động phi nông nghiệp và lao động cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ
được đào tạo.
Dân cư được bố trí hợp lý để phát triển sản xuất cũng như sử dụng các công

trình phúc lợi sao cho có hiệu quả nhất.Sản xuất phi nông nghiệp phát triển đòi hỏi có
một lực lượng lao động phi nông nghiệp, kéo theo sự tăng dân số cơ học và nhu cầu
về nhà ở, đất ở xuất hiện. Chính vì vậy quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo được bố
trí sắp xếp dân cư thông qua việc quy hoạch các điểm dân cư tập trung. Từ đó cần
phải dành một quỹ đất hợp lý để phát triển các khu dân cư.
3.7. Làm giàu và bảo vệ môi trường đất đai để sử dụng ổn định lâu dài,
phát triển bền vững
Quá trình khai thác sử dụng đất của Thành phố cần được kết hợp chặt chẽ giữa
sử dụng và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao sức sản xuất và tính kinh tế của đất.
Đối với đất nông nghiệp chính là nâng cao độ phì, thau chua rửa mặn, tránh sự
thoái hoá sản xuất nông sản sạch,an toàn cho người tiêu dùng, tăng giá trị và hiệu quả
cho người sản xuất;
Đối với đất xây dựng đô thị là việc gia cố, san lấp, tôn nền, cống sụt lún, đảm
bảo thoát nước tốt, phòng chống ngập. Bên cạnh đó việc khai thác sử dụng đất đai
phải được kết hợp gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ các di tích, danh lam, thắng cảnh và diện tích thảm xanh hiện có, tăng cường kiểm
soát ô nhiễm môi trường.
Các chất thải trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu dân cư... nước thải, chất thải rắn, chất thải
độc hại, khói bụi, tiếng ồn và vệ sinh thực phẩm là những vấn đề cụ thể cần có biện
pháp thích hợp để xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất đai, gây ô nhiễm môi trường
nguồn nước, không khí...Đối với nguồn nước thải, trước hết là tích cực phòng ngừa
tại đầu nguồn, sau đó là sử dụng các biện pháp xử lý chất thải cuối đường ống, cuối
cùng là xử lý tập trung trong tổng thể chung của Thành phố. Đối với chất thải rắn
cần bố trí dành đất để xây dựng các bãi chôn lấp và xử lý rác thải ở các khu vực xa
dân cư, nguồn nước. Tăng cường phương tiện kỹ thuật để xử lý và chế biến rác
thải. Chất thải nguy hại cần quy hoạch riêng đưa vào các khu vực cách ly, ngoài
phạm vi ảnh hưởng đến khu dân cư. Hoạch định mục tiêu, đề ra giải pháp, quy chế
để hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp hiện có và
quản lý giám sát ngay từ đầu các khu công nghiệp mới. Đối với các cơ sở công

nghiệp ổn định tại khu vực nội thành cần hạn chế mở rộng diện tích, chủ yếu là cải
tạo và đổi mới thiết bị công nghệ. Những cơ sở sản xuất độc hại, gây ô nhiễm cao
có thể giải thể, sát nhập hoặc di chuyển ra các khu vực quy hoạch tập trung tại khu
vực ngoại thành Thành phố.
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân
bón hóa học cần có sự kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các khuyến cáo khi dùng.
Nguồn phân hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi được sử dụng trong mô hình VAC, hầm
Biogas, không xả thải trực tiếp xuống sông rạch. Đối với việc an táng, cần khuyến
khích hình thức hỏa táng, điện táng, hạn chế địa táng và xây cất nghĩa địa, nhà mồ
riêng lẻ, quy tập vào các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có tại những vị trí thích hợp,
không chôn cất rải rác trên đất vườn hay ruộng của gia đình.
Đảm bảo khoảng không gian xanh của Thành phố với tỷ lệ che phủ 33 - 35%,
khuôn viên dân cư và công sở 15 - 20%, khu công nghiệp 20 - 25%. Việc quy hoạch
thảm xanh phải quán triệt yêu cầu cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái - cảnh quan
đô thị, phát triển theo hướng bền vững, quan tâm trồng cây phân tán ở khu vực ngoại
thành, ven các lộ giới và dọc sông ngòi, kênh mương. Đặc biệt với các quận nội
thành, cần bố trí các loại hình thảm xanh vành đai đủ lớn kết hợp phòng hộ môi
trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các khu, cụm công nghiệp gây ra.
3.8. Đảm bảo quốc phòng an ninh
Việc khai thác sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch để phát triển kinh tế
- xã hội cần phải gắn với vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết
hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Kết hợp xây dựng kinh tế, xã hội với an ninh quốc phòng ở một đô thị lớn
hiện đại với tầm nhìn xa về phát triển là vấn đề hết sức phức tạp và tốn kém, nhất
là để đối phó với những tình huống xấu nhất: có chiến tranh, biến loạn và thiên tai
lớn,... Để bảo vệ có hiệu quả Thành phố và cả đất nước, ngay từ bây giờ phải có
quy hoạch tổng thể mặt bằng dài hạn, chia ra từng bước, từng công trình để triển
khai thực hiện tùy theo diễn biến tình hình cụ thể và khả năng kinh tế cho phép.
Quy hoạch và sắp xếp lại các khu quân sự theo yêu cầu xây dựng an ninh quốc
phòng, đề phòng trường hợp cấp đất manh mún hoặc bị lấn chiếm tự phát sẽ gây

hậu quả nghiêm trọng về sau. Trong bối cảnh các áp lực đối với đất xây dựng của
Thành phố ngày càng gia tăng, công trình quốc phòng nào nhất thiết phải có mà
chưa có khả năng thực thi thì nên có quy hoạch định vị, dành quỹ đất dự trữ để khi
có điều kiện và yêu cầu cấp thiết sẽ thực hiện. Đồng thời cũng sớm đề ra sơ đồ thế
trận phòng thủ chiến lược, chiến thuật cụ thể đến từng quận huyện, các cụm dân cư
lớn, tạo nên các khu vực phòng thủ, hình thành thế trận liên hoàn trên địa bàn
Thành phố.
4. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020
4.1. Đất phi nông nghiệp
4.1.1.. Đất khu dân cư nông thôn và đất ở nông thôn
Dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 500.000 người sống trong các khu dân cư
nông thôn trên địa bàn 5 huyện ngoại thành Thành phố. Định hướng diện tích đất ở
nông thôn đến năm 2020 sẽ có từ 2.500 - 3.000 ha.
4.1.2. Đất đô thị và đất ở đô thị
Theo quy hoạch chung đến năm 2020 dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 10
triệu người (không kể vãng lai, tạm trú), trong đó khu vực nội thành khoảng trên 6
triệu người.
Hoàn thành việc xây dựng Khu đô thị Nam Thành phố với quy mô diện tích
vào khoảng 3.000 ha (trên địa bàn các quận, huyện: quận 7, quận 8 và huyện Bình
Chánh) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với quy mô diện tích 737 ha, trong đó khu
đô thị phát triển mới 657 ha, khu đô thị chỉnh trang 80 ha. Đây là các khu đô thị
mới hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ bản hoàn thành phát triển các khu đô thị Tây Bắc Thành phố với quy mô
6.000 ha, khu đô thị cảng Hiệp Phước 2.000 ha, Dự án lấn biển tại thị trấn Cần
Thạnh, huyện Cần Giờ với quy mô dự kiến khoảng 2.000 ha.
Đến năm 2020 cùng với việc đô thị hóa các khu dân cư nông thôn, quỹ đất
đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 90.000 ha (không tính diện tích đất
mặt nước chuyên dùng khoảng 35.000 ha), trong đó, đất ở đô thị khoảng 28.000 ha
- 31.000 ha).
4.1.3. Định hướng sử dụng đất chuyên dùng

Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử
dụng đất và tiềm năng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh, định hướng sử dụng
đất chuyên dùng của Thành phố như sau:
Đất chuyên dùng đến năm 2020 vào khoảng 63.000 - 64.000 ha, gồm:
- Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp: 900 - 1000 ha;
- Đất quốc phòng an ninh: 2.400 - 2.500 ha;
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 19.000 - 20.000 ha, trong đó:
+ Đất khu - cụm công nghiệp: 8.500 - 9.000 ha.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 8.000 - 8.500 ha (bao gồm đất
dành cho kho tàng bến bãi, đất cho phát triển siêu thị, trung tâm thương mại...).
+ Đất cho hoạt động khoáng sản: 50 - 100 ha.
+ Đất cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: 172,7 ha.
- Đất có mục đích công cộng: 40.000 - 41.000 ha, trong đó:
+ Đất giao thông: 16.000 - 17.000 ha.
+ Đất thuỷ lợi: 3.500 - 4.000 ha (bao gồm cả hệ thống kênh
thoát nước đô thị và hệ thống đê ngăn lũ).
+ Đất cơ sở văn hoá: 4.500 - 5.000 ha.
+ Đất cơ sở y tế: 800 – 1.000 ha.
+ Đất cơ sở giáo dục và đào tạo: 2.100 - 2.500 ha.
+ Đất cơ sở thể dục thể thao: 2.500 - 3.000 ha.
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 1.400 - 1.500 ha.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 400 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.250 - 1.300 ha;
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 34.500 - 35.000 ha;
- Đất phi nông nghiệp khác: 400 - 500 ha.
4.2. Đất nông nghiệp
Định hướng đến năm 2020, đất nông nghiệp khoảng 70.000 - 75.000 ha,
được sử dụng như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 25.000 - 30.000 ha, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm khoảng 15.000 - 20.000 ha (trong đó đất trồng lúa

4.000 - 5.000 ha).
+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 12.000 - 15.000 ha
- Đất lâm nghiệp:38.000 - 40.000 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 5.000 - 7.000 ha
- Đất làm muối: 1.000 - 1.100 ha
4.3. Định hướng khai thác đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng định hướng đến năm 2020 còn lại khoảng 5,4 ha đất núi đá
tại Cần giờ.
Cơ cấu sử dụng đất định hướng đến năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh
như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất định hướng đến năm 2020 (Đơn vị tính: ha)
Thứ tự CHỈ TIÊU

Hiện trạng
năm 2005
(ha)
Định hướng
đến năm 2020
(ha)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.554,47 209.554,47
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 74.980,74
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 29.500,00
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 15.000,00
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 14.500,00
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 38.000,00
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.765,21 6.200,00
1.4 Đất làm muối LMU 1.471,32 1.000,00
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 280,74
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 134.568,34
2.1 Đất ở OTC 20.520,67 34.000,00

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 3.000,00
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 31.000,00
2.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 63.468,49
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 917,14
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 2.400,00
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.603,61 19.549,65
2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 9.000,00
2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 8.300,00
2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 76,99
2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 172,66
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 40.801,70
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 399,85
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1.250,00
2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 35.000,00
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 450
3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.263,67 5,4
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 0
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,4 5,4
II. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2006 – 2010 là (xem phần phụ lục biểu các chỉ tiêu kinh tế - xã hội):
1.1. Về kinh tế
1.1.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn
Thành phố bình quân 12%/năm
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng các ngành kinh tế như sau:
- Công nghiệp – xây dựng : 12,2%; trong đó giá trị gia tăng công
nghiệp tăng bình quân 12,5%/năm
- Dịch vụ : 12%
- Nông nghiệp : từ 5% trở lên

Công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn giai đoạn 2001 – 2005 và
dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn 2001 – 2005.
Đối với ngành nông nghiệp, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân là
5%/năm, tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005. Ngành
nông nghiệp có tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Thành phố nên tốc độ tăng
trưởng của ngành nông nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế Thành phố.
1.1.2. Cơ cấu kinh tế năm 2010
Ghi chú: Cơ cấu trên được tính theo giá hiện hành 2005, với giả định là tốc độ trượt giá
bằng nhau ở cả 3 khu vực trong giai đoạn 2006 - 2010.
Cơ cấu năm 2010 gần như ổn định so với năm 2005; chấm dứt tình trạng 10
năm giảm sút tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP (năm 1995 khu vực dịch
vụ chiếm 57,8%; năm 2000: 53,2%; năm 2005: 50,6%). Tuy nhiên cơ cấu nội bộ
của khu vực dịch vụ sẽ phát triển tích cực hơn với những ngành dịch vụ cao cấp
mà Thành phố có lợi thế.
- Khu vực I - Nông nghiệp: 0,9%;
- Khu vực II - Công nghiệp - xây dựng: 48,5%;
- Khu vực III - Dịch vụ: 50,6%.
1.1.3. Xuất khẩu
Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 khoảng
15%/năm (không tính dầu thô). Tốc độ tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu Thành phố (không
tính dầu thô) năm 2010 ước đạt là khoảng 10 tỉ USD.
1.1.4. Vốn đầu tư
Để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, trong giai đoạn 2006 - 2010 kinh tế Thành
phố cần phải đầu tư nhiều hơn. Với hệ số ICOR 3,1, để đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế là 12% thì tỷ lệ đầu tư trên GDP là 37,2%. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho giai
đoạn 2006 - 2010 là 27,2 tỷ USD, trung bình năm là 5,45 tỷ USD.
Bảng 3.2. - Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển Thành phố giai đoạn 2006 - 2010
Tỷ lệ đầu tư/GDP Tỷ đồng (giá 2005) Tỷ USD

Dự kiến chỉ tiêu 37,2% 434.500 27,2
Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách chiếm khoảng 15% trên tổng đầu tư xã hội. Dự
kiến tỷ lệ đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm còn khoảng 15% trên tổng đầu
tư. Tỷ lệ đầu tư từ khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư của dân cư sẽ tăng lên, ước
khoảng 47%. Sau cùng, tỷ lệ đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI) và vốn viện trợ phát triển (ODA) sẽ cao hơn giai đoạn trước, dự kiến là 23%
do tình hình đầu tư nước ngoài sẽ được cải thiện, các dự án đầu tư quy mô lớn
được triển khai thực hiện trong giai đoạn này. Dự kiến tốc độ tăng đầu tư hàng năm
là hơn 15% (đã loại trừ yếu tố trượt giá).
Bảng 3.3.Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Cơ cấu
Tổng số Bình quân
Tỷ USD, 2006-2010 tỉ USD/năm
Vốn ngân sách 15% 4.1 0.8
DNNN(*) 15% 4.1 0.8
Tư nhân 47% 12.8 2.6
FDI và ODA 23% 6.3 1.3
Ghi chú: Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và Công ty cổ phần có 50%
vốn Nhà nước trở lên.
1.1.5. Thu - chi ngân sách
Trên cơ sở dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 12%/năm, với các
chính sách thuế không thay đổi, dự kiến thu - chi ngân sách giai đoạn 2006 - 2010
như sau:
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 62,89% so giai đoạn 2001 -
2005; trong đó thu nội địa tăng 88,34% (220.341 tỷ đồng/116.989 tỷ đồng) so giai
đoạn 2001-2005; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu tăng 48,52% (128.032 tỷ
đồng/86.205 tỷ đồng) so giai đoạn 2001 - 2005.
Tổng thu ngân sách địa phương tăng 35,76% (92.246 tỷ đồng/67.947 tỷ
đồng) so giai đoạn 2001 - 2005; trong đó, thu điều tiết từ thu nội địa chiếm tỷ trọng

89% tổng thu ngân sách địa phương.
- Tổng chi ngân sách địa phương tăng 44,29%(92.246 tỷ đồng/63.928 tỷ
đồng) so giai đoạn 2001 - 2005; trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển tăng 35,85%(46.613 tỷ đồng/34.310 tỷ đồng) so giai
đoạn 2001 - 2005, chiếm tỷ trọng 50,53% trong tổng chi ngân sách (cả nước từ 29-
30%). Để đạt được mức chi theo dự kiến, hàng năm, Thành phố phải tiếp tục thực
hiện các biện pháp để tăng nguồn thu, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, huy động
nguồn thu khác bổ sung cho ngân sách.
+ Chi thường xuyên tăng 74,31%(35.500 tỷ đồng/20.366 tỷ đồng) so giai đoạn
2001 - 2005, chiếm tỷ trọng 38,48% trong tổng chi ngân sách; trong đó, chi sự nghiệp
giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng khỏang 24% trong tổng chi thường xuyên, sự nghiệp
khoa học - công nghệ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng chi.
+ Ngoài ra, Thành phố bố trí dự phòng ngân sách, bổ sung quỹ dự trữ tài
chính thành phố, dành nguồn chi trả vốn gốc và lãi vay do huy động vốn để chi đầu
tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
1. 2. Các chỉ tiêu về phát triển đô thị
1.2.1. Qui hoạch đô thị và phát triển nhà ở
Đẩy mạnh việc chỉnh trang khu đô thị hiện hữu và xây dựng các khu đô thị
mới (như khu đô thị Thủ Thiêm;khu đô thị Nam Thành phố, bao gồm cả đô thị Cảng
Hiệp Phước; khu đô thị Tây Bắc Thành phố) nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng
Thành phố với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội văn minh hiện đại bảo đảm
mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh với quy mô dân số khoảng 7,2
triệu người vào năm 2010 và khoảng 10 triệu người vào năm 2020, theo tinh thần
Nghị quyết 20/TW/BCT.
Phấn đấu đến năm 2010, diện tích sàn xây dựng bình quân đạt 14,0
m
2
/người, tăng 3,7m
2
/người so với mức hiện nay. Như vậy, trong giai đoạn 2006-

2010, bình quân mỗi năm Thành phố phải xây mới khoảng hơn 5 triệu m
2
nhà ở.
Đến năm 2010, tổng diện tích nhà ở Thành phố đạt hơn 100 triệu m
2
.
- Về chương trình phát triển nhà ở của Thành phố:
+ Xây dựng 80.000 căn hộ chung cư; trong đó có 70.000 căn hộ để bán và
cho thuê đối với người có thu nhập thấp; 10.000 căn hộ tương đương 80.000 chỗ
lưu trú cho công nhân tại các khu công nghiệp - khu chế xuất.
+ Đầu tư xây dựng 10.000 căn hộ tương đương 100.000 chỗ ký túc xá cho
sinh viên.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư xây dựng 30.000 căn hộ chung cư,
phục vụ tái định cư các dự án trọng điểm của Thành phố theo Chỉ thị số 24/CT-UB
ngày 31/8/2004 của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
- Di dời và tái định cư các hộ dân sống ven và trên kênh rạch nội thành: Tiếp
tục thực hiện giai đoạn 2 của chương trình này với các kênh còn lại: chi lưu của
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch xuyên tâm, kênh Tân Hoá-Lò Gốm, rạch Tham Lương
-Bến Cát -Vàm Thuật, kênh Đôi - kênh Tẻ,....
- Nâng cấp và chỉnh trang các khu nhà lụp xụp, phấn đấu đến 2010 về cơ bản
giải quyết xong hạ tầng tại các khu nhà lụp xụp và 50% số nhà được nâng cấp.
- Tháo dỡ các chung cư hư hỏng nặng để xây dựng mới.
1.2.2. Phát triển hạ tầng đô thị
Xác định mục tiêu lâu dài là phát triển và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị. Trọng tâm của giai đoạn 2006-2010 tập trung vào mục tiêu giải quyết
giao thông đô thị (cầu, đường, vận tải hàng hóa và hành khách công cộng) và
chống ngập (mùa mưa và triều cường) nhằm cải thiện cơ bản tình hình ùn tắc giao
thông và ngập nước trên diện rộng của Thành phố hiện nay.
1.3. Về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ tập trung các chương trình trọng điểm về công nghệ

thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí - tự động, vật liệu mới.
1.4. Về giáo dục - đào tạo, y tế
1.4.1. Giáo dục
Hoàn thiện qui hoạch phát triển hệ thống các loại hình giáo dục - đào tạo, cân
đối phù hợp giữa trường công và trường tư, dự kiến tỉ lệ trường tư như sau: Mầm non:
đại bộ phận; Tiểu học: 10%-15%; THCS: 25%; THPT: 50%. Phát triển đồng bộ hệ
phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề giữa các cấp học.
Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2008; đẩy mạnh phổ cập tin học
và ngoại ngữ. Quy hoạch và xây dựng các trường đại học ở phía Tây Bắc và Đông
Thành phố, gắn với các khu nghiên cứu triển khai, khu công nghiệp.
1.4.2. Y tế
Tiếp tục thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế. Chuyển một số bệnh viện
công sang bệnh viện cổ phần để huy động thêm nguồn lực xã hội chăm lo cho sức
khỏe người dân. Nâng tiêu chuẩn dịch vụ y tế trên 10.000 dân, tối thiểu là 10 bác
sĩ, và 40 giường bệnh vào năm 2010. Thực hiện chương trình sức khỏe và chương
trình mục tiêu quốc gia theo chỉ tiêu chung của cả nước.
Xây dựng các bệnh viện đa khoa ở các cửa ngõ Thành phố, ở các đô thị vệ
tinh. Phát triển y tế kỹ thuật cao, xây dựng các chuyên khoa sâu, đẩy mạnh hợp tác
quốc tế.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác y tế dự phòng và công tác
phòng chống dịch bệnh. Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở (phường-xã, cơ quan, xí
nghiệp, trường học).
Sắp xếp lại và phát triển ngành dược; đầu tư nghiên cứu chế tạo, sản xuất và
nâng cao chất lượng hàng thiết bị y tế, đáp ứng phần lớn thị trường trong nước,
thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu; bảo đảm cung ứng thuốc thiết yếu đầy
đủ cho công tác phòng bệnh và điều trị. Chủ động phòng trừ và ngăn chặn những
bệnh nguy hiểm.
1.5. Về xã hội
- Dân số Thành phố tiếp tục tăng, tuy nhiên dự báo chung tốc độ tăng dân số
Thành phố giai đoạn 2006-2010 thấp hơn giai đoạn 2001-2005 trung bình khoảng

3,4%/ năm (trong đó tăng tự nhiên: 1,1% và tăng cơ học: 2,3%). Đến năm 2010, dân
số Thành phố dự kiến là 7,2 triệu người.
- Tăng số chỗ làm việc mới trung bình là 100.000 chỗ/năm. Giảm tỉ lệ thất
nghiệp trung bình còn dưới 5% vào năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động, theo
đó tỉ lệ lao động kỹ thuật (đã qua đào tạo nghề) đạt 55% vào năm 2010 trên tổng số
lao động làm việc trên địa bàn.
- Xây dựng mới 5 triệu m
2
nhà ở mỗi năm, đạt mức bình quân nhà ở
14m
2
/người vào năm 2010.
- Vận tải hành khách công cộng đạt mức 1,8 triệu khách/ngày, đáp ứng 10%
nhu cầu đi lại vào năm 2010.
- Mức chuẩn nghèo là 6.000.000 đồng/người/năm. Đến năm 2010, về cơ
bản, không còn hộ nghèo theo tiêu chí này.
1.6. Văn hóa - xã hội, thể dục thể thao
Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống
thị dân, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp. Phát triển đồng bộ về
chất lượng văn hóa của xã hội đô thị theo hướng tiên tiến, văn minh hiện đại, gìn giữ
và phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống của Thành phố.
Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của
nhân dân; xây dựng diện mạo văn hóa Thành phố với những đặc trưng, biểu tượng
đặc sắc, xứng đáng tầm văn hóa của một đô thị lớn của đất nước.
Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn đầu tư xây dựng hệ thống thiết
chế văn hóa; chú trọng văn hóa ngoại thành, tập trung đầu tư cho những cơ sở văn
hóa then chốt, mang tính biểu trưng và có vai trò quan trọng trong đời sống văn
hóa của Thành phố. Đầu tư có trọng điểm và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa
- nghệ thuật.
Tập trung đầu tư và nâng cao trình độ tổ chức, quản lý để phát triển thể dục -

thể thao đúng tầm của Thành phố. Đẩy mạnh “xã hội hóa” các hoạt động thể dục -
thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng; đầu tư
thích đáng với tầm nhìn chiến lược về một số môn trọng điểm và ưu thế, hiện đại
của Thành phố về thể thao thành tích cao. Vận động mọi tầng lớp nhân dân thường
xuyên tham gia các hoạt động TDTT, đến năm 2010 có trên 20% số dân tập luyện
thường xuyên.
1.7. Về an ninh - chính trị và trật tự - an toàn xã hội
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 - Khóa IX các Nghị
quyết của Thành ủy về quốc phòng và an ninh. Xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh đủ sức lãnh đạo công tác xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng,
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Phát triển kinh
tế kết hợp với giữ vững quốc phòng - an ninh.
Xây dựng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân kiên định về tư tưởng,
vững vàng về tổ chức, trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế
độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trình
độ, năng lực cao; sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì ở bất cứ nơi đâu,
chủ động đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch...
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chuyên đề, các đề tài khoa học về quốc
phòng và an ninh đã được Thành ủy ban hành. Nghiên cứu và thực hiện hợp tác quốc
tế với các địa phương của một số nước trong khu vực về chống khủng bố.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và
Thành ủy về cải cách tư pháp, mà trọng tâm là nâng cao trình độ, vai trò của công
tác điều tra, vai trò của công tố viên, thẩm phán trong công tác xét xử, bảo đảm
công khai, bình đẳng trước tòa; giải quyết tốt án tồn đọng và công tác thi hành án,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hạn chế tối đa án oan sai và
trách nhiệm bồi thường; tăng cường kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và chăm lo đời sống
cho cán bộ công chức các cơ quan tư pháp.
1.8. Định hướng phát triển cụ thể của một số lĩnh vực
1.8.1. Ngành giao thông vận tải

Phát triển cơ bản mạng lưới cầu, đường bộ gồm đường đối ngoại, đường vành
đai, các trục đường xuyên tâm và hệ thống đường chính nội đô. Định hướng phát triển
mạng lưới giao thông đến năm 2010 với 1 số tuyến chính như sau:
- Hoàn thành 1 phần đường vành đai 1, đoạn Công viên Chiến thắng - Bình
lợi – nút giao Kha Vạn Cân.
- Xây dựng khép kín đường vành đai 2 cùng tất cả các nút giao thông trên
tuyến. Khởi công một số tuyến vành đai 3.
- Hoàn chỉnh xây dựng trục xuyên tâm Đông - Tây (bao gồm cả đường hầm
Thủ Thiêm) và một phần trục xuyên tâm Bắc - Nam
- Xây dựng đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
- Cải tạo, nâng cấp các đường phố chính.
- Khởi công xây dựng một số tuyến tàu điện ngầm (metro) ưu tiên và đường
sắt nội đô.
Hoàn thành các cầu, hầm trên các tuyến đường chính như: hầm Thủ Thiêm,
cầu Phú Mỹ, cầu Bình Lợi II, cầu Thủ Thiêm...để phát triển hạ tầng giao thông làm
nền tảng vững chắc cho Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.8.2. Cấp và thoát nước
Phấn đấu đến năm 2010, 95% dân số nội thành cũ, 80% dân số nội thành
mới và 60% dân số ngoại thành được cấp nước sinh hoạt với số lượng tương đương
180 lít - 120 lít - 80 lít/người/ngày. Tổng công suất cấp nước khoảng 1.800.000
m
3
/ngày-đêm. Giảm tỉ lệ thất thoát nước còn khoảng 26%.
Định hướng chung về tiêu thoát nước – phòng chống úng ngập:
- Thoát nước mưa: tận dụng địa hình và các kênh rạch tự nhiên, thoát nước
theo triền. Vùng trũng thấp: khai thác khả năng trữ nước để điều hòa dòng chảy, hỗ
trợ bơm động lực khi mưa lớn, triều cường.
- Thoát nước thải: hệ thống cống ngầm thoát nước, xử lý cụ bộ trước khi thải
ra kênh rạch
Xóa hoàn toàn tình trạng ngập nước trong nội thành và ngăn chặn có hiệu

quả ngập nước ở ngoại thành. Hoàn thành các dự án thoát nước lớn, phát triển
mạng lưới hệ thống thoát nước, cải tạo nâng cấp các tuyến thoát nước chính, nạo
vét các kênh rạch tiêu thoát. Phát triển mạng lưới thoát nước với mật độ 400 mét
dài /ha lãnh thổ. Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý nước thải công nghiệp.
1.8.3. Vệ sinh môi trường
Hạn chế khai thác nước ngầm, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước, không khí,
tiếng ồn, chất thải công nghiệp độc hại. Bảo đảm 100% các khu công nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
Ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi. Phấn đấu đến năm 2010, 100% khối
lượng rác thải được thu gom, các mặt trong lĩnh vực hoạt động vệ sinh môi trường
theo kịp các đô thị trong khu vực về thiết bị và công nghệ hiện đại. Trong đó ưu
tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp;
trên 70% chất thải rắn công nghiệp nguy hại được xử lý bằng công nghệ tiên tiến.
Tăng diện tích cây xanh, cải thiện một cách căn bản tình trạng ô nhiễm môi
trường trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu đạt mật độ mảng xanh công viên theo đầu
người: 6-7m
2
/người.
1.8.4. Chiếu sáng công cộng
Phát triển mạng lưới chiếu sáng công cộng tạo nên diện mạo mới cho Thành
phố đến năm 2010. Ngành chiếu sáng công cộng sẽ đẩy mạnh công tác duy tu bảo
dưỡng, nâng cao sản lượng, tăng cường chất lượng hoạt động, đảm bảo sự ổn định,
làm việc chính xác của hai hệ thống đèn chiếu sáng công cộng và tín hiệu giao
thông. Phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng cho các tuyến đường của Thành phố lên
100% số tuyến.
1.8.5. Ngành điện
Đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng 12-13%/năm. Dự kiến lượng điện thương phẩm tiêu thụ vào năm 2010 là 18,5-
19 tỉ kwh, với mức tiêu dùng bình quân đầu người là 2.600 kwh/năm. Giảm tổn thất
điện năng xuống 7,5% vào năm 2010.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh ngầm hóa lưới điện từ cao thế đến
trung hạ thế, hệ thống điều chỉnh phụ tải.
Hoàn chỉnh sơ đồ kết cấu lưới điện theo từng cấp: cao, trung và hạ thế. Trong

×